1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đàn ghi ta của Lor –ca potx

8 280 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 851,64 KB

Nội dung

Đàn ghi ta của Lor –ca (Thanh Thảo) Câu 1 : Phong cách tiêu biểu của thơ Thanh Thảo là : - Thơ Thanh Thảo mang đậm chất suy tư của một trí thức có trách nhiệm với thời cuộc, với đất nước. Thơ ông là sự lên tiếng của người trí thức nhiều trăn trở về các vấn đề của xã hội và thời đại. - Là nhà thơ có nhiều nỗ lực cách tân, Thanh Thảo muốn cuộc sống phải được cảm nhận ở chiều sâu nên luôn khước từ lối diễn đạt dễ dãi, khuôn sáo trong thơ. - Thơ ông đi vào chiều sâu của bản chất sự vật, hiện tượng. Thơ ông là một sự nỗ lực tìm tòi đổi mới không ngừng, giàu chất suy tư nhưng phóng khoáng về cách biểu đạt. Câu 2: Cảm nhận về đoạn thơ: “Không ai chôn cất tiếng đàn …………. Long lanh trong đáy giếng.” A- Mở bài: - Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor -ca” là thi phẩm đặc sắc mới mẻ của Thanh Thảo – một nhà thơ ham cách tân thơ những năm sau chiến tranh chống Mĩ cứu nước, để góp phần đổi mới thơ theo hướng hiện đại hoá. Bài thơ Thanh Thảo đã mượn hình ảnh cây đàn, đúng hơn là tiếng đàn để diễn tả nhân cách cao đẹp cùng số phận oan khuất của người nghệ sĩ Tây Ban Nha – một nghệ sĩ Lor - ca tài hoa đã dùng thơ và nhạc, say mê mải miết, tình nguyện làm một người nghệ sĩ du ca, cất lên tiếng đàn tranh đấu cho tự do của tổ quốc Tây Ban Nha và cho nghệ thuật. - Lor-ca là bất diệt. Cảm động về vẻ đẹp bất tử của người nghệ sĩ Tây Ban Nha tài hoa, Thanh Thảo đã viết nên bài thơ thật cảm động trong đó có khổ thơ: Không ai chôn cất tiếng đàn ………… Long lanh trong đáy giếng. B- Thân bài: 1. Câu thơ đầu tiên “Không ai chôn cất tiếng đàn” ý thơ cất lên từ câu thơ nổi tiếng của Lor -ca “ Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi -ta” để nói với chúng ta Lor -ca đã chết, nhưng tiếng đàn đấu tranh cho nghệ thuật, cho tự do vẫn không thể chết, không thể tắt, tiếng đàn Lor -ca vẫn âm vang trong lòng nhân loại, trong lòng tổ quốc Tây Ban Nha yêu quí của anh. Tiếng đàn ấy, cuộc đời ấy vẫn mang một sức sống mãnh liệt không gì có thể tiêu diệt được “ tiếng đàn như cỏ mọc hoang”. “Cỏ mọc hoang” là một hình ảnh ẩn dụ, làm ta nhớ đến hình ảnh cỏ và giọt sương bé nh, lặng thầm mà vô cùng kì diệu trongm bài thơ “Bùng nổ của mùa Xuân” của tác giả: “Những giọt sương lăn vào cỏ Qua nắng gắt, qua bão tố Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh Vẫn giữ long lanh bình thản trước vầng dương” Câu thơ còn làm ta liên tưởng tới câu nói của người anh hùng chống Pháp Nguyễn Trung Trực: “ Bao giờ người Pháp nhổ được hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Việt Nam chống Pháp”. Câu thơ “tiếng đàn như cỏ mọc hoang” mộc mạc, bình dị mà kì diệu đến vô cùng. 2. Hình ảnh trong hai câu thơ cuối là một hình tượng thơ siêu thực, đa nghĩa, bắt nguồn từ một sự việc thực: Kẻ thù sau khi bắn nhà thơ đã vứt xác anh xuống giếng để phi tang. Nếu sử dụng bút pháp hiện thực thì mới chỉ nói lên một sự thực tàn bạo đê hèn của lũ phát xít và những đau thương của người nghệ sĩ Lor -ca, nhưng với bút pháp siêu thực Thanh Thảo đã nói được nhiều hơn: Tình thương, sụ cao khiết, sự tỏa ssáng củ tinh thần Lor -ca. “Nước mắt vầng trăng” là nước mắt thương tiếc vầng trăng (hình ảnh ẩn dụ chỉ Lorh - ca), cũng còn có thể là nước mắt sáng đẹp và vĩnh cửu như vầng trăng, những giọt nước mắt anh hùng. Câu thơ làm ta liên tưởng đến ý thơ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Guộc “ của Nguyễn Đình Chiểu: “Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo”. Vầng trăng là sự hoá thân, sự thăng hoa của tâm hồn Lor -ca. Giếng nước là nơi kẻ thù vứt xác anh, lại là nơi toả sáng tâm hồn anh như vầng trăng soi vào sự dập vùi tàn ác của kẻ thù lại chuyển hoá thành sự thăng hoa toả sáng, sự thê thảm chuyển hoá thành sự tôn vinh ngợi ca. C- Kết bài: Là một bài thơ đặc sắc, vừa nồng nàn cảm xúc vừa sâu sắc về triết lí đã ca ngợi được vẻ đẹp anh hùng bất tử của người nghệ sĩ . Tiếng đàn bất diệt của Lor -ca còn mãi âm vang cổ vũ sự nghiệp đấu tranh của nhân dân Tây Ban Nha, của nhân loại. Thanh Thảo đắm chìm trong dòng cảm xúc về tiếng đàn, về thơ ca Lor -ca, về nền văn hoá T ây Ban Nha. Câu 3: Dựa vào bài thơ của Thanh Thảo, dựng lại hình tượng Lor -ca. - Lor-ca – con người tự do. Hình ảnh Lor -ca hiện lên bằng những nét chấm phá của bút pháp ấn tượng - bút pháp thiên nhiên về màu sắc, đó là: “ những tiếng đàn, áo choàng đỏ gắt, đi lang thang về miền đơn độc, vầng tr ăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn”. Những hình ảnh tương phản giúp ta hìng dung về Lor -ca, vừa gợi lên liên tưởng của một đấu trường, lại cũng là nét văn hoá giản dị của Tây Ban Nha. Ơ đó đấu sĩ thể hiện tài năng của mình bên lề tử sinh. Nhưng ở đây là đấu trường của một bên là khát vọng tự do, dân chủ bình đẳng, bên kia là nền chính trị độc tài phát xít ( Phran-cô) , một bên là khát vọng cách tân nghệ thuật, bên kia bảo thủ nghệ thuật. Trong cuộc chiến này Lor -ca hiện lên đơn độc, cô lẻ “ trên yên ngựa mỏi mòn”. Lor-ca – con người bị sát hại, tiếng ghi ta chảy máu. Cái chết đến với Lor -ca rất đột ngột. Sự ngột ngạt diễn tả nỗi đau đớn vô bờ. Cái chết của Lor -ca đồng nghĩa với cái chết của một giá trị nhân văn cao cả của Tây Ban Nha. Hình tượng thực “áo choàng bê bết đỏ” gợi lên nỗi căm phẫn trước thế lực bạo tàn đã kết liễu một con người mà suốt đời sống vì yêu thương, vì tổ quốc mình. ám ảnh hơn là lối diễn đạt biểu trương với những chi tiết rất đắt: “ tiếng đàn ghi ta nâu / tiếng đàn ghi ta lá xanh / tiếng đàn tròn bọt nước vỡ tan / tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”. Sự ra đi của Lor -ca là một nỗi đau không thể bằng lời. Tiếng ghi ta không còn nguyên vẹn. Tác giả không nói thân xác của Lor -ca chảy mầum nói tiếng đàn ghi ta chảy máu. Có sự tương gioa giữa vật chất và tinh thần. Nỗi đau thân xác là của riêng Lor -ca, nỗi đau tinh thần là của chùng dân tộc Tây Ban Nha và của cả nhân loại tiến bộ trên thế giới. Hình tượng tiếng đàn mang lại giá trị khái quát cao. Lor-ca con người của sự nuối tiếc, tiếng đàn không ai chôn. Các biện pháp tu từ: hoán dụ không ai chôn cất tiếng đàn, hình ảnh so sánh tiếng đàn như cỏ mọc hoang, gợi thương cảm về cái chết thê thảm nhà thơ đồng thời là nỗi xót tiếc cho nền văn chương Tây Ban Nha. Nếu sử dụng bút pháp nghệ thuật thì chỉ diễn tả đươc j nỗi xót thương và tội ác nhưng Thanh Thảo còn muốn nói nhiều hơn: sự vĩnh hằng, sự cao khiết, sự tôn ving… Trên hết là sự bất hủ của người anh hùng. Lor-ca - con người của sự vĩnh hằng. Hình tượng thơ được đặt trong sự tương phản – kiểu bút pháp trường phái ấn tương chuyên dùng: đã đứt >< rộng vô cùng. Hình ảnh truyền tải ý tưởng: cuộc đời hữu hạn tạo hoá vô cùng. Thanh Thảo hướng Lor -ca đến sự giải thoát mang tính triết học – sự giải thoát trên đôi cánh thiên thần mang tên nghệ thuật: phận người ngắn ngủi mà tạo hoá vô cùng. Các hành động ném lá bùa vào xoáy nước, ném trái tim vào cõi lặng yên mang nghĩa biểu trưng cho sự thoát khỏi vòng tục luỵ của Lor -ca. Chỉ còn lại âm thanh “Li la li la li la” ngân dài trên mặt nước cuộc đời. Đấy là nhịp tiếng đàn, nhịp chân người, nhịp lời hát và cũng là nhịp chân ngựa mỏi mòn trên hành trình cô độc của nghệ sĩ. Nghệ sĩ chân chính không chết vì kẻ thù. Nghệ sĩ cần ý thức về cái chết của bản thân để thế hệ sau tiến lên. Một sự hi sinh cao cả. Đấy là nghịch lí nhưng cũng là một chân lí.__ . tiếng đàn ghi ta nâu / tiếng đàn ghi ta lá xanh / tiếng đàn tròn bọt nước vỡ tan / tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”. Sự ra đi của Lor -ca là một nỗi đau không thể bằng lời. Tiếng ghi ta không. tử của người nghệ sĩ . Tiếng đàn bất diệt của Lor -ca còn mãi âm vang cổ vũ sự nghiệp đấu tranh của nhân dân Tây Ban Nha, của nhân loại. Thanh Thảo đắm chìm trong dòng cảm xúc về tiếng đàn, . Đàn ghi ta của Lor –ca (Thanh Thảo) Câu 1 : Phong cách tiêu biểu của thơ Thanh Thảo là : - Thơ Thanh Thảo mang đậm chất suy tư của một trí thức có trách nhiệm

Ngày đăng: 27/07/2014, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w