TRIỆU CHỨNG HỌC BỘ MÁY TIÊU HÓA Mục tiêu: 1. Mô tả được định nghĩa, biểu hiện lâm sàng, nguyên nhân của các triệu chứng chức năng của bộ máy tiêu hóa. 2. Biết cách khám bộ máy tiêu hóa, đặc biệt là khám bụng. 3. Khám và phát hiện được cổ chướng, gan to. A. Nhắc lại giải phẩu sinh lý: * Bộ máy tiêu hóa gồm: Ống tiêu hóa đi từ miệng , qua thực quản, dạ dày tá tràng, hổng tràng, hồi tràng qua đại tràng ( đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma, trực tràng ) và kết thúc ở hậu môn. Bên cạnh có các tuyến tiêu hóa mà 2 tuyến lớn là gan và tụy. * Chức năng của hệ tiêu hóa gồm: 1. Vận chuyển, nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hóa. 2. Phân hủy thức ăn thành những phần có phân từ nhỏ hơn, hay còn gọi là chức năng tiêu hóa 3. Hấp thụ thức ăn đã được tiêu hóa: chủ yếu là ruột. 4. Chuyển hóa thức ăn đã được hấp thu thành những chất cần thiết cho cơ thể:chủ yếu là gan. * Khám lâm sàng bộ máy tiêu hóa gồm: - Hỏi bệnh: phát hiện các triệu chứng cơ năng của bộ máy tiêu hóa. - Khám phần tiêu hóa trên: miệng, họng, tuyến nước bọt, thực quản… - Khám bụng: phần lớn tuyến tiêu hóa nằm trong ổ bụng. Các triệu chứng chức năng và các dấu hiệu lâm bệnh lý cần phải được phân tích kỹ, và phải phối hợp với các thăm khám cận lâm sàng cũng như những dấu chứng toàn thân. B. Triệu chứng chức năng của hệ tiêu hóa: - Đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh tiêu hóa, đôi khi là các yếu tố chẩn đoán bệnh, đôi khi là yếu tố định hướng các thăm khám cận lâm sàng. Cần khai thán các chi tiết liên hệ. - Mặt khác phai ghi nhớ rằng đây là những dấu hiệu chủ quan, dựa vào lời khai của người bệnh, nên không thể dựa hoàn toàn vào đó để chẩn đoán. Các triệu chứng chức năng gồm có: ĐAU BỤNG: ( sẽ trình bày sau ) NÔN ÓI: 1. Định nghĩa: nôn là tình trạng chất chứa trong dạ dày bị tống mạnh và nhanh qua đường miệng ra ngoài. Buồn nôn ( nausea) là cảm giác muốn nôn nhưng không nôn ra được. 2. Biểu hiện lâm sàng: a. Đặc điểm của nôn: + Thời gian xảy ra nôn. + Ngay sau khi ăn hoặc chậm + Nôn vọt xảy ra đột ngột + Số lần nôn. + Các điều kiện thuận lợi: sốt, ánh sáng, tiếng động, thức ăn, thuốc b. Đặc điểm của chất nôn: + Khối lượng: nhiều, ít + Mùi, màu sắc. + Chất nôn: có thể là dịch trong hay vàng ( mật ), mủ ( vở abcès gan vào dạ dày, máu đỏ tươi hay đen, có phân ( thủng đại tràng hay tắc ruột cao), dị vật như sỏi- giun , thức ăn chưa tiêu , thuốc…. 3. Hậu quả của nôn. Phụ thuộc vào tình trạng kéo dài của nôn hay vào bệnh nguyên phát mà hậu quả của nôn có thể : + Tình trạng mất nước và điện giải. + Tình trạng tim mạch: hạ huyết áp và trụy tim mạch. + Tình trạng bài tiết nước tiểu: thiểu hoặc vô niệu. + Hội chứng Mallory Weiss: rách niêm mạc thực quản vùng tâm vị. + Toàn thân: gầy, sụt cân nhanh chóng, suy mòn… 4. Nguyên nhân . a. Tại bộ máy tiêu hóa: o Những bệnh gây tắc hẹp ống tiêu hóa: hẹp môn vị do loét, K ; hẹp thực quản, tắc ruột. o Những bệnh gây viêm cấp ống tiêu hóa:viêm dạ dày do nhiễm khuẩn, nhiễm độc; viêm ruột cấp do nhiễm khuẩn o Bệnh lý ở gan, mật, tụy: sỏi mật, viêm túi mật cấp, viêm tụy cấp b. Những bệnh trong ổ bụng: o Bệnh lý màng bụng o Chấn thương ổ bụng o Có thai, thai ngoài tử cung,đau bụng kinh,u nang buồng trứng xoắn o Sỏi thận, niệu quản đang trong cơn đau. c. Nguyên nhân ngoài bộ máy tiêu hóa, ngoài ổ bụng: o Bệnh tim mạch: nhồi máu cơ tim, cơn cao huyết áp o Bệnh thần kinh trung ương: viêm màng não, u não, chấn thương sọ não, chứng đau nữa đầu Migrain… o Bệnh tâm thần. o Nhiễm độc: thuốc trừ sâu, nhiễm cetone acid, hội chứng ure máu cao, do thuốc… o Bệnh nội tiết o Bệnh tai mũi họng: HC tiền đình,bệnh Menìere…. Ợ: Định nghĩa:là tình trạng chất chứa trong dạ dày và thực quản kể cả hơi đi ngược lên miệng Ơ không là triệu chứng quan trong, là biểu hiện của : -Rối loạn vận động của dạ dày: lỗ tâm vị không đóng kín. -Thức ăn lưu lại trong dạ dày quá lâu bị lên men và sình hơi Cần phân biệt thêm ợ hơi, ợ nước chua, ợ nước đắng…. Nguyên nhân: 1. Bệnh của dạ dày:viêm loét dạ dày tá tràng,hẹp môn vị, rối loạn chức năng cơ vòng tâm vị. 2. Bệnh ngoài dạ dày: suy gan do bất kỳ nguyên nhân gì, tắc ruột. . TRIỆU CHỨNG HỌC BỘ MÁY TIÊU HÓA Mục tiêu: 1. Mô tả được định nghĩa, biểu hiện lâm sàng, nguyên nhân của các triệu chứng chức năng của bộ máy tiêu hóa. 2. Biết cách khám bộ máy tiêu. hiện các triệu chứng cơ năng của bộ máy tiêu hóa. - Khám phần tiêu hóa trên: miệng, họng, tuyến nước bọt, thực quản… - Khám bụng: phần lớn tuyến tiêu hóa nằm trong ổ bụng. Các triệu chứng chức. năng tiêu hóa 3. Hấp thụ thức ăn đã được tiêu hóa: chủ yếu là ruột. 4. Chuyển hóa thức ăn đã được hấp thu thành những chất cần thiết cho cơ thể:chủ yếu là gan. * Khám lâm sàng bộ máy tiêu hóa