ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NHỊP TIM – PHẦN 1 BS Đoàn Thị Tuyết Ngân MỤC TIÊU 1. Trình bày phân loại thuốc chống loạn nhịp 2. Liệt kê vị trí tác dụng ưu tiên của thuốc 3. Áp dụng vào điều trị cụ thể các tình huống loạn nhịp NỘI DUNG BÀI GIẢNG 1. ĐẠI CƯƠNG: 1.1. Rối loạn nhịp tim là một triệu chứng của rất nhiều bệnh 1.2. Rối loạn nhịp tim có thể là: - Một triệu chứng không quan trọng. - Triệu chứng nổi bật và đe dọa tính mạng bệnh nhân 1.3. Trên lâm sàng chỉ phát hiện được rối loạn nhịp tim. Muốn chẩn đoán xác định phải dựa vào ECG - Chẩn đoán loạn nhịp - Chẩn đoán nguyên nhân - Ảnh hưởng huyết động của rối loạn nhịp tim 1.4. Điều trị - Điều trị nguyên nhân - Điều trị rối loạn nhịp tim 2. GIẢI PHẨU HỆ THỐNG DẪN TRUYỀN Mô dẫn truyền Vị trí ĐMV nuôi Nhánh ĐMV Nút xoang 1,5 x 2- 3mm Chổ nối nhĩ phải và tĩnh mạch chủ dưới ĐMV: Phải (60%) hoặc ĐM Mũ (40%) ĐM nút xoang Nút AV đáy vách liên nhĩ trên vòng van 3 lá trước xoang vành ĐMV: Xuống sau (80%), MV(T) (20%) ĐM nút AV Bó His Xuất phát từ nút AV phía trên vách liên thất ĐMV phải ĐMV trái ĐM nút và nhánh xuống trái Nhánh phải Phía trước vách LT thất phải ĐMV trái Xuống trước Trái Nhánh trái: Bó trước Bó sau Trước vách LT trái Sau vách LT trái ĐMV trái ĐMV phải, ĐMV trái ĐM xuống TT ĐM xuống sau ĐM xuống TT 3. PHÂN LOẠI RỐI LOẠN NHỊP TIM: 3.1. Dựa vào cơ chế điện sinh lý tế bào 3.1.1. RLNT do rối loạn hình thành xung động. a) Rối loạn phát nhịp của nút xoang - Nhịp nhanh xoang - Nhịp chậm xoang - Loạn nhịp xoang - Liệt nút xoang b) Các ổ phát nhịp ngoại vị: * Ở nhĩ - Ngoại tâm thu nhĩ - Cơn nhịp nhanh trên thất - Cuồng động nhĩ - Rung nhĩ - Trung tâm chủ nhịp lưu động * Ở thất: - Ngoại tâm thu thất - Nhịp tự thất - Nhịp nhanh thất - Rung thất 3.1.2. Rối loạn nhịp tim do rối loạn dẫn truyền xung động: - Block xoang nhĩ - Block nhĩ thất - Block nhánh - Hội chứng kích thích sớm W.P.W (Wolff- Parkinson- White) L.G.L (Lown - Ganong - Levine) 3.2. Dựa theo tính chất lâm sàng: - Rối loạn nhịp nhanh - Rối loạn nhịp chậm 4. ẢNH HƯỞNG HUYẾT ĐỘNG TRONG RỐI LOẠN NHỊP TIM - Hồi hộp, trống ngực, choáng váng - Suy tim - Thúc đẩy cơn đau thắt ngực ở bệnh nhân có bệnh động mạch vành (ĐMV). - Giảm đáng kể lưu lượng tim/ phút và vận hành tim (Rung nhĩ và phân ly nhĩ thất ở bệnh nhân có tâm thất trái không chun giãn) - Thoáng ngất, ngất do tim (cơn Stokes-Adams). - Đa niệu (dãn nhĩ trái giải phóng ANP (Atrial natridiuretic Peptide)) 5. CĂN NGUYÊN: - Tất cả các hình thái bệnh tim. - Bệnh phổi (Tràn khí màng phổi, xẹp phổi, viêm phổi ) - Cường giáp - Rối loạn điện giải: Giảm K + , Mg ++ , tăng hay giảm Ca ++ máu. - Rượu, cà phê và cocaine - Thuốc: + Chống tăng huyết áp liệt giao cảm + Lợi tiểu (mất Mg, K) + Theophylline + Thuốc chống loạn nhịp + Chống trầm cảm 3 vòng . . . 6. CHẨN ĐOÁN CÁC RỐI LOẠN NHỊP TIM (RLNT): 6.1. Hỏi bệnh: 6.1.1. Đặc điểm cơn: - Cách khởi phát cơn - Hoàn cảnh khởi phát. 6.1.2. Tiền sử: - Các cơn rối loạn nhịp tim tương tự, tần suất cơn - Cách kết thúc ra sao? (nếu trước kia có một cơn) - Có phải dùng thuốc gì không? 6.1.3. Triệu chứng khó chịu do rối loạn nhịp tim 6.1.4. Các bệnh lý có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp 6.2. Khám thực thể: - Đo huyết áp. - Nghe tim, bắt mạch: + Tần số (quan trọng là tần số tim) + Chú ý sự đồng bộ của nhĩ và thất + Nhịp đều hay không đều + Sự thay đổi của tiếng thứ nhất: Cường độ T 1 (T 1 mờ to, nhỏ không đều nhau) Tiếng đại bác + Tiếng nhĩ thu + Các dấu hiệu của bệnh tim thực thể - Các dấu hiệu của suy tim - Đáp ứng với nghiệm pháp kích thích phế vị 6.3. Điện giải trong huyết thanh: - Ka + , Ca 2+ , Mg 2+ - Nồng độ thuốc chống rối loạn nhịp tim - Xét nghiệm thăm dò chức năng tuyến giáp 6.4. Điện tim (ĐTĐ): Phương tiện quan trọng nhất trong chẩn đóan rối loạn nhịp tim: 6.4.1. Ghi một đoạn ECG dài với nhiều chuyển đạo Chuyển đạo aVF và V 1 (DII) để nhận biết hoạt động nhĩ. 6.4.2. Điện tâm đồ và một số nghiệm pháp: - Xoa xoang cảnh - Gắng sức - Atropin - Isuprel 6.4.3. Các bước phân tích cơ bản : - Xác định và phân tích sóng P (hoạt động nhĩ): + Sóng P bình thường + Sóng ngoại vi (sóng P') + Sóng cuồng F + Sóng f rung hổn độn + Không có sóng P - Tính tần số nhĩ. Xác định tính chất đều của nhịp nhĩ - Xác định sự liên hệ của sóng nhĩ và phức bộ QRS. - Phân tích hình dạng của QRS . ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NHỊP TIM – PHẦN 1 BS Đoàn Thị Tuyết Ngân MỤC TIÊU 1. Trình bày phân loại thuốc chống loạn nhịp 2. Liệt kê vị trí tác dụng ưu tiên của thuốc 3. Áp dụng vào điều trị. điều trị cụ thể các tình huống loạn nhịp NỘI DUNG BÀI GIẢNG 1. ĐẠI CƯƠNG: 1. 1. Rối loạn nhịp tim là một triệu chứng của rất nhiều bệnh 1. 2. Rối loạn nhịp tim có thể là: - Một triệu chứng. PHÂN LOẠI RỐI LOẠN NHỊP TIM: 3 .1. Dựa vào cơ chế điện sinh lý tế bào 3 .1. 1. RLNT do rối loạn hình thành xung động. a) Rối loạn phát nhịp của nút xoang - Nhịp nhanh xoang - Nhịp chậm