1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

PHÂN TÍCH BÀI NGƯỜI ĐI TÌM HÌNH CỦA NƯỚC docx

8 9,6K 38

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 95,78 KB

Nội dung

Toàn bộ bài thơ là sự xúc động trước vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ của vĩ nhân Hồ Chí Minh, là việc khắc họa hình ảnh một con người siêu phàm - người đã kiếm tìm và khai sinh ra nước Việt Nam mớ

Trang 1

PHÂN TÍCH BÀI NGƯỜI ĐI TÌM HÌNH

CỦA NƯỚC

Người đi tìm hình của nước" - một bài thơ có cốt cách sử thi 1 Có thể nói cảm hứng nghệ thuật về những lãnh tụ hiện đại đã có nguồn mạch sâu xa từ những thế kỷ trước Và gắn với đối tượng này thường có

những hệ thống chất liệu và hệ thống thủ pháp đặc thù Tuy nhiên, sang thời hiện đại, nguồn cảm hứng này đã có những biến đổi đối với trường hợp Hồ Chí Minh, thơ ca, chủ yếu thể hiện ở ba khuynh hướng: Khuynh hướng thứ nhất là đề cập cùng một lúc đến cả hai phương diện bình thường và vĩ đại như một sự hài hòa lý tưởng trong nhân cách, trong vẻ đẹp Hồ Chí Minh, là hướng khá phổ biến Có thể nói, người tiêu biểu nhất của hướng này là Tố Hữu, bài thành công hơn cả là Bác ơi, câu thơ tinh chất hơn hết có lẽ là "Mong manh áo vải hồn muôn trượng";

Khuynh hướng thứ hai nghiêng về phát hiện cái bình thường trong con người vĩ nhân (dĩ nhiên, đây cũng vẫn là ca ngợi sự vĩ đại, nhưng bằng con đường gián tiếp - Tônxtôi chẳng đã từng nói: "Lên đến đỉnh cao của

sự vĩ đại, ta gặp sự giản dị") Bài Đêm nay Bác không ngủ, về căn bản có thể coi là thành tựu trên hướng ấy; Nghiêng về khám phá sự vĩ đại của lãnh tụ, đó là khuynh hướng thứ ba Ở khuynh hướng này, Người đi tìm hình của nước của Chế Lan Viên xứng đáng là một đại diện xuất sắc

Trang 2

Toàn bộ bài thơ là sự xúc động trước vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ của vĩ nhân

Hồ Chí Minh, là việc khắc họa hình ảnh một con người siêu phàm -

người đã kiếm tìm và khai sinh ra nước Việt Nam mới 2 Hướng đi đó của Chế Lan Viên bị chi phối trực tiếp bởi quan niệm thẩm mỹ về con người của ông Nhìn tổng thể, Chế Lan Viên là người say mê vẻ đẹp siêu phàm Con người lý tưởng, theo thi sĩ, phải là con người siêu phàm Thế nào là con người siêu phàm? Có thể nói đến nhiều phẩm chất Tuy

nhiên, hai nét đậm nhất trong hình ảnh con người mà Chế Lan Viên khao khát thể hiện trong thơ ca của mình là anh hùng và văn hóa

Người siêu phàm trong thực tại chính là những vĩ nhân Hai phẩm chất trên đây đã hội tụ và hài hòa trong quan niệm về vĩ nhân theo kiểu

riêng của nhà thơ: vĩ nhân phải là những anh hùng văn hóa, phải biểu hiện ra bằng những hành xử siêu phàm Ta có thể thấy khá rõ lô-gích của quan niệm thẩm mỹ đó qua luận giải của chính Chế Lan Viên Trong thơ Chế Lan Viên, quá khứ đau thương là những thế kỷ vắng bóng anh hùng, và người anh hùng mà thi sĩ mơ ước là người có tầm vóc kỳ vĩ, người có thể cầm thanh gươm ngàn cân ra trận để thực hiện sứ mệnh đổi đời, để vứt hết đau thương mà hóa thành vĩ đại, là người chịu đau thương mà sinh hạ những bài ca, là người thai nghén đau thương mà sinh nở cái oai hùng Do đó, lãnh tụ Hồ Chí Minh là hình ảnh chuẩn nhất cho quan niệm về con người, quan niệm về vĩ nhân của Chế Lan Viên Người đi tìm hình của nước thực sự là hình tượng một vĩ nhân "đẻ

Trang 3

ra đời", một con người "đẻ đất, đẻ nước" Đó cũng chính là cái tứ quán triệt bài thơ 3 Hành trình của con người yêu nước đi tìm đường cứu nước đâu phải là hành trình của một thi sĩ ham tiêu dao, du ngoạn, đi tìm hứng cho những tứ thơ bất hủ, hay đang tìm về cố hương với

những đứt nối, mờ tỏ của bao kỷ niệm tuổi thơ, cũng không phải cuộc hành hương của những "tín đồ tìm về đất Thánh" Đó là hành trình của một con người lớn lao đi tìm hình hài cho một nước Việt Nam mới: Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi, đi khắp những đất tự do, những trời nô lệ, những con đường cách mạng đang tìm đi Trên hành trình gian nan vất vả ấy, Người đã đến với Lê-nin Giờ phút tiếp nhận Luận cương của Lê-nin là một giờ phút trọng đại, không chỉ đối với cá nhân Người đang đánh đổi cả đời để tìm kiếm mà còn với cả số phận dân tộc Giờ phút ấy thật linh thiêng và chứa đựng trong đó cái huyền

bí của sự hóa thân sinh nở Luận cương đến với Bác Hồ Và Người đã khóc - Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin - Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp - Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin - Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc - "Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!" - Hình của Đảng lồng trong hình của nước - Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười Ai cũng thấy đây là đoạn quan trọng nhất của bài thơ Bút lực của tác giả ở bài này dường như đã dồn trút vào đây nhiều nhất Nhiều ý tứ, chi tiết, thành tố ngôn ngữ đã được người nghiên cứu khai thác, phẩm bình thuyết phục Tuy nhiên, trong khổ thơ có một

Trang 4

điểm nút mà nhiều người bỏ qua hoặc lầm lẫn, nên như không thấy được vẻ đẹp quan trọng nhất của tứ thơ Do đó, cái tứ của bài thơ vẫn còn nằm trong bí mật Điểm nút ấy là chủ thể thực sự của "phút khóc đầu tiên" Ai là chủ thể? Không ít người chả băn khoăn gì đã khẳng định ngay: thì Bác chứ còn có thể là ai chen vào đó nữa Đó là sự khẳng định

từ lối cảm nhận có phần đơn giản hóa trước một bí mật tinh vi của thơ

ca Và để tìm kiếm bí mật này, có lẽ người đọc cũng cần phải làm một cuộc hành trình: đi tìm cái hình của tứ trong quan niệm bề bộn của thi

sĩ 4 Là người say mê những biến đổi biện chứng, quan hệ nhân quả của sự sống, của cuộc đời, của cách mạng , Chế Lan Viên thường bị hấp dẫn trước hiện tượng "sinh nở" Đối với ông, cách mạng là một cuộc sinh nở lớn Và cuộc sống, sở dĩ được coi là cuộc sống, vì nó là cuộc sinh nở bất tận Chính vì thế, mô-típ "bào thai", "núm ruột",

"chùm rau", "cái trứng non sông", "bọc hồng đất nước" có một sức

ám ảnh lớn đối với ngòi bút này Ở đây, mô-típ ấy có một tên gọi, một biến thể khác: hình hài đất nước Nếu chỉ giải thích chữ "hình" như là một hình thái chính trị mới, một mô hình mới của đất nước thì mới chỉ thấy nội dung chính trị của bài thơ, mà chưa thấy cái hình thức nghệ thuật của thơ Mới chỉ thấy nghĩa bóng của chữ Và việc dùng chữ của Chế Lan Viên không đi xa hơn một trò chơi chữ là bao, dù rằng nhà thơ cũng là một tay chơi chữ sành điệu Cái hay của chữ "hình" trước hết là

ở nghĩa đen (hình, hình hài, sinh thể) của nó Và cũng vì thế, nó là cái

Trang 5

hay cơ bản của tứ thơ Do chưa tìm hiểu đầy đủ ý nghĩa phổ biến của việc dùng mô-típ "bào thai", "sinh nở" để thể hiện hình tượng Bác Hồ như một người "đẻ đất, đẻ nước" nên nhiều người nghiên cứu, phê bình đã không phân tích và giảng giải đúng "phút khóc" kia thuộc về chủ thể nào Thậm chí coi "phút khóc" chính là tiếng khóc của Bác Hồ vừa được nói đến ở khổ thơ trên Thực ra, trong chiều sâu của thi tứ, đó là tiếng khóc của một chủ thể khác: tiếng khóc chào đời của một đất nước mới Chẳng phải vậy sao? Khi Bác Hồ tiếp nhận Luận cương, cũng là khi đất nước Việt Nam mới bắt đầu tượng hình trong tâm trí Bác Hồ với những nét dáng đầu tiên Những điều Người ấp ủ trước kia như một nhu cầu bức xúc, nay những nhu cầu ấy đã được đáp ứng Luận cương của Lê-nin đã gieo vào những nhu cầu thầm kín kia một sức sống mới

Cả hai lập tức quyện vào nhau trong cái thế giới tinh thần mênh mông của nhà ái quốc Và thế là "cái trứng non sông", "bọc hồng đất nước" lập tức hiện hình Chẳng phải đó là một phút giây thiêng, là khoảnh khắc hóa sinh mầu nhiệm của sự - sống - lịch sử ư? Trong cõi sâu kín của lòng lãnh tụ, nước Việt Nam mới như những tế bào phôi thai, như một hình hài trứng nước, đã bắt đầu hiển hiện Tư duy thơ vốn ưa phức tạp hóa, rắc rối hóa của Chế Lan Viên chưa chịu dừng lại ở đây Ông muốn phiêu lưu hơn chút nữa Ông muốn cái "hình của nước" phải thực

sự trở thành một sinh thể, một sinh mệnh Sinh mệnh ấy muốn chứng

tỏ sự sống chính thức của mình Có như thế hình tượng thơ mới trở

Trang 6

nên kỳ ảo, hình tượng người đẻ đất, đẻ nước mới trở nên kỳ vĩ và tứ thơ mới trở nên kỳ bí: Hình của Đảng lồng trong hình của Nước - Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười 5 Tôi không cho rằng câu thơ trên là hay, càng không phải là hay nhất Bởi cái hay thường bình dị, thường ngại sự rắc rối! Nhưng đó là câu thơ quan trọng, là điểm nút của mạch thi tứ Do vậy, xin đừng ngại rắc rối mà lại rơi vào đơn giản hóa Câu thơ đòi ta phải giàu cảm thông, thấu hiểu hơn, phải xuyên qua cái hình thức rắc rối để mà tiếp nhận cái nội dung bình dị của nó Vậy, cần phải cảm thông thế nào? Hẳn là, đến đây, tư duy thơ của Chế Lan Viên bị đẩy đến một sự lựa chọn gay cấn Toàn bài, tác giả đã dựng lên hình ảnh một con người siêu phàm Nhưng việc khắc họa hình tượng không phải bằng những thao tác tượng trưng hóa hay thần thoại hóa Nếu bài thơ đi theo hướng này, hẳn người đọc sẽ dễ hình dung hơn, có điều, chắc

chắn sẽ không hợp với sở trường Chế Lan Viên Cái mà thi sĩ dày công khắc họa vẫn là hình tượng một vĩ nhân siêu phàm, nhưng lại trong tất

cả tính hiện thực của nó Vậy làm sao để có thể hòa giải hai đối cực vừa siêu phàm vừa hiện thực được? Bài toán nan giải này đã được tư duy của Chế Lan Viên đáp ứng theo một lối riêng Lối nào vậy? Ấy là xe kết hình tượng và thi tứ Hình tượng thì nghiêng về hiện thực Còn thi tứ thể hiện phía siêu phàm Nhân vật lãnh tụ được khắc họa bằng những

gì chân thực nhất từ các sử liệu ai cũng biết trong tiểu sử của Người, bằng không gian hiện thực, thời gian hiện thực , mọi chi tiết thuộc về

Trang 7

vật liệu tạo dựng hình tượng nhất nhất đều tuân theo chiều kích của hiện thực Không có chi tiết nào theo hướng khổng lồ hóa, thần thoại hóa Nhưng, nếu chỉ thế thôi, làm sao có thể khiến hình tượng người đẻ đất, đẻ nước hiện ra được Thế là, Chế Lan Viên đã thực hiện yêu cầu này bằng cách gửi vào thi tứ: đi tìm đường cứu nước là đi tìm hình của nước, hơn thế nữa, là hoài thai và khai sinh ra một nước Việt Nam mới Cấu trúc đã giúp thi sĩ làm cho khía cạnh sinh thành, sinh nở, hoài thai của hình tượng Người đi tìm hình của nước trở nên sâu kín và tinh tế (Cố nhiên cũng vì thế mà tứ thơ trở nên kỳ bí!) Thì chính câu thơ kia đã làm bật lên cái tứ thơ đó Bình diện nội dung chính trị của câu thơ Hình của Đảng lồng trong hình của nước, không khó hiểu lắm (đây chẳng qua

là hình thái chính trị mới của đất nước mà trong đó độc lập dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp) Cái khó là bình diện hình thức nghệ thuật kia Khi Bác thấy rõ mồn một Hình của Đảng lồng trong hình của nước, thì tức là cái hình hài của nước Việt Nam mới đã thực sự tượng hình trong tâm khảm của Người như một sinh thể Cái giây phút huyền diệu

từ "không" đã thành "có" Sinh thể ấy đang sống động trong Bác

Nghịch lý của câu sau là hình thức có phần rắc rối của cái lôgic nghệ thuật đó "Phút khóc đầu tiên" nghĩa là phút khóc chào đời! Đất nước Việt Nam mới đã chính thức tượng hình trong Bác, đã có mặt trên đời vào cái thời điểm Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin Phút khóc đầu tiên của

nó, tiếng khóc chào đời của nước Việt Nam trứng nước đã chuyển hóa

Trang 8

thành tiếng cười tột cùng sung sướng của nhà cách mạng Rồi mấy chục năm về sau, đến 2-9-1945, Bác Hồ sẽ chính thức tuyên bố khai sinh ra nước Việt Nam trước toàn thế giới Nhưng từ "phút khóc đầu tiên", với

tư cách là hình hài trứng nước, là một sinh mệnh thực sự, đất nước Việt Nam mới đã nằm trong lòng Bác Hồ, đã có mặt trong lịch sử của nhân loại này Từ bấy, Người sẽ thường xuyên sống cái hạnh phúc âm thầm

mà rất đỗi thiêng liêng của một người mang năng lực sinh thành là lắng nghe sự tượng hình, phôi thai từng phút, từng ngày của cái trứng nước non sông bọc hồng đất nước: Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất - Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai Hình ảnh ấy chẳng phải vừa rất hiện thực vừa rất siêu phàm sao! Người đang lắng nghe sự sống của sinh thể đất nước đang phôi thai trong lòng mình, lắng nghe sự sống của "cái trứng non sông, bọc hồng đất nước" như thế, chẳng phải

là Người đẻ đất đẻ nước đó sao! Câu kết của bài thơ đã hoàn tất cái tứ

"hình của nước" như một mạch kín suốt toàn bài

Ngày đăng: 27/07/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w