1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo án khoa điều dưỡng - MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĂN BỆNH LÝ potx

11 1,2K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 122,19 KB

Nội dung

MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĂN BỆNH LÝ MỤC TIÊU 1- Trình bày được nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn cho người bệnh. 2- Nêu được khái niệm, mục đích, chỉ định của một số chế độ ăn bệnh lý. • 1. Nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn cho người bệnh. • - Đảm bảo chất lượng và tỷ lệ cân đối giữa protid, lipid, glucid, vitamin và muối khoáng. • - Đảm bảo đủ năng lượng. • - Đảm bảo yêu cầu về Protit (trong đó Protid động vật chiếm tối thiểu 30 - 50%, nhiều nhất là 65%). • - Khẩu phần ăn trong ngày cần chia ra làm nhiều bữa, khẩu phần ăn không nên dùng lâu, trả lại chế độ ăn sinh lý càng sớm càng tốt. • - Phải động viên người bệnh ăn uống, không nên ép người bệnh một cách quá mức. • - Đảm bảo chế độ ăn hợp vệ sinh, kích thích vị giác của người bệnh. • 2. MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĂN BỆNH LÝ. • 2.1. Chế độ ăn hạn chế sợi và xơ. • * Thức ăn có chất sợi và xơ: • - Sợi có trong thức ăn động vật như tổ chức liên kết, gân, cơ, sụn. • - Xơ có trong rau củ, vỏ ngoài của tế bào thực vật. • * Tác dụng: • - Tác dụng kích thích co bóp của ống tiêu hoá nhất là đối với nhu động ruột. • - Với những người tổn thương ống tiêu hoá tác dụng kích thích trên thì có hại. • * Tránh chọn thực phẩm sợi, xơ: • - Đậu đỗ, sắn khoai, rau dưa, cải, măng • - Hoa quả có nhiều bã: dưa, lê, táo • * Nên chọn thực phẩm không có sợi, xơ: • - Sữa, trứng bơ. • - Khoai nghiền, rau non. • - Nước ép hoa quả (chanh, cam, chuối) • * Chế biến: • - Rau quả nghiền nhỏ, nấu nhừ. • - Thịt cá hầm nhừ để các sợi biến thành keo lỏng. • - Gạo đã loại cám. • - Không nên rán, không ăn sống. • * áp dụng: • - Người bệnh loét dạ dày, tá tràng. • - Viêm ruột, các tổn thương khác ở ruột. • * Chế độ ăn hạn chế xơ được chia làm 3 loại: • - Hạn chế chặt chẽ: Chỉ ăn sữa, cháo, bột. • - Hạn chế vừa phải: Ăn sữa, cháo, bột thêm trứng khoai nghiền. • - Hạn chế ít: Ăn thêm thịt động vật, chọn nạc, bỏ bì, gân, phải nấu nhừ. • 2.2. Chế độ ăn hạn chế chất béo. • * Đặc điểm chế độ ăn có nhiều chất béo: • - Cung cấp nhiều năng lượng. • - Chế biến khéo sẽ thơm ngon nhưng chóng chán. • - Lâu tiêu. • - Kích thích tiết dịch mật. • * áp dụng chế độ ăn hạn chế chất béo: • - Người bệnh có bệnh gan mật (suy gan, viêm gan, túi mật ). • - Béo phì. • - Bệnh tim mạch. • * Tránh các loại thức ăn: • - Thịt nhiều mỡ, mỡ động vật, thức ăn rán. • - Sôcôla. • - Trứng, gia vị. • * Nên dùng: • - Bột gạo, thịt nạc, cá luộc. • - Dùng dầu thực vật: dầu oliu, dầu vừng, dầu lạc. • - Hoa quả tươi. • 2.3. Chế độ ăn hạn chế Protid. • * Mục đích: • Làm giảm sản phẩm chuyển hoá của Protein là NH3 để tránh hiện tượng tăng urê huyết. • * áp dụng: • - Bệnh viêm cầu thận cấp, suy thận cấp, viêm thận mãn. • - Các hội chứng dẫn đến urê huyết cao: tan huyết, chấn thương, phẫu thuật. • * Không áp dụng: • - Người bệnh có hội chứng thận hư. • - Xơ gan (không chống chỉ định tuyệt đối). • * Chú ý: • - Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều Protid: Thịt, cá, trứng, sữa, ca cao, các thức ăn họ đậu. • - Nên dùng thức ăn có nhiều Glucid (bánh mì, khoai, nước quả, bơ…). • - Tuỳ thuộc mức độ urê huyết cao mà có chế độ ăn hạn chế cho thích hợp. • - Nếu người bệnh tăng urê huyết cấp tính phải giảm Protid xuống 20g - 10g/ngày hoặc bỏ hẳn. • - Nếu urê máu cao mãn tính phải kiểm tra lượng urê thải ra hàng ngày trong nước tiểu, có thể hạn chế vừa phải bằng cách cho ăn từ 40g đến 30g Protid/ngày. • 2.4. Chế độ ăn tăng Protid. • * Mục đích: • - Đảm bảo cung cấp Protid cho cơ thể bù vào lượng Protid đã huy động khi bị bệnh. • * áp dụng: • - Hội chứng thận hư. • - Người bệnh bị các bệnh mãn tính gây suy mòn (lao, nhiễm khuẩn mãn). • - Các bệnh thiếu máu, viêm gan thời kỳ hồi phục. • - Các bệnh ngoại khoa: Gãy xương, sau mổ… • * Không áp dụng: • - Người bệnh suy thận kèm urê huyết tăng. • - Hôn mê gan, suy gan nặng. • * Nên ăn thức ăn: Thịt , cá, tôm, cua • 2.5. Chế độ ăn hạn chế muối. • Mục đích chế độ ăn hạn chế muối: Làm giảm lượng Na đưa vào cơ thể trong lúc cơ thể có hiện tượng ứ đọng Na. • * Hạn chế muối tuyệt đối: • - Thức ăn nấu không có muối. • - Tránh các loại thực phẩm thiên nhiên có sẵn muối (cá biển, sữa, trứng ). • - Nên ăn cháo đường, sữa đậu nành, nước hoa quả. • - Chế độ ăn hạn chế muối tuyệt đối áp dụng cho: • - Người bệnh viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mãn. • - Suy tim nặng. • - Phù cấp tính do các nguyên nhân khác nhau. • * Hạn chế muối tương đối: • - Là loại thức ăn không có muối khi nấu. • - Được dùng các loại thực phẩm thiên nhiên có sẵn muối (tôm, cua, cá biển, rau muống, sữa, trứng). • * Chế độ ăn hạn chế muối tương đối áp dụng cho: • - Người bệnh có phù kéo dài (suy tim nhẹ, thận nhiễm mỡ còn phù nhẹ) • - Người bệnh điều trị bằng corticoid kéo dài. • 2.6. Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường. • 2.6.1. Đặc điểm về chuyển hoá trong bệnh tiểu đường. • Bệnh tiểu đường có nhiều nguyên nhân, nguyên nhân phổ biến là do thiểu năng tuyến tuỵ nội tiết gây nên rối loạn chuyển hoá đường trong cơ thể. • Người bệnh có biểu hiện của tăng đường máu, nước tiểu có đường, đồng thời làm tăng thoái biến Protid, Lipid nên người bệnh gầy nhanh, suy kiệt. • Do không chuyển hoá được đường nên trong chế độ ăn phải thận trọng khi sử dụng thức ăn có Glucid. • 2.6.2. Nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn. • - Đảm bảo vừa đủ số năng lượng cần thiết không nên quá 30 Calo/kg/24 giờ. • - Hạn chế Glucid đến mức tối đa, mỗi ngày chỉ cho người bệnh ăn khoảng 100 gam gạo. • - Tăng mức ăn Protid nhưng không quá nhiều chỉ ăn từ 1 - 1,5g/kg. • - Lipid: hạn chế mỡ động vật • - Đảm bảo tiêu chuẩn Calo: Protid cung cấp 15 - 20% nhu câu năng lượng, Lipid 40 - 45%, Glucid 40%. • - Nên phân bố 1/5 khẩu phần ăn vào buổi sáng, 2/5 vào buổi trưa, 2/5 vào buổi tối. • * Các thức ăn sử dụng: • - Thức ăn không có Glucid: Thịt, cá, trứng, đậu phụ. • - Thức ăn có ít Glucid (3%) như rau tươi, cải bắp, súp lơ, dưa chuột, bầu, bí, giá đỗ • * Các thức ăn cần hạn chế: Gạo, mì, khoai, sắn, các loại đường, các loại hoa quả ngọt … • * Chú ý: • - Hạn chế Gluxid nhưng phải đảm bảo người bệnh ăn đủ, có thể ăn nhiều rau, tăng thịt • - Tuyệt đối không để người bệnh tự ý ăn thêm đường, bột ngoài thực phẩm quy định. [...]... 2.7 Chế độ ăn của người bệnh mổ * ảnh hưởng của việc mổ đối với cơ thể: Mổ gây mất máu, rối loạn điện giải Làm cơ thể tiêu hao năng lượng ảnh hưởng đến hoạt động của bộ máy tiêu hoá (ăn kém, chán ăn) * Chế độ ăn trước mổ: - Khi còn xa ngày mổ cần cho ăn chế độ bồi dưỡng có nhiều Protid, Glucid, nước và Calo - Vài ngày trước mổ: Chế độ ăn không có bã, giảm Calo xuống 1/3 - Ngày mổ: Người bệnh nhịn ăn, ... * Chế độ ăn sau khi mổ: - Giai đoạn chưa thoát hơi (chưa có trung tiện) + Truyền các loại dung dịch muối, đường, huyết tương + Nếu mổ ngoài bộ máy tiêu hoá cho uống nước cháo, nước ép hoa quả + Nếu mổ bộ máy tiêu hoá chỉ cho nhấp ít nước khỏi khô miệng - Giai đoạn đã trung tiện: Chế độ ăn lỏng, ít năng lượng, ít Protid, Glucid, nhiều vitamin và tăng dần số lượng - Giai đoạn hồi phục: Chế độ ăn bồi dưỡng. .. khỏi khô miệng - Giai đoạn đã trung tiện: Chế độ ăn lỏng, ít năng lượng, ít Protid, Glucid, nhiều vitamin và tăng dần số lượng - Giai đoạn hồi phục: Chế độ ăn bồi dưỡng tăng dần năng lượng từ 1.600 - 2.000 - 3.000 Calo Protid từ 1 - 1,5g/kg/24h . người bệnh ăn uống, không nên ép người bệnh một cách quá mức. • - Đảm bảo chế độ ăn hợp vệ sinh, kích thích vị giác của người bệnh. • 2. MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĂN BỆNH LÝ. • 2.1. Chế độ ăn hạn chế sợi và. MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĂN BỆNH LÝ MỤC TIÊU 1- Trình bày được nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn cho người bệnh. 2- Nêu được khái niệm, mục đích, chỉ định của một số chế độ ăn bệnh lý. • 1. Nguyên. khô miệng. • - Giai đoạn đã trung tiện: Chế độ ăn lỏng, ít năng lượng, ít Protid, Glucid, nhiều vitamin và tăng dần số lượng. • - Giai đoạn hồi phục: Chế độ ăn bồi dưỡng tăng dần năng lượng từ 1.600 - 2.000

Ngày đăng: 27/07/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN