Danh y CHU ĐAN KHÊ (1281 – 1358) Chu Đan Khê tên là Chấn Hanh, tự Ngạn Tu, người Vụ Châu, Nghĩa Ô (nay là Triết Giang, Nghĩa Ô). Vì sống ở Đan Khê nên sau này được gọi là ‘ông Đan Khê’. Ông là một trong tứ đại gia, sáng lập phái ‘tư âm’, đời Kim, Nguyên. Chu Đan Khê con nhà nông. Lúc nhỏ đã sớm mất cha. Ông hiếu học từ nhỏ, đọc qua sách là thuộc ngay, mỗi ngày ghi chép cả ngàn chữ. Lớn lên ông theo học kinh sử với thầy dậy tư ở quê để dự thi. Năm 36 tuổi học với đệ tử 4 đời của Chu Hy là Hứa Khiêm, nghiên cứu lý học. Vài năm sau ông trở nên một ‘đông nam đại nho’, học vấn uyên bác. Về sau Hứa Khiêm mắc bệnh nặng, nằm liệt giường, khuyên ông đổi hướng học y để cứu đời. Ông nhớ lại vợ con mình, chú, bác, anh em đều chết về tay những ông thầy lang dốt nát, vì vậy ông cảm khái nói rằng: “Tôi học được tinh thông môn y thuật, trị bệnh cứu người, tuy không làm quan, cũng giống làm quan vậy”. Nói rồi, ông đem toàn bộ sách vở đốt hết, từ bỏ ý niệm khoa cử, dốc lòng dốc sức cho sự nghiệp y học. Danh y Trước kia ông cũng đã từng đọc sách Tố Vấn nhưng không lý giải được nhiều. Năm ông 30 tuổi, mẹ đau dạ dầy, ông đọc lại Tố Vấn trong 5 năm và hiểu được được sách. Bệnh của mẹ ông được trị khỏi, việc này khích lệ ông. Ông quyết định rời quê nhà tìm thầy học. Trong năm năm liền ông đi nhiều nơi cuối cùng đến Vũ Lâm (nay là Hàng Châu) gặp được danh y La Tri Để. Tuy nhiên ông này là người kiêu căng và bảo thủ, Đan Khê đến nhiều lần xin yết kiến đều bị cự tuyệt, trong đó có 7 lần bị mắng. Ông vẫn không nản lòng, mỗi ngày khoanh tay đứng ở bên cửa, không kể mưa to gió lớn, bền lòng chầu chực suốt 5 tháng. Sau đó, La Trí Đễ cảm động, nhận Đan Khê là đệ tử duy nhất, lúc đó Đan Khê đã 44 tuổi. Dưới sự hướng dẫn của thầy, trải qua nhiều năm học tập khắc khổ, Đan Khê đã nắm vững được tri thức lý luận y học và kinh nghiệm trị liệu của của thầy. Học xong, ông trở về quê dùng y thuật sâu dầy của mình trị khỏi chứng bệnh liệt cho ông Hứa Khiêm. Từ đó ông dùng phương pháp mới trị bệnh cho người, trị đau khỏi đó, tiếng vang đồn xa, ai cũng biết tên, số người đến xin trị bệnh cũng đông. Chu Đan Khê đã sáng lập ‘lưu phái’ với tính cách độc đặc (đơn độc đặc biệt) ở phương diện lý luận y học. Ông chủ trương tránh vượng hỏa, tiết chế ăn uống, sắc dục để bảo dưỡng âm tinh. Khi trị, ông đề xướng nguyên tắc tư âm, giáng hỏa (bổ âm hạ hỏa). Vì ông giỏi dùng phép này,' cho nên đời sau gọi ông là thầy thuốc ‘tư âm phái’. Danh y Để dạy người học sau, ông cần mẫn biên soạn không ngơi nghỉ. Ông soạn trên 20 loại, trong đó có Cách Trí Dư Luận, Cục Phương phát Huy, Đan Khê Tâm Pháp là các sách tiêu biểu. Ông mất năm năm 1358, hưởng thọ 77 tuổi. Danh y CHÂU DƯƠNG TUẤN (Không rõ năm sinh năm mất ) Châu Dương Tuấn, tự Võ Tải, người Giang Tô, Ngô Huyện (nay là Tô Châu), sinh sống quãng cuối đời Minh đầu đời Thanh (giữa thế kỷ 17), từng là thầy của Diệp Thiên Sĩ, nhà ôn bệnh học trứ danh. Ông học khoa cử, đã đậu Phó bảng. Về sau, thi Tiến sĩ mấy lần không đỗ, tuổi gần 40, ông bèn bỏ học Nho theo học y. Niên hiệu Khang Hy năm thứ 10 (1671), ông đến kinh sư thụ giáo với ‘Bắc Hải Lâm phu tử,' nổi tiếng đương thời về môn y. Họ Châu đặc biệt tôn sùng học thuyết Trọng Cảnh, để tâm nghiên cứu học thuyết này hơn 10 năm, viết ra hai quyển ‘Thương Hàn Luận Tam Chú' và ‘Kim Quỹ Ngọc Hàm Kinh Nhị Chú'. ‘Thương Hàn Luận Tam Chú' là do ông theo học thuyết của hai nhà Phương Hữu Chấp và Dụ Xương, thêm phần bổ sung của mình mà soạn ra. Ông cảm thấy ‘Thương Hàn Luận Điều Biện’ của họ Phương và ‘Thương luận thiên’ của họ Dụ đối với cách chú thích của ‘Thương hàn luận’ còn ‘có chỗ chưa dung hòa, chưa thể cứ y theo’ nên ông bèn bổ sung một số điều, hợp thành quyển sách ‘tam chú' (ba ngươi chú thích); phần chú thích của ông đột phá được phạm vi của hai họ Phương, Dụ bằng những điều tâm đắc độc đáo. Vì đó mà ông thành một danh gia chú thích ‘Thương hàn luận’. Quyển sách ‘Thương Hàn Luận Tam Chú’ của ông luôn được xem là một quyển chú thích có ảnh hưởng tương đối lớn. ‘Kim Quỹ Ngọc Hàm Danh y Kinh Nhị Chú' là do ông đối với phần triển khai trong ‘Kim Quỹ Ngọc Hàm Kinh’ của Triệu Dĩ Đức đời Nguyên, thêm vào phần chú thích của mình; Đây cũng là một quyển sách tham khảo trọng yếu cho sự học tập, nghiên cứu 'Kim Quỹ Ngọc Hàm Kinh’, hiện vẫn được học giả xem trọng. Ngoài ra ông nhận xét rằng bệnh thương hàn chính danh trong đời rất ít, mà bệnh giống thương hàn rất nhiều, chứng bệnh lạnh rất ít, mà bệnh nóng lại nhiều, sợ rằng người đời trị lầm theo cách chữa trị bệnh thương hàn chính danh, nên ông soạn ra bộ ‘Ôn Nhiệt Thử Dịch Toàn Thư’ 4 quyển, chuyên luận ôn, nhiệt, thử, dịch, bốn loại chứng bệnh, đồng thời tường thuật lý lẽ không thể nhầm lẫn cách trị bốn loại này với cách trị bệnh thương hàn chính danh. Bộ sách này cũng là một trong số sách tham khảo trọng yếu cho ngươi học tập và nghiên cứu học thuyết ôn bệnh (bệnh nóng), có giá trị tham khảo nhất định cho công tác lâm sàng. . Danh y CHU ĐAN KHÊ (1 281 – 1358) Chu Đan Khê tên là Chấn Hanh, tự Ngạn Tu, người Vụ Châu, Nghĩa Ô (nay là Triết Giang, Nghĩa Ô). Vì sống ở Đan Khê nên sau n y được gọi là ‘ông Đan. nơi cuối cùng đến Vũ Lâm (nay là Hàng Châu) gặp được danh y La Tri Để. Tuy nhiên ông n y là người kiêu căng và bảo thủ, Đan Khê đến nhiều lần xin y t kiến đều bị cự tuyệt, trong đó có 7 lần. Đan Khê . Ông là một trong tứ đại gia, sáng lập phái ‘tư âm’, đời Kim, Nguyên. Chu Đan Khê con nhà nông. Lúc nhỏ đã sớm mất cha. Ông hiếu học từ nhỏ, đọc qua sách là thuộc ngay, mỗi ng y ghi