1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài giảng nguyên lý cắt gọt gỗ : Nguyên lý và công cụ xẻ gỗ part 2 doc

11 3K 35

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,63 MB

Nội dung

b. Kết cấu răng cưa Kết cấu răng cưa phân thành các bộ phận: đầu răng (1); mặt trước (1-2), còn gọi là mặt hầu răng, chia làm mặt phẳng và mặt cong; mặt bụng răng (2-3) bán kính R; chân răng (3), là bộ phận thấp nhất của răng, nối các điểm thấp nhất của chân răng tạo thành đường 3-3-3; mặt sau răng (3-4-1), còn gọi là mặt lưng răng có thể là mặt phẳng, mặt cong hoặc hình máng, mặt sau răng nối với mặt bụng răng bằng cung có bán kính 2R. Hầu cưa: là không gian chứa mùn cưa do mặt trước răng, mặt bụng răng, mặt sau răng và đỉnh răng tạo thành. Đỉnh răng: phần nửa trên của răng cưa. Chân răng: phần nửa dưới của răng cưa c. Thong so cua răng cưa - Kích thước chủ yếu của răng cưa gồm có: + Bước răng t: khoảng cách đỉnh của hai răng cưa liên tiếp. + Chiều cao răng h: khoảng cách giữa chân răng và đỉnh răng. + Chiều dày bản cưa - Thông số góc của răng cưa gồm: + Góc trước γ: góc hợp bởi cạnh trước của răng với đường thẳng vuông góc với đường nối các đỉnh răng. + Góc sau α: góc hợp bởi đường nối đỉnh răng (hoặc tiếp tuyến với đường nối đỉnh răng) với cạnh sau răng (hoặc tiếp tuyến của cạnh sau răng). + Góc mài β: là góc hợp bởi cạnh sau và cạnh trước răng. 3.2.2. Mét sè d¹ng r¨ng ca th«ng dông a. Răng cưa vong: (1) Thông số kích thước + Bước răng t: Bước răng nhỏ, số răng nhiều, trong điều kiện cắt gọt như nhau lượng cắt gọt của mỗi răng nhỏ, răng cưa vững chắc, bề mặt cắt gọt bằng phẳng. Nhưng bước răng nhỏ sẽ dẫn đến dung lượng của hầu cưa cũng nhỏ khó thoát phoi. + Độ cao răng h: độ cao răng lớn, dung lượng của hầu cưa cũng lớn, dễ thoát phoi; nhưng cường độ răng thấp dễ bị biến dạng. Thông thường khi xẻ gỗ cứng, lưỡi cưa nhỏ và mỏng thì sử dụng độ cao răng nhỏ. + Chiều cao răng có quan hệ mật thiết với bước răng. Khi lựa chọn chiều cao răng nên xét đến bước răng. Tỉ lệ chiều cao răng và bước răng có thể tra bảng Độ dày bản cưa Bước răng Độ giới hạn tăng (giảm) khi xẻ gỗ mềm (cứng) Bóp me Bẻ me 1,25 (mã hiệu 18) 38 32 6 1,05 (mã hiệu 19) 35 28 0,90 (mã hiệu 20) 32 25 0,80 (mã hiệu 21) 28 23 4 0,70 (mã hiệu 22) 25 22 0,65 (mã hiệu 23) 22 20 0,55 (mã hiệu 24) 20 19 2 0,50 (mã hiệu 25) 19 17 0,45 (mã hiệu 26) 17 16 Bước răng lưỡi cưa vòng Loại gỗ xẻ Độ dày bản cưa 1,25~0,90mm Độ dày bản cưa 0,80~0,65mm Độ dày bản cưa 0,55~0,45mm Mã số 18~20 Mã số 21~23 Mã số 24~26 Gỗ mềm 0,40~0,37 0,35~0,32 0,30~0,27 Gỗ cứng 0,35~0,32 0,30~0,27 0,25~0,22 Tỉ lệ giữa chiều cao răng h và bước răng t (2) Tham số góc của răng cưa: Ba loại góc độ của răng cưa nói trên có ảnh hưởng tương hỗ lẫn nhau, khi xác định độ lớn của các góc cần phải bảo đảm cường độ nhất định của răng cưa, tốt nhất nên chọn góc trước lớn và lựa chọn thích hợp giá trị góc sau. Khi lựa chọn cụ thể, trước tiên cần đảm bảo cường độ răng, sau đó đến góc sau răng, cuối cùng căn cứ giá trị các góc nói trên để tính ra giá trị góc trước. Trong điều kiện thông thường, khi xẻ gỗ mềm góc mài chọn 35~45 o , xẻ gỗ cứng chọn góc mài 45~55 o ; góc sau chọn 15~25 o . Khi xẻ gỗ mềm nên chọn góc trước 25~35 o , xẻ gỗ cứng chọn góc trước 15~25 o + Góc trước : góc trước chủ yếu ảnh hưởng đến lực tiêu hao làm biến dạng phoi. Góc trước lớn lực đẩy phôi yêu cầu nhỏ, độ sắc của răng cao. Khi góc trước quá lớn, góc sau không đổi tức góc mài nhỏ làm cho độ cứng của răng giảm, dễ sinh ra biến dạng răng. Thông thường xẻ gỗ mềm, bản cưa dày góc trước có thể chọn lớn một chút. Khi xẻ gỗ mềm góc trước có thể chọn từ 25~35 o , xẻ gỗ cứng góc trước chọn từ 15~25 o . + Góc sau : răng cưa cần có góc sau vì để giảm ma sát giữa mặt sau răng và gỗ trong khi xẻ. Giá trị của góc sau cần phù hợp, nếu không khi góc trước không đổi góc sau quá lớn sẽ làm giảm góc mài răng làm cho răng cưa yếu, thông thường giá trị của góc sau trong khoảng 15~25 o . Khi xẻ gỗ có nhiều nhựa như gỗ Thông, do đỉnh răng dễ bị nhựa dính vào làm cho độ sắc của răng giảm, lúc này có thể tăng độ lớn góc sau. + Góc mài : góc trước và góc sau đều biểu thị điều kiện làm việc của răng cưa, góc mài thì phản ánh cường độ tự thân và độ sắc của răng. Góc mài nhỏ, tuy răng cưa sắc nhưng cường độ giảm. Thông thường khi xẻ gỗ mềm góc mài chọn trong khoảng 35~45 o , xẻ gỗ cứng thường chọn góc mai trong khoảng 45~55 o . (3) Hầu cưa: Hình dạng của hầu cưa nên đảm bảo phoi được thoát ra dễ dàng, vì thế các điểm giao tiếp giữa mặt trước răng, bụng cưa, chân răng, mặt sau răng cần phải trơn nhẵn. Mặt khác để tránh ứng lực tập trung quá lớn gây ra nứt chân răng, bán kính cung trong ở chân răng nên thiết kế đủ lớn, thông thường R = 0,15t. Thông thường dung tích của hầu cưa bằng thể tích của răng cưa hoặc nhỏ hơn không đáng kể. Loại răng lưng thẳng dung tích của hầu cưa lớn hơn thể tích của răng, răng lưng cong dung tích hầu cưa gần bằng thể tích của răng. Đối với loại lưỡi cưa dày, bước răng lớn khi xẻ gỗ ướt, mềm, loại gỗ có nhựa cây, với tốc độ đẩy phôi nhanh nên tăng dung lượng hầu cưa. (4) Hình dạng răng: + Răng lưng thẳng: Là dạng răng thường dùng, các dạng răng dựa vào dạng răng lưng thẳng để làm cơ sở. Dạng răng này khá phù hợp với độ sắc của răng, cường độ răng, khả năng thoát phoi của răng duy trì ở mức trung bình, thích hợp xẻ gỗ lá rộng mềm. Bước răng có độ lớn bằng 3 lần chiều cao. Thông thường các góc độ:  = 25 o ,  = 45 o ,  = 20 o Hình dạng răng (a) Răng lưng thẳng (e) Răng ngắn (b) (b) Răng lưng cong (f) Răng lưng dài (c) Răng lưng lõm (g) Răng hai lưỡi cắt (d) Răng lưng lòng máng + Răng lưng lồi: Loại răng có mặt lưng lồi lên, có thể tăng khả năng chống uốn của răng. Loại này thích hợp dùng trong gia công thô và xẻ phá. Độ sắc của răng kém, phoi khó thoát, ma sát giữa mặt sau và gỗ lớn. Góc độ tiêu chuẩn:  = 30 o ,  = 35 o ,  = 16 o . + Răng lưng lõm: mặt sau răng lõm xuống. Độ sắc của răng cao, tính năng thoát phoi tốt nhưng cường độ răng thấp. Thích hợp gia công các loại gỗ lá kim như Sa mộc… Góc độ tiêu chuẩn:  = 30 o ,  = 35 o ,  = 25 o . b. Răng cưa đĩa + Số lượng răng Z: Lưỡi cưa đĩa sử dụng nhiều đường kính lưỡi cưa dần dần nhỏ đi, nếu căn cứ vào số lượng răng vốn có để mài cưa thì răng cưa cũng theo đó mà nhỏ đi. Lúc này tiếp tục dùng răng cưa phản ánh độ dày và độ cứng chắc của lưỡi cưa tất nhiên là không thích hợp. Lưỡi cưa đĩa nên dùng số lượng răng để đại diện cho độ lớn của răng cưa, biểu thị kích thước cơ bản của răng cưa. Thông thường số lượng răng của lưỡi cưa cắt ngang nhiều hơn răng cưa xẻ dọc; số lượng răng gia công tinh nhiều hơn so với gia công thô; loại răng lưng thẳng có số lượng răng nhiều hơn loại răng lưng gấp khúc; số lượng răng xẻ gỗ lá rộng nhiều hơn so với xẻ gỗ lá kim; loại bẻ me có số lượng răng nhiều hơn so với loại bóp me. Số lượng răng của lưỡi cưa đĩa Đường kính (mm) 700~850 900~950 1000 1050 1100~1150 1200 Số lượng răng Xẻ dọc 70~72 72~74 72~74 74~76 74~76 78 Cắt ngang 80~120 80~110 80~100 80~90 - - + Chiều cao răng h: Nguyên tắc lựa chọn độ cao răng cưa đĩa xẻ dọc giống lưỡi cưa vòng. Tỉ lệ chiều cao răng và bước răng có thể tham khảo bảng. Tỉ lệ giữa chiều cao và bước răng của lưỡi cưa đĩa xẻ dọc Loại gỗ xẻ Độ dày lưỡi 2,10~1,85 Mã số 14~15 Độ dày lưỡi 1,65~1,45 Mã số 16~17 Độ dày lưỡi 1,25~1,05 Mã số 18~19 Gỗ lá kim 0,50~0,44 0,40~0,35 0,32~0,30 Gỗ lá rộng 0,45~0,40 0,35~0,30 0,27~0,25 [...]...+ Tham số góc: Nguyên tắc lựa chọn tham số góc (góc trước, góc sau, góc mài…) của răng cưa đĩa mài thẳng xẻ dọc giống với răng cưa vòng Đối với góc mài nghiêng của răng cưa đĩa cắt ngang, gia công gỗ mềm lấy 20 ~25 o, gia công gỗ cứng lấy 10~15o Giá trị của tham số góc cưa đĩa có thể tham khảo cac bảng tra + Hầu cưa: kích thước và hình dạng hầu cưa của lưỡi cưa đĩa giống... kính cung tròn ở chân răng R = (0,10~0,15)t + Hình dạng răng: thường có 3 loại: răng xẻ dọc, răng cắt ngang và răng tổ hợp Răng cưa xẻ dọc giống răng cưa lưng thẳng, lưng cong và răng cưa lưng gãy của cưa vòng, đa số là dạng mài thẳng Răng cưa cắt ngang có đặc điểm là răng mài nghiêng, hơn nữa góc trước   0o Cắt khúc gỗ cứng hoặc xẻ ván ghép gỗ nhựa, không những tạo dạng răng có góc trước âm mà còn . (giảm) khi xẻ gỗ mềm (cứng) Bóp me Bẻ me 1 ,25 (mã hiệu 18) 38 32 6 1,05 (mã hiệu 19) 35 28 0,90 (mã hiệu 20 ) 32 25 0,80 (mã hiệu 21 ) 28 23 4 0,70 (mã hiệu 22 ) 25 22 0,65 (mã hiệu 23 ) 22 20 0,55. số 18 ~20 Mã số 21 ~23 Mã số 24 ~26 Gỗ mềm 0,40~0,37 0,35~0, 32 0,30~0 ,27 Gỗ cứng 0,35~0, 32 0,30~0 ,27 0 ,25 ~0 ,22 Tỉ lệ giữa chiều cao răng h và bước răng t (2) Tham số góc của răng cưa: Ba loại góc. khi xẻ gỗ mềm góc mài chọn 35~45 o , xẻ gỗ cứng chọn góc mài 45~55 o ; góc sau chọn 15 ~25 o . Khi xẻ gỗ mềm nên chọn góc trước 25 ~35 o , xẻ gỗ cứng chọn góc trước 15 ~25 o + Góc trước : góc

Ngày đăng: 28/07/2014, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN