1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG TRONG BỆNH THẬN (Kỳ 3) pps

6 396 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 225,8 KB

Nội dung

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG TRONG BỆNH THẬN (Kỳ 3) II. CHẾ ĐỘ ĂN BỆNH LÝ TRONG MỘT SỐ BỆNH THẬN Chế độ ăn uống đối với người sức khỏe bình thường đã quan trọng, nay bị bệnh thận càng quan trọng hơn. Nó có thể làm bệnh nặng lên (phù tăng nếu không ăn nhạt), thiểu dưỡng, suy kiệt nếu cân bằng nitơ âm tính nhiều trong suy thận mạn tính, lọc màng bụng ngoại trú liên tục. 1. Chế độ ăn nhạt: Khi bị phù do bệnh thận, suy tim, xơ gan và tăng huyết áp cần thực hiện chế độ ăn nhạt. Người ta phân biệt: ăn nhạt hoàn toàn, ăn nhạt vừa ăn, nhạt ít. * Ăn nhạt hoàn toàn: Lượng natri hàng ngày được cung cấp vào khoảng 200-300 mg, tương đương với 9-13 mmol, có sẵn trong thực phẩm của bữa ăn. Vì thế khi chế biến cần: - Không dùng muối, nước mắm, mì chính, bột canh trong nấu nướng. - Chọn thực phẩm chứa ít natri như gạo, mì, khoai củ, rau quả ngọt. Thịt, cá ít khoảng 100 g/ngày. - Không dùng các thực phẩm nướng rán sẵn có muối ướp, các dạng đồ hộp, phomát vì chứa nhiều muối. - Ăn cơm và đường đơn điệu cũng không hợp lý vì sẽ mất cân đối thành phần các chất, gây thiểu dưỡng. * Ăn nhạt vừa: Lượng natri hàng ngày khoảng 400-700 mg, tương đương với 18-30 mmol tức khoảng 1-2 g muối ăn. - Dùng 1g muối ăn hoặc 1 thìa con nước mắm trong chế biến bữa ăn hàng ngày. - Ngoài ra còn có sẵn khoảng 1g muối trong ngũ cốc, rau quả, thịt, cá của khẩu phần. Nếu thêm mì chính, bột canh thì phải giảm muối với lượng tương đương. - Chọn thực phẩm ít natri. Không dùng các thức ăn chế biến sẵn như đồ hộp, phomát. Tôm, cá biển nếu dùng cần rửa kỹ, bỏ vảy trước khi chế biến. * Ăn nhạt ít: Lượng natri hàng ngày được cung cấp khoảng 800-1200 mg, tương đương với 35-50 mmol tức khoảng 2-3 g muối ăn. - Dùng 2g muối ăn hoặc 2 thìa cà phê nước mắm để chế biến thực phẩm. Ngoài ra còn có sẵn khoảng 1g muối trong ngũ cốc, rau quả, thịt, cá của khẩu phần. - Không dùng thức ăn chế ướp sẵn, đồ hộp, phomát. - Nếu dùng mì chính, bột canh thì giảm muối ăn với số lượng tương đương. 2. Chế độ nước uống: Trong một số trường hợp bệnh lý: phù, suy thận cấp giai đoạn thiểu niệu- vô niệu, cần thực hiện nghiêm ngặt hạn chế natri kèm theo hạn chế nước để có hiệu quả trong điều trị. Cần tính cân bằng nước vào, nước ra. Lượng nước vào bao gồm lượng nước uống, lượng nước canh trong thức ăn, lượng nước chuyển hóa thức ăn khoảng 300 ml/ngày và dịch truyền vào (nếu có). Lượng nước ra bao gồm lượng nước tiểu 24 giờ, lượng nước mất theo mồ hôi, hơi thở, phân khoảng 500-600 ml/ngày. Ví dụ: một người bệnh nặng 50kg, phù to, nước tiểu 400ml trong 24 giờ. Ta có: - Lượng nước thải ra: 400ml + 600ml = 1000ml. - Lượng nước đưa vào không được quá 1000ml – 300ml = 700ml để có cân bằng nước âm tính. Tóm lại khi bị phù, thiểu niệu, vô niệu, lượng nước đưa vào không được quá lượng nước tiểu + 500ml. 3. Chế độ ăn trong viêm cầu thận cấp tính: Phụ thuộc vào phù, tăng huyết áp, suy thận. Khi chưa có suy thận, chế độ ăn nên: - Đủ năng lượng: 30-35 Kcal/ngày; trong đó glucid bao gồm cơm, mì, khoai củ các loại, bánh kẹo, đường mật. - Đủ đạm: 1 g/kg thể trọng/ngày. - Ít béo. - Ít muối: khoảng 1,2,3g muối và mì chính. - Ít nước: lượng nước đưa vào không được quá lượng nước tiểu 24 giờ + 500 ml/ngày. - Hoa quả: vừa phải. 4. Chế độ ăn trong hội chứng thận hư nguyên phát chưa suy thận: Nguyên tắc: Giàu năng lượng Giàu đường, chất bột Giàu đạm Ít mỡ Ít muối Ít nước hay đủ nước Nhiều rau quả, đậu đỗ. Cụ thể: Cung cấp khoảng 1800-2000 Kcal cho một người nặng 50kg. - Chất đường, bột có trong gạo, mì, khoai củ. Cần ăn no. Bổ sung đường, bánh kẹo ngọt. Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính. - Chất đạm: có nhiều trong thịt nạc, cá, tôm, cua, sữa, đậu đỗ, gạo, mì. Lượng 1-1,2 g/kg thể trọng/ngày + Lượng mất theo nước tiểu 24 giờ. Ví dụ: một người nặng 50kg cần khoảng 60g protid/ngày, tương đương với 300g thịt nạc, cá nạc. Để hợp lý và cơ thể chuyển hóa được cần cung cấp đạm động vật chiếm 2/3 tổng số protid đưa vào. Tỷ lệ đạm thực vật chiếm 1/3 và có trong gạo, mì, đậu đỗ, sữa đậu nành. Cần thay đổi khẩu vị, nên chế biến xen kẽ thịt bò, thịt lợn, cá, tôm … trong ngày và trong tuần. Trứng chỉ nên ăn 1-2 quả trong 1 tuần. Nếu đang điều trị bằng Corticoid nên ăn nhiều tôm, cua, cá, xương sụn để cung cấp calci. - Chất béo: không được ăn nhiều, trái lại cần ăn ít. Không ăn mỡ động vật. Dùng dầu thực vật, dầu đậu tương để chế biến thức ăn. Không ăn bơ, phủ tạng động vật (óc, gan, bầu dục, da) vì chứa nhiều cholesterol. - Đủ chất khoáng, vitamin và vi lượng. Có nhiều trong hoa quả, đậu đỗ. - Ít muối, mì chính. - Đủ hoặc ít nước. Dựa vào lượng nước tiểu hàng ngày. Cân bằng nước không được dương tính. . CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG TRONG BỆNH THẬN (Kỳ 3) II. CHẾ ĐỘ ĂN BỆNH LÝ TRONG MỘT SỐ BỆNH THẬN Chế độ ăn uống đối với người sức khỏe bình thường đã quan trọng, nay bị bệnh thận càng quan. tiểu + 500ml. 3. Chế độ ăn trong viêm cầu thận cấp tính: Phụ thuộc vào phù, tăng huyết áp, suy thận. Khi chưa có suy thận, chế độ ăn nên: - Đủ năng lượng: 30-35 Kcal/ngày; trong đó glucid. ăn nhạt: Khi bị phù do bệnh thận, suy tim, xơ gan và tăng huyết áp cần thực hiện chế độ ăn nhạt. Người ta phân biệt: ăn nhạt hoàn toàn, ăn nhạt vừa ăn, nhạt ít. * Ăn nhạt hoàn toàn: Lượng

Ngày đăng: 03/07/2014, 00:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN