1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Kỹ năng xin việc của chuyên gia pptx

3 303 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 26,69 KB

Nội dung

Được sự đồng ý của Đảng ủy, ban giám đốc Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) và Ban thường vụ Đoàn ĐHĐN phối hợp cùng trường ĐHSP Đà Nẵng, tối 20-5 (từ 18h-21h) tại A5 trường ĐHSP các sinh viên đã được “diện kiến” anh Quách Tuấn Khanh - diễn giả hàng đầu Việt Nam - Giám đốc công ty truyền thông Starlit Communications.Gần 500 sinh viên đến từ trường ĐHSP (khoảng 150) và ĐHBK (hơn 300) đã có mặt từ sớm để được nghe anh Tuấn Khanh diễn thuyết về : “KĨ NĂNG XIN VIỆC LÀM”. Diễn giả Quách Tuấn Khanh Có lẽ với nhiều bạn sinh viên cái tên Quách Tuấn Khanh còn nhiều lạ lẫm, một phần cũng do giá vé bán cho đêm “huấn luyện”(15000 đồng/1 vé)…hơi đắt ( ý kiến của nhiều sinh viên) nên đến sáng ngày 20 vé vẫn còn. Thực ra đây là lần thứ hai diễn giả gia Tuấn Khanh đến với ĐHSP Đà Nẵng nhưng lần trước thông tin chưa rộng nên các bạn chưa có cơ hội được thỉnh giáo.Thế nhưng sắp đến giờ G xảy ra tình trạng…sốt vé vì nhiều bạn nghe bạn bè truyền nhau nên đã thử lướt web và… cấp tốc mua vé. Giây phút quan trọng cũng đến, đúng 18h nhân vật chính xuất hiện. Tôi cứ nghĩ một người tâm cỡ như anh Tuấn Khanh thì khi đến nơi là start ngay, thế nhưng không chỉ tôi mà cả các bạn có mặt trong hội trường đã sững người và chuyển hết từ điệu bộ “miệng chữ ô, mắt chữ o” sang xâm xì trước hình ảnh ông giám đốc vừa quẹt mồ hôi vừa cùng đội công tác xã hội trường ĐHSP…dàn cảnh!(Pà con thấy củm động không?.). Quách Tuấn Khanh lên "dây cót" cho sinh viên Không ngoa khi mọi người đặt cho anh là “Diễn giả hàng đầu Việt Nam”, anh đã khuấy động cả hội trường A5 đang chìm trong sự chờ đợi, làm tan đi cái ngột ngạt nóng bức của không gian có sức chứa 5 trăm con người với mở màn… chẳng có tí liên quan đến vấn đề trọng tâm: “Trong đời ta không hơn mọi người tất cả mọi thứ và không thua mọi người tất cả mọi thứ…có người không nhận ra điểm mạnh của mình mà cứ khẳng định mình làm gì có điểm mạnh - đó là người tự ti… và không ít nguời lầm tưởng điểm yếu của mình là thế mạnh – đó là người tự kiêu… ”. Và khi đưa ra nhận định đó anh Khanh thử một trắc nghiệm nhỏ hỏi cả hội trường ai là một trong hai người đó thì chỉ vài cánh tay đưa lên. Anh bất ngờ khẳng định: -“Vậy các bạn còn lại đều là người… tự tin!” Cả hội trường cười ồ trước kết luận của anh. Tôi thầm hỏi: “Nếu anh Tuấn Khanh thay đáp án bằng câu hỏi thì sẽ có bao nhiêu cánh tay đưa lên? Chắc chắn là không hết số “người tự tin” (theo kết luận của diễn giả). Đó là người tự tin?”. Nhưng có thể đó là “tuyệt chiêu” nhập cuộc của một diễn giả! Nếu các diễn giả trên thế giới khi diễn thuyết trước đám đông họ chỉ cần mic và … nói. Nhưng với Qúach Tuấn Khanh, trên sân khấu ngoài hình ảnh thường thấy của một diễn giả anh giống như… một giảng viên đang miệt mài giảng bài vì lâu lâu có những điều cần minh họa anh lại “phát thảo” trên bảng để chúng tôi có thể … ghi những điều anh nhấn mạnh (những câu anh đúc kết được, những bước cần làm khi xin việc,…). Những bước kinh nghiệm anh đưa ra để người xin việc cần làm đều được dẫn dắt rất sinh động từ câu chuyện của chính khán giả, bản thân anh và cả những tinh huống anh tạo ra,… Để dẫn người nghe tới bước đầu tiên, anh gợi mở: “Các bạn phải biết mình muốn làm công việc gì, đó là điều quan trọng nhất, công việc mà bạn nhắm đến khi rời trường, vị trí chuyên môn bạn muốn làm”. Anh nhấn mạnh: “ Mỗi người cần biết mình mạnh gì - yếu gì và chọn công việc nên hiểu nó giúp bạn đạt được ước mơ lớn gì.” Bước tiếp theo, anh thay đổi “chiến thuật” để mọi người… suy nghĩ 1 phút cho công việc mình cần đến. Kết thúc, bạn Võ Văn Phương lớp 04ĐHT- ĐHBK muốn làm một Kỹ sư điện bên quản lý, còn “tham vọng” của bạn Nguyễn Thị Ngọc Hà (lớp 06SPT- ĐHSP) là trở thành giáo viên Tin học giỏi cấp thành phố. Và lời giải của anh đơn giản… ngoài sự suy đoán của chúng tôi: - Tìm cho mình một người quản lý giỏi (một giáo viên giỏi Tin học)… để hỏi những vấn đề bạn cần đạt đến. - Xác định rõ kĩ năng và kiến thức cho công việc cần đạt. + Học từ đâu? Học như thế nào và thời điểm bắt đầu học. + Đặt cho ta thời điểm bắt đầu làm, cần biết mình đang đứng chỗ nào và muốn đến đâu? - Đọc sách. Có lẽ các bạn sẽ thắc mắc vì sao người để mình hỏi không phải là người dạy mình “Không thầy đố mày làm nên” kia mà. Bởi vì, có những vấn đề khi bạn hỏi thầy giáo: “Em cần những kiến thức và kĩ năng gì?” chưa chắc họ có thể trả lời được nhưng với một người đã “làm trong thực tế thành công trong thực tế… họ sẽ giúp bạn đi nhanh hơn vì họ đã đi qua những gì bạn cần bước Các bạn có thể đạt điểm 10 trong các môn học ĐH nhưng tôi tin chắc các bạn sẽ rớt … tất cả các môn trong đường đời.”!- anh đúc kết.Tuy nhiên anh cũng nhấn mạnh không thể bỏ qua kiến thức từ sách vở, bởi vì “ sách là lý thuyết, thực tế là sự thật… sách được đúc kết từ thực tế.” QTK tại hội trường A5 - ĐH Sư Phạm Diễn giả Quách Tuấn Khanh và “tuyệt chiêu” xin việc làm Bạn đã xác định được cho mình kĩ năng và kiến thức để đủ tự tin cho công việc nhưng bạn chắc chắn bao nhiêu phần trăm khi xin việc bạn sẽ được gọi đến trả lời phóng vấn hay tập hồ sơ của bạn sẽ được người ta xem xét? Diễn giả Qúach Tuấn Khanh cho rằng: “Người ta cần tuyển một nhân viên chuyên nghiệp chứ không phải một sinh viên xin việc.” vì vậy anh sẽ cung cấp cho bạn một số kinh nghiệm để bạn là “một nhân viên chuyên nghiệp”!? Trước hết bạn phải có một thái độ tích cực, đó là sẵn sàng học hỏi vì theo anh những kiến thức bạn có còn rất ít; một nhân viên thân thiện sẽ gây cho người khác một cảm giác… dễ làm việc và hãy chứng minh cho họ (người cần bạn) bạn có “những gì họ cần” bằng cách thuật lại chân thật những gì bạn đã đạt được “… hãy xoáy sâu vào thành tích bạn có mà họ đang cần”. Bạn cần cho họ thấy bạn là một người: “luôn có trách nhiệm 100% với công việc – sẵn sàng nhận thử thách – biết định hướng kết quả khi làm việc”. Một người xếp liệu có thể “phớt lờ” trước một nhân viên “tuyệt vời” như vậy? Đó là kĩ năng áp dụng cho tình huống …“mặt đối mặt”, còn gián tiếp thì thế nào? Từ trước tới giờ bạn chỉ việc mua một tập hồ sơ rồi làm những gì họ cần là được nhưng với Qúach Tuấn Khanh “nó quá cũ và cơ hội để người phụ trách nhân sự quản lí các bộ hồ sơ rất ít” vì hình thức bên ngoài cái nào cũng giống cái nào – một màu. Bạn có biết thủ thuật nào để hồ sơ bạn “khác biệt” ngay từ cái nhìn đầu tiên của người tiếp nhận? Mẹo cho bạn đây: “trong tất cả các bộ hồ sơ đều có một màu vàng, vậy bạn thử chọn cho mình bộ hồ sơ màu đỏ hay thử cách điệu cho nó bằng… một chiếc nơ một hay như một câu: “Hồ sơ bảo mật” thì thế nào nhỉ (quá ấn tượng đi chứ!). Liệu người ta có thể bỏ qua một nhân viên đầy sáng tạo như bạn?”. “Chiêu” này có vẻ… ngoài sức tưởng tượng nên khi nghe anh Tuấn Khanh bạt mí cả hội trường ngập trong trận cười và tiếng vỗ tay. Nhiều bạn cho rằng những cách này không phù hợp lắm ở Việt Nam nhưng tại sao bạn không thử xem nếu bạn là một người muốn làm bên nghệ thuật, thiết kế,…? Hình thức thì tạm ổn, còn cái chính là nội dung bên trong có gì? Bạn không nhất thiết phải điền đầy đủ tất cả những yêu cầu trong hồ sơ mà hãy chú tâm “đưa những ưu điểm phù hợp với vị trí mình cần đạt; không nên liệt kê hết những điểm số của các môn nếu sức học của bạn không đều, tốt nhất là điền những môn có liên quan đến công việc bạn cần hướng đến; đừng nên chú tâm quá đến lí lịch gia đình vì công việc chỉ cần bạn…”. Nếu thấy chưa ổn bạn hãy về nhấc phone lên và liên hệ ngay với… người trực tiếp quản lí các bộ hồ sơ. Làm gì ư? Dùng tài ăn nói của mình để người ta … phải đọc hồ sơ của mình chứ sao.(Đó là khi bạn là người có khiếu nói đó nha!) Và một lời giới thiệu của ai đó mà lại là người có liên quan đến nơi mình cần “nhắm tới” thì sao nhỉ? Thử xem biết đâu được.(hihi) Dư âm cuộc hội ngộ Bước chân khỏi hội trường A5 tôi tưởng như mình không còn đủ sức để bước xuống…dưới đất trong khi tôi chỉ ngồi nghe vậy mà anh Tuấn Khanh làm vẫn còn cười vui vẻ khi nói chuyện với một số bạn sinh viên mặc cho mồ hôi đẫm áo. Chợt tôi nhớ đến hình ảnh anh lúc giải lao tay cầm ổ bánh mì ăn vội lót dạ để kịp tiếp tục chương trình, vừa ăn vừa…cho khán giả chữ kí.(củm động qua hen pà con?) Kết thúc ba tiếng đồng hồ làm việc, đã đến lúc nói lời tạm biệt, có thể mỗi người có mặt trong hội trường hôm đó sẽ có thêm cho mình những kinh nghiệm quý để sau này ra trường tự tin với “kĩ năng xin việc” do anh Tuấn Khanh chia sẻ. Và nhất là những anh chị sinh viên năm cuối đây là “vốn” rất cần để gây “ấn tượng” khi xin việc! Tuy nhiên không phải ai có mặt ở A5 hôm đó cũng hài lòng về buổi “diện kiến” vì theo nhiều ý bạn cho rằng cần nên giành thời gian để các bạn có thể trao đổi với anh những câu hỏi họ đã chuẩn bị. Nhưng các bạn không phải lo vì những gì bạn muốn hỏi mà chưa có cơ hội thì đây tôi sẽ cung cấp cho các bạn địa chỉ mail và số điện thoại của anh để những ai hôm đó không được nghe anh diễn thuyết hay những bạn chưa có dịp chấn vấn anh ở đêm “Huấn luyện kĩ năng xin việc làm” hôm 20-5 có thể “chất vấn” anh những vấn đề “nan giải”. Bí thư ĐH ĐN thay mặt cảm ơn về buổi nói chuyện . Tuấn Khanh và “tuyệt chiêu” xin việc làm Bạn đã xác định được cho mình kĩ năng và kiến thức để đủ tự tin cho công việc nhưng bạn chắc chắn bao nhiêu phần trăm khi xin việc bạn sẽ được gọi đến trả. đúc kết được, những bước cần làm khi xin việc, …). Những bước kinh nghiệm anh đưa ra để người xin việc cần làm đều được dẫn dắt rất sinh động từ câu chuyện của chính khán giả, bản thân anh và. những điểm số của các môn nếu sức học của bạn không đều, tốt nhất là điền những môn có liên quan đến công việc bạn cần hướng đến; đừng nên chú tâm quá đến lí lịch gia đình vì công việc chỉ cần

Ngày đăng: 27/07/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w