y 1 cau 18 Câu 9: Phân tích chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước XHCN? Trả lời. - Chức năng: + Nhà nước nói chung: bất kì nhà nước nào cũng là công cụ của g/c thống trị nhằm duy trì quyền lực của mình đối với toàn XH, nhà nước có 2 chức năng: chức năng giai cấp và chức năng và xã hội. * Chức năng g/c nói lên rằng bất kì g/c nào cũng là công cụ chuyên chính của 1 g/c, nó sẵn sàng sử dụng mọi công cụ, mọi biện pháp có thể tổ chức và trấn áp g/c đó * Chức năng XH nói lên rằng bất kì nhà nước nào cũng phải thực hiện những lao động chung vì sự tồn tại của XH phải lo tới công việc chung của toàn XH và trong giới hạn có thể được nó phải thỏa mãn 1 số nhu cầu chung của cộng đồng dân cư của sự quản lí của mình Cả 2 chức năng này: Chức năng g/c và chức năng XH đều nhằm đến 2 mục tiêu là xóa bỏ CNTB, xây dựng thành công CNXH một XH không có áp bức bóc lột, mọi người no ấm bình đẳng có quyền làm chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống XH. Vì vậy có thể nói chức năng của nhà nước XHCN biểu hiện tập trung ở việc quản lí XH trên tất cả các lĩnh vực bằng pháp luật + Nhà nước XHCN: Cũng phải thực hiện 2 chức năng trên tuy nhiên Mac-Lenin đặc biệt nhấn mạnh chức năng g/c của nhà nước XHCN. Chức năng g/c của nhà nước XHCN được thực hiện thông qua 2 nội dung sau * Bạo lực chấn áp đối với mọi hành vi chống phá lại sự nghiệp xây dựng CNXH * Tổ chức xây dựng XHCN mới : chức năng tổ chức xây dựng của nhà nước XHCN được hiểu theo nghĩa rộng và đầy đủ gồm tổ chức xây dựng lực lượng, tổ chức xây dựng kinh tế, VH, XH, trong đó tổ chức xây dựng kinh tế là cơ bản nhất. Hai nội dung trên có mối quan hệ và bổ sung cho nhau: bạo lực chấn áp tạo ĐK cho tổ chức xây dựng tốt và ngược lại, tổ chức tốt sẽ giảm tính quyết liệt của bạo lực chán áp tuy nhiên tổ chức xây dựng XH mới có quyết định đến thắng lợi cuối cùng của CNXH - Nhiệm vụ của nhà nước XHCN + Quản lí kinh tế, xây dựng và phát triển kinh tế, cải thiện không ngừng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân + Quản lí văn hóa, xây dựng nền văn hóa XHCN, thực hiện giáo dục đào tạo con người, phát triển hoàn thiện chăm sóc sức khỏe của nhân dân + Mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau vì sự phát triển và tiến bộ XH đối với nhân dân các nước trên thế giới. Câu 10: Trình bày phương thức xây dựng nền văn hóa XHCN? Trả lời. - Giữ vững và tăng cường vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng của g/c công nhân trong đời sống tinh thần của xã hội. + Đây là phương thức quan trọng để xây dựng nền văn hóa XHCN vì nó là phương thức cơ bản để giữ vững đặc trưng bản chất của nền văn hóa XHCN + Phương thức này được thực hiện thông qua việc truyền bá hệ tư tưởng của g/c công nhân trong tầng lớp nhân dân bằng những phương pháp và hình thức thích hợp. - Không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lí của nhà nước XHCN đối với hoạt động văn hóa. + Sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lí của nhà nước XHCN đối với hoạt động văn hóa là phương thức có tính nguyên tắc, là nhân tố quyết định sự thắng lợi của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa XHCN. Sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lí của nhà nước và sự đảm bảo về chính trị tư tưởng để nền văn hóa xây dựng nền tảng của hệ tư tưởng g/c công nhân đi đúng quỹ đạo và mục tiêu xác định. + Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh đường lối văn hóa cuả mình và sự lãnh đạo của đảng phải được thể chế hóa hiến pháp pháp luật. Nhà nước thực hiện quản lí văn hóa theo đúng nguyên tắc quan điểm chủ trương của ĐCS. - Xây dựng nền văn hóa XHCN phải theo phương thức kết hợp việc kế thừa giá trị các di sản văn hóa vừa tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại. + Văn hóa dân tộc là nền móng trên cơ sở đó tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. + Sự gắn kết giữa giữ gìn và kế thừa văn hóa dân tộc tiếp thu giá rị văn hóa nhân loại với quá trình sản sinh giá trị mới tạo nên sự thống nhất biện chứng của 2 mặt giữ gìn và sáng tạo văn hóa. - Tổ chức và lôi cuốn quần chúng nhân dân vào các hoạt động và sáng tạo văn hóa. + Trong tiến trình cách mạng XHCN cũng như trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa XH nhân dân lao động trở thành chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa. + Để phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của quần chúng. ĐCS cần tổ chức nhiều phong trào nhằm lôi cuốn đông đảo nhân dân vào các phông trào sáng tạo văn hóa. Lay y cau ni tra loi cau 19 Câu 11: Phân tích cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin? Trả lời. Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác và Ăngghen về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp; dựa vào kinh nghiệm của phong trào cách mạng thế giới, thực tiễn cách mạng của nước Nga. Lênin đã khái quát cương lĩnh dân tộc như sau: " Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc có quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại". * Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng: - Đó là quyền thiêng liêng của tất cả các dân tộc và không có sự phân biệt dù lớn hay nhỏ hoặc trình độ phát triển cao hay thấp. Các dân tộc đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống XH, không dân tộc nào được giữ đặc quyền, đặc lợi về kinh tế, chính trị và văn hoá. - Trong quan hệ XH cũng như trong quan hệ quốc tế, không một dân tộc nào có quyền đi áp bức, bóc lột các dân tộc khác. Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc phải được thể hiện trên cơ sở pháp lý vàquan trọng hơn nó phải được thể hiện trên thực tế ở tất cả các lĩnh vực của đời sống XH. * Các dân tộc có quyền tự quyết: - Đó là quyền của các dân tộc tự quyết định lấy vận mệnh của dân tộc mình, quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển dân tộc. - Quyền tự quyết bao gồm quyền tách ra thành lập một quốc gia dân tộc độc lập, đồng thời có quyền tự nguyện liên hiệp với dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng. - Tự quyết là quyền của các dân tộc nhưng khi thực hiện phải đảm bảo những nguyên tắc sau: phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc với lợi ích của giai cấp công nhân. Ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ, kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn nhằm chống phá, can thiệp vào công việc nội bộ của các dân tộc * Đoàn kết công nhân tất cả các dân tộc: - Đây là một nội dung quan trọng và là giải pháp để liên kết các nội dung của cương lĩnh thành một chỉnh thể, làm cho vấn đề dân tộc và quốc tế gắn bó chặt chẽ với nhau theo tinh thần chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính. - Đoàn kết, liên hiệp công nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, tiến tới hoàn thành sứ mện lịch sử thế giới của giai cấp công nhân. Cau 20 :)) Câu 12: Phân tích nguyên nhân làm cho tôn giáo vẫn tồn tại trong XHCN. Trả lời. - Về nhận thức: + Trong tiến trình xây dựng CNXH trong XH XHCN vẫn còn nhiều hiện tượng tự nhiên của con người mà KH chưa giải thích được. + Trình độ dân trí nhất là thời kì quá độ lên CNXH chưa cao đứng trước tự phát của XH con người chua thể nhận thức và chế ngự được. + Về kinh tế: trong quá trình xây dựng CNXH nhất là trong gđ đâu của thời kì quá độ còn tồn tại nhiều thành phần kt vời những lợi ích khác nhau của các g/c và tầng lớp XH trong đời sống hiện thực sự bất bình đẳng trong kt CNXH vẫn diễn ra sự cách biệt khá lớn đời sống vật chất tinh thần giữa các nhóm dân cư còn phổ biến. - Về tâm lý :tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lich sử nhân loại đã trở thành niềm tin trong phong tục tập quán và tình cảm của 1 bộ phận đông đảo của quần chúng nd - Về chính trị xã hội:trong các nguyên tắc của tôn giáo có những điểm còn phù hợp với CNXH với đường lối chính sách nhà nước XHCN. + cuộc đấu tranh gc đang diễn ra dưới nhiều hình thức vô cùng phức tạp các thế lực c trị vẫn lợi dụng tôn giáo để thực hiện tôn giáo của mình. + nỗi lo về chiến tranh bệnh tật, nghèo đói cùng với những mối đe dọa khác là đk cho tôn giáo phát triển - Về văn hóa: sinh hoạt,tín ngưỡng tôn giáo đã đáp ứng được phần nào nhu cầu tôn giáo tinh thần của cộng đồng XH và trong 1 mức độ nhất định có ý nghĩa giáo dục ý thức cộng đồng phong cách lối sống của cá nhân trong cộng đồng. Trình bày bản chất của tôn giáo và các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo? Trả lời. Bản chất của tôn giáo: Chủ nghĩa Mác – Lênin coi tín ngưỡng, tôn giáo là 1 hình thái ý thức xã hội phản ánh 1 cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Qua sự phản ánh của tôn giáo, những sức mạnh phát triển trong tự nhiên và xã hội đều trở thành thần bí. Giữa tín ngưỡng và tôn gióa có sự khác nhau, song lại có quan hệ chặt chẽ mà ranh giới để phân biệt chúng chỉ là tương đối. Tín ngưỡng là 1 khái niệm rộng lớn hơn tôn giáo. Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến một dạng tín ngưỡng – đó là tín ngưỡng tôn giáo( gọi tắt là tôn giáo). Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào một hiện tượng, một lực lượng siêu nhiên, tôn sùng vào một điều gì đó pha chút thần bí hư ảo, vô hình tác động mạnh mẽ đến tâm lý con người, trong đó bao hàm cả niềm tin tôn giáo. Còn tôn giáo thường được hiểu là một hiện tượng xã hội bao gồm có ý thức tôn giáo lấy niềm tin tôn giáo làm cơ sở, hành vi và các tổ chức hoạt động tín ngưỡng tôn giáo - nghĩa là tôn giáo thường có giáo lý, giáo luật, lễ nghi và các tổ chức giáo hội. Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội xác định. Do đó xét về mặt bản chất, tôn giáo là 1 hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên tôn giáo cũng chứa đựng 1 số nhân tố giá trị văn hóa, phù hợp với đạo đức, đạo lý của xã hội. Nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề tôn giáo. Tín ngưỡng, tôn giáo là một vấn đề tế nhị, nhạy cảm và phức tạp. Vì vậy, giải quyết những vấn đề nảy sinh từ tôn giáo cần phải hết sức thận trọng, tỉ mỉ và chuẩn xác; vừa đòi hỏi giữ vững nguyên tắc, đồng thời phải mềm dẻo, linh hoạt, đúng như tinh thần của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta là: không "tuyên chiến" với tôn giáo mà tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân. Giải quyết vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội cần dựa trên những quan điểm sau: - Một là, chủ nghĩa Mác- Lênin, hệ tư tưởng chủ đạo của xã hội xã hội chủ nghĩa và hệ tư tưởng tôn giáo có sự khác nhau cơ bản về thế giới quan, nhân sinh quan và con đường mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Với hệ thống tín điều và giáo lý của mình, tôn giáo phần nào hạn chế khả năng vươn lên làm chủ của con người. Vì vậy, khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới; là yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Hai là, một khi tín ngưỡng tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân, thì chính sách nhất quán của nhà nước xã hội chủ nghĩa là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của công dân. Mọi công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Cần phát huy những nhân tố tích cực của tôn giáo, đặc biệt là những giá trị đạo đức; chủ nghĩa nhân đạo và tinh thần yêu nước. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng của công dân. Đó là sự thể hiện bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thể hiện sự quan tâm của đảng cộng sản và nhà nước của giai cấp vô sản đến nhu cầu tinh thần của quần chúng nhân dân đối với tín ngưỡng tôn giáo. - Ba là, thực hiện đoàn kết giữa những người theo với nhữngngười không theo một tôn giáo nào, đoàn kết các tôn giáo hợp pháp, chân chính, đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ vì lý do tín ngưỡng tôn giáo. Thông qua quá trình cùng nhau đoàn kết xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao mức sống, lối sống và trình độ kiến thức của quần chúng, những người lao động có tín ngưỡng, tôn giáo sẽ dần dần đến với chủ nghĩa xã hội. Những người lao động quan tâm việc xây dựng cuộc sống hạnh phúc thực sự ở thế gian - một thiên đường dưới trần gian- có ý nghĩa thiết thực hơn những cuộc tranh luận suông về có hay không có "cõi cực lạc", "thiên đường", v.v…V.I. Lênin nhấn mạnh rằng: Những lời tuyên chiến ầm ĩ với chủ nghĩaduy tâm, những mệnh lệnh ngăn cấm tín ngưỡng, tôn giáo là những hành vi dại dột, vô chính phủ, làm cho kẻ thù lợi dụng để kích động tình cảm tôn giáo của tín đồ, làm cho họ ngày càng gắn bó với tôn giáo, xa lánh, thậm chí đi đến chống lại công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủnghĩa xã hội. Đương nhiên, như vậy không có nghĩa là coi nhẹ việc giáodục chủ nghĩa vô thần khoa học, thế giới quan duy vật cho toàn dân, trong đó có những tín đồ tôn giáo, việc làm đó góp phần nâng cao trình độ kiếnthức cho toàn dân. - Bốn là, phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo. Mặt tư tưởng thể hiện sự tín ngưỡng trong tôn giáo. Khắcphục mặt này là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, gắn liền với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào có tín ngưỡng. Mặt chính trị thể hiện sự lợi dụng tôn giáo để chống lại sự nghiệp đấu tranh cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội của những phần tử phản động đội lốt tôn giáo. Đấu tranh loại bỏ mặt chính trị phản động trong lĩnh vực tôn giáo là nhiệm vụ thường xuyên, đòi hỏi phải nâng cao cảnh giác kịp thời chống lại những âm mưu và hành động của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân, nhằm bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng xã hội mới - giải quyết vấn đề này vừa phải khẩn trương, kiên quyết, vừa phải thận trọng và có sách lược đúng. - Năm là, phải có quan điểm lịch sử khi giải quyết vấn đề tôn giáo: ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội không giống nhau. Quan điểm thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực của đời sống xã hội luôn có sự khác biệt. Vì vậy, cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo. Có những tôn giáo khi mới xuất hiện như một phong trào bảo vệ lợi ích của người nghèo, người bị áp bức và nô lệ. Nhưng rồi, tôn giáo ấy lại biến thành công cụ của giai cấp bóc lột, thống trị. Có những giáo sĩ suốt đời hành đạo luôn luôn đồng hành cùng với dân tộc, nhưng cũng có những người đã hợp tác với các thế lực phản động, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. Có những vị chân tu luôn "kính Chúa yêu nước", thiết tha sống "tốt đời, đẹp đạo", nhưng lại có những người lầm đường lạc lối nghe theo kẻ địch phản bội Tổ quốc và suy đến cùng cũng phản lại cả lợi ích của giáo hội. Điều khiến cho nhà nước xã hội chủ nghĩa luôn cần có thái độ, cách cư xử phù hợp với từng trường hợp cụ thể đó là điều mà V.I. Lênin đã nhắc nhở: "Người mácxít phải biết chú ý đến toàn bộ tình hình cụ thể". . đạo của Đảng và sự quản lí của nhà nước XHCN đối với hoạt động văn hóa là phương thức có tính nguyên tắc, là nhân tố quyết định sự thắng lợi của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa XHCN. Sự lãnh. của đảng phải được thể chế hóa hiến pháp pháp luật. Nhà nước thực hiện quản lí văn hóa theo đúng nguyên tắc quan điểm chủ trương của ĐCS. - Xây dựng nền văn hóa XHCN phải theo phương thức kết. trên cơ sở bình đẳng. - Tự quyết là quyền của các dân tộc nhưng khi thực hiện phải đảm bảo những nguyên tắc sau: phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, đảm bảo sự thống nhất giữa