Hướng dẫn học viên cách đoán từ mới pptx

6 233 0
Hướng dẫn học viên cách đoán từ mới pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hướng dẫn học viên cách đoán từ mới Trong Tiếng Anh chỉ có khoảng 2. 500 từ được sử dụng hàng ngày và có tới tận 40. 000 đến 60. 000 từ vay mượn và là thuật ngữ chuyên ngành khác nhau. Thực tế cho thấy ngay cả những người bản ngữ cũng rất ít khi sử dụng từ ngữ vay mượn hay thuật ngữ trong cuộc sống thường nhật. Đồng thời trong quá trình học tập giáo viên không có đủ thời gian để dạy hết cho học viên toàn bộ những từ rất ít dùng này. Thực tế này đặt ra một câu hỏi đó là giáo viên cần phải chú trọng dạy cho học viên 2. 500 từ ngữ thông dụng nói trên và dành thời gian giúp học viên tập đoán ý nghĩa của 40. 000 đến 60. 000 từ còn lại như thế nào. Trong mỗi bài học, học viên luôn gặp phải rất nhiều từ mới. Do đó nếu giáo viên dành thời gian dạy toàn bộ số lượng từ mới đó thì sẽ không thể có đủ thời gian để dạy các nội dung khác như ngữ pháp và 4 kĩ năng như nghe, nói, đọc, viết. Ngoài ra trí nhớ của con người có hạn và người giáo viên khó có thể giúp học viên nhớ được toàn bộ số từ mới và vận dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày. Hơn thế, học viên sẽ luôn có cảm giác mình đang học một cách thụ động vì lúc nào cũng cần có sự hướng dẫn cụ thể của giáo viên. Một số học viên tự rút ra cho mình cách đoán từ mới một cách hiệu quả song không phải học viên nào cũng làm được điều đó. Do vậy giáo viên cần hướng dẫn cho học viên cách đoán từ mới trong những tình huống khác nhau. Trong quá trình dạy kỹ năng đọc, hơn ai hết người giáo viên phải là người xác định xem trong số những từ mới đó từ nào học viên cần phải học một cách chủ động, từ nào học viên có thể đoán được trong ngữ cảnh của câu và từ nào học viên nên bỏ qua trong khi làm bài. Để làm được điều này, giáo viên cần xem xét vai trò của từ mới trong câu cũng như mức độ khó của chúng so với trình độ của học viên. Nếu từ mới đóng vai trò là từ chốt, từ khoá trong câu thì giáo viên cần phải dạy một cách chủ động tức là giáo viên phải tuân theo các bước dạy một từ mới. Từ mới ấy vô cùng quan trọng trong câu nhưng lại khó đối với học viên thì giáo viên cần chú giải hay nói nghĩa Tiếng Việt ngay cho học viên. Nếu từ mới ấy không quan trọng nhưng lại không đến mức quá khó thì giáo viên nên khuyến khích học viên đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh của câu. Trường hợp từ mới đó không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa của câu đồng thời lại khó so với trình độ của học viên thì cách tốt nhất giáo viên nên làm là để học viên bỏ qua từ mới này. Vậy giáo viên cần giúp học viên đoán từ mới bằng cách nào? Trước hết hãy yêu cầu học viên xem xét liệu từ mới ấy có xuất hiện lại trong bài đọc hay không? Nếu có thì giáo viên cần hướng dẫn học viên so sánh cách dùng của từ mới trong ngữ cảnh ấy. Thực tế, học viên có thể đoán được từ loại của từ mới ấy thông qua những dấu hiệu dễ thấy. Chẳng hạn như từ mới thuộc từ loại động từ nếu nó được kết thúc bằng các đuôi “ed”, “ing” hoặc “s” và trước từ mới là các trợ động từ như “is”, “can”, “have”, ”has”, “does”, “do”, “did”, etc. Từ mới thuộc từ loại trạng từ nếu kết thúc bằng đuôi “ly” và từ mới thuộc từ loại danh từ nếu đứng trước nó là mạo từ hay các từ chỉ lượng. Học viên có thể nhận biết được danh từ riêng nếu như nó được viết hoa. Nhìn chung trạng từ và tính từ có thể được nhận biết thông qua vị trí của chúng ở trong câu và học viên có thể bỏ qua chúng vì trạng từ và tính từ về cơ bản không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa của câu. Một điều quan trọng khi đoán từ mới là học viên phải đọc đi đọc lại các từ trước và sau từ mới. Một số học viên thường có thói quen dừng lại khi họ gặp từ mới. Đây là một thói quen mà học viên cần phải thay đổi vì manh mối giúp chúng ta đoán được ý nghĩa của từ mới chính là 5 đến 10 từ đứng trước hoặc sau nó. Do đó, giáo viên cần hướng dẫn học viên đọc các từ xuất hiện xung quanh từ mới vô cùng cẩn thận. Sau đó giáo viên cần phải kiểm tra sự phỏng đoán của học viên bằng cách đặt câu hỏi về từ loại cũng như ý nghĩa của từ mới thông qua các từ đồng nghĩa hay thành phần tiền tố hay hậu tố của chúng. Quá trình tập đoán từ mới không phải đã có kết quả ngay trong chớp mắt. Vì thế học viên rất cần có sự động viên, khuyến khích và đánh giá kịp thời của giáo viên. Source: Đỗ Tình . trình độ của học viên thì cách tốt nhất giáo viên nên làm là để học viên bỏ qua từ mới này. Vậy giáo viên cần giúp học viên đoán từ mới bằng cách nào? Trước hết hãy yêu cầu học viên xem. sự hướng dẫn cụ thể của giáo viên. Một số học viên tự rút ra cho mình cách đoán từ mới một cách hiệu quả song không phải học viên nào cũng làm được điều đó. Do vậy giáo viên cần hướng dẫn. liệu từ mới ấy có xuất hiện lại trong bài đọc hay không? Nếu có thì giáo viên cần hướng dẫn học viên so sánh cách dùng của từ mới trong ngữ cảnh ấy. Thực tế, học viên có thể đoán được từ loại

Ngày đăng: 27/07/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan