1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Hòa hợp với gia đình chồng pps

9 191 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Hòa hợp với gia đình chồng Khi nói về gia đình chồng, hầu như chúng ta lúc nào cũng nói về mẹ chồng, kế đến là chị em chồng, những người phụ nữ gắn bó với chồng mình từ lúc nhỏ cho đến khi trưởng thành. Một số trong chúng ta may mắn trở thành người bạn thân thiết với những người phụ nữ này, tìm thấy thêm một bờ vai để nương tựa, thậm chí tìm ra một chỗ dựa thay thế cho người mẹ ruột đã mất hoặc ở quá xa với mình. Nhưng vẫn có nhiều những trường hợp khó xử từ hàng loạt câu phản ứng kiểu như "Ồ, con đang đứng về phía vợ con à?", dường như những trường hợp khó xử đối với nhà chồng thường khá nặng nề. Dưới đây là bốn trường hợp thường xảy ra nhất và lời khuyên từ những người phụ nữ hay phải đối mặt với những trường hợp tương tự. Hình minh họa: Hòa hợp với gia đình chồng 1."Chúng tôi có lối sống quá khác nhau" Vấn đề: Chị Hoa than vãn rằng mẹ chồng chị ít khi chịu dọn dẹp nhà cửa và khi chị và chồng đi thăm cả hai gia đình (ở gần nhau), họ thường tránh ở lâu ở nhà mẹ chồng. Chị Hoa nói "Nếu mẹ chồng muốn, bà hoàn toàn có thể dọn dẹp nhà cửa. Bà biết nhà cửa bề bộn và thậm chí còn nói đùa về điều này, nhưng bà không làm gì để cải thiện tình hình". "Vấn đề khó xử của tôi là lần sau tôi sẽ đến thăm nhà chồng vào dịp hè cùng với đứa con trai 3 tháng tuổi mới biết bò. Đến nơi, tôi chỉ muốn bế bé, không muốn để bé bò lê trên sàn nhà quá bẩn. Làm thế nào tôi có thể bảo mẹ chồng lau sạch nhà, hay nói rằng mẹ chồng phải đến nhà mẹ tôi để thăm thằng bé?" Giải pháp: Yến khuyên rằng bạn không nên cố ép buộc nhà chồng thay đổi trong tình huống này. Mỗi chúng ta đều có sự khoan dung khác nhau, vì vậy nếu cố gắng ép người khác hòa hợp với mình thì chỉ làm cho các vấn đề liên tiếp nảy sinh. Tuy nhiên, vì có liên quan đến đứa bé nên Yến nói thêm "Tôi đồng ý rằng nói mẹ chồng lau nhà hoặc nếu không thì đến thăm gia đình bạn có lẽ là cách tốt nhất" (Bọn trẻ sẽ nhặt mọi thứ lên chơi rồi dễ nhiễm các mầm bệnh thường có trong nhà.) 2. "Tôi không thể nào chịu được mẹ chồng" Vấn đề: Chị Mai kể về sự bất hòa kéo dài 20 năm giữa chị và mẹ chồng, bắt đầu từ ngày chị kết hôn."Mẹ chồng tôi cản trở lễ cưới trong nhà thờ; tại bệnh viện mẹ đã ấn mạnh lên đường khâu vết mổ của tôi để xem có đau không và nói với tôi là tôi đang phát phì sau ca mổ não. Bà hắt hủi các con tôi vì chúng là con gái, bà tức giận vì không đứa nào đươc đặt tên theo ý bà, những cái tên theo truyền thống người miền Bắc. Bà cho là tôi không tôn trọng cha tôi khi tôi mặc bộ đồ màu xanh lá cây trong lễ tang của ông, bà tuyệt đối không có khái niệm gì về ngày sinh hay tuổi tác của con tôi, thậm chí không nhớ cả ngày sinh của chồng tôi " . Và thật đáng buồn, cách duy nhất Mai đáp lại thái độ của bà là thái độ giận dữ. Chị đã nói "Tôi rất muốn nói với mẹ chồng về những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của bọn trẻ như việc tốt nghiệp trung học của đứa cháu gái đầu tiên của bà, nhưng khó quá" Giải pháp: Ý kiến của Hiền: "Trẻ con là hạnh phúc của gia đình và tôi rất thất vọng khi nhận thấy gia đình nhà chồng bạn không nhận ra điều này. Thật tiếc là mẹ chồng không thể chấp nhận bạn". Và Hiền không chấp nhận cách ăn miếng trả miếng của Mai "Cuộc sống quá ngắn ngủi, sao lại ghét nhau, vì thế tôi đã học cách ghét những điều mà gia đình nhà chồng tương lai của tôi làm chứ không ghét họ". Hiền thấy rằng không hỗn xược là phương pháp tốt nhất để mang lại cho bản thân những niềm vui ngấm ngầm. "Tôi nhận thấy rằng tôi càng tử tế với mẹ chồng bao nhiêu thì bà càng giận dữ bấy nhiêu!" 3. "Mẹ chồng sẽ không đời nào chấp nhận tôi" Vấn đề: Chị Thu nhận thấy rằng dù chị có làm điều gì đi nữa cũng không thể làm hài lòng mẹ chồng. Chị nói "Mẹ chồng đổ lỗi rằng tôi là nguyên nhân li dị của con trai bà với vợ trước và cho rằng tôi khiến anh ấy xa lánh gia đình" - dù là gia đình chồng chưa bao giờ thích vợ trước của anh ấy, ít nhất là khi họ còn là vợ chồng. "Năm rồi, tôi đã cố gắng làm mọi thứ có thể để khuyến khích anh ấy gần gũi với gia đình. Tôi đã mời gia đình anh ấy đi dự tiệc, cũng như mời tới nhà, nhưng tôi không thể nào làm cho họ chấp nhận tôi. Những lúc có tranh cãi giữa chồng sắp cưới của tôi với vợ cũ của anh ấy, gia đình anh ấy luôn đứng về phía cô ta. Và nếu họ muốn khiển trách anh ấy về việc tranh cãi này thì mọi lỗi lầm là do tôi. Giải pháp: Sương đưa ra 2 lời khuyên. Trước hết, hãy quyết định xem bạn có thể chấp nhận gia đình chồng hay không bởi vì họ sẽ không thay đổi như mình mong muốn đâu. Thứ hai, Sương khuyên "Có lẽ bạn cần xem xét lại toàn bộ sự việc và nói với chồng về những gì bạn đã làm cho mẹ chồng, đúng hơn là bạn đã cố gắng để họ biết đến mình và điều đó làm bạn cảm thấy thế nào. Nếu anh ta không sẵn lòng làm gì đó trong chuyện này thì có lẽ anh ta không mấy quan tâm đến bạn. Đối với tôi, người đàn ông yêu bạn sẽ luôn muốn gia đình anh ta hiểu bạn, nếu không thì có một vấn đề gì đó đang xảy ra". Quan điểm sau cùng của Sương thật thiết thực và chúng ta có thể học được nhiều điều - Chồng bạn đứng về phía nào? Mối quan hệ của anh ấy với gia đình ra sao? Hãy suy nghĩ điều này: Nếu anh ta không hòa hợp với gia đình, tai sao bạn cứ nghĩ bạn sẽ có thể hòa hợp tốt hơn thế? 4. "Chúng tôi đã tranh cãi dữ dội" Vấn đề: Xuân đã có một năm mới thật tồi tệ với những người chị chồng. Họ đã không thèm đếm xỉa gì đến kế hoạch về bữa ăn tối tại nhà Xuân, sau đó thì chẳng thèm ngó ngàng la rầy con họ khi chúng phá phách ở nhà Xuân, và cũng không cho Xuân la chúng, tóm lại là rất khiếm nhã. Xuân đã chịu đựng ba ngày như vậy nhưng cuối cùng một trận cãi nhau cũng diễn ra. Chị nhắc lại "Tôi đã nói với họ nếu họ không thích cách tôi quản lý gia đình thì cứ về đi, chằng ai ngăn cản, đừng để tôi phải đuổi". "Và không cần phải nói, kể từ đó tôi không còn nói chuyện với bất kì ai trong những người đó cả". Vấn đề thực sự của chị là: "Chồng tôi nghĩ tôi nên xin lỗi họ và xin lỗi cả mẹ chồng." Giải pháp: Sanh ra sức biện hộ trong trường hợp này. Chị ấy nói "Tôi nghĩ rằng bạn nên cư xử tốt hơn và xin lỗi vì đã làm như vậy". Tuy nhiên cũng không nên quá nhút nhát và e dè "Nói với họ nguyên nhân đã khiến bạn cư xử như vậy. Quan trọng là nói rõ quan điểm, những việc mà bạn có thể chấp nhận được và những việc mà bạn thấy chướng tai gai mắt." Sanh cũng nhấn mạnh điểm quan trọng là bạn phải bớt nóng. "Mất kiểm soát khiến bạn cư xử tệ và nói năng không sáng suốt." Cũng như Sương, Sanh cho rằng rất quan trọng khi biết chồng bạn đứng về phía nào và để đối mặt với gia đình chồng. "Tình trạng hôn nhân của bạn sẽ trở nên căng thẳng vì anh ta là người đứng giữa. Quan trọng là có anh ta ở đó Họ sẽ biết rằng bạn và chồng bạn là một, có chung một tiếng nói" Vậy thì chúng ta có thể học được gì, chung quy là làm sao để đối mặt với gia đình chồng? Có lẽ thực sự chỉ có 3 cách cơ bản, tùy theo ứng biến. Lập ra những giới hạn mà bạn có thể hoàn thành tốt trách nhiệm với nhà chồng. Hãy là một người rộng lượng và tử tế hơn mặc dù họ có làm gì đi chăng nữa; cách cư xử không tốt của bạn sẽ làm gia đình chồng thành kiến với bạn cũng như bạn tự làm cho mình trở nên kém cỏi hơn. Và cuối cùng, bạn phải biết chắc rằng chồng bạn đang đứng về phía nào và chồng bạn có sẵn sàng đứng về phía bạn như một đồng minh không. . Hòa hợp với gia đình chồng Khi nói về gia đình chồng, hầu như chúng ta lúc nào cũng nói về mẹ chồng, kế đến là chị em chồng, những người phụ nữ gắn bó với chồng mình từ lúc. nhiều điều - Chồng bạn đứng về phía nào? Mối quan hệ của anh ấy với gia đình ra sao? Hãy suy nghĩ điều này: Nếu anh ta không hòa hợp với gia đình, tai sao bạn cứ nghĩ bạn sẽ có thể hòa hợp tốt. Hòa hợp với gia đình chồng 1."Chúng tôi có lối sống quá khác nhau" Vấn đề: Chị Hoa than vãn rằng mẹ chồng chị ít khi chịu dọn dẹp nhà cửa và khi chị và chồng đi thăm cả hai gia

Ngày đăng: 27/07/2014, 12:20

Xem thêm: Hòa hợp với gia đình chồng pps

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w