Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
230,91 KB
Nội dung
LỊCH SỬ NGOẠI KHOA THẾ GIỚI Lịch sử ngoại khoa có truyền thống lâu đời và đáng trân trọng. Cũng như các lĩnh vực khác, nó cũng có những người có công lớn như những vị anh hùng, có thể kể đến như: Paré, Vesalius, Hunter, Lister, Halsted. Tuy nhiên cũng có nhiều tên tuổi bị lãng quên, nhất là trong 100 năm qua. Lịch sử của bệnh tật cũng lâu đời như lịch sử loài người và vì ngoại khoa phải đáp ứng với bệnh tật cho nên lịch sử của nó cũng xưa như vậy. Những hình thái cơ bản của bệnh tật như u bướu, nhiễm trùng, chấn thương và dị tật bẩm sinh vẫn không thay đổi. Ngày nay, các nhà phẫu thuật điều trị bệnh khác với các đồng nghiệp trong thời tiền sử, và một số khía cạnh trong công việc của họ khó mà diễn tả hết được. Ackernecht - người viết rất rõ về y học sơ khai, đã nhấn mạnh rằng, ngoại khoa không được minh định thành một lãnh vực mà hầu hết điều trị nội khoa cũng được gọi là ngoại khoa (surgical). Họ điều trị các vết thương và cố gắng cầm máu, họ khoan, họ làm tổn thương xương sọ như là một nghi lễ tôn giáo, chẳng hạn như để thả ma quỷ ra. Trong truyền thống xưa của người La-Hy, các nhà ngoại khoa tồn tại như là một chuyên viên, chỉ khi nào nuôi dưỡng và thuốc men không làm lành bệnh thì các bác sĩ mới chuyển qua phẫu thuật. Trong trường hợp bị thương thì dĩ nhiên nhà ngoại khoa được mời đến tức khắc. Trong những công trình Y học Hy Lạp lớn viết về gãy xương, trật khớp và những bệnh ngoại khoa khác của Hyppocrates hay nhất là cuốn “Về Phẫu thuật” (On the Surgery). Trong cuốn này, tác giả mô tả nhà phẫu thuật phải biết những gì, làm sao để tiến hành điều trị và nhà phẫu thuật cần có những đức tính gì. Phần lớn sách dành cho băng bó các vết thương khác nhau. Một sách khác, cuốn “Những yếu tố liên hệ đến Phẫu thuật”, là cuốn mà Hyppocrates viết vào những năm 400 trước CN, nói về “người bệnh, nhà phẫu thuật, người phụ tá, dụng cụ phẫu thuật, ánh sáng, đặt ở đâu và như thế nào; cần bao nhiêu dụng cụ và làm sao; vị trí của người bệnh và dụng cụ; thời gian, cách sử dụng và nơi chỗ”. Ngoài 70 cuốn sách mà Hyppocrates đã viết, một trong những tác giả Y học Hy Lạp với nhiều tác phẩm giá trị là nhà biên soạn tự điển La Mã vào đầu thế kỷ, Aulus Cornelius Celsus. Tác phẩm “De re medicina” đã thể hiện sự uyên thâm của tác giả, tuy rằng ông có thể không phải là nhà y học thực hành. Tác phẩm này là cuốn sách đầu tiên được in năm 1748 sau khi ra máy in cơ học. Điều thú vị là Celsus đã nói về viêm như sau: viêm gồm 4 đặc điểm, đó là đỏ, sưng, nóng, và đau (cuốn III). Tuy nhiên, lý thú nhất là khi ông nói về phẫu thuật. Ông đã đi sâu vào những chi tiết quan trọng về một vài loại thuốc cho phẫu thuật, nhưng phân bàn luận chung của ông được tìm thấy trong Prooemium của cuốn VII là bất hủ và đáng nhắc lại: “ … Phần thứ 3 của nghệ thuật y học là sử dụng tay để điều trị … Không bao giờ quên thuốc và dinh dưỡng nhưng hầu hết cũng phải sử dụng tay. Ưu điểm của lối điều trị này là dễ thấy, dễ hiểu hơn bất kỳ loại điều trị nào khác. Trong điều trị bệnh tật, có người cho là có sự may mắn góp phần vì cùng một sự việc đó, không phải khi nào cũng có hiệu quả như nhau, có khi không làm gì cả mà bệnh vẫn lành, vì vậy có nghi ngờ rằng sự lành bệnh là do thuốc hay gặp may… Nhưng trong phần này của y học, chính bàn tay đã làm cho bệnh lành, ngay cả khi có những phương tiện hỗ trợ khác… Ngày nay, nhà phẫu thuật phải trẻ hơn tuổi thật với bàn tay mạnh và vững chắc, không bao giờ run và sẵn sàng sử dụng tay trái cũng như tay phải với con mắt sáng và sắc bén, cộng với một tinh thần quả cảm, giàu lòng nhân đạo. có vậy anh ta mới nguyện chữa lành bệnh, không dao động khi người bệnh rên xiết, không mổ quá nhanh, nhưng không cắt bỏ nhiều hơn cái cần cắt bỏ và tránh không làm bất cứ điều gì dư thừa gây đau nhiều hơn cho bệnh nhân”. Cuối thời Trung cổ, sự phát triển y học bị chựng lại, nhưng, nhờ sự góp phần của người Ả rập, ngoại khoa là ngành có tiến bộ. Ngoại khoa tách ra khỏi nội khoa trong thời kỳ của Galen (200 năm sau CN) hay trước đó và 2 ngành của y học từ đó đã vào 2 ngã rẽ ngót 1500 năm. Những lý lẽ để giải thích tại sao trong thời kỳ đó các nhà ngoại khoa không được trọng vọng như các nhà nội khoa có thể là vì nhóm nhà ngoại khoa ít học hơn nhóm nội khoa. Sử sách đã ghi lại rằng chính nhà thờ không cho phép tách ngành ngoại khoa ra khỏi nội khoa. Vào thế kỷ XIII và XIV, ngoại khoa bị các nhà nội khoa chê bai và xa lánh do rằng nội khoa là những bácc sĩ tốt nghiệp từ các đại học, mở ra khắp châu Âu. Theo luật lệ thời đó, chỉ có nội khoa mới là y khoa cơ bản. Các nhà ngoại khoa thì ít học nên ở vị trí xã hội thấp hơn so với các nhà nội khoa. Các nhà ngoại khoa chỉ học được nghề thủ công. Tuy nhiên, Clifford Albutt đã viết:” Nhờ vậy, ngoại khoa mới thoát ra khỏi ngành y học nghệ thuật tự do và tự nó bung ra.” Ngành ngoại khoa thời đó yếu kém là tất nhiên, và theo các nhà ngoại khoaảơ thế kỷ XX thì do 2 nguyên nhân: nó bị tách ra từ nội khoa và nó không chú ý đến giải phẫu học. Yếu tố quan trọng duy nhất làm hạn chế công việc của các nhà ngoại khoa là sự thiếu hiểu biết về giải phẫu. Nhiều bằng chứng khảo cổ tìm thấy trên hài cốt một số bộ lạc cho thấy hiện tượng liền xương tốt tùy theo theo hoàn cảnh và tự nhiên, vì vậy, Adolph Schultz, một nhà nhân chủng học đã xác định rằng tính hiệu quả điều trị của các thầy thuốc là giả tạo, mà thực tế, tự nhiên, tự bản thân con bệnh đã là một động lực chữa trị giúp liền xương. Năm 1939, schultz tìm thấy những con khỉ hoang trưởng thành có những xương gãy tự lành từ 36- 47% trong nhóm 118 con. Rõ ràng ở những lòai động vật này xương gãy tự lành và không có sự can thiệp của phẫu thuật. Thời Ai Cập cổ đại còn lưu lại những hiểu biết cổ xưa nhất về y học là các hình vẽ trên các sách papyrus về y học, về ngoại khoa, và sản phụ khoa. Như cuốn của Edwin Smith Papyrus chẳng hạn, một trong những cuốn cổ nhất, viết từ 1600 năm trước CN (cũng có thể là được sao chép từ một cuốnkhác cổ hơn) rất được các nhà ngoại khoa quan tâm. Ngành ngoại khoa cổ bị luật pháp hạn chế. Luật Babylon thời kỳ Hammurabi chặt tay các nhà phẫu thuật mổ thất bại. Các nhà ngoại khoa phải làm việc trong những điều kiện hết sức khắc nghiệt. Người ta hạn chế số lượng và loại bệnh được giải quyết bằng phẫu thuật. Ở Ba Tư cổ, các nhà ngoại khoa không được phép hành nghề cho đến khi học đã mổ thành công 3 ca. Nếu thất bại, anh ta bị tuyên bố trọn đời không đủ năng lực hành nghề. Ấn Độ cổ có một di sản y học phong phú và phần lớn được biết thông qua các tác giả phương Tây. Susruta mô tả hơn 100 dụng cụ phẫu thuật như kim, trocar, nẹp xương, kim khâu, chỉ… Những nhà ngoại khoa Ấn Độ là những người rất khéo tay trong phẫu thuật tạo hình, đặc biệt là tạo hình mũi và vành tai. Y học thời Trung Cổ lệ thuộc mù quáng vào học thuyết của Galen ở thế kỷ II sau CN, gắn liền với khái niệm dịch thể bệnh của ông ta. Đây là điều Galen viết từ ý tưởng của Hyppocrates của năm thế kỷ trước đó. Điều trọnh yếu nhất của bệnh lý là từ thể dịch như dịch mật vàng, mật đen, máu và bạch huyết … ứ đọng hay bài tiết quá mức vào những vị trí sai trong cơ thể. Làm thế nào để phẫu thuật trên dịch thể? Khi tụ dịch quá mức, thể hiện rõ ràng như một túi mủ thì ta có thể rạch vào và tháo ra. Những phẫu thuật theo học thuyết này hiếm khi được thực hiện và thực hiện đúng theo ý nghĩa của bệnh học. Nhà ngoại khoa ở đầu thời Trung cổ được Bishop mô tả như một người thích xen vào chuyện người khác. Các nhà ngoại khoa lưu động, mổ lấy sạn, đục thủy tinh thể, mổ thoát vị … Vì thường sau phẫu thuật hay có biến chứng nên các nhà ngoại khoa mổ xong là rời khỏi thành phố. Ngoài ra, các nhà ngoại khoa còn chăm sóc các vết thương, các chấn thương và kế đến là các bệnh ngòai da, đặc biệt là giang mai. Guy de Chauliac tình cờ thấy mủ trong vết thương và cho là mủ làm cho vết thương lành sẹo. Theodoric, Henri de Mondeville là những vị nổi tiếng, rất đáng ca ngợi do biết làm sạch vết thương và mang lại thành quả to lớn trong y học. Guy de Chauliac ở thế kỷ XIV đã viết cuốn ngoại khoa, tiếp tục từ Celsus, bao gồm cả lịch sử ngoại khoa. Ông phân biệt 5 trường pháo phẫu thuật thời đó dựa vào phương pháp điều trị vết thương khác nhau. Những môn đồ của Galen, những người dầu để làm cho vết thương có mủ, được ông gọi là trường phái chính thống. Nhóm thứ hai, theo sự chỉ giáo của Theodoric, nhấn mạnh việc làm sạch vết thương để vết thương chóng lành sẹo. Nhóm thứ 3 hướng vào việc bôi các chất vào vết thương. Nhóm 4 phó mặc cho vết thương chuyển biến. Nhóm 5, được gọi là “women and silly fork”, dựa vào diễn tiến tự nhiện và ban ân của Thượng đế. Cũng có sử sách ghi lại rằng, từ năm 1200, các nhà ngoại khoa là những nhà thực hành riêng rẽ, họ hay đến hành nghề ở những thành phố mới hình thành và có quan hệ với các băng nhóm tội phạm. Thỉnh thoảng họ được nhận vào các viện đại học, ở đó, họ có thể được giảng bài. Về sau, họ tự tách ra và tổ chức nên những trường đại học riêng của họ, như Collège de St. Côme ở Paris. Ra trường cũng có tấm áo choàng dài như là mục sư, thợ cạo và những nhà phẫu thuật ít học. Các thầy thuốc ở thời kỳ này thích các bác thợ cạo vì họ là những người đơn giản, dễ sai bảo và gọi họ là những bác sĩ có học. Các thợ cạo và các nhà ngoại khoa ở Anh đã tách ra khỏi các nhóm tội phạm và lập thành hiệp hội từ thế kỷ XIV. Đến năm 1542, Hiệp hội các nhà Phẫu thuật và Thợ cạo được thành lập và có những quyền lợi, trách nhiệm riêng. Các nhà ngoại khoa thì không làm công việc của thợ cạo và thợ cạo thu hẹp công việc của họ trong ngành nha. Hiệp hội kéo dài trong 200 năm, đến năm 1745các nhà ngoại khoa tự tách ra và thành lập hội riêng, hoạt động độc lập vì ganh tị về đặc quyền và để bảo vệ những lợi ích riêng. Năm 1800, vua George III cho phép thành lập Đại học Ngoại khoa Hoàng gia Luân Đôn, mà sau này là Đại học Hoàng gia Anh được Nữ hoàng Victoria cấp phép năm 1843. Các nhà ngoại khoa trong 4 thế kỷ qua có nhiều mục đích chung cũng giống các đồng nghiệp của họ ngày nay. Sự trung thực chẳng hạn, điều mà Peter Lwe, nhà ngoại khoa người Anh (1550- 1613) đã nói trong “A Discourse of the Whole Art of Chirurgerie” (1597), cuốn sách về ngoại khoa đầub tiên bằng tiếng Anh. Ông đã hỏi:“ What’s chirurgerie?” và tự trả lời:” Đó là một khoa học hay nghệ thuật thực hiện trên cơ thể con người, dùng tay để hành động trong mục đích làm lành vết thương nagy có thể phải sử dụng cả những phương thuốc theo kinh nghiệm”. Sách của ông gồm 5 đề mục mà Paré cũng đã ứng dụng, đó là cắt bỏ, nâng đỡ và thêm vào, đặt lại vào chỗ cũ khi bị thoát ra ngoài, tách ra, nối lại những gì bị tách rời. Như vậy, những nhà ngoại khoa tiên phong này đã có quan điểm về rõ ràng về nhiệm vụ của mình. Thomas Vicary, nhà ngoại khoa giữa thế kỷ 16 là tác giả nói về một nhà ngoại khoa khoa giỏi phải như thế nào? "Những đức tính mà người ấy trở thành một nhà ngoại khoa giỏi là: 4 điều rất đặc biệt mà họ cần có là phải học tốt, phải có kinh nghiệm, phải khéo tay và phải thực hành thành thạo". Một số nhà y học thời Phục hưng đã thấy rõ cần có sự kết hợp giữa nội và ngoại khoa như trong xa xưa mà mới đây đã tách ra. Suốt thời kỳ Phục hưng, ngoại khoa đã dần dà chiếm vị trí cáo trong xã hội. ban đầu, nằm trong bàn tay của các bác thợ cạo, chẳng bao lâu, ngoại khoa đã được dạy và thực hành bởi một số nhà y học và giải phẫu học nổi tiếng như Vesalius, Fabricius ở Aquapendente, là thầy dạy chính của William Harvey. [...]... có người trong lịch sử y học mà nổi tiếng hơn Ambroisé Paré (1510- 1590) Có nhiều lý do làm cho ông chiếm vị trí cao như các công trình tuyệt vời, tính tình vui vẻ, hay tính khiêm nhường và nhiều đức tính hiếm có khác được Joseph Malgaigne, nhà phẫu thuật thế kỷ XIX, nêu trong tập khảo cứu về đời tư và công việc của ông Tất cả đã góp phần củng cố vai trò của ông trong lịch sử ngoại khoa Paré sinh năm... thêm Sau này, Giovanni da Vigo áp dụng phương pháp của Paré và các nhà ngoại khoa khác để điều trị vết thương do đại bác Chúng ta thấy cách xử trí ngoại khoa của Paré rất giống như chúng ta, vì vậy mà tên ông vẫn còn lẫy lừng cho đến ngày nay Paré đã nhấn mạnh tầm quan trọng của giải phẫu học mà ở thời kỳ của ông, các nhà ngoại khoa chưa ai thấy điều đó ... sinh năm 1510 tại Maine, học y khoa ở cương vị một thợ cạo- phẫu thuật tập sự và đến Paris, nơi ông được nhận vào làm bác sĩ ngoại khoa ở BV Hôtel Dieu Paris, một BV thí nổi tiếng Tại đây, ông được học giải phẫu học, kỹ thuật mổ và trở nên rất khéo léo trong thao tác, rất uyên bác trong kiến thức Ông đã phục vụ bốn triều vua liên tiếp của Pháp ở cương vị bác sĩ ngoại khoa quân đội Và ông viết sách, . LỊCH SỬ NGOẠI KHOA THẾ GIỚI Lịch sử ngoại khoa có truyền thống lâu đời và đáng trân trọng. Cũng như các lĩnh vực. nhà ngoại khoa không được trọng vọng như các nhà nội khoa có thể là vì nhóm nhà ngoại khoa ít học hơn nhóm nội khoa. Sử sách đã ghi lại rằng chính nhà thờ không cho phép tách ngành ngoại khoa. những nhà ngoại khoa tiên phong này đã có quan điểm về rõ ràng về nhiệm vụ của mình. Thomas Vicary, nhà ngoại khoa giữa thế kỷ 16 là tác giả nói về một nhà ngoại khoa khoa giỏi phải như thế nào?