Những điều cần biết về tắc nghẽn động mạch Lối sống hiện đại bận rộn khiến chúng ta ít có thời gian chăm sóc bản thân. Hệ quả là chứng béo phì gia tăng do nhiều nguyên nhân như chế độ ăn uống nghèo nàn về dưỡng chất, lối sống lười vận động… Căn bệnh này kéo theo hàng loạt những rắc rối cho sức khỏe, trong đó có tắc nghẽn động mạch. Lối sống hiện đại bận rộn khiến chúng ta ít có thời gian chăm sóc bản thân. Hệ quả là chứng béo phì gia tăng do nhiều nguyên nhân như chế độ ăn uống nghèo nàn về dưỡng chất, lối sống lười vận động… Căn bệnh này kéo theo hàng loạt những rắc rối cho sức khỏe, trong đó có tắc nghẽn động mạch. Tắc nghẽn động mạch là gì? Động mạch được ví như những “con đường cao tốc” trong cơ thể. Chúng chính là các mạch máu đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển lượng máu chứa ô- xy đến tim và đi khắp cơ thể, chạy dài từ não đến các đầu ngón chân. Tắc nghẽn động mạch xuất hiện khi có một chất được gọi là mảng bám, tích tụ bên trong thành động mạch. Những mảng bám này làm hẹp hoặc tắc nghẽn các động mạch, khiến cho máu gặp khó khăn khi lưu thông đến các bộ phận của cơ thể. Những vị trí tắc nghẽn phổ biến nhất của động mạch là ở tim, não, thận, khung xương chậu, cánh tay và chân, thậm chí ở cả vùng bụng. Nguyên nhân hình thành các mảng bám động mạch Mảng bám động mạch được hình thành từ một số chất lưu thông trong máu, bao gồm chất béo, cholesterol, những sản phẩm thải đi của các tế bào, can-xi và fibrin (một chất có liên quan đến vấn đề đông máu). Quá trình hình thành mảng bám bắt đầu khi một số nhân tố (như cao huyết áp, hút thuốc lá, sự gia tăng một số loại chất béo, cholesterol và đường trong máu) phá hủy lớp bên trong của các động mạch. Để phục hồi những hư tổn, cơ thể bắt đầu quá trình tự chữa trị bằng cách giải phóng một số hợp chất. Quá trình “tự điều trị” này gây ra sự tích tụ mảng bám ở những động mạch đã bị hư hại. Càng có nhiều hư tổn thì mảng bám càng tích tụ nhiều, khiến cho các thành động mạch mất đi độ đàn hồi và trở nên xơ cứng. Tình trạng này được gọi là xơ vữa động mạch. Sự tích tụ của mảng bám thường bắt đầu trong suốt thời thơ ấu hoặc trong những năm vị thành niên. Sau đó, quá trình tắc nghẽn động mạch mới phát triển từ tuổi trung niên hoặc muộn hơn. Những triệu chứng của tắc nghẽn động mạch Triệu chứng và tình trạng bệnh lý của tắc nghẽn động mạch phụ thuộc vào vị trí mảng bám động mạch tích tụ. Thông thường sẽ bao gồm một số tình trạng bệnh lý sau: Bệnh động mạch vành: Bệnh này xuất hiện khi mảng bám tích tụ trong những động mạch có chức năng vận chuyển máu đến tim. Tình trạng này có thể dẫn đến các cơn đau tim. Một số triệu chứng của căn bệnh bao gồm đau ngực (chứng đau thắt ngực), thở ngắn, cơ thể suy yếu, chóng mặt, đổ mồ hôi nhiều, buồn nôn và tim đập nhanh. Bệnh động mạch ngoại biên: Căn bệnh này xảy ra khi những động mạch chịu trách nhiệm đưa máu đến phần chân phía dưới và những khu vực xa nhất của cơ thể bị tắc nghẽn. Các triệu chứng thường gặp là đau chân, tê cóng ở bàn chân và ngón chân, lạnh chân, chân khó lành khi có vết thương. Bệnh động mạch cảnh: Khi động mạch cảnh – vốn có chức năng cung cấp ô-xy lên não, bị tắc nghẽn sẽ được gọi là bệnh động mạch cảnh. Tình trạng này dẫn đến các cơn đột quỵ. Những triệu chứng của căn bệnh bao gồm cảm giác suy yếu hoặc tê cứng ở một bên của cơ thể, mất thị lực một bên mắt hoặc không có khả năng di chuyển một cánh tay hoặc một chân. Những bí quyết giúp ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn động mạch Một lối sống lành mạnh không chỉ giúp bạn ngăn ngừa mà còn có tác dụng kiểm soát các mảng bám ở động mạch và điều trị bệnh tắc nghẽn động mạch. Sau đây là một số thay đổi về lối sống mà bạn nên thực hiện: 1. Cắt giảm bớt lượng cholesterol Khi đang phải đương đầu với chứng tắc nghẽn động mạch thì việc cắt giảm lượng cholesterol là biện pháp vô cùng cần thiết. Bạn chỉ nên nạp vào cơ thể dưới 200 miligram cholesterol mỗi ngày. Chính vì vậy, hãy bắt đầu chú ý đọc nhãn mác của các loại thực phẩm, đồ uống và có những lựa chọn khôn ngoan hơn về lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể. 2. Hạ thấp lượng chất béo Theo Cơ quan Quản lý Dược- Thực phẩm của Hoa Kỳ, lượng calo chất béo no, đã bão hòa chỉ nên chiếm không quá 10% tổng lượng calo nạp vào nhằm ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn động mạch. Nếu đang phải đối mặt với tình trạng tắc nghẽn động mạch thì con số này không được vượt quá 7%. Ngoài ra, cần hạn chế các loại a-xít béo trans và chất béo đã được hy-đrô hóa vì chúng làm tăng lượng LDL cholesterol (các cholesterol xấu). 3. Bỏ thuốc lá Thuốc lá rất nguy hại đối với chứng tắc nghẽn động mạch. Nếu đã được chẩn đoán mắc chứng bệnh này, bạn phải bỏ thuốc lá ngay. Kết quả nghiên cứu cho thấy thuốc lá làm gia tăng tình trạng xơ vữa ở các động mạch của tim, chân và động mạch chủ (động mạch lớn nhất trong cơ thể, xuất phát từ tim và kéo dài cho đến tận bụng). 4. Tập thể dục Bạn cần phải tập thể dục ít nhất 3 lần mỗi tuần, khoảng ½ giờ mỗi ngày để hệ thống tim và mạch máu được tập luyện đầy đủ. Biện pháp này có khả năng đảo ngược quá trình tắc nghẽn động mạch bằng cách cải thiện mức cholesterol, làm cho tim khỏe hơn và giảm huyết áp. 5. Ăn một số loại thực phẩm đặc biệt Tỏi có công dụng làm giảm mức cholesterol. Một số thực phẩm có nhiều flavonoid như các loại dâu, táo, hành và rượu vang đỏ. Nước ép nho đã được chứng minh có khả năng làm giảm các cục máu đông. Trà xanh cũng có khả năng làm hạ mức LDL cholesterol khá hiệu quả. 6. Các hoạt động giúp “giải phóng” stress khỏi cơ thể Căng thẳng sẽ khiến huyết áp gia tăng. Đây cũng chính là một nguy cơ dẫn đến chứng xơ vữa động mạch. Hãy cố gắng thực hiện những bài tập thở sâu, ngồi thiền hay yoga những khi có thời gian rảnh rỗi vì chúng giúp cơ thể được thư giãn và thả lỏng, xua tan những khó chịu, căng thẳng. 7. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên . nàn về dưỡng chất, lối sống lười vận động Căn bệnh này kéo theo hàng loạt những rắc rối cho sức khỏe, trong đó có tắc nghẽn động mạch. Tắc nghẽn động mạch là gì? Động mạch được ví như những. quá trình tắc nghẽn động mạch mới phát triển từ tuổi trung niên hoặc muộn hơn. Những triệu chứng của tắc nghẽn động mạch Triệu chứng và tình trạng bệnh lý của tắc nghẽn động mạch phụ thuộc. thành động mạch. Những mảng bám này làm hẹp hoặc tắc nghẽn các động mạch, khiến cho máu gặp khó khăn khi lưu thông đến các bộ phận của cơ thể. Những vị trí tắc nghẽn phổ biến nhất của động mạch