HỆ THỐNG PHÂN PHỐI XI MĂNG KHÔNG BAO bì

5 435 2
HỆ THỐNG PHÂN PHỐI XI MĂNG KHÔNG BAO bì

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 HỆ THỐNG PHÂN PHỐI XI MĂNG KHÔNG BAO BÌ 1. Khái quát: Hiện nay, ở khu vực ĐBSCL thị trường xi-măng cạnh tranh rất mạnh, mỗi đơn vị cung cấp xi-măng đều có hệ thống phân phối với những ưu điểm riêng nhằm phục vụ tốt nhất cho khách hàng của mình. Với vị trí địa lý thuận lợi lại nằm ở trung tâm thành phố Cần Thơ thì việc xây dựng hệ thống phân phối xi-măng không dùng bao bì 50kg thông thường, đề cập ở đây là dùng bồn kim loại sử dụng nhiều lần để giao xi-măng bột đến tận người sử dụng sẽ đem đến cho người mua khá nhiều lợi ích nên sẽ tăng đáng kể sức cạnh tranh của sản phẩm. 2. Mục đích: Việc xây dựng được hệ thống phân phối xi măng dùng bồn kim loại như vậy sẽ giúp công ty đạt được nhiều muc tiêu, cụ thể như sau: • Giảm giá thành, giảm được giá bán cho người tiêu dùng ít nhất 80.000 đồng/tấn. • Góp phần quan trọng vào việc gìn giữ môi trường vì thay thế hoàn toàn bao bì đựng xi-măng chỉ sử dụng 1 lần. • Bảo quản xi-măng trong quá trình lưu thông cũng như tại công trường tốt hơn. • Giảm nhân công tại công trường. 3. Tính năng kỹ thuật: Hệ thống phân phối xi-măng trên dựa trên nền tảng là bồn chứa sử dụng nhiều lần thay cho bao bì chỉ sử dụng một lần. Vì vậy, về tính năng kỹ thuật, bồn chứa xi-măng được thiết kế phải đáp ứng các yêu cầu sau: • Yêu cầu sử dụng: Chắc chắn phải đảm bảo tính năng chứa xi-măng như bao bì thông thường, thậm chí phải tốt hon. • Yêu cầu hiệu quả kinh tế: Giá thành thấp và độ bền khá cao nhằm bảo đảm trích khấu hao trên mỗi tấn sản phẩm thấp, từ đó sẽ giảm được chi phí lưu thông sản phẩm. • Yêu cầu gọn gàng: bồn chứa gọn gàng sẽ giúp xi-măng lưu thông dễ dàng đến mọi công trình và giảm được chi phí vận tải. • Yêu cầu thẩm mỹ: Do lưu thông trên đường nên tính thẩm mỹ cũng quan trọng. 2 Từ các yêu cầu trên, bồn chứa xi-măng Tây Đô được chia theo 02 loại: Loại cố định (unportable silo) và loại di dộng (portable silo). Loại cố định có kích thước lớn, 10 khối, có thể chứa trên 10 tấn xi-măng. Loại di động nhỏ, để tiện trong vận chuyển có thể tích 1 khối, chứa trên 01 tấn xi-măng. 3.1. Bồn 10 m 3 : (xem hình phối cảnh) Bồn hình trụ, đường kính 2,2m, bồn được đặt cố định tại công trường. xi-măng được chở bằng xe hoặc sà lan chuyên dụng đến và bơm vào. Vì vậy, bồn có lọc bụi để dúng cho việc bơm xi-măng, van xả đường kính 168mm để lấy xi-măng ra, độ nghiêng 3 đáy đủ dốc để xi-măng tự chảy, có tay quay để khuấy tơi để kích xi-măng tự chảy (thay cho bộ sục khí). Đến thời điểm này, bồn loại này đã sử dụng thử và hiện đang phục vụ tại các công trường như huyện Cờ Đỏ, trường Cao đẳng Cần thơ, cầu ở Vũng Liêm. Sau gần 03 tháng sử dụng, những ưu điểm và các vấn đề phát sinh như sau: Ưu: Xi-măng giao đến công trường giảm khoảng 80.000 đồng/tấn so với xi-măng sử dụng bao bì PP. Bồn được đặt gần nơi làm việc mà không phải sợ lún. Bảo quản, gìn giữ xi-măng ở công trường thuận lợi hơn. Giảm một phần nhân công. Vấn đề phát sinh: • Chỉ sử dụng được ở các công trình lớn, giao thông thuận lợi. • Có thêm yêu cầu sử dụng nhanh để tăng hiệu quả sử dụng bồn, 04 tấn/01bồn/01 tháng. • Phát sinh nhiều bụi khi bơm nạp xi-măng (xử ký tạm bằng việc dùng bao ướt trùm lên lọc bụi) • Hay gặp khó khăn xả xi-măng, nhất là lúc bắt đầu. Khi qua đêm, xi-măng bị dồn nén lên van xả nên phải quay cánh khuấy , trung bình khoảng 04 xô thì chảy bình thường. • Không định lượng chính xác xi-măng sử dụng: Giải pháp là dùng xô có vạch định lượng hoặc sử dụng thùng bê loại cao, khi xi-măng đầy ngang vạch xô hoặc thùng bê là tương đương 25kg. Cung cấp thêm cân 50kg. • Không biết chính xác còn bao nhiêu xi-măng trong bồn: Hiện công nhân gõ vào bồn để biết còn nhiều xi-măng hay không. Kỹ sư tại công trường đề nghị lắp kính quan sát. • Không kiểm tra được nhà cung cấp giao xi-măng có đủ hay không. Nhìn chung các vấn đề phát sinh trên đều có thể khắc phục tốt nên với ưu thế có được thì nhà thầu vẫn chấp nhận sử dụng. Hiệu quả kinh tế: So với xi-măng bao thông thường, với các điều kiện giao hàng đến tận công trình như nhau thì loại bồn 10k sẽ giảm chi phí bao bì (20 bao/tấn) và phí đóng bao. Nhưng tăng chi phí vận tải, chi phí khấu hao do đầu tư bồn, chi phí giao bồn, chi phí bảo dưỡng bồn, tổng cộng khoảng 60.000 đồng/tấn. Trường hợp trên tính cho tần suất sử dụng 40 tấn/bồn10k/tháng. 4 3.2. Bồn 1m 3 : Nhằm bù đắp vấn đề của loại bồn 10 khối. bồn 01 khối có kích thước nhỏ và giao đến công trình nhỏ như nhà dân … Bồn 01 khối làm bàng kim loại có khối lượng bì khoảng 200kg, khi chứa 01 tấn xi-măng thì trọng lượng toàn phần khoảng 1,2 tấn, sử dụng xe cẩu tải để giao hàng. Bồn có cửa nạp liệu tương thích với vòi xuất xá của công ty, hộp vích tải quay tay để lấy xi-măng ra. Kích thước bao: dài x rộng x cao = 1,2m x 0,9m x 2m Nạp xi-măng từ vòi xả ở Công ty, cân khối lượng bằng cân treo móc trên cần cẩu của xe cẩu tải, niêm phong tương tự niêm phong của xe chở xá. Giao hàng bằng xe cẩu tải có tải trọng từ 1,5 tấn trở lên, khi sử dụng xong, xe cẩu tải chở vỏ về, tiếp tục quy trình nạp xi-măng. Đến đầu tháng 10/2013 sẽ sử dụng thử lô 20 bồn 01 khối đầu tiên. Các ưu nhược điểm như sau: Ưu: Giảm giá được khoảng 50.000 đồng/tấn. Linh động, gọn nên giao hàng đến hầu hết các công trình. Nhược: • Mặc dù gọn nhẹ hơn nhưng phải dùng cẩu tải nên vẫn không so dược với bao bì 50kg. • Phải có thêm điều kiện sử dụng nhanh để tăng hiệu quả sử dụng bồn, thông thường yêu cầu dùng trong 05 ngày. • Tăng chi phí vận tải khoảng 30%: trong đó 20% chi phí từ khối lượng bồn và 10% thu hồi bồn và dùng cẩu tải. Dự kiến chi phí vận chuyển từ nhà máy về trung tâm TP Cần thơ khoảng 110.000 đồng/tấn so với 80.000 đồng/tấn nếu là xi-măng bao. Chi phí cân nạp không đáng kể. Hiệu quả kinh tế: So với xi-măng bao thông thường, với các điều kiện giao hàng đến tận công trình như nhau thì loại bồn 1k sẽ giảm chi phí bao bì (20 bao/tấn) và phí đóng bao. Nhưng tăng chi phí vận tải, chi phí khấu hao do đầu tư bồn, chi phí bảo dưỡng bồn, tổng cộng khoảng 90.000 đồng/tấn. Trường hợp trên tính cho tần suất sử dụng 4 tấn/bồn1k/tháng. 5 4. Xu hướng phát triển trong thời gian tới Hệ thống phân phối xi-măng xá không bao bì như trên đạt được 02 mục tiêu rất quan trọng, đó là giảm được giá bán đến người sử dụng và gìn giữ môi trường (vì không dùng bao bì) nên chắc chắn sẽ phát triển được trong tương lai. Các vấn đề phát sinh như đề cập trên không phải là nhược điểm chết người để có thể dừng dự án. Khi hệ thống hoạt động ổn định các vấn đề sau đây có thể tiếp tục được cải tiếp nhằm tăng tính hiệu quả của hệ thống: • Trọng lượng của bồn 1k có thể được cải tiếp nhẹ hơn, thí dụ như làm bằng vật liệu composite hoặc vật liệu khác, hoặc cũng làm bằng vật liệu kim loại nhưng giảm các chi tiết không cần thiết. Khi đó chi phí đầu tư và vận chuyển sẽ giảm. • Kích thước có thể gọn hơn nhất là chiều cao bồn 1k có thể được cải tiếp thấp hơn nhiều, khi đó tính lưu thông sản phẩm sẽ tăng lên đáng kể. • Cả hai loại bồn có thể cải tiến thêm phần đầu liệu ra nhằm tạo thuận lợi thêm cho người sử dụng. Tăng cường thêm các tiện ích như xô định lượng, cân, xe nâng, xe đẩy nhằm bổ sung thêm tính năng còn thiếu so với xi-măng bao thông thường như tính định lượng sẳn (50kg), tính gọn nhẹ (như người khiêng từ trước ra sau nhà …) . 1 HỆ THỐNG PHÂN PHỐI XI MĂNG KHÔNG BAO BÌ 1. Khái quát: Hiện nay, ở khu vực ĐBSCL thị trường xi- măng cạnh tranh rất mạnh, mỗi đơn vị cung cấp xi- măng đều có hệ thống phân phối với. gian tới Hệ thống phân phối xi- măng xá không bao bì như trên đạt được 02 mục tiêu rất quan trọng, đó là giảm được giá bán đến người sử dụng và gìn giữ môi trường (vì không dùng bao bì) nên chắc. phố Cần Thơ thì việc xây dựng hệ thống phân phối xi- măng không dùng bao bì 50kg thông thường, đề cập ở đây là dùng bồn kim loại sử dụng nhiều lần để giao xi- măng bột đến tận người sử dụng

Ngày đăng: 27/07/2014, 14:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan