COPD - Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính doc

19 464 4
COPD - Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

COPD - Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hay COPD, là tình trạng tắc nghẽn được dẫn khí lâu ngày kèm với viêm phế quản mạn, khí phế thủng, hay cả hai. Tình trạng tắc nghẽn này tăng dần theo thời gian. Viêm phế quản mạn tính được định nghĩa là tình trạng ho kéo dài không gây ra bởi những nguyên nhân khác và có đàm từ 3 tháng trở lên mỗi năm trong vòng 2 năm liên tiếp. Ở bệnh viêm phế quản mạn tính, các tuyến tiết nhầy ở phổi trở nên lớn hơn. Đường dẫn khí bị viêm và thành phế quản dày lên. Những thay đổi trên và sự biến mất của các phế nang gắn với chúng làm giới hạn thông khí do các thành ống dẫn khí bị méo mó và lòng ống dẫn khí bị hẹp lại. Khí phế thủng là tình trạng tăng kích thước vĩnh viễn một cách bất thường của các túi khí (phế nang) nằm ở cuối đường dẫn khí của phổi. Khí phế thủng cũng phá hủy thành của các phế nang. Có 3 dạng khí phế thủng: khí phế thủng trung tâm, khí phế thủng toàn thể và khí phế thủng ngoại biên. Tại Hoa Kỳ, có khoảng 14.2 triệu người được chẩn đoán là COPD, 12.5 triệu người bị viêm phế quản mạn tính, và 1.7 triệu người bị khí phế thủng. Người ta ước lượng rằng cũng có chừng đó người tại Hoa Kỳ bị COPD nhưng chưa được phát hiện ra. Số người bị COPD đã gia tăng 41.5% tính từ năm 1982. Gần 8 - 17% nam giới Mỹ và 10-19% phụ nữ Mỹ bị tắc nghẽn đường dẫn khí mạn tính. Sự tắc nghẽn này làm giảm dòng khí lưu thông qua phổi khi thở ra. Trong suốt 1 thập kỷ trước, số phụ nữ bị COPD đã tăng khoảng 30%. Theo một nghiên cứu vào năm 1985, tỷ lệ tử vong do COPD ở những bệnh nhân tuổi từ 55-84 vào khoảng 200/100.000 người đối với nam và 80/100.000 người đối với nữ tại Hoa Kỳ. Mặc dù nam giới có tỷ lệ tử vong cao hơn nhưng tỷ lệ tử vong ở nữ giới cũng đang gia tăng. Trên thế giới, do có hơn 1.2 tỷ người tiếp xúc với khói thuốc nên số người bị COPD cũng khá cao. Vào năm 1990, tỷ lệ mắc bệnh COPD trên thể giới là 9,4/1.000 ở nam và 7,3/1.000 ở nữ. Một nghiên cứu ở Tây Ban Nha cho tất có khoảng 9.1% người ở độ tuổi từ 40-69 bị COPD. Trong số đó có 78% là nam giới. Tỷ lệ tử vong do COPD thay đổi tùy theo nước. Chẳng hạn như có 400/100.000 trường hợp tử vong ở nam giới độ tuổi 65-74 tại Romania, trong khi đó tỷ lệ này ở Nhật Bản là dưới 100/100.000 người. NGUYÊN NHÂN Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây COPD. COPD xảy ra ở khoảng 15% người nghiện thuốc và việc sử dụng thuốc lá chiếm 90% nguy cơ mắc bệnh này. Hút thuốc lá thụ động hoặc tiếp xúc với khói thuốc cũng làm gia tăng tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp dẫn đến giảm chức năng của phổi. Những người hút thuốc là có thể tích thở ra gắng sức (FEV - forced expiratory volume) giảm rất nhanh. FEV là thể tích không khí tối đa mà người đó có thể thở ra trong vòng một khoảng thởi gian quy định ngay sau khi hít vào hết mức. Con số nhỏ phía dưới chỉ khoảng thời gian quy định tính bằng giây. Chẳng hạn như FEV1 là thể tích không khí tối đa có thể thở ra trong vòng 1 giây. Giảm FEV làm cho người bệnh thở hơi ngắn và khó thở. Ô nhiễm không khí Người ta vẫn chưa xác định được chắc chắn việc ô nhiễm không khí có gây COPD hay không. Tuy nhiên, nếu có thì hậu quả của nó cũng nhỏ so với thuốc lá. Tăng nhạy cảm đường dẫn khí Một số bệnh nhân COPD bị tăng nhạy cảm đường dẫn khí, là tình trạng đường dẫn khí phản ứng quá mức với những chất kích thích từ không khí, chẳng hạn như khói thuốc lá và chất ô nhiễm. Vai trò làm yếu tố nguy cơ của chứng bệnh này đối với COPD ở những người hút thuốc vẫn chưa được chứng mình rõ ràng. Tuy nhiên, theo một giả thiết, bệnh nhân tăng nhạy cảm đường dẫn khí và có hút thuốc sẽ tăng nguy cơ bị COPD và tăng tỷ lệ suy giảm chức năng phổi. Thiếu men Alpha1-antitrypsin Men alpha 1-antitrypsin là một loại protein của cơ thể được gan sản xuất để giúp bảo vệ phổi khỏi bị tổn thương. Thiếu men alpha 1- antitrypsin là khi gan không sản xuất đủ loại protein này. Thiếu men alpha 1 -antitrypsin có tính chất di truyền, và nó là yếu tố nguy cơ di truyền duy nhất của COPD được biết đến. Nó chiếm khoảng dưới 1% số trường hợp bị COPD ở Hoa Kỳ. Thiếu men alpha 1 -antitrypsin nặng có thể dẫn đến khí phế thủng ở những người trẻ tuổi, và ở những người không hút thuốc, độ tuổi khởi phát trung bình của khí phế thủng là 53 tuổi, đối với những người hút thuốc là 40 tuổi. KHÁM VÀ XÉT NGHIỆM Bác sĩ sẽ thực hiện nhiều phương pháp khác nhau để xác định xem bạn có bị COPD hay không cũng như cách điều trị tốt nhất dành cho bạn. Bạn sẽ được hỏi về triệu chứng của mình, bạn cũng sẽ được hỏi xem đã từng hút thuốc hay không, hiện nay có hút không hoặc có đang tiếp xúc với khói thuốc hay không khí ô nhiễm không. Sau đó bạn sẽ được khám, tuy rằng việc khám bệnh thường không đủ nhạy cảm để phát hiện ra COPD mức độ từ nhẹ đến trung bình nhưng đủ khả năng để phát hiện ra COPD mức độ nặng. Bệnh nhân bị COPD nặng sẽ thở nhanh, khó thở khi thực hiện những hành động đơn giản. Một mẫu đàm của bạn sẽ được lấy và gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích. Bạn có thể sẽ được chụp X-quang ngực hay CT. CT có thể sẽ cho những hình ảnh chi tiết hơn X-quang. Và nó rất hữu ích trong việc phát hiện ra khí phế thủng. Bạn cũng có thể được thực hiện test đánh giá chức năng hô hấp do nó có thể phát hiện và tiếp cận được những bệnh phổi nặng. Test này cũng có ích trong việc theo dõi diễn tiến của bệnh phổi. Một dụng cụ được gọi là phế dung ký sẽ được dùng để đánh giá chức năng hô hấp giúp khảo sát chức năng phổi và đo lượng không khí bạn có thể hít vào và lượng không khí cùng với tốc độ mà bạn có thể thở ra. Bạn cũng có thể được thử khí máu động mạch. Xét nghiệm này sẽ đo lường khả năng chuyển oxy vào máu và lấy CO2 ra ngoài của phổi. Bạn cũng có thể sẽ được gắn vào ngón tay một thiết bị đo phần trăm oxy bão hòa trong máu. ĐIỀU TRỊ Mục tiêu điều trị đối với COPD là cải thiện chất lượng sống bằng cách phòng ngừa các triệu chứng và cơn nặng của bệnh, do đó bảo toàn chức năng tối ưu của phổi. Nếu bị chẩn đoán là COPD, bạn nên tìm hiểu kỹ về bệnh của mình và tham gia tích cực vào chương trình điều trị. Tại nhà Ngừng hút thuốc là việc quan trọng nhất bạn có thể làm để cải thiện tình hình. Hầu hết những bệnh nhân bị COPD đang hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc trước đây. Kế hoạch ngừng hút thuốc là một phần cơ bản trong toàn bộ kế hoạch điều trị. Tuy nhiên, tỷ lệ bỏ thuốc thành công vẫn thấp do những nguyên nhân sau:  Sức gây nghiện của nicotine.  Đáp ứng của cơ thể với những tác nhân kích thích liên quan đến khói thuốc.  Vấn đề tâm lý, bao gồm stress, trình độ văn hóa thấp, và những chiến dịch phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp thuốc lá. Quá trình chuyển từ hút thuốc sang không hút thuốc gồm 5 giai đoạn: 1. Trước khi suy tính 2. Suy tính 3. Chuẩn bị 4. Hành động 5. Duy trì Tiến trình bỏ thuốc có thể có sự can thiệp của nhiều phía, bao gồm:  Bản thân  Nhóm  Bác sĩ  Nơi làm việc  Các chương trình cộng đồng. Một chương trình bỏ thuốc thành công thường dùng các nguồn trợ lực sau:  Giáo dục sức khỏe  Theo dõi  Phòng tái phát  Những lời khuyên về thay đổi lối sống  Chương trình hỗ trợ của xã hội  Điều trị phụ thêm (chẳng hạn như uống thuốc) Tại bệnh viện Ba mục tiêu chính của việc điều trị COPD là:  Giảm giới hạn thông khí  Phòng ngừa và điều trị những biến chứng (như giảm oxy máu, nhiễm trùng).  Giảm triệu chứng hô hấp và cải thiện chất lượng sống. Những cơn cấp của COPD là một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh nhân phải nhập viện tại Hoa Kỳ. Bạn có thể phải cần nhập viện nếu bị suy chức năng hô hấp nặng, nếu bệnh tiến triển, hoặc nếu bạn có một bệnh về hô hấp nghiêm trọng khác (như viêm phổi, viêm phế quản cấp). Mục tiêu nhập viện là để điều trị triệu chứng và ngăn ngừa diễn tiến xấu hơn). Có thể bạn sẽ phải vào phòng săn sóc tích cực (ICU - Intensive care unit) nếu cần phải thở máy xâm lấn hoặc không xâm lấn hoặc nếu có những triệu chứng sau:  Lú lẫn  Lơ mơ  Mỏi cơ hô hấp  Thiếu oxy máu nặng  Toan hô hấp (tình trạng tích trữ CO2 trong máu) Thuốc  Các bác sĩ có thể cho rằng bạn cần phải dùng thuốc để giảm bớt các triệu chứng. [...]... trên HRCT Một nghiên cứu tiền cứu đa trung tâm lớn vừa mới được hoàn thành cho thất những bệnh nhân bị bệnh phổi ở thùy trên và dung nạp kém với vận động thể lực có thể được hưởng lợi từ phương pháp này *Ghép phổi Ghép phổi là cách điều trị tương đối mới đối với những bệnh nhân bị bệnh phổi nặng Những người bị COPD nằm trong nhóm lớn nhất những người được ghép Thời gian ghép rất khó xác định, nhưng... Thông thường, phẫu thuật viên sẽ lấy đi 2 0-3 0% từ phần trên của mỗi phổi, là khu vực thường bị thương tổn nhiều nhất do khói thuốc Người ta lý giải rằng việc lấy đi phần phổi bị bệnh sẽ làm tăng đường kính đường dẫn khí ở những phần phổi còn lại và do đó sẽ cải thiện chức năng phổi và thông khí, do đó, sẽ làm giảm triệu chứng Thủ thuật này có tỷ lệ tử vong từ 0 - 8% và một số biến chứng Tiêu chuẩn để... hiệu quả của nó đối với COPD cũng rất ít Corticoid không làm chậm lại quá trình suy giảm chức năng phổi Tuy nhiên, chúng làm giảm tần số xuất hiện cơn và cải thiện tính chất bệnh cùng với chất lượng sống ở một số bệnh nhân COPD Corticoid dạng hít có ít tác dụng phụ hơn dạng uống, nhưng chúng cho hiệu quả thấp hơn, ngay cả khi được sử dụng với liều cao Thuốc đồng vận Beta 2 - thuốc giãn phế quản Thuốc... Phẫu thuật Trong vòng 5 0-7 5 năm gần đây, nhiều phương pháp phẫu thuật đã được thử để cải thiện triệu chứng và phục hồi chức năng của phổi ở những người bị khí phế thủng nhưng chỉ có mổ cắt bóng khí và có thể là phẫu thuật làm giảm thể tích phổi được chứng minh là có hiệu quả * Mổ cắt bóng khí Là phẫu thuật cắt những bóng khí lớn ở phổi do khí phế thủng nằm ở phần ngoại vi của phổi Phẫu thuật này được... nhiều năm Bóng khí ở những bệnh nhân bị khí phế thủng thường có kích thước thay đổi từ 1 4 cm đườn kính, tuy nhiên, bóng khí có thể chiếm hơn 33% nửa ngực Các bóng khí có thể chèn ép những nhu mô phổi gần kề, giảm lượng máu đến và giảm thông khí cho những mô khỏe mạnh Loại bỏ những bóng khí này sẽ giúp phần phổi bị chèn ép nở ra và chức năng được cải thiện *Phẫu thuật cắt phổi Lần đầu tiên được thực... các loại thuốc khác hoặc những người đang lên cơn cấp tính Corticoid dạng uống được dùng điều trị thành công ở những người bị cơn cấp tính Chúng cải thiện triệu chứng và chức năng của phổi trong những trường hợp này Corticoid dạng uống thường không được khuyến khích dùng trong thời gian dài do những phản ứng phụ của chúng Kháng sinh Những bệnh nhân COPD thường hay bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới, mục... gắng sức Thở oxy khi gắng sức có thể giúp làm tăng áp lực động mạch phổi, giảm triệu chứng thở hụt hơi và tăng khả năng vận động Việc thở oxy đối với những bệnh nhân COPD cũng có thể cần thiết trong khi đi máy bay do áp suất trong cabin máy bay thấp Bạn có thể chuẩn bị cho chuyến bay bằng cách thở oxy trước khi khởi hành Những bệnh nhân COPD bị thức dậy giữa chừng bởi những triệu chứng của nó cũng có... sẽ hiệu quả hơn đồng vận beta 2 đối với những bệnh nhân COPD, đặc biệt trong việc giảm thở hụt hơi Ipratropium bromide làm thông đường thở nhưng có ít tác dụng phụ Nó được cho dưới dạng bình xịt có định liều, khoảng 2 - 4 nhát, 4 lần mỗi ngày Có thể cho thêm đồng vận beta 2 nếu cần thiết Mặc dù nó cho tác dụng chậm hơn đồng vận beta 2 dạng hít (khoảng 30 - 60 phút), nhưng tác dụng của nó lại kéo dài... an toàn Người ta đã nhận biết được độc tính của oxy liều cao, nhưng vẫn tìm thấy rất ít những tác hại lâu dài của thở oxy liều thấp Do việc thở oxy lâu dài làm giảm tỷ lệ tử vong với những người bị COPD nặng, tăng khả năng sống còn và chất lượng sống đã lấn át những nguy cơ có thể xảy ra Mối nguy hiểm lớn nhất của liệu pháp này là cháy và nổ Những bệnh nhân COPD, gia đình, và người chăm sóc không... theophylline, là một nhóm thuốc có liên quan đến caffein Chúng tác động trên bệnh COPD bằng cách làm thông đường thở Ngoài ra, methylxanthine làm giảm viêm, cải thiện chức năng cơ hô hấp, kích thích trung tâm hô hấp của não Thêm theophyline vào nhóm thuốc dãn phế quản có thể có ích mặc dù đáp ứng với theophyline khác nhau tùy theo mỗi bệnh nhân Tuy nhiên người ta ngày càng ít sử dụng chúng trong thập kỷ vừa . COPD - Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hay COPD, là tình trạng tắc nghẽn được dẫn khí lâu ngày kèm với viêm phế quản mạn, khí phế thủng,. người bị COPD đã gia tăng 41.5% tính từ năm 1982. Gần 8 - 17% nam giới Mỹ và 1 0-1 9% phụ nữ Mỹ bị tắc nghẽn đường dẫn khí mạn tính. Sự tắc nghẽn này làm giảm dòng khí lưu thông qua phổi khi. những bệnh nhân bị bệnh phổi ở thùy trên và dung nạp kém với vận động thể lực có thể được hưởng lợi từ phương pháp này. *Ghép phổi Ghép phổi là cách điều trị tương đối mới đối với những bệnh

Ngày đăng: 27/07/2014, 07:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan