Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
270,6 KB
Nội dung
Việt Nam môi trường và cuộc sống Một số vấn đề thời sự về tài nguyên và môi trường ở nước ta Lũ lụt ở nước ta có xu thế diễn biến như thế nào trong thời gian tới? Có xu thế tăng về tần số, về cường độ cũng như về quy mô. Về tần số, lũ lớn xuất hiện trên Đồng bằng sông Cửu Long ngày một dày hơn. Thống kê 76 năm quan trắc (1926 - 2002) tại Tân Châu, có 31 năm cho Hmax > 4,50m với tần suất là 31/76 = 40,8%, trong khi 12 năm gần đây (1991 - 2002) có 6 năm với tần suất 50%. Đặc biệt có 3 năm liên tiếp (2000 - 2002), Hmax = 4,94 - 5,22 m. Trên sông Hương, trong 25 năm quan trắc (1976 - 2000) có 9 năm xuất hiện lũ có Hmax > 4,00m, riêng 12 năm (1989 - 2000) đã có 7 năm lũ cao hơn mức đó. Đặc biệt có trận lũ lịch sử 1999 tương ứng với chu kỳ lặp lại trên 200 năm. Trên sông Đà tại Hòa Bình, thống kê 100 năm quan trắc có 11 năm (tần suất 11%) xuất hiện lũ Q > 13.000 m 3 /s, riêng 10 năm (1990 - 1999) đã có 3 năm lũ lớn như vậy (tần suất 30%). Đặc biệt có trận lũ lịch sử 1996 tương ứng với chu kỳ lặp lại trên 100 năm. Về cường độ, cũng lấy ba con sông trên làm thí dụ thì lũ lịch sử, cả về đỉnh lẫn lượng, đều xuất hiện trong 10 năm gần đây: ở Đồng bằng sông Cửu Long là lũ năm 2000, ở sông Hương là lũ năm 1999, ở sông Đà là lũ năm 1996. Nguyên nhân cường độ lũ ngày càng tăng có thể là: Việt Nam môi trường và cuộc sống Khung II.4. MIỀN TRUNG - LŨ CHỒNG LÊN LŨ Ninh Thuận: Thiệt hại nặng về người và của. Khánh Hòa: Lốc xoáy làm sập 28 ngôi nhà. Phú Yên: 3 người chết, tàu bị cuốn trôi ra biển, Tống tiễn trận lũ lớn vừa qua chưa được bao lâu, Bình Định và các tỉnh Nam Trung Bộ lại phải "đón" một cơn lũ khác, cũng không kém phần dữ dằn như trận lũ trước. Báo cáo nhanh của các ban phòng chống lũ bão Bình Định, Khánh Hòa, đến Ninh Thuận cho biết, đến 16 giờ ngày 13-11, đã có 13 người chết, mất tích, hàng trăm ngôi nhà bị sập hoàn toàn. Vậy là, lũ đã chồng lên lũ, tang tóc chồng lên tang tóc. Tại Ninh Thuận mưa kéo dài trong hai ngày 12 và 13-11, đã gây ngập lụt trên 20.000 ha đất sản xuất, nuôi tôm. Ước tính thiệt hại ban đầu trên 10 tỷ đồng. Các xã An Hải, Phước Hải, Phước Sơn (huyện Ninh Phước), Xuân Hải (Ninh Hải) cùng hai huyện Ninh Sơn và Bác Ái dường như bị cô lập hoàn toàn, các tuyến giao thông liên xã, liên tỉnh Ninh Thuận - Lâm Đồng, bị chia cắt. Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ đạo Phòng chống bão lũ cho biết: tính đến 13 giờ ngày 13-11, mực nước các sông vượt trên mức báo động 3 là 0,12m (nước dâng cao trên mức lũ lịch sử xảy ra vào năm 1986 là 0,22m). Ở xã Phước Sơn (huyện Ninh Phước) có 70 hộ đang bị kẹt trên các ụ đất cao, trông chờ lực lượng cứu nạn. Đoạn đường sắt chạy qua xã Xuân Hải (huyện Ninh Hải) có 115m bị ngập nước từ 1 - 1,5 m, nên từ lúc 4 giờ 55 phút sáng ngày 13-11-2003 ngành đường sắt đã cho dừng tàu lại. Hiện Ninh Thuận đã có 7 người chết, 7 người bị thương, thiệt hại nặng nhất là huyện Ninh Phước - có đến 4 người chết. Trạm cung cấp điện cho khu vực thị xã Phan Việt Nam môi trường và cuộc sống Rang Tháp Chàm bị ngập nước ở mức báo động khẩn cấp và có khả năng không cung cấp điện vào những ngày tiếp theo. Nguồn: Báo Lao động, ngày 14-11-2003 Bão và áp thấp nhiệt đới có xu thế ngày càng tăng về cả tần số lẫn cường độ. Theo thống kê 70 năm, 1891 - 1960, trung bình mỗi năm có 3,97 cơn bão đổ bộ vào bờ biển Việt Nam . Song trong 40 năm gần đây, 1961 - 2000, trung bình mỗi năm xuất hiện 6,30 cơn bão. Bão lớn trên cấp 10 xuất hiện ngày càng nhiều, mức nước dâng do bão vượt 2,00m chiếm tới 11% tổng số cơn bão. Hiện tượng El Nino, La Nina làm tăng tính khốc liệt của lũ và hạn. Tần số xuất hiện của hiện tượng này ngày một tăng. Trước đây, chu kỳ của El Nino và La Nina thường là 15 đến 20 năm, thì nay chỉ khoảng 2 đến 8 năm. Cường độ và tác hại của El Nino và La Nina ngày một nghiêm trọng. Ví dụ năm 1997 - 1998, El Nino kéo dài 13 tháng, gây ra những đợt mưa cực lớn ở California, Hồng Công, Quảng Nam, lụt lội trầm trọng ở Pêru, vòi rồng và lũ lụt ở các bang Đông Nam Hoa Kỳ, hạn hán và cháy rừng ở Inđônêxia, ở nước ta hạn nặng ở miền Trung; Đồng bằng sông Cửu Long "không có lũ", Hmax tại Tân Châu chỉ đạt 2,81cm thấp nhất trong 77 năm quan trắc. Về quy mô tổn thất do lũ ngày càng nặng nề. Ở Đồng bằng sông Cửu Long lũ năm 1996 có 217 người chết, thiệt hại 2.182 tỷ đồng. Lũ năm 2000 có 48 người chết, thiệt hại 3.962 tỷ đồng. Vùng ven biển miền Trung các trận lũ diễn ra từ 1971 đến 1990 đã làm chết và mất tích 2.800 người, thiệt hại 3.400 tỷ đồng. Trong các năm 1992 - 1999 các trận lũ đã làm chết 2.716 người, thiệt hại 8.063 tỉ đồng. Việt Nam môi trường và cuộc sống Nguồn nước ngầm của nước ta sẽ biến đổi như thế nào trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa? Nước ta có nguồn tài nguyên nước ngầm khá phong phú. Tính đến năm 1999 trữ lượng nước ngầm được điều tra đánh giá và xét duyệt ở trên một trăm mỏ nước là 1.675.930 m3/ngày ở cấp công nghiệp (A+B) và 12.855.616 m 3 /ngày ở cấp triển vọng (C1+C2). Do lượng nước ngầm phân bố không đều, khai thác tùy tiện, không theo quy hoạch, không quản lý chặt chẽ, ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường còn thấp nên trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đã làm tổn hại nặng nề đến tài nguyên nước ngầm. Tại nhiều vùng nước ngầm đã bị nhiễm mặn không thể tiếp tục khai thác, nhiều nơi khác đã có các biểu hiện nhiễm bẩn một số thành phần, kể cả một số nguyên tố độc hại như As, Hg. Theo các dự báo, trên phạm vi Đồng bằng sông Hồng, đến năm 2010 dân số có thể đạt tới 20.000.000 người là vùng có mật độ dân cư lớn nhất trong cả nước. Nhiều đô thị, khu công nghiệp lớn và vừa sẽ hình thành: Hà Nội với khoảng 3.500.000 dân; Hải Phòng, 2.000.000; Nam Định, 300.000; Hải Dương, 120.000; Hà Đông, 100.000; Thái Bình, 100.000; Ninh Bình, 100.000; Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh mỗi thị xã xấp xỉ 100.000 người. Tại các vùng lân cận thành phố Hạ Long sẽ có 500.000 dân; Việt Trì, 200.000; Bắc Giang, 110.000; Vĩnh Yên, Sơn Tây cũng xấp xỉ 100.000. Đa số các thành phố, thị xã này và các khu công nghiệp lân cận đều sử dụng nước ngầm làm nguồn cấp nước. Lượng nước ngầm cần cung cấp cho các đô thị và khu công nghiệp có thể lên tới 1.252.700 m 3 /ngày. Vùng Đông Nam Bộ có nhiều đô thị lớn, khu công nghiệp và khu chế xuất tập trung. Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có dân số dự kiến khoảng Việt Nam môi trường và cuộc sống 7.000.000 người vào năm 2010; Biên Hòa, 500.000; Vũng Tàu, 350.000; Phan Rang, Phan Thiết, Tây Ninh, Thủ Dầu Một sẽ có từ 250.000 đến 300.000 người cho mỗi thành phố. Mật độ dân số vùng này chỉ kém Đồng bằng Bắc bộ. Trên phạm vi Đông Nam bộ hiện đã hình thành 43 khu công nghiệp và chế xuất với tổng diện tích lên đến 8.263ha. Đông Nam Bộ cũng là nơi có nhiều thuận lợi cho phát triển cây lương thực, cây công nghiệp. Nước ngầm vùng Đông Nam Bộ tương đối phong phú và có chất lượng không đều và có thể cấp nước cho ăn uống sinh hoạt. Cũng như ở Đồng bằng sông Hồng việc khai thác nước ngầm ở Đông Nam Bộ sẽ được đẩy mạnh hơn và các tác động đến nước ngầm cũng sẽ mãnh liệt hơn do chất thải, phân bón, khai thác khoáng sản và do các hoạt động xây dựng. Một số nơi còn chịu các di chứng của chiến tranh để lại. Ở các vùng khác như Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Trung Bộ và miền núi phía Bắc sẽ có gia tăng yêu cầu cung cấp nước ngầm tương tự cho nông nghiệp, công nghiệp, đô thị và nông thôn với những mức độ khác nhau. Nhìn chung, trong phạm vi cả nước, về lượng, nước ngầm sẽ phải khai thác nhiều hơn, phổ biến hơn; về chất, nguy cơ ô nhiễm nước ngầm do chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp sẽ tăng thêm nhiều. Tình trạng đó đòi hỏi phải sử dụng hợp lý hơn, bảo vệ nghiêm ngặt hơn nguồn nước ngầm của nước ta. Cụ thể là cần thực hiện ngay quy hoạch tổng thể và chi tiết các nguồn nước, trong đó có nước ngầm, theo các lưu vực và địa phương; xác định rõ nguồn cấp, phương thức cấp, mức cấp và địa điểm lấy nước để cung cấp cho các nơi dùng nước, trên cơ sở đó điều tra, khảo sát chi tiết về khả năng cung cấp, xác lập các phương thức khai thác và các biện pháp bảo vệ nguồn nước ở những địa điểm đó. Trên phạm vi nguồn cấp, tuyệt đối không được xây dựng các Việt Nam môi trường và cuộc sống công trình chôn lấp chất thải, không được sử dụng các hóa chất độc hại, không được xây dựng các công trình gây tổn hại đến nguồn nước, bảo vệ và phát triển các công trình có khả năng làm tăng nguồn nước ngầm như rừng, hồ chứa nước. Hạn hán ở Tây Nguyên bao giờ có thể khắc phục? Tây Nguyên là một vùng lãnh thổ gồm 5 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Tổng diện tích tự nhiên là 54.475km 2 với số dân là 4.407.200 người (Niên giám Thống kê, 2002). Tây Nguyên là nơi đầu nguồn của một số sông lớn: 1) Sông Srê Pok - Sê San ở phía Tây Bắc và Bắc, diện tích lưu vực là 30.100km 2 , lượng dòng chảy năm là 27.000 triệu m 3 ; 2) Sông Ba ở phía Đông, diện tích lưu vực là 11.100km 2 , lượng dòng chảy năm là 7.605 triệu m 3 ; 3) Sông Đồng Nai phía Nam, diện tích lưu vực là 9.276km 2 , lượng dòng chảy năm là 9.360 triệu m 3 . Tây Nguyên cũng là thượng nguồn của một số sông: Thu Bồn, Trà Khúc chảy về phía Đông và Sê Băng Hiêng chảy về phía Tây, với diện tích lưu vực bằng 3.930km 2 và lượng dòng chảy năm bằng 5.530 triệu m 3 . Tổng tài nguyên nước mặt toàn Tây Nguyên đạt tới 50 tỷ m 3 /năm, tổng lưu lượng nước hơn 1.580 m 3 /s. Môđun dòng chảy nội địa của Tây Nguyên là 29l/s.km 2 , xấp xỉ lượng dòng chảy bình quân của cả nước, song tính bình quân đầu người thì lượng dòng chảy nước mặt của Tây Nguyên lớn hơn ba lần. Trữ lượng tiềm năng nước dưới đất của Tây Nguyên vào khoảng 300 m 3 /s, trữ lượng có thể khai thác tới 3,5 triệu m 3 /ngày. Đây là vùng có tiềm năng nước dưới đất lớn trong cả nước. Mặc dầu có nguồn nước dồi dào như vậy, nhưng trong 10 năm gần đây, Tây Nguyên liên tiếp 6 năm bị hạn 1994, 1995, 1996, 1997, 1998 và 2003. Đặc biệt năm 1998, 111.000ha cây công nghiệp và cây ăn quả bị hạn nặng, trong đó 19.300 ha bị chết. Riêng diện tích cây cà phê bị hạn là 74.400ha, bị chết 13.800ha. Hơn 770.000 dân bị thiếu nước sinh hoạt. Việt Nam môi trường và cuộc sống Nguyên nhân cơ bản gây hạn hán ở Tây Nguyên là tài nguyên nước phân bố rất không đều theo không gian và thời gian. Có những nơi lượng mưa trung bình hàng năm lớn hơn 3.000mm, như Kon Plông (Kon Tum), thượng nguồn sông Hinh (Đắk Lắk), nhưng có nơi lượng mưa này chỉ có trên dưới 1.500mm như Krông Buk, Ea Sup (Đắk Lắk). Mùa mưa lũ chỉ kéo dài 4 - 5 tháng, song chiếm tới 80 - 85% lượng mưa cả năm. Về chất lượng, nước các sông ở Tây Nguyên nói chung còn sạch, tuy nhiên đã có các nguồn ô nhiễm sau: ô nhiễm do xả chất thải chế biến cà phê và hoa quả tươi, nước thải ra có pH thấp hơn 3,0, thiếu oxy hòa tan, BOD 5 rất cao, để sử dụng lại tưới cây cà phê và lúa, màu cần phải xử lý; hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học dùng ngày một tăng. Nước dưới đất, do giếng khoan không đúng kỹ thuật, quá độ sâu cho phép, nhiều nơi bị cạn kiệt, hoặc đã gây ô nhiễm cho các nguồn nước khác. Thực tế, tại một số nơi, mực nước ngầm đã tụt khoảng 3 - 5m so với trước đây. Cá biệt có vùng đã tụt sâu khoảng 10 - 20m, gây nhiều khó khăn về cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất. Trong thời gian vừa qua, Tây Nguyên đã có tốc độ tăng dân số quá nhanh. Tỷ lệ tăng tự nhiên trung bình toàn Tây Nguyên hiện nay khoảng là 2,6%, dự kiến đến năm 2010 sẽ là 2,3%, dân số bản địa sẽ là 521.200 người. Ngoài ra đã có gần 1,8 triệu người di cư theo kế hoạch và hàng chục vạn dân di cư tự do. Ước đoán đến năm 2010 dân số Tây Nguyên có thể lên đến khoảng 7 triệu người. Dân số tăng sẽ kéo theo nhu cầu về các tài nguyên và phương tiện sinh sống, sản xuất, trước hết là tài nguyên nước. Nếu không có biện pháp dự phòng và khắc phục, tình trạng hạn hán nói trên sẽ thêm trầm trọng. Làm sao để khắc phục hạn hán ở Tây Nguyên? Hạn hán có hai nguyên nhân cơ bản: thiên nhiên và con người. Trời ít mưa, không mưa kéo dài, trời nóng nhiệt độ không khí và đất tăng cao, gió nhiều, bốc hơi tăng, tổn thất về nước tăng. Người Việt Nam môi trường và cuộc sống quản lý kém, dân trí chưa cao, lãng phí nước, công trình và thiết bị cũ xuống cấp, công trình và thiết bị mới chưa được xây dựng, nhu cầu về nước sẽ không được đáp ứng, thiếu nước, hạn hạn sẽ xảy ra. Khắc phục hạn hán do thiên nhiên khó làm được, ngoại trừ làm mưa nhân tạo, tuy nhiên kỹ thuật này vẫn rất đắt và chỉ thực hiện được trong phạm vi rất nhỏ. Hạn hán do người, cụ thể là ở Tây Nguyên, thì có thể khắc phục được một phần lớn hay giảm nhẹ theo các hướng sau đây: Rà soát lại các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội với khả năng đáp ứng nguồn nước theo từng giai đoạn để giảm bớt tổn thất do cung không đáp ứng cầu. Đặc biệt có thể thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sử dụng ít nước mà vẫn có hiệu quả kinh tế cao. Trong quy hoạch nguồn nước, không chỉ xét đến nhu cầu nông nghiệp mà cần xét đến cả nhu cầu của công nghiệp chế biến cà phê, cao su, hoa quả và các hoạt động dân sinh, du lịch, dịch vụ khác trong vùng. Khung II.5. THIỆT HẠI DO HẠN HÁN TẠI MỘT SỐ TỈNH NHƯ KIÊN GIANG, SÓC TRĂNG, NINH THUẬN VÀ ĐỒNG THÁP Do nắng hạn kéo dài, tỉnh Kiên Giang đã có 20.000ha cây trồng thiếu nước tưới; mặn xâm nhập từ biển Tây cũng gia tăng. Ngoài hàng loạt diện tích mía bị chết khô, 400ha hồ tiêu cũng đang thiếu nước nghiêm trọng, năng suất có thể giảm 40 - 50%. Dự báo, diện tích cây trồng chịu ảnh hưởng nắng hạn, xâm nhập mặn vẫn tăng trong những ngày tới. Tỉnh Sóc Trăng thả nuôi hơn 35.000ha tôm sú, trong đó, khoảng 4.000ha tôm công Việt Nam môi trường và cuộc sống nghiệp. Tuy nhiên, đã có hơn 4.000ha tôm nuôi quảng canh bị thiệt hại do thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài, độ mặn tăng thêm 2 - 5%o làm tôm bị sốc. Nhiều nhất là huyện Mỹ Xuyên có tới 3.200ha tôm bị chết. Ngoài hai tỉnh trên, một số nơi khác hạn hán cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến mùa màng. Nắng hạn gay gắt làm các sông suối trên địa bàn huyện miền núi Bắc ái, Ninh Thuận khô kiệt sớm. Toàn huyện bị mất trắng 122ha lúa, ngô và rau màu; nhân dân 7/9 xã thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Tại Bắc Giang do không có mưa, gần 3.000ha lúa xuân ở chân ruộng cao hoặc cuối kênh bị khô hạn, tập trung chủ yếu ở Yên Thế 700ha và Hiệp Hòa 1.600ha. Các công ty thủy nông phối hợp chặt chẽ với ngành điện chủ động khai thác nguồn nước; đồng thời, huy động hàng trăm máy bơm nhỏ thu hút nước từ các ao hồ, sông chống hạn, bảo vệ lúa. Ngoài ra, tại tỉnh Đồng Tháp trong mùa khô này có 56 kênh tạo nguồn nước bị cạn kiệt, trong đó 14 kênh thiếu nước trầm trọng cần nạo vét ngay, tập trung ở Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Tổng chiều dài các con kênh bị bồi lắng, cạn kiệt hơn 225km, khối lượng khoảng 2,7 triệu m 3 đất, ước tính kinh phí 16 tỷ đồng. Hiện tỉnh đã cấp 2 tỷ đồng cho công tác chống hạn, nạo vét kênh mương. Nguồn: Báo Nhân dân, ngày 22-4-2003 Không nên xây dựng các hồ chứa có dung tích quá nhỏ, vì tuổi thọ kém, vừa không kinh tế. Cần tổ chức đánh giá lại các hồ chứa đã xây dựng, để nâng cấp, cho phép tồn tại hay xóa bỏ. Nhà nước đầu tư vốn để sớm xây dựng những hồ chứa đã được quy hoạch. Nâng cao chất lượng quản lý công trình. Nạo vét, tu sửa, cứng hóa các tuyến kênh mương đảm bảo thông nước tới mặt ruộng, tránh nước chảy tràn lan, sử dụng các phương pháp tưới hiện đại, tiết kiệm nước. Việt Nam môi trường và cuộc sống Nâng cao dân trí, phát huy ý thức tiết kiệm nước, thực hiện nghiêm chỉnh Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường, các luật và văn bản dưới luật có liên quan. Cần có dự báo dài hạn về hạn, về tác động của hiện tượng El Nino và La Nina trong vùng. Việc di dân vào Tây Nguyên cần có tổ chức, có kế hoạch, được kiểm soát chặt chẽ, nhằm đảm bảo đời sống của người tái định cư, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống trong vùng. Việc thực hiện được những nội dung trên sẽ từng bước giảm nhẹ hạn hán ở Tây Nguyên, ổn định đời sống của nhân dân và phát triển kinh tế xã hội Tây Nguyên một cách bền vững. Có ngăn chặn hoang mạc hóa ở Nam Trung Bộ được không? Ở nước ta, trong những năm gần đây, song song với lũ lụt, hạn hán, xuất hiện một tai biến thiên nhiên liên quan chặt chẽ đến tài nguyên nước là sự lan rộng quá trình hoang mạc hóa ở vùng Nam Trung Bộ, trong đó điển hình là hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Trong báo cáo của khóa 11 Ủy ban Khí hậu thuộc Tổ chức Khí tượng thế giới năm 1994, khái niệm về hoang mạc hóa được trình bày như sau: "Hoang mạc hóa là sự thoái hóa các hệ sinh thái và sự xuất hiện môi trường sa mạc trên các vùng khô hạn, bán khô hạn và một số vùng ẩm ướt, Quá trình hoang mạc hóa được biểu thị bằng sự tăng cường khô hạn, sự thiếu hụt ẩm, sự tích muối trong đất, sự suy giảm độ màu mỡ của đất, sự giảm sút độ che phủ, sự thay đổi giống loài và sự bành trướng các bãi cát hoặc xâm lấn các cồn cát di động". [...]... máy nước của Hà Nội) có diện tích khá lớn và đang ngày càng lan rộng và xuống sâu, đặc biệt phần phễu có trị số (-8 m) và (-1 4 m) liên tục tăng lên Diện tích phễu có cốt cao (-8 m) đã tăng từ 55 ,17km2 năm 1992 lên 1 05, 42km2 năm 2002 (tăng gần 2 lần); diện tích phần phễu có cốt cao (-1 4 m) tăng từ 4,07k m2 năm 1992 lên 33,83km2 vào năm Việt Nam môi trường và cuộc sống 2002 tăng 8 lần Trong đó, khu vực... khoảng 20 - 25km, cách cửa sông Lạch Tray, Bạch Đằng khoảng 30km Sau khi có hồ Hòa Bình hoạt động, ranh giới mặn 4%o vào sâu nhất lùi về Việt Nam môi trường và cuộc sống phía biển khoảng 5 - 10km Sau khi có hồ Tuyên Quang, Sơn La, Huội Quảng, Bản Chát ranh giới mặn 4%o vào sâu nhất trên các cửa sông Hồng sẽ lùi về phía biển thêm khoảng 5 - 7km, còn trên các cửa sông Thái Bình chỉ lùi được khoảng 2 - 5km,... Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long Sau hơn 50 năm, công tác quy hoạch thủy lợi, thủy điện đã đặt cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng 75 hệ thống thủy nông lớn, 760 hồ đập lớn và vừa, 1.000 cống tưới tiêu lớn ngăn mặn, 2.000 trạm bơm điện lớn và vừa, hàng vạn km kênh mương, 7.000km đê sông, đê biển, hàng vạn công trình nhỏ và trạm Việt Nam môi trường và cuộc sống bơm Về cơ bản,... thị trường Việt Nam môi trường và cuộc sống không cao, tôm cua trái lại trở thành đặc sản có giá, nuôi tôm cua mới có cơ làm giàu, trồng lúa thì chỉ đủ no là may Đê sông vỡ, cánh đồng lúa có thể mất trắng một vụ, nhưng mùa sau lại được gấp bội do năng suất lúa tăng vì phù sa bồi đắp Đê biển vỡ không những mất trắng vụ trước mà còn gây hậu quả xấu cho 5, 6 mùa sau liên tiếp Trận bão ngày 2 6-9 1 955 đổ... mỗi giếng cách nhau 150 - 250 m Như vậy dọc theo sông Hồng từ cầu Long Biên đến khu vực đền Lộ có thể bố trí khoảng 50 - 60 giếng khai thác; dọc theo sông từ cầu Thăng Long lên thượng lưu có thể bố trí 15 - 20 giếng; công suất mỗi giếng có thể khai thác 5. 000 - 8.000 m3 mỗi ngày Tổng công suất của tuyến giếng này có thể đạt 400.000 - 50 0.000 m3/ngày Đồng thời có thể bố trí một vài bãi giếng ở khu vực... Đỉnh II (Đông Ngạc) và Nam Dư Năm 19 85, TS Lê Huy Hoàng đã cảnh báo về khả năng sụt lún mặt đất Hà Nội do khai thác nước ngầm Sau đó vấn đề này đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, Việt Nam môi trường và cuộc sống nhiều công trình, dự án nghiên cứu liên quan đã được triển khai Kết quả nghiên cứu đã xác nhận rằng: Đã có các biểu hiện sụt lún mặt đất do khai thác nước ngầm ở phần Nam bờ phải sông Hồng... 3) Nghiên cứu và đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật về sử dụng năng lượng mới để hạn chế nạn phá rừng bừa bãi Về phía các cộng đồng dân cư cần: 1) Nâng cao nhận thức của cộng đồng về các đặc điểm của vùng hoang mạc hóa và nâng cao các kỹ thuật Việt Nam môi trường và cuộc sống chống hoang mạc hóa; 2) Nhanh chóng chuyển giao và phát triển các mô hình nông nghiệp trên đất dốc, mô hình nông - súc kết hợp,... quan và đa dạng sinh học Ở các tỉnh ven biển miền Trung: về mùa khô ranh giới mặn thường vượt qua vùng châu thổ lên tận chân đồi núi Trong một số năm gần đây, phong trào nuôi tôm trên vùng cát ven biển phát triển mạnh nhưng thiếu nghiên cứu và quy hoạch đầy đủ, ở một số tỉnh đã dẫn tới tình trạng cạn kiệt và mặn hóa nước ngầm đi đôi với ô nhiễm môi trường trên khu vực rộng lớn Việt Nam môi trường và cuộc. .. ống Như vậy, riêng phần phía phải sông Hồng chúng ta có thể khai thác được từ 1.200.000 - 1.400.000 m3 mỗi ngày mà mực nước không những không tăng so với các công trình bố trí Việt Nam môi trường và cuộc sống sát biên cấp mà còn có thể phục hồi mực nước lên do ngừng khai thác ở các trung tâm hạ thấp (Pháp Vân, Hạ Đình, Tương Mai) Thêm vào đó có khả năng giảm nồng độ của một số thành phần như sắt, amôn.. .Việt Nam môi trường và cuộc sống Theo tài liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) thì "hoang mạc hóa là quá trình tự nhiên và xã hội phá vỡ cân bằng sinh thái của đất, thảm thực vật, không khí và nước ở các vùng khô hạn, bán khô hạn và bán ẩm ướt Quá trình này xảy ra liên tục, qua nhiều giai đoạn dẫn đến . dự kiến khoảng Việt Nam môi trường và cuộc sống 7.000.000 người vào năm 2010; Biên Hòa, 50 0.000; Vũng Tàu, 350 .000; Phan Rang, Phan Thiết, Tây Ninh, Thủ Dầu Một sẽ có từ 250 .000 đến 300.000. ranh giới mặn 4%o vào sâu nhất lùi về Việt Nam môi trường và cuộc sống phía biển khoảng 5 - 10km. Sau khi có hồ Tuyên Quang, Sơn La, Huội Quảng, Bản Chát ranh giới mặn 4%o vào sâu nhất trên. nghiên cứu và quy hoạch đầy đủ, ở một số tỉnh đã dẫn tới tình trạng cạn kiệt và mặn hóa nước ngầm đi đôi với ô nhiễm môi trường trên khu vực rộng lớn. Việt Nam môi trường và cuộc sống Hiện