1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận khảo sát thông kê báo vietnamnet ppt

76 972 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 265,88 KB

Nội dung

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍT Trong các thành tố cấu tạo nên tác phẩm báo chí thì títđầu đề là một thành tố mà độc giả đọc trước tiên, nó quyết định số phận của bài báo rằng độc giả có tiếp tục đ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

áo mạng điện tử (BMĐT) là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng Internet Công nghệ đã cho phép báo mạng điện

tử ra đời, và ngược lại chính nó thúc đẩy sự phát triển của công nghệ mới, báo mạng điện tử là một loại hình truyền thông đại chúng đang

có xu hướng phát triển mạnh cùng với sự bùng nổ của Internet Những trình duyệt phiên bản mới liên tục được cải tiến để phù hợp với tính năng truyền thông đa phương tiện, sự phát triển của báo mạng điện tử cũng là hoạt động thúc đẩy thương mại điện tử khi tạo ra môi trường mới cho ngành công nghiệp quảng cáo, phát huy những phương cách quảng bá thông tin thương mại muôn hình vạn trạng Cùng với phương tiện truyền thông đại chúng khác như: báo in, báo phát thanh, truyền hình, Báo mạng điện tử ngày càng phát triển đem lại hiệu quả

to lớn cho xã hội Hơn nữa, nó còn chắp cách cho các loại hình báo chí trên bay

xa hơn

B

Xét ở một khía cạnh nào đó khi ta đem báo mạng điện tử so với một số loại hình báo chí khác thì nó có ưu thế rất mạnh đó là về nội dung truyền tải thông tin, về công nghệ và tính tương tác BMĐT hiện nay không còn là phiên bản rút gọn của báo in nữa, đã có nhiều tờ báo lập ra một bộ phận riêng để phụ trách với lực lượng phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, nhân viên thiết kế

đồ hoạ có trình độ cao Về công nghệ báo mạng điện tử tích hợp được nhiều hình thức, từ chữ viết, âm thanh, hình ảnh động, đến tĩnh… Với thao tác đơn giản không tốn kém, không phải chờ đợi đến giờ ra báo, phát song BMĐT cập nhật thông tin 24/24h Tính tương tác của BMĐT rất cao, một tin vừa đưa ra, ngay lập tức sẽ có những phản hồi từ phía nhiều độc giả nhận xét về nội dung thông tin, chia se tình cảm với người trong cuộc, thậm chí phản ứng ngay với báo về cách đưa tin…

Trang 2

Ta có thể khẳng định BMĐT ngày càng phát triển cùng với sự phát triển thời đại công nghệ thông tin Việc cập nhật thông tin từ BMĐT là tiện lợi, nhanh chóng và rộng rãi bởi nó cung cấp lượng thông tin lớn, hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm của độc giả, đồng thời báo mạng diện tử buộc người tiếp nhận thông tin phải tham gia tích cực vào quá trình sảm xuất ra thông tin và truyền tải thông tin Báo mạng điện tử có vai trò to lớn đối với đời sống xã hội xã hội, nó giúp cho sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc, quốc gia thuận lợi, mở cách cửa tri thức cho mọi đối tượng trong xã hội Thay đổi phương thức làm tin khai thác thông tin nhanh chóng từ các nguồn tin ở khắp nơi dễ dàng để phục vụ cho mọi nhu cầu thị hiếu của độc giả BMĐT được nhìn nhận với con mắt khác, khi xét

về tiềm năng truyền tải nội dung cũng như lợi ích thương mại của nó đem lại…

Dù là ở loại hình báo chí nào, thì loại hình báo chí ấy vẫn là một trong những loại hình truyền thông đạt hiệu quả cao trong việc truyền tải thông tin, thông điệp đến đông đảo công chúng Trên Thế giới cũng như ở Việt Nam báo chí thực sự mang lại bước đột phá, góp phần vào việc xây dựng mỗi quốc gia ngày càng giàu mạnh, và phát triển bền vững…

Sáng tạo ra tác phẩm báo chí hoàn chỉnh trải qua qua trình lao động vất

vả Nó luôn luôn đòi hỏi ở mỗi biên tập viên, nhà báo, phóng viên, cộng tác viên phải có sự lỗ lực cố gắng đi tìm kiếm thông tin, và trải nghiệm thực tế để có được một tác phẩm trong thời gian nhất định mà vẫn mang lại hiểu qua cao Qúa trình ấy, buộc nhà báo phải trải qua lao động và sáng tạo của mình để tạo nên một tác phẩm báo chí hoàn chỉnh Qua đây, em xin trình bày và đi làm rõ yêu cầu của bộ môn:

Trang 3

Thống kê báo Vietnamnet.vn từ ngày mùng 1/5 đến ngày mùng 5/5/2011.

Gồm 3 nội dung chính sau:

1. Khảo sát, liệt kê số lượng : (Tin, bài, ảnh, box thông tin, video-clip), ở trong các tin bài đó ? Kèm theo danh sách tên bài

2. Nhận xét cách rút Tít, Chap (sapo), và tổ chức nội dung bài viết của tờ báo đó ?

3. Phân tích, nhận xét, và đánh giá vai trò sự sự lao động của tác giả trong các bài viết mà anh (chị) đã khảo sát? Từ sự trải nghiệm; Dấu ấn cái tôi tác giả; Sử dụng nguồn tin; Nhân vật; Cách khai thác thông tin…

Trang 4

NỘI DUNG

CHƯƠNG I KHẢO SÁT LIỆT KÊ SỐ LƯỢNG TIN, BÀI VÀ SỐ LƯỢNG

SỬ DỤNG ẢNH, VIDEO-CLIP, BOX THÔNG TIN TRONG TỪNG TIN BÀI

Sau khi khảo sát trang thông tin điện tử (vietnamnet.vn), từ ngày 1/5/2011 đến ngày 5/5/2011 theo yêu cầu, với số lượng thống kê:

1 Ngày mùng 1/5/2011

- Số lượng: +Tin, bài: 67

+Ảnh: 158 +Box thông tin: 8 +Video-clip: 0+ Link: 46

- Cụ thể ở từng chuyên trang như sau:

+ Trang chính (tin nhanh) : 7 tin ; 9 ảnh ; 2 box thông tin; 14 link

+ Xã hội : 14 tin, bài; 41 ảnh;

+ Giáo dục : 3 tin, bài; 2 ảnh; 4 box thông tin; 8

+ Chính trị: 2 tin, bài; 2 ảnh

+ Chuyển động trẻ: 2 tin, bài;

+ Kinh tế - thị trường: 4 tin, bài; 4 ảnh; 1 box thông tin; 9 link

+ Quốc tế: 8 tin, bài; 33 ảnh; 15 link

+ Văn hoá: 8 tin, bài; 40 ảnh; 5

+ Khoa học: 2 tin, bài; 2 ảnh;

+ CNTT – Viễn thông: 3 tin, bài; 19 ảnh

+ Bạn đọc: 4 tin, bài; 4 ảnh; 1 box thông tin

Trang 5

2 Ngày mùng 2/5/2011

- Số lượng: +Tin, bài: 65

+Ảnh: 191+Video- clip: 4+Box thông tin: 12 +Link: 115 (rõ ở bảng thống kê)

+ Chuyển động trẻ: 2 tin bài; 16 ảnh

+ Kinh tế - thị trường: 4 tin bài; 7 ảnh; 2box thông tin

+ Quốc tế: 10 tin, bài; 22 ảnh; 1video- clip

+ Văn hoá: 9 tin, bài; 30 ảnh; 3video- clip

+ Khoa học: 3 tin, bài; 4 ảnh

+ CNTT – Viễn thông: 2 tin, bài; 10 ảnh

+ Bạn đọc: 2 tin, bài; 2 ảnh; 1box thông tin

3 Ngày mùng 3/5/2011

-Số lượng: +Tin, bài: 68

Trang 6

+Ảnh: 231

+Video- clip: 8

+Box thông tin: 3

+ Link: 89 link (cụ thể bảng thống kê)-Cụ thể ở từng chuyên trang là:

+ Trang chính (tin nhanh): 10 tin, bài; 33 ảnh+ Xã hội: 13 tin, bài; 49 ảnh; 1box thông tin+ Giáo dục: 5 tin, bài; 10 ảnh; 1box thông tin+ Chính trị: 3 tin, bài; 6 ảnh

+ Chuyển động trẻ: 7 tin, bài; 30 ảnh

+ Kinh tế - thị trường: 3 tin, bài; 5 ảnh

+ Quốc tế: 8 tin bài; 9 ảnh; 2 video-clip+ Văn hoá: 12 tin, bài; 45 ảnh; 6 video-clip+ Khoa học: 3 tin, bài; 6 ảnh

+ CNTT – Viễn thông: 2 tin, bài; 36 ảnh+ Bạn đọc: 2 tin, bài; 2 ảnh; 1 box thông tin

4 Ngày mùng 4/5/2011

-Số lượng: +Tin, bài: 76

+Ảnh: 212

+Video- clip: 17

Trang 7

+Box thông tin: 3

+ Chuyển động trẻ: 4 tin, bài; 12 ảnh; 6video-clip

+ Kinh tế - thị trường: 3 tin, bài; 7 ảnh

+ Quốc tế: 11 tin, bài; 20 ảnh

+ Văn hoá: 15 tin, bài; 63 ảnh; 1box thông tin; 4video-clip+ Khoa học: 5 tin, bài; 6 ảnh

+ CNTT – Viễn thông: 7 tin, bài; 46 ảnh; 1video-clip+ Bạn đọc: 2 tin, bài; 2 ảnh

Trang 8

- Cụ thể ở từng chuyên trang là:

+ Trang chính (tin nhanh): 20 tin, bài; 36 ảnh; 1video-clip

+ Xã hội: 17 tin, bài; 35 ảnh

+ Giáo dục: 7 tin, bài; 6 ảnh; 6 box thông tin

+ Chính trị: 3 tin, bài; 3 ảnh

+ Chuyển động trẻ: 8 tin, bài; 4 ảnh

+ Kinh tế - thị trường: 4 tin bài; 27 ảnh

+ Quốc tế: 13 tin, bài; 18 ảnh; 1video-clip

+ Văn hoá: 12 tin, bài; 38 ảnh; 1video-clip

+ Khoa học: 9 tin, bài; 15 ảnh; 1 box thông tin

+ CNTT – Viễn thông: 15 tin, bài; 20 ảnh; 3 box thông tin; 6 video-clip

+ Bạn đọc: 2 tin, bài; 2 ảnh

CHƯƠNG II NHẬN XÉT CÁCH GIẬT TÍT, CÁCH VIẾT CHAP (SAPO)

VÀ TỔ CHỨC NỘI DUNG CÁC BÀI VIẾT CỦA TỜ BÁO ĐÓ

I TÍT (CHỦ ĐỀ)

A LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍT

Trong các thành tố cấu tạo nên tác phẩm báo chí thì tít(đầu đề) là một thành tố mà độc giả đọc trước tiên, nó quyết định số phận của bài báo rằng độc giả có tiếp tục đọc hay không?

Giật tít trên báo mạng điện tử đặt ra vấn đề là việc sử dụng ngôn ngữ phải ngắn gọn, chính xác, đảm bảo chính xác và có hiệu quả, vì vậy mà khi đặt tít

Trang 9

các tác giả hết sức phải chú việc sử dụng nó sao cho phù hợp mà vẫn tạo hiệu quả cao nhât.

1.Khái niệm

Tít(đầu đề) là tên gọi của tác phẩm, là cơ sở để phân biệt bài báo này với bài báo khác giúp người đọc dễ dàng xác định được mức độ quan trọng của thông tin để chọn đọc

Nói cách khác thì tít: được hiểu là bộ phận mở đầu có tác dụng dể dẫn dắt

ng đọc vào tiếp cận tác phẩm

Đặt tít là cả một công việc, cả một nghệ thuật, thể hiện lao động khoa học của nhà báo; Có nhiều cách đặt tít, nhưng nó pải ngắn gọn, thu hút bạn đọc Có thể nói, tít là một câu quan trọng nhất trong một bài viết trên báo, dù là một tin ngắn hay một phóng sự…

Tít: cho độc giả biết được vấn đề gì, điều gì đang xảy ra và vì sao độc giả lại quan tâm đến nó

2.Vai trò chức năng của Tít

a. Vai trò

Tít là cơ sở để phân biệt bài báo này với bài báo khác, dù các tác giả cùng viết một đề tài, một vấn đề, sự kiện và nó xác định mức độ quan trọng của thông tin giúp độc giả lựa chọn đọc

b. Chức năng

Giảng viên Fabiene Gérault thuộc Đại học báo chí Lille, Pháp nêu ra sáu chức năng chủ yếu của tít:

+ Thu hút sự chú ý vào trang giấy

+ Cung cấp thông tin chính trong một cái liếc mắt

+ Giúp độc giả lựa chọn tin bài

Trang 10

+ Khiến độc giả muốn đọc

+ Tổ chức trang

+ Sắp xếp thông tin

3 Các loại Tít

- Tít chính: Trình bày chữ to, chứa đựng những từ khoá

- Tít phụ: đóng vai trò định vị sự việc, chỉ rõ thời gian địa điểm, hoặc đưa

ra miền thông tin, đôi khi chỉ rút lại thành một từ

- Tít nhỏ: bổ xung thông tin cho tít bổ xung thông tin cho tít (như thế nào, tại sao)

- Tóm tắt: liệt kê những nội dung quan trọng được xử lý trong bài báo hoặc trong chùm bài

4.Các dạng tít: Có hai dạng tít cơ bản:

a Tít có tính thông tin:

Trả lời phần nào cho các câu hỏi đặt ra (chủ yếu là ai, cái gì).Loại

bỏ những câu rườm rà, những từ không cần thiết, những thông tin bổ sung.Dựa vào những tít khác, nhất là tít lớn Có hai cách: chủ ngữ-động từ-bổ ngữ hoặc câu không động từ Mỗi một cách, đều có cái hay riêng: kiểu đầu chỉ rõ hành động, kiểu thứ hai cô đọng, nhấn mạnh từ khóa

b Tít gợi:

Tít gợi không đưa ra thông tin chính của bài báo, nhưng nêu

ý nghĩa chung của nó bằng cách kích thích người ta đọc bài báo Chúng ta thường thấy kiểu tít này, trong các tạp chí Khi thông điệp chính đã được xác định chúng ta sẽ tìm một hình thức khơi gợi, một câu ngắn gọn

Có rất nhiều cách để viết tin gợi: dùng từ gây sốc, từ đa nghĩa, câu gợi trí tò mò, một điều khó tin, một chuyện buồn cười, một mẫu nhân cách hóa, lối

Trang 11

chơi chữ, một câu nói quen thuộc được sửa đi, một công thức, một câu ngạn ngữ… Dùng hỗn hợp hai loại tít sẽ càng hiệu quả: vừa dùng tít lớn có tính thông tin, vừa dùng tít có tính gợi.

5 Đặc trưng của tít báo mạng điện tử:

Tít trên báo điện tử thường xuất hiện không gắn liền với ngữ cảnh: không như báo viết là bài nào thì đi liền với tít đó, các tít trên báo điện

tử có thể dưới dạng một danh sách các bài báo, trong một danh mục của công cụ tìm kiếm, hoặc trong phần bookmark của một trình duyệt Một số tình huống xảy ra hoàn toàn không liên quan đến một ngữ cảnh nhất định nào Chẳng hạn những mục hiện lên trên danh sách khi tìm kiếm trên các trang Google, Yahoo, Vinaseek có thể liên quan đến một chủ đề bất kỳ, vì thế người sử dụng không dễ hiểu được ngay các tít nếu không có kiến thức cơ bản về một lĩnh vực nào đó

Ngay cả khi tít đi liền cùng với bài, khó khăn của việc đọc chữ trên màn hình khiến người sử dụng khó nắm bắt được vấn đề: Đối với báo in, tít gắn chặt với nội dung, các bức ảnh, các tiểu mục - cả tờ báo lại nằm trên tay – nên chỉ cần liếc qua cũng hiểu.Đối với báo điện tử thì trên màn hình chỉ nhìn thấy một lượng thông tin giới hạn khi đọc lại có cảm giác nhức mắt và không thoải mái Vì thế khi lướt qua một danh mục các tin tức, ví dụ trên trang

news.com chẳng hạn, người sử dụng thường chỉ nhìn vào những tít nổi bật nhất và bỏ qua hầu hết các phần tóm tắt.

Do những khác biệt như vậy, phần tít phải có khả năng đứng độc lập

và dễ hiểu mà không cần nhìn vào toàn bộ phần nội dung Đương nhiên người sử dụng có thể click vào tít đó để đọc cả bài, nhưng nếu tít nào cũng phải qua động tác này thì quá mất thời giờ

6 Tiêu chí giật tít: Gồm 4 tiêu chí

+ Trung thực

Trang 12

+ Chính xác

+ Hấp dẫn

+ Hình thức đẹp

7 Tiêu chí đánh giá tít hay:

Sáng sủa, dễ hiểu: dùng từ đơn giản, cụ thể, không viết tắt.Ngắn, mạnh, trực tiếp: loại bỏ những chi tiết phụ, rườm rà Đi thẳng vào vấn đề chính, dùng từ mạnh liên quan đến bài không dùng tính từ, trạng từ, dùng câu thể chủ động khẳng định Có thể bỏ qua động từ tránh dùng dấu chấm than, vì nó không thay thế được những từ mạnh.Chính xác, trung thực Không thay thế nội dung bằng hình thức, không nói quá.

Thích hợp, độc đáo: một tít chỉ được dùng cho một bài báo Tít là riêng biệt, phù hợp với thể loại: tít phải phù hợp với bài báo, với giọng điệu của nó, với phong cách, với thể loại báo chí Dùng trích dẫn đối với thể loại phỏng vấn, những điều mắt thấy tai nghe với thể loại phóng sự hay công thức với xã luận.

B KHẢO SÁT VÀ NHẬN XÉT MỘT SỐ CÁCH GIÂT TÍT ĐIỂN HÌNH TRONG BÀI THÔNG KÊ

1 Chất liệu sử dụng trong tít và nhận xét

1.1 Chất liệu sử dụng trong tít

a Từ vay mượn

* Nước ngoài (Tiếng Anh)

- Tít: Cuồng nhiệt với màn nhảy sạp của teen tại Carnaval Hạ Long

+ Teen: là những từ tiếng anh được sử dụng rất phổ biến trên các trang báo, có nghĩa là tuổi thanh xuân, hay còn được hiểu là tuổi trẻ

Trang 13

=> Trong ngữ cảnh này viêc vay mượn từ là hoàn toàn phù hợp

- Tít: Siêu vòng 1 Việt Nam lộ ảnh bán nude

+ Nude: là từ tiếng anh, nghĩa của nó là khoả thân, từ này cũng được sử dụng trên báo mạng

 Trong ngữ cảnh này tác giả phối hợp sử dụng vay mượn từ tiếng anh, tạo cho người đọc thấy tít ngắn hơn so với sử dụng từ khoả thân, và trong ngữ cảnh này, chỉ có nửa tức là (1/2) nude, chứ không hẳn ở trần, ở truồng, mà tạo được sự trang trọng

- Tít: Đẹp Fashion Show được vinh danh trong đêm hội thời trang Châu Á

+ Fashion show là một từ ghép của 2 từ fashion và show, chứ trong từ điển tiếng anh không hề có từ này Từ ghép này ít được sử dụng bởi lẽ show có nghĩa là màn trình diễn, sự khoe khoang, phô trương, còn Fashion có nghĩa là thời trang Show thường kết hợp với các từ như live show, game show, show room…

 Và trong trường hợp này tác giả đưa vào là hợp lý bởi ghép 2 từ vào thành Fashion show có nghia là trình diễn thời trang

* Hán Việt

- Tít: Tuấn Hưng bất ngờ tái ngộ Anh Tú

+Tái ngộ: có nghĩa là gặp lại nhau

=> Trong ngữ cảnh này, tác giả sử dụng vay mượn từ Hán Việt là hoàn toàn phù hợp, bởi tác giả hiểu sâu, hiểu đúng từ và mượn đúng lúc, điều này tạo được sự trang trọng

- Tít: Công nhân Nhật trở lại lò phản ứng nhiễm xạ

Trang 14

+Công nhân: có nghĩa là là người lao động sảm xuất tại các công trường,

xí nghiệp, nhà máy

=> Trong ngữ cảnh này tác giả đã sử dụng từ vay mượn đúng và chuẩn xác, taoh hiệu quả kết hợp khi sử dụng từ vay mượn, tạo sự trang trọng hơn

* Từ chuyên ngành

- Tít: Truy tố 6 học sinh trong vụ sát hại 2 phu vàng (Ngành luật)

- Tít: Nhiều thí sinh 'nói không' với ngành sư phạm (Giáo dục)

- Tít: Hôm nay, giá nhiều hàng hoá “phi nước đại” (Kinh tế)

- Tít: Nghe Tùng Dương, Thanh Lam hát Đoàn Chuẩn (Âm nhạc)

- Tít: Cảnh sát mải ăn mừng để trộm vật chứng (An ninh)

b Viết tắt

- Tít: Tuyển công chức Bộ TTTT năm 2011 (Thông tin truyền thông)

- Tít: HS Trung Quốc ốm yếu hơn Hàn, Nhật (Học sinh)

- Tít: Hà Nội, TP.HCM không tăng học phí (Thành phố Hồ Chí Minh)

- Tít: Bão giá đẩy hàng chục triệu dân châu Á-TBD vào nghèo túng (Châu Á – Thái bình dương)

- Tít: Viết tiếp vụ việc ở trường PT dân lập Phương Nam (Phổ thông)

c Sử dụng dấu ngoặc kép, dấu chấm lửng, dấu hỏi chấm

* Dấu ngoặc kép

- Tít: "Chặt đứt" những thú vui bệnh họan

- Tít: "Dân đã chán nghe hứa suông" !

Trang 15

- Tít: "Vàng tặc" đại náo dòng Lam

- Tít: "Dị nhân" mới tung trailer hấp dẫn

- Tít: ‘‘Không còn Bin Laden, thế giới an toàn hơn’’

* Dấu chấm lửng

- Tít: Em chỉ là người đến sau

- Tít: Nhắn tin để ly hôn

- Tít: Khổ vì mang tiếng con nhà giàu

- Tít: Những mỹ nhân Việt đẹp nhờ tiền

- Tít: Chóng mặt tốc độ phá…nhà cổ

* Dấu hỏi chấm

- Tít: Em hỏi khác rồi, thầy dạy có khác xưa?

- Tít: Ca sĩ hát sai lời: tát vào mặt khán giả?

- Tít: Sao Việt: Hễ sướng lên là khỏa thân?

- Tít: Các trường quốc tế có thoát 'cái bóng' của giáo dục áp đặt?

- Tít: Anh ngoại tình… sao phải kể thật hết cho em?

e Câu hỏi ghi vấn

- Người Mỹ , có lên Mặt trăng thật không?

- Thư tuyệt mệnh của bố đốt con là giả dối?

- Ai chỉ điểm Bin Laden?

Trang 16

- Ai bán siêu tên lửa cho Lybia?

- Tại sao Mỹ “tang” Bin Laden ngoài biển?

1.2 Nhận xét hiệu quả sử dụng,

a Từ vay mượn

*Tiếng Nước ngoài (Tiếng Anh)

Các từ tiếng Anh xuất hiện trên tít báo ngày càng nhiều Một số từ phổ biến, nếu được sử dụng một cách sáng tạo và hợp văn cảnh thì sẽ tạo cảm giác mới mẻ cho độc giả, giảm lượng ký tự cho tít báo (một số từ tiếng Anh dùng thay thế cho tiếng Việt sẽ ít ký tự hơn) giúp tít ngắn gọn, dễ trình bày hơn

Tuy nhiên việc sử dụng tràn lan và không chính xác ngôn ngữ nước ngoài đặc biệt là tiếng Anh trên các tít báo thường tạo ra hiệu quả không tốt Không phải độc giả nào cũng có vốn tiếng Anh tốt vì vậy khi gặp ngôn ngữ mình không hiểu xuất hiện ngay trên tít báo sẽ tạo ra cảm giác khó chịu, độc giả thấy như mình đang bị đánh đố và bài báo rất dễ bị bỏ qua Dùng tiếng Anh pha tạp tiếng Việt trên tít báo cũng làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt

Các nhà báo nên hạn chế sử dụng từ tiếng Anh khi đặt tít cho báo Với những trường hợp có thể dùng từ thuần Việt thay thế thì nên dùng: ví dụ như từ show-buổi diễn, single-đĩa đơn, fashion-thời trang,…

* Hán Việt

Ai cũng biết trong tiếng Việt, từ Hán Việt chiếm một khối lượng lớn, khoảng từ 70-80% vốn từ vựng Đây là kết quả của quá trình Việt hoá tiếng Hán của dân tộc ta hàng ngàn năm tiếp xúc với ngôn ngữ này Và cũng do vậy

mà tiếng Việt thêm phong phú nhiều màu sắc Tuy nhiên từ Hán Việt vốn gốc

Trang 17

Hán cho nên sử dụng, trong nhiều trường hợp, cần phải hiểu rõ nghĩa của từ

để dùng cho chính xác Mặt khác, về phương diện từ, từ Hán Việt có những sắc thái ngữ nghĩa riêng (chẳng hạn như tính cô đọng, khái quát hoặc tạo phong vị cổ kính trang trọng…), vì vậy đòi hỏi sự cân nhắc, chọn lựa khi dùng

để có thể phát huy được thế mạnh của nó

Chẳng vậy mà Bác cũng đã dặn kĩ khi vay mượn từ thì phải: “ Những từ không dịch được thì phải mượn tiếng của các nước, nhưng chỉ nên mượn khi thật cầ thiết, đã mượn thì phải mượn cho đúng”

* Chuyên ngành

Bất cứ một chuyên nghành nào, cũng có thuật ngữ riêng và trong báo chí việc sử dụng vay mượn từ chuyên ngành là chuyện bình thường Bởi nó tạo nên cho tiếng việt thêm phần phong phú Việc mượn từ chuyên nghành là

sự biểu hiện tích cực của các nhà báo, họ đang yêu lấy tiếng việt, yêu tiếng mẹ

đẻ của mình, góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc Việt và giữ gìn ve trong sáng của tiếng Việt.

Trang 18

theo phong cách ngôn ngữ trực tiếp, cũng gọi là lối nói trực tiếp Trong trường hợp này, nhà báo không chịu trách nhiệm về nguồn tin cũng như về quan điểm trong tin ấy Bình thường, không cần dùng dấu ngoặc kép nếu thấy tin không

có vấn đề gì Trong những trường hợp muốn diễn đạt thật rõ ràng hoặc muốn nhấn mạnh rằng đó chỉ là lời người khác chứ không phải là ý kiến của tôi thì chúng ta nên cho lời nói đó vào trong ngoặc kép

Ngoài ra dấu ngoặc kép còn có chức năng khác: Khi muốn dùng một

từ ngữ không theo nghĩa thông thường thì từ đó sẽ được đặt trong dấu ngoặc kép Sắc thái nghĩa của từ ngữ trong dấu ngoặc kép đã bị thay đổi Dùng dấu ngoặc kép cho những từ chưa rõ nghĩa hoặc không còn thông dụng, chẳng hạn những tiếng lóng, những từ có nguồn gốc nước ngoài mới nhập hay đã quá xưa, nhằm tránh những hiểu nhầm không cần thiết Khéo dùng kết hợp dấu ngoặc kép với những từ đồng nghĩa có sắc thái nghĩa khác nhau là một biện pháp để bộc lộ quan điểm, làm câu văn thêm sắc sảo, hấp dẫn

* Chấm lửng:

Dấu chấm lửng có chức năng là gây sự chờ đợi Khi cần nhấn mạnh một

từ, hãy đặt nó sau dấu chấm lửng Dấu chấm lửng còn có một chức năng

là sự việc được nói tới chưa kết thúc Có thể dùng dấu chấm lửng để tạo ra ngụ

ý của người viết

* Hỏi chấm:

Đặt dấu hỏi để thể hiện thể hiện quan điểm của người viết, dấu chấm hỏi bày tỏ ý nghi ngờ

d Câu hỏi nghi vấn

Đặt dấu hỏi để thể hiện thể hiện quan điểm của người viết, dấu chấm hỏi bày tỏ ý nghi ngờ, nghi vấn Những bài báo có tít là câu hỏi thường viết về những sự việc chưa diễn ra, hoặc đoán ra và nghi ngờ chưa có bằng chứng xác

Trang 19

thực Thế nên nó thường là những bài bình luận đánh giá mà tác giả đưa ra những nhận xét của mình rồi đưa ra những dự đoán, người đọc sẽ chờ đón kì tiếp theo để biết được kết quả.

2.Cách giật tít theo dạng và nêu một số ví dụ tiêu biểu

Sau khi khảo sát và thông kê, ta thấy rõ cách giật tít chủ yếu trên báo, báo mạng điện tử, và đặc biệt là báo Vietnamnet.vn là giật tít theo dạng:

a Tít có thông tin

Là tít trả lời phần lớn được những câu hỏi đặt ra, và chủ yếu trả lời cho câu hỏi: ai? cái gì?

Trong bài xin đưa ra một số tít tiêu biểu sau:

- Giận cha, con nhảy sông tự vẫn

- Lại cháy nhà vắng chủ

- Phát hiện thi thể của 1 người đàn ông trong chòi lá

- Gía đỗ “bẩn” tràn lan chợ Hà Nội

- Bé 3 tuổi bị đốt đã nhiều lần bị bố giết hụt

- Hạ Long ngập ngụa trong rác

Nhà báo đã sử dụng cách giật tít theo dạng tít có thông tin, độc giả khi tiếp xúc với tít, chỉ cần lướt mắt qua đã thấy ở tít có thông tin, loại bỏ được những câu rườm rà, những từ không cần thiết, và những từ bổ sung.

b Tít gợi

Gồm một số tít tiêu biểu sau:

Trang 20

*Tít sử dụng từ gây sốc

Tác giả sử dụng những từ ngữ gây sốc, khiến cho bạn đọc khi tiếp xúc với tít sẽ nhấn vào đọc ngay, mô tuýp này cũng khá phổ biến trên báo mạng điện tử hiện nay

- Choáng với siêu xe của đại gia Việt Nam

- Choáng với nhà hàng toilet ở đông bắc Trung Quốc

- Bàng hoàng vợ thuê giang hồ tạt axit giết chồng

- Kỳ dị thứ “to nhất”, “dài nhất” ở con người

- Kinh hãi ngôi làng ăn thịt lợn sống ở Thái Bình

- Rùng hết cả mình vì phim Việt

- Rùng mình cuộc chơi ở 'hồ ma ám'

- Lóa mắt với siêu xe dát pha lê

=> Tác giả sử dụng từ ngữ gây sốc ở tít nhằm thu hút độc giả

* Tít gợi trí tò mò

- Cứ vào ăn tiệc là khỏa thân (Dấu chấm lửng: tạo được sự tò mò

cho bạn đọc, liệu … là gì, có gì hay ở tin này không?)

- Những nhân vật bị gạch chéo trên bìa TIME (Những người bị

gách chéo là ai, họ có tầm ảnh hưởng lớn gì…Vì TIME là một trang báo nổi tiếng thế giới, ắt hẳn xuất hiện trên bìa TIME và bị ghạch chéo chứng tỏ không bình thường…Tạo được sự tò mò của bạn đọc, và khẳng định được sự thành công khi tác giả sử dụng cách đặt tít theo dạng này.

Tương tự tít sau cũng vậy, nó cũng tạo được cho độc giả sự khêu gợi, kích thích trí tò mò muốn biết của bạn đọc:

Trang 21

- Nước nào nhiều 'đại gia' nhất thế giới?

- Kiều nữ khoe sắc với váy đầm bạc tỷ

=> Nhà báo sử dụng tít với nhiều từ ngữ gây được trí tò mò của độc giả muốn biết được nhưng thông tin trên xảy ra ở đâu, và họ là ai? Nắm bắt được tâm lý của độc giả, nhà báo đã dùng thủ thuật đặt tít, với kiểu khêu gợi, khiến bạn bạn có cảm giác tò mò, muốn biết thông tin mà tác giả viết về ai, viết cái

gì, hiện tượng đó xảy ra ở đâu…Từ đó mà bạn đọc sẽ kích vào thông tinđã thành công trong việc sử dụng những từ gây sốc này.

*Tít nhân cách hoá

Tác giả sử dụng sự nhân hoá trong tít của mình, tạo sự độc đáo, gây ấn tượng đến với bạn đọc, họ biến ngôn từ diễn tả những cái trong đời thường ít xảy ra, và biến những sự vật hiện tượng như là con người…

Tít: Tin về Bin Laden gây “sóng thần” trên Internet Nhà báo sử

dụng hiện tượng “Sóng thần” là hiện tượng khắc nghiệt của thiên nhiên, là những cơn sóng dữ dội, ầm ầm, ào ào…Chỉ có ở hiện tượng tự nhiên chỉ tồn tại trong cuộc sống con người, chứ internet làm gì có… Lấy “sóng thần” để ví cho tin truyền thông về một nhân vật, một trùm khủng bố có sức lan toả, cũng

dữ dội như cơn sóng thần Tác giả đã sử dụng ngôn từ để nhân hoá sự kiện tin tức về ông trùm này đang nóng trên internet, tạo được ấn tượng, hấp dẫn đối với bạn đọc…

Tương tự trong tít: "Facebook là cỗ máy gián điệp kinh khủng

nhất” Từ gián điệp chỉ cần nghe, hoặc nhìn thấy ta nghĩ ngay đó là người,

kẻ do địch cử để dò la tin tức, tình hình và phá hoại…Trong này tác giả lại sử dụng từ gián điệp cho trang mạng điện tử cộng đồng face book => Tạo sự hấp dẫn cà ấn tượng với độc giả.

Trang 22

Tít: Những bức ảnh biết nói về TP.HCM Đã là ảnh thì không thể nói

được mà nói được thì chỉ con người thôi, tác giả sử dụng nhân hoá trong tít,

đã tạo nên sự đặc biệt, ấn tượng đối với bạn đọc.

*Tít chơi chữ

Tít: "Vàng tặc" đại náo dòng Lam Vàng tặc là ai, mà ai là vàng tặc…?

Từ trước tới nay chúng ta chỉ tiếp xúc với ngôn từ: « lâm tặc » kẻ ăn trộm gỗ,

kẻ buôn lậu gỗ, chứ chưa bao giờ nghe đến từ « vàng tặc » Đọc cả tít ta thấy: tác giả sử dụng lối chơi chữ thể hiện phong cách riêng của mình để tạo ấn tượng gây sự chú ý với bạn đọc.

Tương tự tít: Lấy nhau vì tình, ly hôn bởi tiền cũng vậy, tác giả sử

dụng lối chơi chữ đối vế 4/4 trong câu, để tạo ấn tượng, gây sự chú ý với độc giả, đương nhiên yêu thì mới lấy, mà lấy là vì tình là đúng, còn vế sau tác giả dùng “ly hôn bởi tiền”, để tạo sự chú ý cho độc giả mang dấu ấn riêng của chính tác giả.

Dù sử dụng lối chơi chữ nào thì nhà báo cũng nên hạn chế sử dụng

nó bởi vì nó có thể phản tác dụng, đặc biệt đối với các đầu đề tin (đối

với bài, hoặc một số phóng sự đặc biệt thì có thể chơi chữ) Nhưng

nếu muốn chơi chữ thì phải đảm bảo dùng đúng cách

II Chap eau (sapo)

A Lý luận chung về Chap eau (sapo)

1 Khái niệm

Trang 23

Sapo trong tiếng Pháp có nghĩa là “cái mũ”, quả thực phần nào nhìn sapo cũng giống cái mũ của bài báo: nó nằm ở phía trên và tạo cho bài báo sự chỉn chu khi xuất hiện trước công chúng.

Lời dẫn đầu đứng sau tiêu đề và đứng trước phần nội dung của bài báo,

nó là một văn bản hoàn chỉnh; có thể bao gồm một câu; vài câu hoặc nhiều câu

Sự quan trọng của lời dẫn đầu không phụ thuộc vào độ dài của nó, quan trọng là

nó có thông tin hay không, và thông tin đó thế nào…

Như ta đã biết trong báo chí hiện đại thì lời dẫn thường có xu hướng càng ngắn càng tốt, tất nhiên đi kèm ngắn gọn thì phải là dễ hiểu…

2 Chức năng của chapeau

Khẳng định vai trò, ý nghĩa của sapo, Loic Hervouet, Tổng giám đốc trường Đại học Báo chí Lille (Pháp) đã viết: “Giúp đỡ người đọc; Xác định chủ

đề và góc độ; Cung cấp thông tin chính; Gợi ý về dàn bài; Làm cho độc giả muốn đọc” Đây cũng chính là chức năng cơ bản của sapo, cụ thể gồm:

- Xác định được chủ đề của bài báo

- Chứng minh tính thời sự của bài báo

- Nêu được ý chính

- Thu hút sự chú ý của người đọc

3 Phân loại Chapeau

Căn cứ vào ý nghĩa, mục đích của các sapo, có thể chia sapo thành một số kiểu cơ bản sau: (gồm 9 loại cơ bản)

Trang 24

- Sapo tên gọi: dừng lại ở việc gọi vấn đề, sự vật, hiện tượng được trình

bày trong bài viết, kèm theo đó là lời bình luận ngắn của tác giả

- Sapo tóm tắt: giúp bạn đọc có thể nắm bắt được những thông tin cốt lõi

nhất liên quan đến vấn đề tác phẩm, từ đó có cái nhìn khái quát về vấn đề hay

sự kiện được phản ánh

- Sapo nêu sự việc dẫn đường: kể về các sự việc thúc đẩy tác giả viết

bài báo, có thể nói chúng là sapo nguyên cớ

- Sapo chân dung: tác giả phác thảo những nét chân dung nào đó về

nhân vật trong tác phẩm của mình

- Sapo tả cảnh: khi đọc sapo kiểu này độc giả như được xem bức tranh

sống động có đủ âm thanh, màu sắc, ánh sáng Giọng văn, có thể nhẹ nhàng hoặc mạnh mẽ, những hình ảnh được miêu tả khá ấn tượng, có khả năng gợi cảm xúc hoặc tạo ra nỗi ám ảnh với độc giả

- Sapo nêu luận cứ: tác giả đưa ra các con số, dữ kiện ấn tượng có khả

năng thu hút sự chú ý của người đọc Những con số hay dữ kiện như vậy thường nằm trong quan hệ nhân quả với vấn đề hoặc sự kiện được phản ánh

- Sapo kể chuyện: kiểu này khi đọc lên, độc giả tưởng như đang được tác

giả kể lại câu chuyện nào đó

- Sapo nêu cảm xúc riêng tư của tác giả

- Sapo tiếp nối tiêu đề: kiểu này không phải là văn bản tồn tại độc lập

mà bộ phận được viết theo tiêu đề và phụ thuộc vào nó cả về nọi dung và hình thức

B Nhận xét cụ thể một số Chapeau điển hình trong bài khảo sát theo loại

1 Những thể loại chapeau và ví dụ điển hình

Trang 25

* Sapo tên gọi

- Tít: Xôn xao chuyện “Phật nổi” ở Sóc Trăng

+ Sapo: Vài ngày gần đây, nhiều người hiếu kỳ ở Sóc Trăng và các tỉnh lân cận đã đổ xô đến nhà ông Huỳnh Suông (ở xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) để xem “Phật nổi”

- Tít: Phát hiện một “siêu Trái đất”

+ Sapo: Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Liège (Bỉ) vừa phát hiện ra một “siêu trái đất” nhờ vào hệ thống kính viễn vọng Splitzer của NASA

* Sapo tóm tắt

- Tít: Bé 3 tuổi bị đốt đã nhiều lần bị bố giết hụt

+ Sapo: Đây không phải là lần đầu tiên, gã bố vô nhân tính có hành vi giết con ruột của mình Trước đó, Quang đã nhiều lần tìm cách sát hại cháu Linh bằng thuốc chuột, khí ga và nhiều thủ đoạn tàn độc khác.

- Tít: Những gì diễn ra trong 4 ngày nghỉ lễ?

+ Sapo: Một Hà Nội thanh bình trong dịp nghỉ lễ kéo dài Những khu du lịch đông cứng người và người Những vụ tai nạn thương tâm, đau lòng Đó là tất cả những gì diễn ra trong 4 ngày nghỉ mà có thể quý độc giả chưa đọc

* Sapo nêu sự việc dẫn đường

- Tít: Dân lại đổ xô đi tìm “vàng mun”

+ Sapo: Chuyện ông Thanh ở huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) phát hiện được "cây trắc bạc tỷ" là có thật Tuy nhiên, sau đó đã có một số người dân ở huyện này đổ xô đi tìm gỗ trắc (tiếng lóng gọi là "vàng mun") để đổi vận may,

Trang 26

nhưng đến nay chưa thấy đại gia "vàng mun" nào xuất hiện, mà có rất nhiều thửa ruộng, bờ ao, con đập đã bị "trắc tặc" xăm xoi lở loét.

- Tít: Nguyên chủ tịch huyện rút súng đòi “xử” dân

+ Sapo: “Nếu không có người can ngăn kịp thời, có lẽ khẩu súng lên đạn từ tay ông cựu chủ tịch đã “lấy mạng” vợ chồng tôi rồi…” – ông Trân Đăng Khoa, nạn nhân của vụ uy hiếp bằng súng bàng hoàng kể lại với phóng viên VietNamNet.

* Sapo chân dung

- Tít: Chuyện chưa kể về đại gia xây chùa Bái Đính

+ Sapo: Nguyễn Văn Trường nổi danh với quần thể hang động Tràng

An và chùa Bái Đính Nhưng anh là một đại gia kín tiếng, giản dị, ăn chay trường từ nhiều năm nay.

- Tít: Con trai Hà Kiều Anh làm mẫu chuyên nghiệp

+ Sapo: Bất ngờ khi cậu con trai của Miss Việt Nam 1992 Hà Kiều Anh

tỏ ra không hề kém cạnh mẹ, khi thể hiện rất chuyên nghiệp hình ảnh một người mẫu nhí bằng ánh mắt, điệu bộ và cả phong cách tạo dáng.

* Sapo tả cảnh

- Tít: Ngôi nhà kì lạ ở cực Bắc Tổ quốc

+ Sapo: Ngôi nhà hai tầng kiên cố bằng đất sét có tuổi đời cả trăm năm

là kiến trúc độc đáo trong đời sống đồng bào dân tộc Nùng nơi cực Bắc Hà

Giang

- Tít: Kẹt xe vì múa lân giữa đường

Trang 27

+ Sapo: 8 giờ 30 sáng 3/5, giao thông trên đường Lý Thái Tổ (P.1, Q.10, TP.HCM) theo hướng Ngã Bảy về vòng xoay Nguyễn Văn Cừ bỗng dưng khựng lại Trước nhà số 7, nhiều thanh niên mặc đồng phục quần đỏ áo vàng đầu đội khăn đứng xếp thành vòng cung giữa đường làm rào cản để bên trong bày biện đạo cụ cho một màn trình diễn…

* Sapo nêu luận cứ

- Tít: ‘Cái lý’ của những vụ sập hầm vàng ở Nghệ An

+ Sapo:Trong vòng 2 tháng, trên địa bàn huyện Tương Dương (Nghệ An) xảy ra hai vụ sập hầm vàng làm 6 người bị vùi lấp bởi đất cát Người viết bài không quá sửng sốt, bởi những ai thường xuyên qua lại vùng đất này đều có thể đưa ra dự báo về nguy cơ sạt lở, sập hầm và lũ quét.

- Tít: 5 năm, nam sinh Sài Gòn cao thêm 2,4 cm

+ Sapo: Chiều cao trung bình của nhóm học sinh nam tăng thêm từ 1,2 -

2,4 cm sau 5 năm, kể từ năm 2004 Đây là kết quả điều tra ở 1.400 học sinh độ tuổi 16 đến 18 ở TP.HCM, do nhóm nghiên cứu của Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM thực hiện Thông tin đưa ra tại hội thảo ngày 27/4 do Hội Y tế công cộng Việt Nam tổ chức.

* Sapo kể chuyện

- Tít: Chồng ngoại và đường vào tù của những “đóa hồng”

+ Sapo: Ảo tưởng, hám lợi hay vì chút cảm thương… nhiều phụ nữ chấp nhận đến với người đàn ông ngoại quốc dù chẳng hiểu chút gì về ngôn ngữ, văn hóa của người mình sắp lấy làm chồng Điều đáng nói hơn, sau khi lấy “chồng ngoại”, họ đã dần sa chân vào những đường dây vận chuyển ma túy thuê số lượng cực lớn.

- Tít: Nói với tuổi 20 từ quán cà phê Continental

Trang 28

+ Sapo: Theo dõi các thảo luận lòng yêu nước của những người trẻ đăng tải trên VietNamNet những ngày qua, anh Vũ Hoàng Gia, chuyên gia kinh tế hiện đang làm cho một quỹ đầu tư lớn ở TP.HCM gửi tới bài viết:

"Những ý nghĩ vụn nhân ngày 30/4: Về một thời tuổi trẻ miền Nam"

* Sapo nêu cảm xúc riêng tư của tác giả

- Tít: Bí ẩn của nụ hôn nhen “lửa yêu”

+ Sapo: Sau nhiều năm tháng chung sống, không chỉ lửa yêu yếu dần đi

mà sự lãng mạn của các cặp vợ chồng hầu như cũng biến mất Chính vì thế, với nhiều cặp vợ chồng, chuyện gối chăn chỉ là nghĩa vụ, là bản năng, chứ không còn những giây phút ngập tràn đam mê như thủa ban đầu.

- Tít: "Vàng tặc" đại náo dòng Lam

+ Sapo: Tại thượng nguồn sông Lam (huyện Tương Dương và Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An), hàng trăm “đội quân vàng tặc” cùng với các loại phương tiện, máy móc ngày đêm ra sức khoét núi, moi ruột sông suối Điều này tiềm ẩn nhiều tai họa và người dân chắc còn phải gánh chịu hậu quả lâu dài

-Tít: Hãi hùng chuyện tàu xe dịp nghỉ lễ

+ Sapo: Một trong những nỗi ám ảnh khiếp sợ với người dân trong những dịp nghỉ lễ lớn chính là chuyện tàu xe, đi lại Tình trạng phải đi xe nhồi nhét khách, bị đối xử thậm tệ trên những chuyến đi đã không còn xa lạ với nhiều người…

* Sapo tiếp nối tiêu đề

- Tít: Cửa Lò khai trương Lễ hội du lịch hè

+ Sapo: Tối qua (30-4), trong không khí cả nước Chào mừng kỷ niệm ngày đất nước thống nhất, Cửa Lò Khai mạc Lễ hội sông nước, mang đậm

Trang 29

bản sắc văn hóa truyền thống, mở đầu cho mùa đánh bắt cá vụ nam và khai trương du lịch biển Đến dự có Phó Ban tuyên giáo Trung ương Trần Văn Hằng; Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp và nhiều vị lãnh đạo các ban, ngành Trung ương và tỉnh Nghệ An…

- Tít: Choáng với nhà hàng toilet ở đông bắc Trung Quốc

+ Sapo: Vừa được khai trương ở Shenyang, thủ phủ tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc, nhà hàng này có một phong cách rất độc đáo: từ thực đơn đến đồ ăn thức uống đều được bài trí theo kiểu "nhà xí".

2 Nhận xét chung

Sau khi thống kê và quan sát, có thể khẳng định rằng:

- Sapo có ý nghĩa quan trọng với bố cục của một tác phẩm

- Một số sapo được đánh giá rất tốt, bởi sự ngắn gọn, dễ hiểu đi thẳng vấn

đề như cách viết sapo theo tên hay theo sapo tóm tắt

- Xuất hiện với tần số cao nhất là cách viết sapo theo kiểu tên gọi hay giới thiệu vấn đề

- Có 9 cách viết sapo, và những cách này được phân chia theo tính trội nào

đó căn cứ theo cách tiếp cận thông tin và việc tác giả phản ánh thông tin

- Ngoài ra có những sapo vẫn còn khuôn mẫu, cứng nhắc, gây nhàm chán, dài dòng, lan man, thông tin thiếu sự chọn lọc, không có tính thời sự và không lôi cuốn hấp dẫn được độc giả

III Nhận xét về tổ chức của nội dung các tác phẩm

Trang 30

Như ta đã biết được sự hạn chế khi viết tin cho báo mạng chính là không được viết dài dòng Mà phải viết ngắn, viết ngắn nhưng tin ngắn, hay bài dù ngắn vẫn phải đảm bảo được nội dung thông tin đầy đủ, chính xác.

Tổ chức về nội dung các bài báo thể hiện sự dung hoà tổng thể giữa cách chọn lựa đề tài, sự kiện, vấn đề, chi tiết…đến việc lựa chọn sử dụng những hình ảnh, các box thông tin, bảng biểu đồ và những video-clip cho bài

*Qua khảo sát các bài về nội dung nhìn chung:

- Đề tài: Được các phóng viên khai thác tốt, từ chính sự hiểu biết của

mình và phát huy tích cực

- Sự kiện: Được các tác giả nhìn nhận khách quan, từ những sự kiện bản

thể đến sự kiện nhận thức

Ví dụ: Trong bài: "Vàng tặc" đại náo dòng Lam “Tại thượng nguồn sông

Lam (huyện Tương Dương và Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An), hàng trăm “đội quân vàng tặc” cùng với các loại phương tiện, máy móc ngày đêm ra sức khoét núi, moi ruột sông suối Điều này tiềm ẩn nhiều tai họa và người dân chắc còn phải gánh chịu hậu quả lâu dài ”

+ Sự kiện bản thể: là sự kiện vụ việc nhiều “vàng tặc” đang nổi loạn, tự ý khai thác vàng trái phép ở sông Lam – Nghệ An

+ Sự kiện nhận thức: Nếu cứ khai thác trái phép, khai thác loạn cả lên, khoét hết núi, moi sâu xuống sông…Liệu cứ tiếp tục như vậy thì hậu quả phải gánh chịu rất nặng… Hành động phá hoại, huỷ diệt thiên nhiên, khi thiên nhiên bị tàn phá thì tầm ảnh hưởng của nó tới đời sống con người là rất lớn…

Trang 31

- Chi tiết: Nhiều bài, tác giả đã khai thác có chọn lọc và đưa vào tác

phẩm của mình những chi tiết “đắt” tạo được niềm tin và làm cho tác phẩm hấp dẫn hơn, đôi khi còn tạo sức nặng cho cả tác phẩm

- Chính kiến: Dùng để định hướng dư luận, nó tuỳ thuộc vào chính kiến

của mỗi tác giả, nhưng nhìn chung trên cơ sở quan sát và thống kê: Đại đa số các tác giả đều chứng kiến trên phương diện khách quan, được phản ảnh qua chính sự kiện nhận thức (ví dụ: như trên bài “Vàng tặc” đại náo dòng Lam)

- Vấn đề: Trong các bài báo đã khảo sát, thấy được dù là vấn đề nào thì các Nhà báo vẫn nhanh nhẹn, nhạy bén nắm bắt kịp thời chiều hướng của sự vật hiện tượng Nắm bắt nhu cầu, yêu cầu nguyện vọng, mong muốn mà c/s đặt ra

- Tư tưởng: Nhìn chung đa phần các bài đã thể hiện được tư tưởng cuả

tác giả, có bài thể hiện cụ thể lên án, phê phán, phản ánh, cũng có thể là ca ngợi

về một sự kiện, một nhân vật nào đó…Tuy nhiên cũng có bài tư tưởng thể hiện qua các sự kiện, các vấn đề mà nhà báo đó thể hiện trong tác phẩm của mình

- Ngoài ra tổ chức nội dung còn sử dụng một số box, ảnh để hỗ chợ cho nội dung phản ánh sự kiện vấn đề của tin, bài của tác giả:

+ Sử dụng hình ảnh: Trong các bài đã thống kê từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 5/5/2011 số lượng ảnh sử dụng là 992 bức ảnh Trong báo mạng điện tử nên sử dụng nhiều ảnh,càng nhiều ảnh càng tốt Nhưng cúng không nên lạm dụng Những bài thì đăng quá nhiều ảnh, trong khi có những bài không có 1 ảnh nào, nếu có thì chỉ mang tính chất minh hoạ, chứ không có ảnh thật, lột tả và chứng minh được sự kiện và nội dung của bài báo Với những người săn tin, họ chỉ reo lên khi sau cú click là một trang text chứ không phải là một chùm ảnh Ảnh còn là một trở ngại lớn đối với việc dung lượng web, vì tốc độ tải chậm, đồng nghĩa với việc độc giả exit

Trang 32

+ Tổ chức bài qua nhiều cửa: đồ hình; bản đồ; biểu hình; những box thông tin là điều được chú ý ở những bài báo của vietnamnet.vn Nhằm, giúp cho độc giả có thêm điều kiện tiếp cận với nhiều thông tin từ box, biểu đồ, bản

đồ và thậm chí tạo các đường link liên quan đến các đường link từ báo mạng điện tử khác có thông tin liên quan…Tuy nhiên trong bảng thông kê lượng box thông tin qua các bài được tác giả sử dụng quá hạn chế, số lượng box là 35/ 5 ngày

+ Sử dụng và đưa các video-clip vào trong bài là sự kết hợp hoàn hảo, tạo

sự hấp dẫn, lôi cuốn: vì video-clip quay lại những hình ảnh, ghi lại những âm thanh từ các nhân vật, sự kiện liên quan đến chủ đề và nội dung bài Ngoài ra nó còn là bằng chứng để xác thực thông tin, sự kiện đưa ra là có thật, đã xảy ra, tạo được niềm tin lớn từ phía độc giả

+ Lượng sử dụng video-clip trong bài đã thống kê từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 5/5/2011 là 38 video-clip, số lượng quá ít, có những ngày không

có 1 video-clip nào như ngày 1/5/2011

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ SỰ LAO ĐỘNG CỦA TÁC GIẢ QUA CÁC BÀI VIẾT

I Phần lý luận chung về lao động nhà báo

Lao động nhà báo được hiểu như là một hoạt động đặc biệt, mang tính chất chính trị khoa học và nghệ thuật Nói cách khác, lao động nhà báo nói chung là toàn bộ quá trình hoạt động nghiệp vụ của các nhà báo trong qui trình sảm xuất ra sản phẩm báo chí hoàn chỉnh (tờ báo, tạp chí, website, truyền hình…) Do vậy, mà yêu cầu cho nhà báo là rất cao, trước tiên là phải

có tri thức nhất định về nghề nghiệp và thứ hai là phải nắm vững các phương pháp lao động chuyên nghiệp Có như vậy thì việc sáng tạo của nhà báo để

Trang 33

tạo nên một tác phẩm báo chí hoàn chỉnh mới được thành công Thành công phải tập hợp đủ nhiều yếu tố, quá trình, vì vậy mà nhà báo cần phải lỗ lực sáng tạo, cố gắng trong mọi hoạt động Từ khâu lên kế hoạch lập đề tài, khai thác thông tin, tiếp cận thông tin bằng nhiều phương pháp và làm rõ vấn đề

mà chính tác giả muốn lột tả cho bạn đọc.

Viết sao cho hay không chỉ là mối quan tâm của những người vừa bước chân vào nghề báo mà còn là mong muốn thường trực của những nhà báo cầm bút lâu năm Tuy nhiên, nhiều nhà báo có kinh nghiệm thường nhận xét khi bắt tay viết một bài báo, nếu chúng ta cứ băn khoăn làm sao cho bài mình hay, hấp dẫn thì xem như chúng ta đã hỏng ngay từ đầu – kết quả một bài báo thường bậc trung hay tốt lắm cũng chỉ là một bài báo hơi màu mè, không

tự nhiên Cái hay, hấp dẫn của bài báo không thể nào từ ý tưởng tồi rồi múa may biến nó thành hay được Cái hay của một bài báo cũng không nằm ở vấn

đề thủ thuật – nó không thể thay thế những yếu tố căn bản làm nên một bài báo như đề tài, sự tìm tòi, nghiên cứu công phu, tiếp xúc nhiều nhân vật, hiểu

rõ tâm lý người đọc kỹ thuật đến sau những yếu tố nói trên Qua lao động nhà báo, việc thu thập thông tin tư liệu của phóng viên, nhà báo là vô cùng quan trọng trong quá trình sáng tạo ra tác phẩm báo chí hoàn chỉnh…

II Phân tích, nhận xét một số tác phẩm tiêu biểu trong bảng thông kê để đánh giá quá trình lao động nhà báo

1.Bài: “Vàng tặc” đại náo dòng Lam

Trong bài báo này, tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập thông tin từ quan sát (Quan sát là khả năng cảm thụ hiện thực của con người nhờ vào các

cơ quan cảm giác chủ yếu như thị giác và thính giác thông qua sự tiếp xúc nghe nhìn, quan sát thường đem lại những thông tin có đặc tính mô tả), Không chỉ đến quan sát, ghi chép, cảm nhận…Tác giả còn cải trang, đóng vai

Trang 34

người “nhà giáo đi tăng cường” tự mình trải nghiệm và nhập cuộc, để tìm kiếm và khai thác thông đạt hiệu quả nhất.

Cụ thể phân tích chi tiết cụ thể tác giả đưa vào bài viết của mình từ những thông tin đã thu thập được bằng phương pháp quan sát:

+ Từ bản Khe Bố (xã Tam Quang, huyện Tương Dương), theo tỉnh lộ

748, chúng tôi tìm đến vùng đất “4 Yên” Cách đây mấy năm, có dịp qua đây thấy sông Huổi Nguyên trong xanh uốn lượn giữa đại ngàn hùng vĩ… Lần trở lại, mặc dù qua báo chí được biết vùng đất này đang bị “đại náo” bởi “vàng tặc”, nhưng chúng tôi vẫn không khỏi bất ngờ bởi mức độ tàn phá của việc khai thác vàng ồ ạt Lòng sông ngổn ngang, bề bộn, dòng nước ngầu đục len lỏi giữa cơ man nào bùn đất, sỏi đá Ghé thăm các bản làng người Thái nằm dọc sông Huổi Nguyên, qua những bãi khai thác vàng bị đào đi xới lại nham nhở, thỉnh thoảng lại bắt gặp những chiếc hố nông hình tròn, có đường kính

từ 50- 70 cm Dưới đó là một làn nước nhờ nhờ và nổi đầy váng, thỉnh thoáng dân bản đem can nhựa hoặc xô ra lấy nước đưa về dùng…

+ Nguyên nhân là do sông suối bị ô nhiễm nặng nề bởi nạn khai thác vàng, bà con các bản dọc sông, suối không còn cách nào khác là ra cạnh bờ suối, bãi sông đào tạm một cái “giếng” vừa nhỏ, vừa cạn để nước bên ngoài thẩm thấu, gạn đi phần nào bùn đất để lấy về phục vụ sinh hoạt, từ đun nấu đến tắm rửa, giặt giũ Hầu hết người dân nơi đây cho biết vấn đề khó khăn, nan giải nhất lúc này vẫn là nước sạch.

+ Trong vai một giáo viên từ miền xuôi lên tăng cường, trao đổi với một cán bộ y tế xã Yên Thắng, anh này cho biết: “Lâu nay, số lượng người mắc bệnh liên quan đến đường ruột, mắt và bệnh ngoài da tăng lên đột biến” Nhìn tôi với ánh mắt đầy vẻ ái ngại, anh động viên: “Anh yên tâm đi, lúc mới đến ai cũng lo lắng cả, nhưng rồi sẽ quen thôi!”.

Trang 35

+ Rời bản trung tâm xã Yên Thắng, chúng tôi ngược lên bản Xốp Khấu

Ở đây địa hình dốc, không có bãi bằng như dưới bản Trung Thắng nên bà con không thể đào “giếng” lấy nước, hàng trăm con người đành chen chúc nhau tại một bể nước”…

+ Tiếp tục hành trình lên xã Yên Hoà, các khe suối nơi vẫn chung một màu đỏ quạch…

+ Sáng hôm sau, một người dân Xiềng Líp dẫn chúng tôi lội bộ ngược nguồn khe Líp ngầu đục để tận mục sở thị Từ bản đến chỗ đứt gãy đầu tiên của hệ thống đường ống chừng 07km, phải đi qua vô số điểm khai thác vàng

sa khoáng, của các công ty được cấp phép có, của người dân địa phương cũng có Lòng khe bộn bề, lồi lõm Đi mãi cuối cùng cũng đến được vị trí bị đứt đầu tiên của đường ống Tại đây, do “vàng tặc” đào khoét làm mất điểm tựa của đường ống kim loại nên hệ thống bị đứt gãy ở vị trí nối khớp giữa hai đoạn và rời ra theo hai hướng, một đoạn chóc lên cao, đoạn kia chúi xuống hố đãi vàng…

+ …bản Văng Cuộm, Pa Tý, Cành Toóng (Yên Tĩnh) vẫn không thấy gì khác hơn ngoài những bãi vàng bề bộn và ầm ĩ tiếng động cơ các loại Khe suối tan hoang Làn nước đỏ quạch Còn người dân phải chắt chiu từng giọt nước sạch

+ Rời Tương Dương để ngược lên huyện Kỳ Sơn, điều sửng sốt nhất là dòng Nậm Mộ (một trong hai con sông chính hợp lưu thành sông Lam) đã trở nên tan hoang Đôi bờ đất đá nham nhở bởi nạn khai thác vàng sa khoáng

Có những khúc sông náo động bởi tiếng các loại động cơ hoạt động hết công suất, bởi tiếng người chửi bới, tranh giành nhau Nhìn cảnh tan hoang của Nậm Mộ, nhiều người nghĩ tới nguy cơ về thảm hoạ sạt lở đất và lũ quét vào một ngày không xa

Trang 36

+…Dọc đường đi, thỉnh thoảng trông thấy những chiếc tàu lớn đang khai thác tại các khúc sông, ở đây lòng sông ngổn ngang, bề bộn bởi những bãi đá sỏi do các tàu vàng tải lên.

+ Được biết, đây là tàu khai thác vàng của Công ty Cổ phần Xây dựng

và Thương mại Hải Long được UBND tỉnh Nghệ An cấp phép hoạt động Người bạn đưa xuống một bãi khai thác vàng Một vùng bãi sông có diện tích khoảng 1.000 m2, chúng tôi tính được khoảng gần 15 chiếc máy khai thác vàng đang hoạt động.

+ Tại khu vực này, có đến hàng trăm chiếc hố có đường kính trên 3m,

độ sâu từ 5- 10 do những người đào đãi vàng xới tung rồi không chịu lấp lại

và trở nên rất nguy hiểm đối với người và gia súc qua lại Những “phu vàng” chủ yếu là dân địa phương tự phát thành lập các tổ khai thác (từ 10- 15 người/tổ), chung tiền mua máy đãi vàng rồi chia nhau thành quả sau mỗi ngày đào xới, moi ruột lòng sông.

+ Quy trình khai thác của các “phu vàng” cũng khá đơn giản, trước hết

là mua máy bơm có công suất kha khá, dùng cuốc, xuổng đào thành các hố sâu hoặc khoét vào bờ sông theo kiểu hàm ếch để lấy đất đá rồi đãi tìm vàng Những chiếc máy bơm công suất lớn được dùng vào việc bơm nước trực tiếp vào các vách hố

+ Chúng tôi đi dọc tuyến đường mới mở nằm phía tả ngạn vừa được nhà nước đầu tư hàng chục tỷ đồng Từ đây nhìn sang phía hữu ngạn, thấy

bờ sông đã tiến sát đến khá sát khu vực nhà ở của nhiều hộ dân thuộc bản Na Lượng So với 10 năm trước, bờ sông ở đoạn này đã tiến vào từ 30- 50m, làm mất hẳn vùng bãi bồi trước đây dân bản dùng trồng rau màu Nhìn xuống lòng sông thấy một dải ngổn ngang đá sỏi gây biến đổi dòng chảy, có nhiều đoạn dòng nước “xoi” thẳng vào mép đường Đi hơn 10 km dọc sông Nậm Mộ, đoạn từ xã Hữu Kiệm lên xã Tà Cạ, thấy một cảnh tượng chung là lòng sông ngổn ngang đất đá, bờ sông bị đào khoét tan hoang.

Trang 37

+ Rời miền Tây đất Nghệ, từ xe khách ai cũng có thể nhìn thấy dòng sông Nậm Mộ, Huổi Nguyên và kể cả thượng nguồn dòng Lam đang oằn mình bởi tiếng gầm rú của động cơ, bởi hàng trăm chiếc vòi rồng, cuốc xuổng đang

ra sức moi ruột “Đến một lúc quá sức chịu đựng, dòng sông sẽ nổi giận” - anh bạn dẫn đường nói câu chào khiến ai cũng bận lòng

=>

Nhận xét: + Tác giả đã có sự dấn thân, xâm nhập thực tế, trải

nghiệm thực tế đến nơi xảy ra sự kiện đã được chứng minh qua các chi tiết trên.

+Trong bài có dấu ấn cái tôi tác giả rất đậm, thể hiện qua cách chọn thể loại để viết, thuạt lại, kể lại sự kiện, chưng minh sự kiện bằng thực tế mắt thấy tai nghe, và cảm nhận Thể hiện qua sự xưng tên tôi trong bài

+ Bài thể hiện được tư tưởng qua sự kiện tác giả nhận thức: hành đôngh khai thác vang trái phép đang diễn ra nóng bỏng, nhiều… hành động này đã gây ảnh hưởng trục tiếp đến cuộc sống người dân đang sinh sống ở đây, và sự huỷ diệt, phá hoại thiên nhiên Cảnh báo hành động trai phép sẽ còn ảnh hưởng mạnh, không ai lường trước được nếu cứ tiếp tục đào, bới để tìm kiếm của “vàng tặc”

Giải quyết…nợ nần bằng súng

Trang 38

Ngày 20/3, ông Trần Đăng Khoa, ngụ tại khu phố 3 thị trấn Mađagui, huyện

Đạ Hoai, Lâm Đồng có đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng, báo chí tố cáo nguyên chủ tịch huyện – ông Phan Thanh Lai dùng súng ngắn uy hiếp gia đình ông Theo đơn của ông Khoa, cuối tháng 10/2010, con trai và con dâu ông Lai có mượn vợ chồng ông số tiền 470 triệu đồng, nhưng sau nhiều lần hứa hẹn, họ tuyên bố vỡ nợ không có khả năng chi trả… (Ảnh : 01)

Sáng 8/3/2011, ông Khoa gọi con dâu ông Lai là chị Dương Trùng Dương qua nhà nói chuyện phải trái Trước khi chị Dương ra về, ông Khoa nói: “Nếu

vợ chồng em không trả nợ cho anh thì anh sẽ phải bán nhà trả nợ cho ngân hàng, sau đó anh sẽ dọn sang nhà em ở luôn” Không biết chị Dương về nhà nói gì cha chồng, khoảng 10 phút sau ông Lai cầm súng ngắn, mặt bừng bừng sát khí chạy qua nhà hàng xóm (nhà ông Lai cách nhà ông Khoa bức tường rào), lên đạn và chĩa súng thẳng vào vợ chồng ông Khoa nạt nộ: “Hôm nay tao qua đây, ăn thua đủ với vợ chồng mày ” Vợ ông Khoa thấy súng hoảng quá, ngấy xỉu Ông Khoa chạy ra cửa, tính đường thoát thân, thì bị ông Lai chặn lại, dí súng vào đầu, nói “Mày bước vô nhà không tao bắn vỡ sọ”, rồi tiếp tục uy hiếp, chửi rủa “chủ nợ” suốt 10 phút sau đó…Lúc này, ông Nguyễn Tăng Nhiệm (ngụ ở Quãng Ngãi) là bạn ông Khoa vô tình tới chơi thấy cảnh trấn áp liền chạy tới can ngăn, nhưng ông Lai không chịu dừng mà tiếp tục chĩa súng, đọa giết vợ chồng ông Khoa… Phải tới khi con trai ông Lai là Phan Thanh Lợi chạy qua lôi ông Lai về thì ông mới ngưng “múa súng” Tuy nhiên, trước khi ra về, cựu chủ tịch huyện không quên chĩa súng về đối thủ, thách thức: “Tao thách mày kiện tao ”

Súng bị thu hồi, không chịu trả ?

Ngày 29/4, tiếp xúc với P.V VietNamNet, ông Trần Đăng Khoa vẫn chưa hết bàng hoàng: “Lúc đấy ông Lai rất hung hăng Nếu không có người can ngăn kịp thời, có lẽ khẩu súng lên đạn từ tay ông cựu chủ tịch đã “lấy

mạng” vợ chống tôi rồi… " Theo ông Khoa, vũ khí mà nguyên chủ tịch

Ngày đăng: 27/07/2014, 08:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh bản đồ cách nhau 5 thế kỉ 24 ảnh - Tiểu luận khảo sát thông kê báo vietnamnet ppt
nh ảnh bản đồ cách nhau 5 thế kỉ 24 ảnh (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w