1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Cuộc chiến với ông bà trong cách dạy con docx

7 216 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 141,45 KB

Nội dung

Cuộc chiến với ông bà trong cách dạy con Chung sống với bố mẹ, cách chiều cháu thái quá của ông bà nội khiến anh Hùng không vừa ý. Mặc dù bức xúc, nhưng chưa khi nào anh dám nói nửa lời. Mâu thuẫn với bố mẹ trong cách dạy con Mỗi tối, khi anh Hùng quát cậu con trai đi học bài, nó lại ấm ức nói: “Bà nội bảo ngày xưa bố cũng học dốt, làm sao dạy con được?”. Nghe thế, anh Hùng chỉ biết thở dài ngao ngán. Vợ chồng anh Hùng (Linh Đàm, Hà Nội) ở chung với bố mẹ. Từ khi có cu Hoàng, ông bà cưng cháu nội lắm. Chăm con, cho con ăn, dạy con… việc gì cũng phải nhất nhất nghe theo bố mẹ. Biết chị Lan, vợ anh nhiều lần không đồng ý với cách dạy con của bố mẹ chồng, nhưng anh Hùng chỉ biết động viên vợ nên khéo léo trong cách cư xử, không để bố mẹ tự ái. Nhiều ông bố, bà mẹ thấy dạy con khi ở với bố mẹ thật không dễ Cho đến tối hôm qua, cu Hoàng xem hoạt hình mãi không chịu học bài, anh lớn tiếng quát. Thằng bé mới học lớp 2 quay ra lý sự: “Sao bố bắt con học lắm thế. Ngày xưa bố có học đâu”. Đúng là hồi nhỏ, bố Hùng cũng mải chơi, không chịu học hành chăm chỉ, bị ông bà mắng suốt. Hoàng chuẩn bị vào lớp 1, cũng lười học không kém, bà nội suốt ngày mắng: “Lại giống thằng bố mày hồi xưa”, rồi kể ra một loạt các “thành tích” của bố. Hai bố con dạy nhau học, hơi to tiếng một chút, ông bà lại chạy ra bênh cháu chằm chặp. Vì thế, bé chẳng sợ bố mẹ và không tập trung vào học hành. Đã mấy lần, anh Hùng định góp ý cho bố mẹ nhưng rồi lại thôi. Tâm sự trên đây của một ông bố trẻ cũng là nỗi niềm chung của nhiều cặp vợ chồng ở cùng với bố mẹ. Mắng con, dạy con cũng phải để ý đến thái độ của ông bà Chị Nhi (Đống Đa, Hà Nội) không yên tâm khi để con cho bà nội chăm. Bé Cún mới được hơn 1 tuổi, cứ đến bữa bà đều ra chợ mua cháo về cho cháu ăn, mặc cho chị Nhi lo ngại thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thêm vào đó, bà lại hay bế cháu đi chơi, để các bà các cô quanh xóm cho Cún ăn đủ thứ từ kẹo, miếng ô mai, bim bim, kem… khiến Cún bị tiêu chảy mấy ngày. Bé Chích nhà chị Trinh (Thanh Xuân, Hà Nội) gần được 2 tuổi nhưng cô muốn dạy gì, ông bà ngoại cũng gạt đi, bảo: “Nó còn bé quá!”. Chị muốn tập cho con thói quen thu dọn đồ chơi gọn gàng sau khi chơi xong nhưng bà ngoại toàn gạt đi “Cứ để đấy cho bà dọn!”. Chị tập cho bé thói quen đánh răng trước khi ngủ, bé phụng phịu khóc thì ông ngoại bảo: “Không đánh răng một buổi có làm sao, răng sữa kiểu gì chẳng rụng nên không phải đánh răng”. Sau đó, ông bế cháu vào lòng mặc Trinh giải thích. Quá mệt mỏi và bất lực mỗi khi mẹ chồng đằng hắng vì chị biết bà cũng sẽ nói cái câu cửa miệng quen thuộc là: “Con của chị nhưng là cháu tôi!”. Dạy con khi ở với bố mẹ Khoảng cách thế hệ là một trong số nhiều nguyên nhân của tình trạng “mâu thuẫn” trong cách nuôi dạy trẻ. Thậm chí, có bé còn biết “tận dụng” sự nuông chiều của ông bà để “đối phó” với bố mẹ. Nuôi dạy con như thế nào cho tốt khi ở với bố mẹ chồng? Làm thế nào để thống nhất cách nuôi dạy con cháu giữa ông bà và cha mẹ, để trẻ có khả năng phát triển tốt nhất? Chỉ vì bất đồng trong cách dạy trẻ, nhiều gia đình xảy ra mâu thuẫn Chuyên gia tư vấn Quỳnh Nga (Công ty tư vấn Nhật Minh, tổng đài 1900599921) cho rằng: Tâm lí muốn “sở hữu” con xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong cuộc sống hiện đại, việc sinh con không phải dễ, khi có con đầu lòng, các bà mẹ trẻ thường muốn dành trọn tình cảm và muốn tự tay chăm sóc đứa trẻ của mình. Sự không hoà hợp giữa mẹ chồng - nàng dâu khiến nhiều người con dâu sợ cháu dành tình cảm cho bà nhiều hơn mẹ. Nếu mâu thuẫn kéo dài, đứa trẻ bị giằng co giữa bên mẹ, bên ông bà sẽ bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề. Dù không hiểu được rõ ràng, nhưng đứa trẻ sẽ cảm thấy hoang mang, không an toàn trong chính ngôi nhà của mình. Chúng chỉ được chơi hoặc là với riêng mẹ, hoặc là với riêng bà. Có mẹ thì thôi bà hoặc ngược lại. Mặc dù được mẹ chăm sóc, nhưng đứa bé không cảm nhận được hết tình yêu thương mà chỉ luôn ám ảnh bởi những trận quát mắng, những trận đòn “không hiểu nổi”. Phải khéo léo trong cách dạy con, để cả gia đình cùng hòa thuận Vợ chồng anh Hùng đã ngồi nói chuyện thẳng thắn, bàn bạc với bố mẹ muốn mọi điều tốt nhất cho con, nhưng cũng muốn dạy con theo cách riêng mà anh chị muốn. “Tôi cũng chia sẻ thẳng thắn quan điểm của mình là không đồng tình với cách nói của mẹ, vô hình làm cho cháu có ấn tượng bố ngày xưa không học thì cũng không cần phải học. Tôi nghĩ nên có cuộc họp gia đình, mà người chồng nên nói trước mọi quan điểm với bố mẹ, để tránh xảy ra xung đột giữa mẹ chồng và con dâu”. Đi làm cả ngày, chị Lan Phương (Khương Đình, Hà Nội) phải xa con. Đến tối, khi chị đi làm về, ông bà cũng tạo điều kiện để mẹ con chị được gần nhau hơn. “May mắn là bố mẹ chồng rất tôn trọng ý kiến của các con, nếu mình dạy con ông bà sẽ không nói gì. Có ý kiến chỉ trao đổi với nhau chứ không khi nào bênh cháu trước mặt”. Dạy con không phải là chuyện riêng của bố mẹ hay của ông bà, mà là chuyện chung của cả gia đình. Người lớn trong nhà nên tôn trọng cách dạy của nhau, biết kết hợp và hỗ trợ các ưu điểm trong “đường lối” giáo dục của nhau, sẽ giúp bé phát triển toàn diện. Hơn thế, sẽ tránh được những bất đồng, dễ dẫn đến mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình. Đinh Liên . Cuộc chiến với ông bà trong cách dạy con Chung sống với bố mẹ, cách chiều cháu thái quá của ông bà nội khiến anh Hùng không vừa ý. Mặc dù bức xúc, nhưng chưa. chung với bố mẹ. Từ khi có cu Hoàng, ông bà cưng cháu nội lắm. Chăm con, cho con ăn, dạy con việc gì cũng phải nhất nhất nghe theo bố mẹ. Biết chị Lan, vợ anh nhiều lần không đồng ý với cách dạy. nửa lời. Mâu thuẫn với bố mẹ trong cách dạy con Mỗi tối, khi anh Hùng quát cậu con trai đi học bài, nó lại ấm ức nói: Bà nội bảo ngày xưa bố cũng học dốt, làm sao dạy con được?”. Nghe thế,

Ngày đăng: 27/07/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN