Vữa xơ động mạch Vữa xơ động mạch là gì? Có phải là xơ cứng động mạch không? Ðộng mạch là những ống đưa máu từ tim đi cung cấp oxy và các chất bổ cho toàn cơ thể, khác với tĩnh mạch là các ống đưa máu trở về tim. Ở người bình thường trẻ tuổi mặt trong các động mạch nhìn nhẵn bóng; còn các động mạch bị vữa xơ mặt trong thấy những chỗ nổi lên, đó là những mảng vữa xơ. Gọi là mảng vữa xơ (atheroma) vì nó có một vỏ ngoài bằng những sợi xơ cứng, bao bọc lấy một lõi,gồm một số chất mỡ, một số tế bào bị hủy hoại và cả những sợi xơ nữa, lổn nhổn như* cháo, như* vữa. Tóm lại, màng vữa xơ =lõi vữa + vỏ xơ. Vì các chất mỡ có nhiều ống lõi của mảng vữa xơ nên có tác giả là xơ mỡ động mạnh cũng đúng (Hình 3) Hình 3 Còn chữ xơ cứng động mạch là một chữ chung chung, để chỉ tất cả các trường hợp động mạch bị cứng trong đó vữa xơ động mạch là phổ biến và gây nhiều tai hại nhất. Cụm từ xơ cứng động mạch ngày nay rất ít khi dùng đến. Người trẻ tuổi có bao giờ bị vữa xơ động mạch không? Các nghiên cứu từ nửa thế kỷ nay đều cho biết vữa xơ động mạch xuất hiện từ khi người ta còn rất trẻ, đến 20 - 30 tuổi đa số đã bị vữa xơ động mạch rồi. Tất nhiên khi mới xuất hiện ở người trẻ, mặt trong các động mạch chưa có những mảng vữa xơ thật sự như tả ở trên, mà chỉ mới nhìn thấy các dải mỡ màu vàng, chưa lồi lên lẫn vào lòng động mạch, đó là vữa xơ động mạch độ 1. Sau này, với thời gian và tuổi tác, các dải này mới dày lên thành các mảng vữa xơ lồi lên (độ 2) có khi ngấm cả calci (độ 3), hoặc loét ra (độ 4). Như vậy người trẻ tuổi cũng đã có vữa xơ động mạch rồi. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quý Tảo cho biết từ 25 đến 20 tuổi, 50% người Việt Nam có vữa xơ động mạch, còn từ 30 tuổi trở lên thì 100% đều có bệnh này Tuy nhiên, bệnh vữa xơ động mạch ở người trẻ ít khi thể hiện ra, và cũng rất ít khi biến chứng như ở người nhiều tuổi cho nên cũng có thể nối rằng vữa xơ động mạch là bệnh chủ yếu ở người già. Vữa xơ động mạch có triệu chứng gì? và gây ra bệnh gì? Ðại đa số: trường hợp vữa xơ động mạch không có triệu chứng gì cả. Ðó là những trường hợp nhẹ, mảng vữa xơ gây hẹp mạch ít, thí dụ, vữa xơ động mạch ở người tương đối trẻ hoặc ở nữ giới. Vì vậy, mặc dù bị vữa xơ động mạch, người bệnh vẫn sinh hoạt, làm việc như thư*ờng, không có vấn đề gì. Chỉ khi nào mảng vữa xơ lồi lên chít hẹp đáng kể lòng động mạch, người bệnh mới có một số triệu chứng, những triệu chứng này tùy thuộc vào động mạch nào bị hẹp, và hẹp nhiều hay ít. Những động mạch hay bị vữa xơ hơn cả là động mạch vành, động mạch cảnh, động mạch chi; gây nên các bệnh tương ứng là bệnh tim thiếu máu cục bộ, tai biến mạch não, biến động. Vữa xơ động mạch vành với bệnh tim thiếu máu cục bộ. Các động mạch vành được giao nhiệm vụ cung cấp máu, tức oxy cho cơ tim, cho nên nếu chúng bị các mảng vừa xơ hẹp lại, thì một vùng cơ tim sẽ bị thiếu máu. Ðó là trường hợp các bệnh tim do thiếu máu cục bộ, còn gọi là bệnh tim vành biểu hiện quan trọng nhất của vữa xơ động mạch. Hai bệnh tim thiếu máu cục bộ hay gặp hơn cả là đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. Trong đau thắt ngực, người bệnh mỗi khi lao động chân tay nặng như: chạy, lên thang gác, leo dốc, và cả khi xúc động mạnh nữa, thấy đau ngực. Gọi là đau thắt ngực, nhưng thật ra ít khi đau thật, lại càng ít khi có cảm giác "thắt", mà thường chỉ là tức, nặng ở ngực, nghỉ 5-10 phút lại hết. Vì vậy, người ta gọi là đau thắt ngực khi gắng sức. Trong thực tế, chỉ khi nào động mạch vành hẹp nhiều, diện tích lòng mạch giảm khoảng 70%, mới thấy đau thắt ngực; vữa xơ động mạch vành nhẹ, hẹp ít, không có triệu chứng này. Người đau thắt ngực nếu biết cách xử lý, có thể sống chung với bệnh hàng năm trời được, tất nhiên phải dùng thuốc theo cách dặn dò của thầy thuốc. Còn nhồi máu cơ tim là một bệnh nặng hơn rất nhiều: trong bệnh này mảng vữa xơ lớn hơn nữa lại bị nứt ra, hình thành một cục huyết (huyết khối) chít hẳn lòng động mạch. Vùng cơ tim do động mạch vành đó phụ trách vì vậy, bị cắt nguồn máu cung cấp, không có oxy nuôi, gọi là bị nhồi máu. Chỉ một thời gian ngắn, khoảng 6 đến12 giờ sau, là vùng đó bị hoại tử, tức là chết hẳn, ảnh h*ưởng rất lớn đến hoạt động của quả tim. Vữa xơ động mạch vành còn có thể gây ra một số bệnh ít gặp hơn nh*ư suy tim, loạn nhịp tim, chết đột ngột .v.v Vữa xơ động mạch cảnh, động mạch não với tai biến mạch não Các động mạch cảnh ở 2 bên cổ, đưa máu lên các động mạch não để nuôi các tế bào thần kinh rất nhạy cảm. Vữa xơ động mạch này hay gây các tai biến mạch não rất nặng, không tử vong thì cũng tàn phế suốt đời. Có 3 dạng tai biến mạch não do vữa xơ động mạch 1. Hoặc mảng vữa xơ ở động mạch não lớn đến mức làm tắc hẳn động mạch, người bệnh sẽ bị nhồi máu não (trước đây gọi là nhũn não). Vùng não hoại tử không hồi phục được, gây liệt nửa người. Ðây là dạng hay gặp nhất, chiếm tới 60- 70 % tai biến mạch não nói chung. 2: Hoặc mảng vữa xơ ở động mạch cảnh tan vỡ, một mảnh theo dòng máu lên làm tắc một động mạch não. Tai hại cũng như vậy: nhồi máu não, hoại tử não, liệt nửa người. 3. Hoặc vữa xơ động mạch, theo một cơ chế phức tạp, không làm tắc mà làm vỡ một mạch máu não. Máu tràn ra động mạch, phá hủy các tế bào não, đó là xuất huyết não, ít gặp hơn nhồi máu não, nhưng nặng hơn nhiều. Vữa xơ động mạch chi, với bệnh động mạch ngoại biên Khi một động mạch chi trên hoặc chi dưới bị mảng vữa xơ chít hẹp, hoặc tắc hẳn, chi đó cũng bị thiếu máu cục bộ, bị thiếu oxy. Ðó là bệnh động mạch ngoại biên hay gặp ở chi dư*ới là chính. Hiện nay chuyên khoa tim mạch không dùng thuật ngữ như viêm tắc động mạch chi, xơ cứng động mạch gây tắc. v.v nữa. Triệu chứng của bệnh này diễn biến qua 4 giai đoạn. Giai đoạn I vô triệu chứng: bệnh nhân đi lại, hoạt động như* thường, không biết mình có bệnh. Giai đoạn II đau cách hồi: bệnh nhân thấy lúc nghỉ thì không sao, nhưng cứ đi một quãng là đau chân, phải ngừng lại vài phút đau mới hết. Bệnh càng nặng, quãng đi được càng ngắn; Nếu đi được trên 200 m là giai đoạn IIA, nếu đi chưa đến 200m đã đau là IIB. Vị trí đau thường là bụng chân, nhưng cũng có thể cao hơn ở mông, đùi; hoặc thấp hơn ở cổ chân, bàn chân. Giai đoạn III là bệnh nhân đau thường xuyên, không đi lại cũng đau. Giai đoạn IV: loét, hoại tử. Tại sao người ta lại bị vữa xơ dộng mạch.Vữa xơ động mạch không có một nguyên nhân nào rõ rệt. Nhưng khảo sát số lớn đối tượng trong thời gian dài,người ta nhận thấy những người có biểu hiện vữa xơ động mạch, nhất là vữa xơ động mạch vành, có một số yếu tố hay gặp hơn các người khác. Người ta gọi đó là những yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch, có thể hiểu là những yếu tố nguy cơ đối với vữa xơ động mạch. Ngày nay, các nhà tim mạch học đều nhất trí công nhận những yếu tố nguy cơ sau đây: 1 . Những rối loạn lipid trong máu, thí dụ tăng cholesterol toàn phần, tăng LDL-C, giảm HDL-C và tăng triglycerid. 2. Hút thuốc lá. 3. Tăng huyết áp tâm thu > 140 hoặc tăng huyết áp tâm trương >90mmHg. 4. Ðái tháo đường, hoặc kháng insulin. 5. Thiếu vận động thể lực và béo phì. 6. Căng thẳng tinh thần. Ba yếu tố trên (1, 2 và 3) có mối liên quan rất chặt chẽ, nhưng người ta ít nói đến, vì không thể đảo ngược được, đó là: Tuổi già, càng già càng nhiều nguy cơ. Giới nam nhiều nguy cơ hơn nữ. Gia đình có người mắc bệnh tim mạch tương đối trẻ, nam dư*ới 65 tuổi và nữ dưới 55. Làm thế nào để điều trị và dự phòng vữa xơ động mạch? Gần đây điều trị các bệnh do vữa xơ động mạch có rất nhiều tiến bộ: người ta đã có biện pháp nong các động mạch bị hẹp, thông các động mạch bị tắc bằng thuốc hoặc bằng ống thông; mổ bắc cầu nối để máu tránh nơi tắc mà vẫn đến cơ quan đang thiếu máu cục bộ, v.v Những biện pháp này các nhà chuyên khoa tim mạch nước ta đều đã làm được thành thạo và chữa được nhiều trường hợp hiểm nghèo. Nhưng dù sao đó cũng là những biện pháp khó áp dụng rộng rãi, vì đòi hỏi kỹ thuật cao và chi phí lớn. Cho nên người ta vẫn thấy phòng bệnh có ích lợi hơn chữa bệnh rất nhiều. Với mục tiêu đó, Tổ chức Y tế thế giới khuyên các nước đang phát triển nên tập trung vào 4 nội dung giáo dục sức khỏe sau để phòng bệnh tim mạch: 1. Cải tiến cách ăn uống: bớt mỡ, bớt muối, bớt calo. 2. Chống hút thuốc lá. 3. Phòng và chữa tăng huyết áp 4. Tăng hoạt động thể lực và chống béo. Về thuốc, tùy trường hợp các bác sĩ có thể cho thêm thuốc để hạ cholesterol, hạ huyết áp, chữa đái tháo đường, v v. Gần đây, năm 2001, các tác giả khuyên nên dùng một số thuốc để phòng bệnh tim mạch: aspirin cho những người nhiều nguy cơ; chẹn beta cho những bệnh nhân đã bị nhồi máu cơ tim; nội tiết tố nữ cho bệnh nhân mãn kinh v.v Tất cả những thuốc trên, đều phải có hư*ớng dẫn chặt chẽ của bác sĩ mới được dùng . động mạch hay bị vữa xơ hơn cả là động mạch vành, động mạch cảnh, động mạch chi; gây nên các bệnh tương ứng là bệnh tim thiếu máu cục bộ, tai biến mạch não, biến động. Vữa xơ động mạch vành với. Vữa xơ động mạch Vữa xơ động mạch là gì? Có phải là xơ cứng động mạch không? Ðộng mạch là những ống đưa máu từ tim đi cung cấp oxy và các chất bổ cho toàn cơ thể, khác với tĩnh mạch. bao giờ bị vữa xơ động mạch không? Các nghiên cứu từ nửa thế kỷ nay đều cho biết vữa xơ động mạch xuất hiện từ khi người ta còn rất trẻ, đến 20 - 30 tuổi đa số đã bị vữa xơ động mạch rồi. Tất