Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
110,07 KB
Nội dung
Phạm Quốc Thịnh 2011 LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại ngày nay, chúng ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực, xây dựng Nhà nước pháp quyền theo phương châm Nhà nước của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Điều này là một thách thức lớn đặt ra cho chúng ta trong quá trình hoàn thiện pháp luật cũng như pháp luật hình sự. Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế, bảo đảm cho mọi người được sống trong một môi trường xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao. Đồng thời, pháp luật hình sự góp phần tích cực loại bỏ những yếu tố gây cản trở cho tiến trình đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Đề tài được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau và được chỉnh sửa theo ý kiến chủ quan của nhóm nên không tránh những sai sót mong thầy và các bạn tận tình giúp đỡ để sửa chữa và hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu của nhóm. Xin chân thành cảm ơn. Page 1 Phạm Quốc Thịnh 2011 CHƯƠNG 1 : KHÁT QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1 Lịch sử của luật hình sự việt nam năm 1999 Dân tộc Việt Nam qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước đã để lại cho thế hệ sau nhiều di sản quý báu. Trong đó, những thành tựu và kinh nghiệm lập pháp hình sự là một trong những di sản quý báu nhất, đầy tính sáng tạo, mang tính đa dạng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của dân tộc Việt Nam. Các triều đại của Việt Nam trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước đã không ngừng ban hành các văn bản pháp luật hình sự nhằm bảo vệ và duy trì chế độ độc lập, tự chủ và chống các thế lực thù địch. Điều này là những cơ sở khách quan khiến pháp luật hình sự Việt Nam không ngừng được hoàn thiện. Cũng là là một thách thức lớn đặt ra cho chúng ta trong quá trình hoàn thiện pháp luật cũng như pháp luật hình sự. Việc nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử hình thành Luật hình sự Việt Nam là rất cần thiết, góp phần kế thừa và phát huy những kinh nghiệm quý báu của cha ông trong việc tìm giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự trước yêu cầu của tình hình mới. Quá trình hình thành Luật hình sự Việt Nam từ khởi nguyên đến ngày nay đã qua nhiều giai đoạn còn nhiều thiếu sót . Nhưng đến năm 1999, Luật hình sự Việt Nam cần sửa đổi và bổ sung là cần thiết và rất kịp thời nhưng vẫn còn mang tính bộ phận, chỉ đáp ứng được các yêu cầu bức xúc, thời sự trước tình hình tội phạm có chiều hướng gia tăng trong điều kiện xã hội đang chuyển đổi cơ chế, cái cũ mất đi hoặc được thay thế, cái mới ra đời và chưa vững chắc. Yêu cầu đổi mới mọi mặt của đời sống xã hội đặt ra nhiệm vụ xem xét để sửa đổi, bổ sung Bộ luật này một cách cơ bản, toàn diện nhằm kịp thời thể chế hoá chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn cách mạng mới, bảo đảm hiệu quả cao của cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần đắc lực sự Page 2 Phạm Quốc Thịnh 2011 nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình đất nước đổi mới và hội nhập, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận thức và áp dụng Bộ luật hình sự một cách thống nhất. Đó là những đòi hỏi có tính chất khách quan cho sự ra đời của Bộ luật hình sự năm 1999. 1.2Khái niệm và đặc điểm của luật hình sự việt nam 1.2.1 Khái niệm luật hình sự việt nam Luật hình sự Việt Nam là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm, đồng thời quy định những biện pháp chế tài gọi là hình phạt cần áp dụng đối với những người phạm tội ấy. Luật hình sự còn quy định các nội dung liên quan đến cơ sở và điều kiện của trách nhiệm hình sự cũng như các chế định pháp luật hình sự khác liên quan đến trình tự, điều kiện, yêu cầu của quyết định hình phạt, các căn cứ và phạm vi của các biện pháp tha miễn trách nhiệm hình sự và hình phạt. 1.2.2 Đặc điểm của luật hình sự việt nam a) Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự Trong quan hệ pháp luật hình sự, có hai chủ thể với những địa vị pháp lý khác nhau là nhà nước và người phạm tội. Page 3 Phạm Quốc Thịnh 2011 Nhà nước là chủ thể có vị trí đặc biệt trong quan hệ pháp luật hình sự với tư cách là người bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ lợi ích của toàn xã hội. Chủ thể thứ hai trong quan hệ pháp luật hình sự là người phạm tội - người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị Luật hình sự coi là tội phạm. Tóm lại, đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự Việt Nam là các quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm. b) Phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật nói chung là cách thức, phương thức mà hệ thống các quy phạm pháp luật tác động lên các quan hệ xã hội mà ngành luật đó điều chỉnh nhằm vào các mục đích nhất định của ngành luật đó. Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật được xác định bởi tính đặc trưng của đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó. Đó là phương pháp sử dụng quyền lực Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến quan hệ pháp Luật hình sự, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan. Trong đó nhà nước có quyền tối cao trong việc định đoạt số phận của người phạm tội, buộc họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm Page 4 Phạm Quốc Thịnh 2011 mà họ đã gây ra . Trách nhiệm này thuộc về cá nhân kẻ phạm tội do chính kẻ phạm tội gánh chịu một cách trực tiếp chứ không thể “chuyển” hay “uỷ thác” cho một người nào khác. c) Bản chất của luật hình sự việt nam • Bản chất giai cấp Pháp luật nói chung và Luật hình sự nói riêng luôn mang tính giai cấp sâu sắc. Chúng xuất hiện cùng với Nhà nước và là sản phẩm của xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định. Ngay từ khi mới ra đời, Luật hình sự đã là vũ khí sắc bén của giai cấp thống trị trong cuộc đấu tranh duy trì quyền lực Nhà nước và trật tự xã hội do giai cấp thống trị đặt ra. Pháp luật nói chung và Luật hình sự nói riêng là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp, duy trì quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền. Luật hình sự thông qua việc quy định tội phạm và hình phạt, bảo đảm việc thực hiện lợi ích của giai cấp. Trong bất kỳ xã hội có giai cấp nào cũng có quy định các hành vi phạm tội như giết người, hiếp dâm, cướp tài sản…Tuy nhiên, ẩn sâu bên trong các quy định đó nhằm bảo vệ lợi ích nào, bảo vệ ai chính là vấn đề bản chất của Luật hình sự. Luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ sắc bén của nhân dân Việt Nam trong quá trình xây dựng một nước Việt Nam độc lập, giàu mạnh và có chủ quyền. Đồng thời, Luật hình sự Việt Nam cũng là vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh chống phong kiến, chống thực dân, chống đế quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Đó là ngành luật mang bản chất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. • Bản chất xã hội Page 5 Phạm Quốc Thịnh 2011 Bên cạnh bản chất giai cấp, Luật hình sự còn có tính xã hội sâu sắc. Luật hình sự không chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị mà nó còn bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mọi người trong xã hội. Thông qua Nhà nước, Luật hình sự ghi nhận những cách xử sự hợp lý, khách quan, được số đông người chấp nhận và phù hợp với lợi ích của số đông trong xã hội. Nhà nước quy định những hành vi có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội là tội phạm để bảo vệ sự an toàn cho các quan hệ xã hội khác tránh khỏi sự xâm phạm của tội phạm, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Ngày nay, trong quá trình thực hiện dân chủ hoá xã hội chủ nghĩa, bản chất xã hội của pháp luật hình sự ngày càng được coi trọng. CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 2.1 Khái niệm tội phạm trong luật hình sự Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm đến lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa” (Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 1999) 2.1.1 Đặc điểm của tội phạm a) Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm: Page 6 Phạm Quốc Thịnh 2011 Là dấu hiệu cơ bản quan trọng nhất, quyết định những dấu hiệu khác của tội phạm, bởi nó là thuộc tính và là nội dung của tội phạm. Một hành vi sở dĩ bị quy định là tội phạm vì bản thân nó có “tính nguy hiểm”. Bao gồm các yếu tố sau : - Tính chất và tầm quan trọng của khách thể (quan hệ xã hội) bị xâm hại. - Tính chất của hành vi khách quan. - Tính chất và mức độ thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội. - Tính chất và mức độ lỗi. - Động cơ, mục đích phạm tội. - Thời gian, địa điểm, hoàn cảnh thực hiện tội phạm. - Nhân thân người phạm tội. - Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS. b) Tính trái pháp luật hình sự : Theo Luật hình sự Việt Nam, hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ bị coi là tội phạm khi nó được quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. Bộ luật hình sự nước ta thể hiện rất rõ điều này khi khẳng định “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự ” (khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự). c) Tính có lỗi của tội phạm : Về bản chất, lỗi là một nội dung của tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Cho nên, đúng ra, chúng ta phải xem lỗi là một nội dung của tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. d) Tính chịu hình phạt của tội phạm : Page 7 Phạm Quốc Thịnh 2011 Quan điểm định nghĩa theo dấu hiệu hình thức xem tính chịu hình phạt là một dấu hiệu cơ bản của tội phạm. Về bản chất, một hành vi bị coi là tội phạm bởi vì về nội dung nó có tính nguy hiểm cho xã hội và về hình thức nó trái pháp luật hình sự, có tính có lỗi và vì nó là tội phạm nên mới phải chịu hình phạt. 2.2 Khát niệm hình phạt trong luật hình sự Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Toà án quyết định. 2.2.1 Đặc điểm hình phạt • Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước: Pháp luật là những quy tắc do con người đặt ra trong quá trình phát triển của con người được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế, mọi người phải tuân theo. Người nào vi phạm pháp luật sẽ bị cưỡng chế bởi Nhà nước. Trong những ngành luật khác nhau sẽ có các biện pháp cưỡng chế khác nhau do Nhà nước quy định phù hợp với đối tượng và phương pháp điều chỉnh của ngành luật đó. Chúng ta có thể thấy cưỡng chế trong lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính v.v Trong tất cả các biện pháp cưỡng chế đó, cưỡng chế trong lĩnh vực hình sự được xem là nghiêm khắc nhất thể hiện qua thuật ngữ được gọi là hình phạt. • Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự : Nhiệm vụ quan trọng nhất của Luật hình sự là đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm mà công cụ để thực hiện nhiệm vụ này là hình phạt. Vì vậy, hình phạt là một trong những chế định quan Page 8 Phạm Quốc Thịnh 2011 trọng nhất của luật hình sự và được quy định trong BLHS. Hình phạt khi được áp dụng nghĩa là tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội, ảnh hưởng rất lớn đến số phận của họ. • Hình phạt tử hình do Toà án nhân danh Nhà nước áp dụng : Hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội thể hiện sự lên án của Nhà nước đối với người phạm tội và hành vi phạm tội mà họ thực hiện. Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với người phạm tội về hành vi phạm tội của họ là một tất yếu khách quan. • Hình phạt chỉ áp dụng đối với người phạm tội : Hình phạt với tính chất là một biện pháp trách nhiệm, hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi phạm tội. “Chỉ người nào phạm một tội được quy định trong Bộ luật hình sự mới phải chịu trách nhiệm hình sự” (Điều 2 BLHS 1999), nghĩa là trách nhiệm hình sự chỉ phát sinh cho một cá nhân khi họ đã thực hiện hành vi phạm tội. 2.2.2 Mục đích của hình phạt Tất cả mọi hoạt động có ý thức của con người đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Việc quy định và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội cũng thế. Mục đích của hình phạt là kết quả thực tế cuối cùng mà Nhà nước mong muốn khi quy định trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với cá nhân người phạm tội. Nhằm mục đích chia làm hai loại : • Đối với mục đích phòng ngừa riêng, hình phạt có ba thành phần: - Cải tạo giáo dục, - Đe doạ - Tước mất khả năng phạm tội. Nếu tội phạm được thực hiện bị coi là loại nguy hiểm cao, thể hiện sự tính toán trước của người tội phạm thì hình phạt cần thiết phải tước bỏ hẳn khả năng Page 9 Phạm Quốc Thịnh 2011 phạm tội của họ để tránh tội phạm được tái diễn (hình phạt tù chung thân, tử hình). Tuy nhiên, nếu tội phạm được thực hiện là loại ít nguy hiểm, yếu tố hình phạt chỉ cần là tạm thời, để sau đó đưa người phạm tội trở lại xã hội thì hình phạt khi đó chỉ nhằm mục đích cải tạo hoặc đe doạ là đủ (các hình phạt không phải tù). • Đối với mục đích phòng ngừa chung, hình phạt đã phát huy tác dụng lên án của mình, như là một tấm gương minh hoạ. Khi đó, mọi người hiểu rằng, hình phạt chính là hậu quả mà kẻ phạm tội phải gánh chịu khi thực hiện hành vi phạm tội. Và, nếu bất kỳ ai thực hiện hành vi phạm tội cũng sẽ gánh lấy hậu quả tương tự như thế. Tóm lại bộ luật hình sự qui định với mục đích : Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. 2.2.3 Hệ thống hình phạt Hệ thống hình phạt là một chỉnh thể bao gồm những hình phạt được quy định trong Luật hình sự, có phương thức liên kết với nhau theo một trật tự nhất định do tính nghiêm khắc của từng loại hình phạt quy định. Bộ luật hình sự Việt Nam quy định 2 loại hình phạt sau : + Hình phạt chính: là hình phạt cơ bản được áp dụng cho một tội phạm và được tuyên độc lập; đốivới mỗi tội phạm tòa án chỉ có thể tuyên độc lập 1 hình phạt chính, bao gồm 7 loại chính : - Cảnh cáo. - Phạt tiền. Page 10 [...]... Điều 29 Bộ luật hình sự quy định: “Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trong và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt • Phạt tiền (Điều 30 Bộ luật hình sự) : Là hình phạt tước của người bị kết án một khoản tiền nhất định sung quỹ Nhà nước Hình phạt tiền là một trong hai hình phạt trong hệ thống hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam có thể áp dụng vừa là... áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội +Không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai khi phạm tội +Không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội +Không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai khi bị xét xử +Không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi bị xét xử b) Các hình. .. Bộ luật hình sự hiện hành) • Tử hình (Điều 35 Bộ luật hình sự) : là hình phạt nghiêm khắc nhất do Nhà nước áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng (thường được gọi là tội tử) để loại trừ vĩnh viễn người đó ra khỏi đời sống xã hội Theo Điều 35 BLHS 1999, “tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng” Trước hết, luật khẳng định, “tử hình là hình phạt. .. định (từ 2 năm đến 5 năm) ; 7) Cấm cư trú (từ 1 năm đến 5 năm) ; 8) Quản chế (từ 1 năm đến 5 năm) ; 9) Tước một số quyền công dân (từ 1 năm đến 5 năm) ; 10) Tịch thu tài sản; 11) Phạt tiền và; 12) Trục xuất Thứ ba, trong HTHP theo BLHS năm 1999 thì: 1) năm loại hình phạt đầu tiên nêu trên (1-5) là các hình phạt chính; 2) năm loại hình phạt tiếp theo (6-10) là Page 17 Phạm Quốc Thịnh 2011 các hình phạt bổ... tất cả các loại hình phạt bổ sung Thứ tư, trong HTHP theo BLHS năm 1999 (khác với theo BLHS năm 1985 trước đây) có một loại hình phạt được quy định với tính chất là hình phạt chính hoặc là hình phạt bổ sung và chỉ để áp dụng riêng đối với người nước ngoài phạm tội – trục xuất Thứ năm, trong HTHP theo BLHS năm 1999 (cũng như theo BLHS năm 1985 trước đây) ngoài HTHP nhà làm luật Việt Nam còn quy định... áp dụng vừa là Page 11 Phạm Quốc Thịnh 2011 hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung Về bản chất, hình phạt tiền tước ở người bị kết án một số quyền về vật chất, tác động đến kinh tế (tài sản), thông qua đó mang lại hiệu quả của hình phạt Về điều kiện áp dụng hình phạt tiền, khoản 1 Điều 30 Bộ luật hình sự hiện hành quy định: Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiêm... mươi năm Tuy nhiên, khi tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội hoặc của nhiều bản án, mức hình phạt tù chung có thể lên đến tối đa là ba mươi năm • Tù chung thân (Điều 34 Bộ luật hình sự) : là hình phạt tù không có thời hạn, áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình (Điều 34 Bộ luật hình sự hiện hành) Hình phạt tù chung thân không áp dụng. .. Toà án chuyển việc áp Page 12 Phạm Quốc Thịnh 2011 dụng hình phạt trục xuất với tư cách là hình phạt bổ sung và áp dụng hình phạt chính là hình phạt khác cho tương xứng với tính nguy hiểm cho tội phạm đã thực hiện • Tù có thời hạn (Điều 33 Bộ luật hình sự) : Là hình phạt buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội, chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời gian nhất định Thời hạn phạt tù có mức... hội chủ nghĩa Việt Nam Hình phạt này chỉ áp dụng đối với người nước ngoài Nếu xét thấy người nước ngoài phạm tội mà tính nguy hiểm ở mức độ hạn chế và việc áp dụng hình phạt trục xuất đã đảm bảo tương xứng thì Toà án có thể áp dụng trục xuất với tư cách là hình phạt chính Trong trường hợp phạm tội mà tính nguy hiểm cao, việc áp dụng trục xuất như là hình phạt chính không đảm bảo được sự tương xứng... đặc biệt của hình phạt tử hình ở chỗ đây là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt Bởi vì, nếu như các loại hình phạt khác được áp dụng, người phạm tội chỉ có thể bị tước đi một số quyền hoặc lợi ích nhất định thì hình phạt tử hình đã tước đi tất cả các quyền và lợi ích của người phạm tội khi đã tước đi quyền sống của họ Những trường hợp không được áp dụng hình phạt tử hình theo quy định . khách quan cho sự ra đời của Bộ luật hình sự năm 1999. 1.2Khái niệm và đặc điểm của luật hình sự việt nam 1.2.1 Khái niệm luật hình sự việt nam Luật hình sự Việt Nam là một ngành luật độc lập. trái pháp luật hình sự : Theo Luật hình sự Việt Nam, hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ bị coi là tội phạm khi nó được quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. Bộ luật hình sự nước. kinh tế (tài sản), thông qua đó mang lại hiệu quả của hình phạt. Về điều kiện áp dụng hình phạt tiền, khoản 1 Điều 30 Bộ luật hình sự hiện hành quy định: Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính