Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 30 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
30
Dung lượng
260,37 KB
Nội dung
Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương Dam Bo Miền đất huyền ảo (Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương) Phần V Người Stiêng đi săn - trong một xứ sở thú săn phong phú như rừng núi Stiêng, đương nhiên người dân tận dụng nó cho bếp ăn của mình. Người Stiêng chẳng hề từ; chẳng ngại nhọc nhằn trong chuyện này, họ giành phần lớn thời gian của mình để đi săn và đánh cá. Họ chẳng hề có vũ khí hiện đại, nhưng sự khéo léo và tài năng của họ bù đắp cho họ nhiều đến mức không một người đi săn châu Âu nào có thể thi tài săn bắn nổi với anh chàng Stiêng mưu mẹo chỉ có mỗi cái ná. Cái ná này là vật quý nhất của họ, cho nên họ giành cho công việc chế tạo nó một sự chăm sóc thật chu đáo. Ðể làm ná, họ chọn lấy thứ gỗ vàng, cứng và đàn hồi mà họ nạo rất lâu, rồi sấy khô nhiều tháng trên giàn bếp. Cuối cùng họ phủ cho nó một màu gỗ anh đào rất đẹp, đánh Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương bóng, chà xát. Nếu người Stiêng may mắn giết được một con thú trong lần đi săn đầu tiên với chiếc ná mới của mình, anh ta sẽ lấy lông và máu con thú trang trí lên đầu ná "Söna sa pai mat"("ná ăn nhiều thịt") anh ta bảo vậy. Ðôi khi người Stiêng tẩm độc các mũi tên của mình; chất độc được dùng là nhựa một loại cây lớn có vỏ trắng. Họ chém một số nhát trên thân cây, hứng lấy nhựa trong một ống tre, và sau khi nấu rất lâu, tạo ra được một thứ thuốc dẻo ít ngày sau sẽ cứng lại. Chất thuốc độc có thể sử dụng nhiều lần này sau nhiều năm vẫn giữ nguyên hiệu lực. Nó vô hại đối người ăn thịt con thú bị bắn, với điều kiện phải nhanh chóng khoét tách thịt quanh chỗ vết thương ra. Ná cầm tay, tên đựng trong một cái bao bằng tre, người thợ săn lên đường đi tìm con mồi. Khi vừa thoáng nhìn thấy hay nghe thấy nó từ xa, anh lắng nghe gió để nhận ra phương hướng, vì kinh nghiệm lâu dài đã dạy cho anh rằng chỉ có thể đến gần con vật băng cách đi dưới gió. Nếu không có gió có thể nhận ra được, thì ngọn khói thuốc của anh sẽ khẳng định sự nghi ngờ của anh, hoặc nữa anh lấy con dao cạo nhẹ vào móng tay cho rơi xuống một chút bụi nhẹ mà độ chếch khi rơi xuống sẽ cho anh biết hướng gió. Sau tất cả những thận trọng đó, anh từ từ tiến lên từ Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương lùm cây này sang lùm cây khác để tránh đánh động các giác quan của con vật đa nghi, mắt vẫn không lúc nào rời nó. Khi con vật vừa cúi xuống gặm cỏ, anh tiến lên một hay hai bước; nó ngẩng đầu lên để nhai, anh liền thụp đầu xuống tránh; khi nó bứt mấy cái lá cây gây một ít tiếng động, anh liền lợi dụng để tiến đến mỗi lúc một gần hơn. Kẻ này làm việc, thì kẻ kia nghỉ. Bằng các chiến thuật đó, người thợ săn Stiêng tiến đến cách con vật mươi bước chân; anh chỉ bắn khi chắc ăn. Anh đuổi theo con vật bị thương hết sức nhanh. Máu đổ ra dẫn dường cho anh và cho anh biết tình trạng nặng nhẹ của vết thương. Mọi con vật, nhất là voi, khi bị trúng tên thuốc độc, luôn chạy về phía có nước, ao hồ hay sông. Ðấy là nơi nó đổ xuống nếu thuốc độc đủ mạnh và mũi tên đâm sâu. Ðôi khi mũi tên đâm trúng một bộ phận hiểm yếu và con vật gục ngay tại chỗ; người thợ săn chỉ còn việc kết liễu nó bằng chiếc xà-gạc, mà anh ta dùng để mổ thịt nó tại chỗ. Nếu con vật chỉ bị thương nhẹ, chạy được sâu vào trong một lùm cây, người thợ săn có nguy cơ mất hút con mồi, khi đó anh sẽ quay lại sau với đàn chó của mình để tìm dấu. Giống chó mọi, rất giỏi săn, thường được dùng để dồn con mồi. Khi người Stiêng đốt các lớp cỏ cao trong núi, bọn nai chạy tứ tung; đám chó đuổi theo Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương và tìm cách dồn chúng xuống thung lũng nơi người ta đã đón sẵn; con vật bị săn đuổi, theo bản năng đâm bổ xuống nước và rơi vào tay những người thợ săn trang bị xà-gạc. Chỉ với cái xà-gạc đơn giản của mình, người Stiêng chẳng hề sợ đi tấn công một con bò rừng cô độc to tướng; không hiếm khi thấy họ cắt cổ nó và trở về nhà với tảng thịt trên vai. Người Stiêng lướt qua các bụi rậm và các đám cỏ cao giống như những con rắn mà họ đã quan sát kỹ kỹ thuật; nếu cần họ bò đi rất lâu, và đến thật gần, họ giang tay phang cho con vật một vố mãnh liệt bằng cái công cụ-vũ khí của họ và chặt đứt một kheo chân của nó. Con bò rừng nhảy lồng lên dữ tợn và tiêu tốn sức lực trong một cuộc tẩu thoát vô vọng trên ba chân. Người thợ săn, mỗi lúc càng thêm hăng, bám sát con vật đang chạy trốn không cho nó được một giây ngừng nghỉ; anh lợi dụng lúc thuận lợi, chém tiếp kheo chân khác của nó. Bây giờ thì con vật đã thuộc về anh ta; mặc cho nó quỵ xuống trên hai chân trước, ngửng cao đầu, dáng đe dọa, phì những luồng hơi ra hai lỗ mũi, nó đành phải gục xuống. Anh chàng Stiêng chiến thắng chọc tiết nó, thui luôn, chén một bữa ngon tại chỗ và trở về nhà, tiếp tế cho người thân và báo tin vui cho cả làng. Con mồi hạ được trong săn bắn bao giờ cũng tốn nhiều mồ hôi mệt Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương nhọc hơn, còn con mồi bắt được bằng bẫy cũng chẳng kém ngon nên chẳng kém giá trị.Trong kiểu đi săn thứ hai này, người Stiêng cũng khéo léo như trong kiểu thứ nhất. Loại bẫy thông thường nhất là một chiếc dáo dấu kín trong một bụi rậm và gắn vào đầu một cành cây lực lưỡng uốn cong được giữ bằng một cái cò vừa chắc vừa nhẹ. Một con thú nhỏ nhất, chạm phải cái cò, đủ làm cho chiếc dáo phóng vụt ra và đâm một phát khủng khiếp. Một sợi dây rừng nhỏ được buộc một đầu vào cái cò, đầu kia vào một cái cọc. Sợi dây rừng sẽ làm cho chiếc dáo phóng ra đó, được giăng ngang toàn bộ mặt đường, ngang tầm thân con vật định đánh. Nai, lợn rừng đi qua đó không thể không chạm vào sợi dây tử thần kia và ngọn dáo bao giờ cũng đâm xuyên vai nó. Một loại bẫy khác tương tự được dùng để bắt loại thú bốn chân chuyên leo trèo; nó được ghép vào thân cây ngang tầm người đứng; một miếng gỗ đặt nghiêng, từ dưới đất lên cây, dùng làm một chiếc thang đánh lừa. Ở đầu cái thang ấy là một sợi mây có một nút thòng lọng. Trên chiếc nút ấy có một cái que nhỏ đặt ngang dùng để giữ cái cò của bẫy. Khi cò lật, nút thòng lọng sẽ siết cổ con vật, vì miếng gỗ nặng dùng làm thang kéo mạnh nó xuống phía dưới. Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương Ở vùng người Stiêng còn có một loại bẫy khác, kỳ lạ nhất trong các loại bẫy ta có thể gặp. Trong xứ sở hoang dã này, thường có nhiều khu rừng thưa; ở đây, trên hàng chục cây số, người Stiêng bố trí một rào ngăn gồm một loạt những chiếc bẫy mang những khối đá nặng sẽ đổ xuống khi chạm vào cả một hệ thống đòn bẫy phức tạp. Người thợ săn chỉ cần ngồi đợi sẵn trên cây, chờ cho con vật chạm bẫy sẽ bị đè nát. Sau mùa thu hoạch, khi các mang cung không còn bẫy được thú nữa, và vào cuối mùa khô, khi các loài thú hoang đi tìm một ít cỏ non hay một ngụm nước, người Stiêng vẫn còn tiếp tục đi săn, nhưng bây giờ là bên các ao hồ; đây cũng là thời kỳ bắt đầu công việc đánh cá. Khi mặt trời vừa lặn, tất cả các loài thú ở quanh đều chạy về các nơi có nước. Trâu thích uống nước và đầm mình; bò, nai, lợn rừng lẫn lộn ở đây. Không đủ chỗ cho tất cả, chúng đánh nhau, những con yếu hơn phải rút lui rồi trở lại. Người Stiêng ngồi nấp trên một cây nhỏ; anh ta bắn con vật nào anh ta có thể. Nhưng, thông thường, hổ cũng rình mồi cho phần nó. Nên đã có lần một người bắn được một con thỏ, sắp đưa tay nắm lấy, bỗng kinh ngạc thấy một con báo cũng rình chính con vật đó, nhảy chồm ra và củm mất con mồi trong chân anh ta. Dù các ao nước năm nào cũng bị khô cạn, đến mức chỉ còn một mặt Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương đáy nứt nẻ, chúng vẫn còn giữ được một số lượng nhất định những con cá nhỏ hằng năm lại tạo ra thế hệ mới. Người Stiêng cho rằng trứng cá được lưu giữ trong đất. Ðến giữa mùa mưa, khi các vùng bằng ngập đầy nước, ta thấy từng bầy những con cá to tướng, có khi nặng đến cả trăm kilô, theo các dòng sông kéo lên. Người Stiêng, trang bị những chiếc giáo bằng tre, đắp những con đập để ngăn không cho cá quay xuống, rồi đuổi theo đâm chúng bằng giáo. Một ngày, một đôi bò vất vả lắm mới kéo nổi hai mươi lăm con cá như vậy. Những sản phẩm săn bắn và đánh cá đó là món ăn cần thiết, những ngày đói kém, khi thiếu gạo. Nếu cuộc săn buổi sáng không có kết quả, thì buổi chiều lại phải ra đi ngay để có bữa ăn tối; ngày hôm sau lại lên đường; cứ thế, suốt nhiều tháng. Bắt được hai hay ba con nòng nọc mỗi ngày chẳng hề làm cho kẻ đang đói nản lòng. Khi cần, mãi đêm người ta mới về; và nếu chỉ bắt được mỗi con cá, thì đó sẽ là phần giành cho đứa con. Người Mạ dệt vải và trao đổi - Vùng đất của tộc người Mạ rộng mênh mông, nhưng mật độ dân số thấp, vì mỗi làng chỉ có đôi ba căn nhà. Về mặt thể chất, người Mạ là những người Tây Nguyên "nguyên gốc"; có Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương thể nhận ra họ qua hàng nghìn dấu hiệu khác biệt của tộc người họ: những khúc ngà voi to tướng đeo trên các dái tai căng ra, những chiếc ống điếu kếch xù, răng cưa đến lợi (việc làm rất đau đớn, nhưng không bắt buộc; khi người ta tự hào là người Mạ, người ta sẵn sàng chịu đựng). Ðàn ông búi tóc như đàn bà; một chiếc lược bằng sừng trâu, nạm chì, cài trên mái tóc, khiến người đàn bà thêm có chút gì đó gợi nét Tây Ban Nha. Cũng như vây, có thể nhận ra ở người Mạ một tinh thần đẳng cấp rất riêng biệt. Từ cuối vùng Êđê cho đến đường 20, họ họp thành một nhóm người vừa phân tán vừa thống nhất, trong khi đó, chẳng hạn ở người Srê không hề có đơn vị cao hơn làng. Họ tỏ ra thận trọng hơn đối với người lạ. Họ tỏ ra kiêu hãnh và không muốn chịu khất phục [1] ; ý kiến của họ kiên quyết và họ bày tỏ ra một cách liến thoắng. Tinh thần đoàn giới của họ không khiến họ không tỏ ra hung dữ với nhau; nhưng người ôn hòa nhất trong số họ bảo rằng nếu không có người da trắng, họ sẽ chém giết nhau. Người Mạ khá khéo léo trong nghề rèn; họ tạo ra một loại sắt độc đáo. Trong khi chiếc xà gạc của hầu hết các tộc người khác có dạng hình thang, chế tác đơn giản và giống nhau, hình dáng xà gạc của người Mạ có hai mấu bén và nhọn ở hai đầu. Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương Người Mạ đặc biệt giỏi nghề dệt; trong nghề này, họ là bậc thầy và hàng hóa của họ là của hiếm trên thị trường Tây Nguyên. Ðàn bà dệt, còn đàn ông đi bán. Người Mạ chỉ trồng lúa rẫy trên những đám rẫy mênh mông, ở đó họ còn trồng bông cùng với lúa. Và bông là món sinh lợi lớn hơn của họ Khi bông đã chín, họ hái về nhà, trải ra trên những chiếc nong lớn. Công việc của những người đàn bà bắt đầu; đó là một công việc lâu dài, rất lâu dài, trước khi làm ra được tấm chăn đẹp. Khi rẫy không cần phải chăm sóc nữa, cây lúa đã đủ khỏe để tự phát triển hay khi cả nhà đã suốt lúa xong, tất cả đàn bà trong nhà đều lao vào việc làm bông, trong khi đàn ông lo cái ăn bằng các sản phẩm đánh cá ở sông Daa Dông, rất nhiều cá to. Cũng giống như ở mọi nơi khác, bông hái từ rẫy về trước hết được kéo thành sợi. Ðàn bà và con gái dùng những chiếc xa và những chiếc guồng giống như những người thợ thủ công ở ta ngày xưa. Sợi vải gồm nhiều tao xoắn vào nhau, khiến cho vải dệt ra dày khít, chắc, ấm và không thấm nước. Người ta dùng bông trắng là màu nguyên chất của nó hoặc nhuộm màu để làm tấm chăn cho phụ nữ hay các hình trang trí cho các tấm chăn và Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương quần áo của đàn ông. Người Mạ biết tất cả các màu nhuộm chính: đen, xanh (có hai sắc độ) và đỏ. Các chất nhuộm đều là thực vật, bằng lá được giã ra hay vỏ cây nghiền nát và ngâm. Bông được nhúng vào chất nhuộm giữ được màu rất bền; nó chịu được giặt nhưng có hơi phai khi phơi nắng. Sợi bông đã được nhuộm và phơi khô, là lúc bắt đầu một lao động kiên nhẫn tuyệt vời. Các cô gái nhỏ chuẩn bị mắc canh vải bằng cách thoạt tiên giăng sợi theo chiều rộng nhất của tấm dệt quanh những chiếc cọc cắm dưới đất. Những ngón tay khéo léo và nhỏ nhắn của các cô bé cứ chạy vòng quanh các cây cọc đó, dắt những sợi chỉ trắng, xanh hay đỏ; mười sợi trắng, một sợi xanh, ba sợi đỏ, v.v. Cái nắng chói chang, chiếu long lanh trên những chiếc lưng trần và bóng loáng cúi xuống căm cụi, khiến những sợi bông còn tinh khiết càng sáng ánh lên. Công việc giăng sợi canh đó phải mất nhiều ngày. Khi đã đạt được độ cao theo ý muốn, nó được lấy ra khỏi các cọc và đặt lên khung cửi gồm hai mảnh ván cố định hai mút đầu của chiều rộng nhất. Công việc lúc này được tiếp tục trong nhà, ở một nơi giành riêng trong nhà sàn; Người ta bảo: "Phải làm thế thì vải mới tốt"; phải van nài lâu lắm người đàn bà Mạ mới chịu đưa khung cửi của mình ra cho người lạ xem. [...]... những ngọn đồi dốc Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương đứng hơn Lên đến một đỉnh, chúng tôi nhìn thấy núi Jödöng ở hướng Ðông -Nam; những người Raglai kể cho tôi biết rằng ngày xưa ở đấy đã xảy ra một trận đánh lớn giữa những người miền núi, do Bûmong chỉ huy, với người Việt từ vùng ven biển đến Ở hướng Tây-Bắc, một ngọn đồi bị cạo trọc, cao hẳn lên hơn các ngọn đồi chung quanh: đấy là núi Me Boya; con... người, mang những chiếc gùi lớn chất đầy thức ăn - và những tấm chăn đẹp ở bên dưới - lên đường và sẵn sàng đi mãi cho đến khi tìm được món lãi mong muốn ở các tộc người làng giềng Khi thấy một ngôi làng, bên một dòng suối, họ đặt gùi xuống đất, nghỉ ngơi, tắm rửa, hút thuốc trong chiếc ống Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương điếu to sù Ðoàn người đã được dân làng trông thấy; những người thích chăn là... thực tế, người dân ở đây cũng hài hòa với khung cảnh, họ đón tiếp chúng tôi đặc biệt thân ái "Sau bữa ăn sáng với rau thơm và một loại lá mềm của xứ Raglai, một phần buổi chiều chăm sóc những người ốm, và phần còn lại để nói chuyện với dân làng, quan sát các kỹ thuật và phong tục của họ Nhà ở của Raglai, toàn làm bằng tre, cao hơn nhà người Srê Nó được chia Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương ngăn: chính... trị của mỗi Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương con người bao giờ cũng là tương đối so với nhận định của những người kiêu hãnh hơn Ta gặp người Cil từ những vùng cao đầu tiên của Nam bộ cho đến biên giới phía Bắc của Tây Nguyên, bao giờ cũng là ở trên núi, tại những nơi rất khó leo tới, không bao giờ ở trong các thung lũng hay trên các cao nguyên Người ta không thể thật sự gọi đó là một tộc người; những... lũng sông Daa Röyam, về hướng Nam, chúng tôi bước nhanh chân Người ta đã bảo tôi trong bốn ngày tôi sẽ có thể đi Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương hết đoạn đường dự tính, nếu không lang thang Tôi chẳng phải chờ lâu để biết thế nào là các chặng đường Tây Nguyên Sau một giờ rưỡi đi trên các đồng ruộng, chúng tôi đến Dong Tu, làng Srê cuối cùng, nằm ở cuối một vòng cung núi Chúng tôi không dừng lại,.. .Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương Công việc dệt thực thụ được tiến hành trên chiếc khung cửi này: người đàn bà luồn con thoi qua các sợi canh song song đã được mắc hoàn chỉnh, đưa sợi ngang đan theo chiều hẹp của tấm vải Việc đan từng sợi này được làm bằng tay Ở đây nữa bộc lộ nghệ thuật của người thợ dệt làm cho các hình trang trí hiện lên trên tấm vải bằng cách chơi với các sợi màu,... sàn của người Cil trong khu rừng mà họ cứ ngỡ còn nguyên sinh Các sườn ngọn Brah-Yang phủ đầy cỏ đến lưng chừng núi, tiếp đó là tua tủa những cây khổng lồ nối liền với nhau bởi một mạng dây leo to tướng không nhìn thấy đầu mút ở đâu cả, lẫn với những chùm rễ gió: đấy là phần đất giành cho người Cil Nhưng họ Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương là những người tiều phu tuyệt giỏi: trang bị chiếc xà gạc... sàn bên một dòng suối trong veo: đấy là Chöroko, làng Raglai đầu tiên "Chúng tôi được dân làng chào đón bằng một niềm vui chân thật, họ Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương vồn vã, giúp đỡ chúng tôi, tiếp đón chúng tôi, đãi chúng tôi ăn Quả là phương ngữ của tộc người này khác với phương ngữ Srê nơi tôi đã quen sống; các bà không hiểu chúng tôi, nhưng đàn ông, quen đi đây đi đó, có thể nói thạo tiếng... rảnh rỗi, khi việc làm lúa đã xong, và một làng di động di chuyển từ đồi này sang đồi khác, tùy theo rẫy Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương Vùng Raglai rất bị ngăn cách; các con đường đi lại chỉ là những đường mòn hẹp, len lỏi trong rú, hết lên lại xuống; lối đi thay đổi theo sự di chuyển của các làng, trung bình cứ từ mười đến mười lăm năm một lần "Ðêm đã khuya; trong căn nhà sàn người ta vẫn còn... như những bức Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương tường, vượt qua những vực thẳm không biết đâu là cùng trên những thân cây nhún nhảy; và bao giờ cũng trong một bóng tối lạnh buốt, vì các cây to ngăn không cho chút ánh nắng nào rọi được tới nền đất Trong những dãy núi này, mọi thứ đều đượm màu đêm và bốc mùi mùn Rắn lẫn với dây leo, chim ghẹo người đi qua, những con khỉ, vô hình, rít trên các cành cây . Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương Dam Bo Miền đất huyền ảo (Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương) Phần V Người Stiêng đi săn - trong một xứ sở thú săn phong phú như rừng núi Stiêng,. phụ nữ hay các hình trang trí cho các tấm chăn và Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương quần áo của đàn ông. Người Mạ biết tất cả các màu nhuộm chính: đen, xanh (có hai sắc độ) và đỏ. Các chất. dùng để dồn con mồi. Khi người Stiêng đốt các lớp cỏ cao trong núi, bọn nai chạy tứ tung; đám chó đuổi theo Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương và tìm cách dồn chúng xuống thung lũng nơi người