ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II TRƯỜNG LƯƠNG VĂN TỤY NĂM HỌC 2010-2011 MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 485 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Ông tổ của tiến hóa là A. Lamac. B. Đacuyn. C. Menđen. D. Kimura. Câu 2: Hãy xắp xếp lại thứ tự theo kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) nhỏ dần của các loài sau đây: sơn dương, chuột cống, bọ dừa, nhái bén, voi, thỏ. A. Voi, sơn dương, thỏ, nhái bén, chuột cống, bọ dừa. B. Voi, sơn dương, thỏ, chuột cống, bọ dừa, nhái bén. C. Bọ dừa, nhái bén, chuột cống, thỏ, sơn dương, voi. D. Voi, sơn dương, thỏ, chuột cống, nhái bén, bọ dừa. Câu 3: Hình thức chọn lọc nào sau đây tạo ra các dòng thuần chủng trong quần thể? A. Chọn lọc chống lại gen xấu. B. Chọn lọc chống lại alen lặn. C. Chọn lọc chống lại thể dị hợp. D. Chọn lọc loại bỏ đột biến có hại. Câu 4: Một polinuclêôxôm trong nhiễm sắc thể có A. một phân tử ARN và nhiều phân tử prôtêin histôn. B. một phân tử ADN và nhiều phân tử prôtêin histôn. C. một đoạn ADN gồm 146 cặp nuclêôtit và 8 phân tử prôtêin histôn. D. một đoạn ADN gồm 148 cặp nuclêôtit và 8 phân tử prôtêin. Câu 5: Lai hai thứ ngô thuần chủng thân cao, hạt vàng với thân thấp, hạt trắng, được F 1 toàn thân cao, hạt vàng. Cho F 1 tạp giao, F 2 thu được 4 kiểu hình, trong đó kiểu hình thân thấp, hạt trắng chiếm 15%. Biết mỗi tính trạng do một gen quy định. Xác định quy luật di truyền chi phối hai tính trạng. A. Hoán vị gen ở một giới với tần số 15%. B. Hoán vị gen xảy ra ở một giới với tần số 20%. C. Hoán vị gen ở hai giới với tần số 15%. D. Hoán vị gen ở hai giới với tần số 30%. Câu 6: Ở chuồn chuồn, tính trạng cánh dài trội so với cánh ngắn, tính trạng thân xám trội so thân đen. Lai con cái cánh ngắn, thân đen với con đực cánh dài, thân xám, được F 1 toàn cánh dài, thân xám. Cho F 1 giao phối với nhau, F 2 có kiểu hình cánh ngắn, thân xám chiếm 16%. Xác định tỷ lệ kiểu hình cánh dài, thân xám ở F 2 . A. 59%. B. 56,75%. C. 9%. D. 56%. Câu 7: Ở gà, lông đen trội hoàn toàn so với lông trắng. Cho các con gà lông đen lai với nhau, được thế hệ lai phân ly theo tỷ lệ: 15 đen: 1 trắng. Với kết quả trên ta có thể kết luận: A. Đó là kết quả của quy luật tương tác gen kiểu cộng gộp. B. Đó là kết quả của quy luật tương tác gen kiểu bổ sung. C. Đó là kết quả của nhiều công thức lai. D. Đó là kết quả của quy luật tương tác gen kiểu át chế. Câu 8: Theo quan niệm của Lamac: A. Trong quá trình tiến hóa không có loài nào bị đào thải. B. Trong quá trình tiến hóa loài nào thích nghi thì tồn tại. C. Những biến dị cá thể mới có ý nghĩa đối với tiến hóa. D. Những biến dị nào có lợi thì được giữ lại, những biến dị không có lợi thì bị đào thải. Câu 9: Tập hợp nào sau đây không phải là quần thể sinh vật? A. Các cây lim trong rừng Cúc phương. B. Các con ốc bưu vàng trong ruộng lúa. C. Các con tôm sú trong ao. D. Tập hợp các con cá trong ao. Câu 10: Nhận định nào dưới đây không đúng? A. Tất cả các cấp độ tổ chức sống trên quả đất đều là những hệ thống kín. B. Tất cả các cấp độ tổ chức sống trên quả đất đều là những hệ thống mở. C. Tất cả các cấp độ tổ chức sống đều được cấu tạo bởi các đại phân tử prôtêin và axitnuclêic . D. Mọi cấp độ tổ chức sống đều thường xuyên trao đổi chất với môi trường. Câu 11: Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường gây nên. Bố, mẹ bình thường có kiểu gen dị hợp. Xác suất để họ sinh một đứa con trai bình thường là bao nhiêu? A. 3/8. B. 3/4. C. 1/4. D. 1/8. Câu 12: Bản chất của lai tế bào là: A. Sự kết dính của hai tế bào sinh dưỡng trần của hai loài thành một tế bào có hai nhân. B. Sự hòa hợp nhân của trứng và tinh trùng. C. Sự hòa hợp nhân của giao tử đực và giao tử cái. D. Sự hòa hợp nhân và tế bào chất của hai tế bào sinh dưỡng trần của hai loài thành một tế bào lai. Câu 13: Yếu tố nào sau đây làm thay đổi đột ngột tần số alen của một gen trong quần thể? A. di - nhập gen. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Đột biến. D. Các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 14: Trong lai kinh tế, người ta dùng con lai F 1 để làm sản phẩm vì: A. F 1 biểu hiện ưu thế lai cao nhất. B. F 1 có tất cả các cặp gen ở trạng thái dị hợp. C. F 1 có nhiều cặp gen đồng hợp trội. D. F 1 có nhiều cặp gen đồng hợp lặn. Câu 15: Gen cấu trúc của sinh vật nhân thực gồm có: A. Vùng điều hòa đầu gen- vùng mã hóa không liên tục. B. Vùng điều hòa đầu gen- vùng mã hóa liên tục- vùng kết thúc. C. Vùng điều hòa đầu gen- vùng mã hóa không liên tục- vùng kết thúc. D. Vùng điều hòa đầu gen- vùng mã hóa liên tục. Câu 16: Ở lúa tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp. Những quần thể lúa nào sau đây chắc chắn có cấu trúc di truyền đạt trạng thái cân bằng? A. Quần thể lúa có cả thân cao, thân thấp và quần thể lúa thân cao thuần chủng. B. Quần thể lúa cây thân cao và quần thể lúa cây thân thấp. C. Quần thể lúa có cả thân cao, thân thấp và quần thể lúa cây thân thấp. D. Quần thể lúa cây thân thấp và quần thể lúa cây thân cao thuần chủng. Câu 17: Những loại đột biến gen nào sau đây không bao giờ biểu hiện ra kiểu hình? A. Đột biến gen lặn ở tế bào xôma, đột biến thay thế cặp nuclêôtit. B. Đột biến gen lặn ở tế bào xôma, đột biến rơi vào mã thoái hóa. C. Đột biến gây chết, đột biến rơi vào mã thoái hóa. D. Đột biến giao tử, đột biến tiền phôi. Câu 18: Trong chọn giống hiện đại, để tạo giống mới phải kết hợp: A. gây đột biến gen, lai tạo, chọn lọc. B. gây đột biến nhiễm sắc thể, lai tạo, chọn lọc. C. gây đột biến, lai tạo, chọn lọc. D. sử dụng đột biến tự nhiên, lai tạo, chọn lọc. Câu 19: Trên một phân tử mARN có 30% A và 10% U. Xác định tỷ lệ mỗi loại nuclêôtit trên gen tổng hợp nên mARN đó (không tính đoạn intrôn). A. A= T= 20%; G= X= 30%. B. A= T= 40%; G= X= 10%. C. A= T= 10%; G= X= 30%. D. A= T= 30%; G= X= 20%. Câu 20: Nhiệt- ẩm tạo ra vùng sống của sinh vật được gọi là: A. thủy đồ. B. thủy nhiệt đồ. C. nhiệt đồ. D. cả A,B,C đều đúng. Câu 21: Để xác định tần số hoán vị gen trong xây dựng bản đồ di truyền các nhà khoa học thường sử dụng A. phép lai phân tích với ba cặp tính trạng. B. lai thuận nghịch với phép lai hai cặp tính trạng. . C. phép lai phân tích với hai cặp tính trạng. D. lai thuận nghịch với phép lai ba cặp tính trạng. Câu 22: Vì sao một số loài có quan hệ họ hàng gần nhau nhưng lại có nhiều đặc điểm hình thái khác nhau? A. Vì các loài đó không biết bắt chước nhau. B. Vì các loài đó tiến hóa theo hướng phân ly tính trạng. C. Vì các loài đó có phản ứng không giống nhau trong cùng điều kiện sống. D. Vì các loài đó tiến hóa theo hướng đồng quy tính trạng. Câu 23: Theo quan niệm của Menđen: A. Mỗi tính trạng do một cặp gen quy định. B. Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định. C. Mỗi tính trạng do một nhân tố di truyền quy định. D. Mỗi tính trạng do một gen quy định. . ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II TRƯỜNG LƯƠNG VĂN TỤY NĂM HỌC 2 010 -2 011 MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 485 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: . hợp. Xác suất để họ sinh một đứa con trai bình thường là bao nhiêu? A. 3/8. B. 3/4. C. 1/ 4. D. 1/ 8. Câu 12 : Bản chất của lai tế bào là: A. Sự kết dính của hai tế bào sinh dưỡng trần của hai. nhiên. Câu 14 : Trong lai kinh tế, người ta dùng con lai F 1 để làm sản phẩm vì: A. F 1 biểu hiện ưu thế lai cao nhất. B. F 1 có tất cả các cặp gen ở trạng thái dị hợp. C. F 1 có nhiều