ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC SINH LẦN I TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG PHÚ THỌ potx

6 361 1
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC SINH LẦN I TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG PHÚ THỌ potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG PHÚ THỌ MÔN THI: SINH HỌC NĂM HỌC: 2010 - 2011 Câu 1. a. Giải thích vì sao 2 phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ? b. Tế bào lưỡng bội của ruồi giấm có ( 2n = 8) có khoảng 2,83 x10 8 cặp nuclêotit. Nếu chiều dài trung bình của nhiễm sắc thể ruồi giấm ở kì giữa dài khoảng 2 micromet, thì nó cuộn chặt lại và làm ngắn đi bao nhiêu lần so với chiều dài kéo thẳng của phân tử ADN? Câu 2. a. Vì sao nói cấu trúc ADN 2 mạch trong tế bào của sinh vật bậc cao có sinh sản hữu tính chỉ ổn định tương đối? (Giả sử không có đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể xảy ra) b. Trong 3 loại ARN thì tARN khi thực hiện chức năng sinh học thường xoắn lại. Cho biết ý nghĩa của hiện tượng đó? Câu 3. a. Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa thể dị bội và thể đa bội? b. Quá trình phát sinh giao tử của một loài động vật lưỡng bội (2n): Ở giới cái, một số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể số 5 không phân li trong giảm phân I; ở giới đực giảm phân diễn ra bình thường. Sự kết hợp tự do giữa các loại giao tử có thể tạo ra các loại hợp tử có bộ nhiễm sắc thể như thế nào? Câu 4. a. Bằng phương pháp nghiên cứu nào Menđen đã phát minh ra quy luật di truyền? Cặp nhân tố di truyền mà Menđen thường gọi thì ngày nay di truyền học chỉ rõ là gì? b. Hình thức sinh sản nào có thể tạo ra biến dị tổ hợp? Nêu ý nghĩa của biến dị tổ hợp? Câu 5. a. Ở người bệnh bạch tạng do alen a gây ra, alen A qui định người bình thường. Trong 1 gia đình bố mẹ bình thường sinh con trai đầu lòng bị bệnh. Xác suất bị bệnh của đứa con thứ hai là bao nhiêu? b. Nếu các alen của cùng 1 gen không có quan hệ trội - lặn hoàn toàn mà là đồng trội (mỗi alen biểu hiện kiểu hình của riêng mình) thì quy luật phân li của Menđen có còn đúng hay không, giải thích? Hai alen thuộc cùng 1 gen có thể tương tác với nhau hay không, giải thích? Câu 6. a. Liên kết gen đem lại lợi ích và gây những bất lợi gì cho loài? b. Các loài sinh vật có cơ chế gì để giảm thiểu những bất lợi do hiện tượng liên kết gen? Giải thích? Câu 7. a. Giải thích vì sao tự thụ phấn và giao phối cận huyết dẫn đến thoái hoá giống? Tại sao ở chim bồ câu giao phối cận huyết lại không gây thoái hoá? b. Vì sao dùng phương pháp lai tạo và gây đột biến nhân tạo lại có hi vọng tạo ra giống mới? Câu 8. a. Nêu các mối quan hệ sinh học có thể có giữa các sinh vật trong quần xã sinh vật? b. Điểm khác biệt của dòng vật chất và dòng năng lượng qua chuỗi thức ăn là gì? Câu 9. Nghiên cứu hệ sinh thái rừng nhiệt đới người ta thấy có cấu trúc phân tầng. Nêu nguyên nhân và ý nghĩa của sự phân tầng đó đối với hệ sinh thái rừng nhiệt đới? Câu 10. Khi lai 2 thứ lúa thuần chủng với nhau được F 1 . Cho F 1 lai với nhau được F 2 gồm 10880 cây, trong đó có 6120 cây thân cao, hạt gạo đục. Biện luận, viết sơ đồ lai từ P đến F 2 .Cho biết alen A quy định thân cao; alen a quy định thân thấp; alen B quy định hạt đục; alen b quy định hạt trong) Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh Phòng thi SBD SỞ GD & ĐT ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC ĐÁP ÁN TUYỂN SINH VÀO LỚP 1O NĂM HỌC 2011 -2012 MÔN: SINH HỌC Câu Nội dung Điểm 1 a. Hai phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ vì quá trình tự sao diễn ra: - Theo nguyên tắc bổ sung, nghĩa là các Nucleotit trên mạch khuôn kết hợp với các nucleotit tự do: A liên kết với T hay ngược lại, G liên kết với X hay ngược lại - Theo nguyên tắc giữ lại một nửa: mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được tổng hợp mới b. - Chiều dài của bộ NST của ruồi giấm là : 2,83 x 10 8 x 3,4A 0 = 9,62 x 10 8 (A 0 ) - Chiều dài trung bình 1 ADN của ruồi giấm là : (9,62 x 10 8 ) : 8 = 1,2 x 10 8 A 0 ……… - Vậy NST đã cuộn chặt với số lần là: (Biết 2µm = 2 x 10 4 A 0 ) (1,2 x 10 8 A 0 ) : ( 2 x 10 4 A 0 ) = 6013 lần…………………………………………… 0,25 0,25 0,25 0,25 2 a. ADN ổn định tương đối vì : - Vì gen có thể bị đột biến (đột biến gen) -> Thay đổi cấu trúc ADN - Ở sinh vật bậc cao hầu hết ADN nằm trong cấu trúc NST, mà các NST cùng cặp tương đồng thường trao đổi đoạn trong kì đầu giảm phân I làm thay đổi cấu trúc ADN b. Ý nghĩa: - Tạo thành nhiều đoạn xoắn kép tạm thời theo nguyên tắc bổ xung (A – U, G – X) …………… - Tạo nên các tARN có hai bộ phận đặc trưng đó là bộ 3 đối mã và đoạn mang axit amin tương ứng………………………………………………………………………………… 0,25 0,25 0,25 0,25 3 a. Khác biệt cơ bản giữa thể dị bội và thể đa bội là : - Thể dị bội: có sự thay đổi số lượng NST( tăng hoặc giảm) xảy ra ở 1 hoặc 1 số cặp NST. - Thể đa bội: Có sự thay đổi số lượng NST ( chỉ có tăng) xảy ra ở tất cả các cặp NST…… b. - Giới cái có thể tạo ra các loại giao tử (n, n + 1, n - 1), giới đực cho giao tử (n)…………. - Các loại hợp tử: 2n, 2n + 1, 2n – 1……………………………………………………… 0,25 0,25 0,25 0,25 4 a. * Phương pháp nghiên cứu: Phân tích các thế hệ lai……………………………… …… (Không cần phải nêu nội dung cụ thể của phương pháp) * Cặp nhân tố di truyền Menden giả định ngày này được gọi là cặp gen (Cặp alen)…… b. * Biến dị tổ hợp được phát sinh thông qua hình thức sinh sản hữu tính……………… * Ý nghĩa của biến dị tổ hợp: Cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống……… 0,25 0,25 0,25 0,25 5 a. P: Bố (Aa) x Mẹ (Aa) G: 50% A; 50% a 50% A; 50% a F1: 25% AA: 50% Aa : 25% aa -> Xác suất bất kì đứa con ở lần sinh nào cũng là:25% * QLPL của Menđen. - Vẫn đúng………………………………………………………………….……………… - Vì : Quy luật phân li của Menđen chỉ sự phân li của các alen mà không nói về sự phân li của tính trạng…………………………………………………………………………… * 2 alen của cùng 1 gen: 2 alen có thể tương tác với nhau theo kiểu trội - lặn hoàn toàn hoặc trội không hoàn toàn hoặc đồng trội. …………………………………………………………………………… 0,25 0,25 0,25 0,25 6 a. - Lợi ích: Giúp duy trì các tổ hợp gen thích nghi đặc trưng cho loài - Bất lợi: Khi có những gen đột biến bất lợi di truyền liên kết với những gen có lợi khác làm giảm giá trị thích nghi của cá thể. Mặt khác tính có lợi hay có hại của một gen nào đó đặc biệt là các gen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen, phụ thuộc vào điều kiện môi trường, trong tổ hợp gen này nó có thể có hại nhưng trong tổ hợp gen đó nó có thể có hại. => Liên kết gen có thể làm giảm khả năng thích nghi của sinh vật khi điều kiện môi trường thay đổi. b. - Cơ chế giảm thiều bất lợi: xuất hiện sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các NST trong cặp nst tương đồng tại kì đầu của giảm phân I để làm tăng số loại giao tử có thể có - Những gen có hại qua trao đổi chéo có thể được loại bỏ khỏi nhóm liên gen liên kết bởi chọn lọc tự nhiên 0,25 0,25 0,25 0,25 7 a. * Giải thích: Khi tự thụ phấn và giao phối cận huyết qua các thế hệ thì làm cho kiểu gen dị hợp giảm dần, kiểu gen đồng hợp tăng dần -> các alen lặn có hại sẽ được biểu hiện -> Gây thoái hoá giống * Ở chim bồ câu không thoái hoá vì: chúng mang kiểu gen đồng hợp không gây hại… b. Lai tạo và gây đột biến nhân tạo có thể tạo ra giống mới vì: - Lai tạo -> Tạo biến dị tổ hợp … ……………………………… ………… …………… - Gây đột biến nhân tạo -> Tạo biến dị đột biến …………………………………….…… 0,25 0,25 0,25 0,25 8 a. Hệ thống các môi quan hệ sinh vật có thể có: - Quan hệ cùng loài: Gồm quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh - Quan hệ khác loài: Gồm quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch b. Sự khác biệt - Dòng vật chất qua chuỗi thức ăn có thể được tuần hoàn trở lại - Dòng năng lượng qua chuỗi thức ăn đi theo 1 chiều (không tuần hoàn trở lại) 0,25 0,25 0,25 0,25 9 * Nguyên nhân của sự phân tầng: - Do sự phân bố của các nhân tố sinh thái không giống nhau……………………………. - Mỗi loài sinh vật thích nghi với các điều kiện sống khác nhau………………………… * Ý nghĩa sự phân tầng: - Tăng khả năng sử dụng nguồn sống………………………… …………………………. - Giảm sự cạnh tranh giữa các quần thể trong hệ sinh thái……………………………… 0,25 0,25 0,25 0,25 10 Biện luận, viết sơ đồ lai: - Xét tỷ lệ phân ly kiểu hình F2 + Cây cao hạt gạo đục ở F2 chiếm 6120/10880 = 0,5625 = 9/16 + F2 có 16 tổ hợp giao tử = 4 x 4 ->F1dị hợp 2 cặp gen là AaBb (Cây cao,hạt gạo đục) -> kiểu gen P: Hoặc AABB x aabb hoặc AAbb x aaBB………………………… - Sơ đồ lai P -> F2 P: AABB (Cao, đục) x aabb (Thấp, trong) F1: AaBb (Cao, đục) hoặc P: AAbb (Cao,trong) x aaBB (Thấp, đục) F1: AaBb (Cao, đục) ……………………………… F1 x F1: AaBb (Cao, đục) x AaBb(Cao, đục) G : AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab F2: 9 kiểu gen: 1AABB: 2AABb:2AaBB: 4AaBb: 1Aabb: 2Aabb :1aaBB: 2aaBb:1aabb 4 kiểu hình : 9 cao, đục ; 3 cao, trong; 3 thấp, đục; 1thấp, trong 0,25 0,25 0,25 0,25 TỔNG 10 đ …………………………………………………Hết……………………………………………… …. . ĐỀ THI THỬ Đ I HỌC LẦN I TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG PHÚ THỌ MÔN THI: SINH HỌC NĂM HỌC: 2010 - 2011 Câu 1. a. Gi i thích vì sao 2 phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đ i l i giống. làm giảm khả năng thích nghi của sinh vật khi i u kiện m i trường thay đ i. b. - Cơ chế giảm thi u bất l i: xuất hiện sự tiếp hợp và trao đ i chéo giữa các NST trong cặp nst tương đồng t i. phương pháp lai tạo và gây đột biến nhân tạo l i có hi vọng tạo ra giống m i? Câu 8. a. Nêu các m i quan hệ sinh học có thể có giữa các sinh vật trong quần xã sinh vật? b. i m khác biệt của dòng

Ngày đăng: 27/07/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan