1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình động cơ đốt trong 1 - Chương 2 pdf

16 1,7K 44

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

Nếu thân xylanh và hộp trục khuỷu làm rời nhau thì kết cấu này gọi là thân máy kiểu thân rời, và để ghép các phần của thân máy với nhau người ta thường dùng gujông dài suốt từ đế máy lên

Trang 1

Chương 2

NHỮNG CHI TIẾT CỐ ĐỊNH TRONG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

I THÂN MÁY – XYLANH

I.1 Nhiệm vụ, điều kiện làm việc và vật liệu chế tạo

Thân máy kết hợp với các chi tiết khác (xylanh, nắp xylanh, piston, ) hình thành không gian công tác của môi chất, thực hiện các quá trình nạp, nén, cháy – giãn nở và thải sản vật cháy ra khỏi động cơ tạo nên chu trình làm việc liên tục

Trong quá trình làm việc, thân máy đóng vai trò truyền nhiệt giữa môi chất công tác và môi trường để làm mát động cơ

Thân máy là chi tiết bố trí các đường dầu bôi trơn để dẫn dầu đến ổ trục khuỷu, ổ trục cam, Làm thành một khung chịu lực, trên đó bố trí các ổ trục khuỷu, các cơ cấu và các hệ thống của động cơ

Thân máy và xylanh thường được chế tạo theo phương pháp đúc cho các động cơ cỡ nhỏ và trung bình hoặc hàn cho các động cơ cỡ lớn Vật liệu thường dùng là hợp kim nhôm, hợp kim gang hoặc các loại thép tấm và thép định hình

I.2 Kết cấu của thân máy, ống lót

I.2.1 Kết cấu của thân máy

Trong động cơ đốt trong, thân máy là chi tiết có kết cấu khá phức tạp, có kích thước và khối lượng lớn Đối với động cơ ô tô, khối lượng của thân máy thường chiếm khoảng 30 ÷ 60% khối lượng toàn bộ động cơ

Hình 2.1 Kết cấu thân máy.

Kết cấu của thân máy có nhiều dạng, thân máy có thể làm riêng cho từng xylanh hoặc chung cho nhiều xylanh Kết cấu của thân máy phụ thuộc rất nhiều vào kiểu làm mát Khi làm mát bằng nước, khoảng không gian bao quanh xylanh để chứa nước làm mát gọi là áo nước

Loại thân máy có xylanh đúc liền với thân gọi là thân máy kiểu thân xylanh Khi xylanh làm riêng thành ống lót rồi lắp vào thân máy gọi là thân máy kiểu vỏ thân.

Trang 2

Giáo trình Động cơ đốt trong 1 Biên soạn: ThS Nguyễn Văn Trạng Khi thân xylanh đúc liền với hộp trục khuỷu, kết cấu này gọi là thân máy kiểu thân xylanh – hộp trục khuỷu Nếu thân xylanh và hộp trục khuỷu làm rời nhau thì kết cấu này gọi là thân máy kiểu thân rời, và để ghép các phần của thân máy với nhau người ta thường dùng gujông dài suốt từ đế máy

lên nắp xylanh

I.2.2 Kết cấu thân máy động cơ xăng – động cơ Diesel

Thân máy của động cơ xăng và động cơ Diesel tương tự nhau về mặt kết cấu, tùy thuộc vào cơ cấu phân phối khí và hệ thống làm mát mà thân máy có những đặc điểm cấu tạo khác nhau Tuy nhiên, về cơ bản kết cấu thân máy của động cơ đốt trong được phân ra thành 2 loại: thân máy kiểu thân xylanh – hộp trục khuỷu và thân máy kiểu thân rời

a) Thân máy kiểu thân xylanh – hộp trục khuỷu

Loại thân máy kiểu thân xylanh – hộp trục khuỷu được dùng rất phổ biến trong động cơ ô tô, động cơ tĩnh tại và động cơ tàu thủy cỡ nhỏ Các xylanh được đúc liền với thân hoặc làm thành ống lót rồi lắp lên thân máy, chung quanh thân máy đều có nước làm mát để giải nhiệt trong quá trình động cơ làm việc Kết cấu này dùng cho cả động cơ xăng và động cơ Diesel

Do thân máy đúc liền với hộp trục khuỷu nên giảm bớt được mặt lắp ghép khiến cho gia công đơn giản và ở mặt lắp thân máy với hộp trục khuỷu chỉ cần làm mỏng như chiều của vỏ thân, không cần làm mặt lắp ghép Do những nguyên nhân trên nên thân máy này thường nhỏ gọn và đỡ tốn kim loại hơn loại thân rời

Dựa vào tình trạng chịu lực, thân máy kiểu thân xylanh – hộp trục khuỷu được chia ra ba loại:

1) Thân xylanh chịu lực

Trong loại kết cấu này, lực khí thể tác dụng trên nắp xylanh sẽ truyền cho thân xylanh qua các gujông nắp xylanh Lực tác dụng gây ra ứng suất kéo trên các tiết diện của thân xylanh, thân máy của động cơ xăng thường dùng kiểu chịu lực này (hình 2.2)

Hình 2.2 Kết cấu thân máy kiểu thân xylanh chịu lực.

Trang 3

2) Vỏ thân chịu lực

Trong loại kết cấu này, lực khí thể tác dụng lên nắp xylanh sẽ truyền cho vỏ thân qua các gujông nắp xylanh Lực tác dụng gây ứng sức kéo trên các tiết diện của vỏ thân vuông góc với đường tâm xylanh

Do trong loại thân máy này, xylanh được chế tạo riêng dưới dạng ống lót rồi lắp vào vỏ thân, nên ống lót không chịu ứng suất kéo trên phương đường tâm xylanh Khi các lót xylanh mòn, có thể tháo ra thay mới Nắp xylanh lắp trên thân máy bằng các gujông cấy trên vỏ thân máy (hình 2.3)

3) Gujông chịu lực

Trong kết cấu này lực tác dụng này truyền cho các gujông liên kết nắp xylanh, thân máy – hộp trục khuỷu với đế máy Các gujông này khá dài và chịu lực kéo, còn thân xylanh trong trường hợp này không chịu lực kéo gây ra bởi lực khí thể Thân máy kiểu thân xylanh – hộp trục khuỷu có thể dùng lót xylanh ứơt, lót xylanh khô hoặc không có lót xylanh (hình 2.4)

b) Thân máy kiểu thân rời

Do thân máy kiểu xylanh – hộp trục khuỷu chế tạo rất khó, nhất là đối với các loại động cơ có đường kính xylanh lớn Vì vậy người ta thường chế tạo theo kiểu thân rời để thuận tiện trong gia công và chế tạo Kết cấu này thường dùng trong các động cơ tỉnh tại, tàu thủy và động cơ ôtô máy kéo có công suất lớn

Thân máy có thể làm riêng từng xylanh một (động cơ làm mát bằng không khí) hay làm cho nhiều xylanh (động cơ làm mát bằng nước) Một số động cơ tàu thủy hoặc động cơ tỉnh tại dùng chung cho 2, 3, 4 xylanh và có khi cả dãy xylanh trong cùng một hàng dùng chung một thân Làm như thế vừa tăng được độ cứng vững cho thân máy vừa rút ngắn chiều dài và giảm trọng lượng thân máy Thân máy kiểu thân rời cũng dùng lót xylanh khô và lót xylanh ướt Loại lót khô thường dùng cho động cơ làm mát bằng gió Loại lót ướt dùng cho động cơ Diesel tàu thủy và tỉnh tại Để tăng độ cứng vững cho lót xylanh, có khi người ta làm thêm gân ở phía ngoài của ống lót

Hình 2.3 Kết cấu thân máy kiểu vỏ

thân chịu lực Hình 2.4 Kết cấu thân máy kiểu gujông chịu lực.

Trang 4

Giáo trình Động cơ đốt trong 1 Biên soạn: ThS Nguyễn Văn Trạng

Dựa vào tình trạng chịu lực, thân máy kiểu rời được chia ra ba loại:

1) Xylanh chịu lực

Trong kết cấu này, lực tác dụng sẽ do xylanh chịu đựng Kết cấu này thường dùng trong các loại động cơ làm mát bằng gió Nắp xylanh lắp cố định trên xylanh bằng bulông, xylanh lắp cố định trên hộp trục khuỷu bằng gujông

2) Vỏ thân chịu lực

Trong kết cấu này vỏ thân chịu lực kéo còn xylanh không chịu lực kéo, kết cấu này có thể phân ra thành hai kiểu sau đây:

Nắp xylanh, vỏ thân và hộp trục khuỷu lắp với nhau bằng các bulông ngắn Nắp xylanh lắp với thân máy rồi thân máy lắp với hộp trục khuỷu

Vỏ thân và hộp trục khuỷu lắp với nhau bằng gujông dài, còn nắp xylanh lắp trên thân máy bằng các bulông ngắn (hình 2.5)

3) Gujông chịu lực

Trong kết cấu này lực tác dụng sẽ do gujông chịu đựng Kết cấu này thường dùng khá phổ biến trong động cơ làm mát bằng gió và động cơ chữ V (hình 2.6)

I.2.3 Lót xylanh a) Nhiệm vụ

Lót xylanh là chi tiết máy có dạng ống, được lắp vào thân máy nhằm mục đích kéo dài tuổi thọ của máy Kết cấu thân máy phụ thuộc rất nhiều vào kiểu lót xylanh Thân máy có thể dùng lót xylanh khô, lót xylanh ướt hoặc không dùng lót xylanh Mặt trong của lót xylanh được gia công với độ chính xác cao và được mài bóng được gọi là mặt gương xylanh Độ côn và độ ô van cho phép của mặt gương xylanh nằm trong phạm vi 0,01 ÷ 0,06mm

Hình 2.5 Thân máy kiểu vỏ thân chịu lực

của động cơ Diesel Hình 2.6 Thân máy kiểu gujông chịu lực của động cơ tàu thủy.

Trang 5

b) Phân loại

Lót xylanh có hai loại: lót xylanh khô và lót xylanh ướt

1) Lót xylanh khô là loại ống lót lắp vào trong lỗ xylanh ; mặt ngoài của ống lót tiếp xúc với

mặt trong lỗ xylanh không tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát (hình 2.7) Lót xylanh khô có các đặc điển sau:

- Do kết cấu lót xylanh có độ cứng vững tốt nên có thể làm mỏng và tốn ít vật liệu

- Thân máy có độ cứng vững cao, do vậy ít biến dạng khi siết bulông nắp xylanh

- Không bị rò rỉ nước và lọt khí do không tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát

- Truyền nhiệt kém và khó tháo lắp trong quá trình bảo dưỡng sửa chữa

2) Lót xylanh ướt là loại ống lót lắp vào vỏ thân, mặt ngoài của lót xylanh tiếp xúc trực tiếp

với làm mát (hình 2.8) Lót xylanh ướt có các đặc điển sau:

- Hiệu quả làm mát xylanh tốt hơn loại lót xylanh khô do lót xylanh tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát nên không xảy ra hiện tượng quá tải nhiệt

- Vật liệu và công nghệ đúc thân máy khi dùng lót xylanh ướt không yêu cầu cao

- Công nghệ gia công lót xylanh cũng đơn giản hơn lót xylanh khô

- Thuận tiện trong việc bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế

- Khó bao kín, dễ bị rò nước làm mát và lọt khí

- Độ cứng vững kém hơn lót xylanh khô

II NẮP MÁY (NẮP XYLANH)

II.1 Nhiệm vụ, điều kiện làm việc và vật liệu chế tạo

Nắp xylanh là chi tiết đậy kín một đầu phía trên của xylanh, cùng với xylanh và piston tạo thành không gian buồng cháy

Để gá lắp các chi tiết và các hệ thống khác như: bougie, vòi phun, cơ cấu phân phối khí, Ngoài ra nắp máy còn là chi tiết để bố trí các đường nạp, thải, dẫn dầu bôi trơn,

Áo nước

Lót xylanh khô

Hình 2.7 Lót xylanh khô.

Gờ lót xylanh

Thành xylanh Áo nước

Gioăng lót xylanh

Hình 2.8 Lót xylanh ướt.

Lót xylanh ướt

Trang 6

Giáo trình Động cơ đốt trong 1 Biên soạn: ThS Nguyễn Văn Trạng

Hình 2.10 Nắp xylanh có buồng cháy bán cầu và hình chêm.

Điều kiện làm việc của nắp xylanh rất xấu: chịu nhiệt độ cao, áp suất lớn và ăn mòn hoá học bởi các hợp chất có trong sản vật cháy Ngoài ra nắp xylanh còn chịu ứng suất nén khi siết các bulông

Nắp xylanh của động cơ Diesel làm mát bằng nước thường được đúc bằng gang hợp kim, đúc bằng khuôn cát hoặc bằng khuôn kim loại Nắp xylanh của động cơ làm mát bằng gió thường làm bằng hợp kim nhôm và đúc bằng khuôn kim loại

Đa số nắp động cơ xăng đều dùng hợp kim nhôm, vì hợp kim nhôm nhẹ và tản nhiệt tốt

II.2 Kết cấu nắp máy động cơ xăng – động cơ Diesel

Nắp xylanh được ghép lên thân máy bằng một tấm gioăng Bulông lắp ghép xylanh và nắp

xylanh được siết đều theo trình tự và trị số lực siết nhất định (do nhà sản xuất qui định) để tránh rò rỉ

khí cháy và hư hỏng gioăng nắp xylanh Để đảm bảo độ kín khít, cần phải kiểm tra độ phẳng mặt tiếp xúc của xylanh và nắp xylanh mỗi khi tháo hoặc lắp

Hình 2.9 Thứ tự khi nới lỏng và siết bulông nắp xylanh.

II.2.1 Kết cấu nắp máy động cơ xăng

Kết cấu nắp máy động của

động cơ tùy thuộc vào kết cấu của

buồng cháy, cách bố trí cơ cấu

supap và số supap của cơ cấu phân

phối khí, bougie, kiểu làm mát

động cơ và đường nạp thải trên nắp

xylanh Dạng buồng cháy trên

động cơ quyết định hiệu suất nạp,

thải và hiệu suất của quá trình

cháy trên động cơ

Nắp xylanh có buồng cháy

dạng bán cầu dùng trên động cơ ô

tô được giới thiệu trên (hình 2.10)

Loại nắp xylanh trên dùng supap

treo, supap nạp hơi lớn hơn supap

thải, buogie đặt ở bên hông buồng

cháy, khoảng cách từ bougie đến

điểm xa nhất của vùng cháy gần

bằng đường kính xylanh

Trang 7

Nắp xylanh có buồng cháy dạng hình chêm dùng rộng rãi trên động cơ chữ V và động cơ nhiều hàng xylanh Loại buồng cháy này có ưu điểm: gọn, có cường độ xoáy lốc tốt Trên nắp xylanh có các lỗ dẫn nước làm mát, lỗ bắt gujông, lỗ để luồn đũa đẩy v.v Vách buồng cháy được làm mát tốt để tránh kích nổ Nước làm mát từ thân máy đi lên nắp xylanh bằng 4 lỗ tròn nhỏ chung quanh mỗi xylanh và hai lỗ dẹt ở hai bên phía đường thải và đường nạp Ứng với mỗi xylanh dùng 5 gujông để bắt chặt nắp xylanh

Trong động cơ xăng một hàng xylanh còn

thường dùng loại buồng cháy khối ôvan như

(hình 2.11) Loại buồng cháy này có hai diện tích

chèn khí Diện tích chèn khí thứ nhất tương đối

lớn, nằm đối diện với bougie, là phần xa bougie

nhất, diện tích chèn khí thứ hai nhỏ hơn, nằm phía

dưới bougie Các diện tích chèn khí trên nắp

xylanh sinh ra xoáy lốc và dồn khí hỗn hợp vào

vùng gần bougie Bougie bố trí ở bên cạnh nắp

xylanh, lệch về phía supap thải Các đế supap lắp

trên nắp xylanh làm bằng gang trắng hoặc gang

xám, trong đó đế supap thải nhỏ hơn đế supap

nạp khoảng 27% Các supap nạp và supap thải bố

trí cùng về một phía, điều này nhằm lợi dụng

nhiệt của khí thải để sấy nóng đường ống nạp

Nước làm mát nắp xylanh đi từ dưới thân

máy lên, qua các lỗ dẫn nước khoan trên mặt

nóng (mặt nước) của nắp xylanh Để làm mát đế supap được tốt hơn, người ta còn dùng một ống dẫn nước riêng đặt phía đối diện của đường thải và đường nạp để dẫn nước có nhiệt độ tương đối thấp phun thẳng vào vùng đế supap Không gian chứa nước làm mát trong nắp xylanh không nên quá lớn để khỏi ảnh hưởng đến thời gian chạy ấm máy quá lâu Nắp xylanh cũng dùng bốn gujông chung quanh mỗi xylanh để cố định với thân máy, giữa nắp xylanh và thân máy cũng dùng đệm nắp xylanh để bao kín

Lỗ ren lắp bougie thường có kích thước M18, M14, và M10 và có thể bố trí ở các vị trí sau:

- Phía trên supap nạp, để giảm nhiệt độ của bougie

- Phía trên supap thải, để cải thiện quá trình cháy, có khả năng chống cháy sớm và kích nổ Tuy vậy tình trạng thải nhiệt của bougie sẽ rất nghiêm trọng vì bị luồng khí thải đốt nóng và chịu nhiệt bức xạ từ supap thải đến Vì vậy khi bố trí như thế thường phải dùng loại bougie lạnh có đường kín nhỏ

- Ở khoảng cách giữa hai supap và lệch về phía supap thải chừng 1/3 khoảng cách

II.2.2 Kết cấu nắp máy động cơ Diesel

Kết cấu nắp xylanh của động cơ Diesel phức tạp hơn nắp xylanh của động cơ xăng nhiều vì trên nó phải bố trí rất nhiều cơ cấu và chi tiết máy như: cơ cấu supap, buồng cháy phụ, vòi phun, bougie sấy nóng, cơ cấu khởi động bằng khí nén, đường nước làm mát, đường thải nạp, v.v

Điều kiện làm việc của nắp xylanh động cơ Diesel rất xấu Nó chịu nhiệt độï cao và áp suất lớn Ứng suất cơ học và ứng suất nhiệt trong quá trình làm việc của động cơ thường rất lớn và hay gây ra rạn nứt nắp xylanh Trong nắp xylanh vùng nóng nhất thường là vùng giữa hai đế supap và

Hình 2.11 Nắp xylanh của động cơ

có buồng cháy ôvan.

Trang 8

Giáo trình Động cơ đốt trong 1 Biên soạn: ThS Nguyễn Văn Trạng

họng buồng cháy (nhiệt độ vùng này có thể đạt tới 723oK) Vì vậy để tránh ứng suất nhiệt, các lớp kim loại trong nắp xylanh cần cố gắng thiết kế có chiều dày đồng đều, chỗ tiếp giáp giữa các lớp kim loại cần có góc lượn lớn Ngoài ra cần tổ chức làm mát tốt, bố trí nước mát làm mát đi về phía chịu nhiệt nhiều để giảm nhiệt độ của mặt nắp xylanh

Kết cấu nắp xylanh của động cơ Diesel phụ thuộc từng loại động cơ kiểu buồng cháy (phương pháp hình thành khí hỗn hơp), số kỳ và cơ cấu phân phối khí của động cơ Nói chung nó phải thoả mãn các yêu cầu chính sau:

- Buồng cháy phải tạo thành xoáy lốc mạnh để cải thiện quá trình hình thành hỗn hợp

- Kết cấu buồng cháy phải gọn, hợp lý, để tránh tổn thất nhiệt và tổn thất lưu động của dòng khí trong quá trình cháy

- Vị trí của vòi phun, supap nạp, supap thải và đường thải đường nạp phải hợp lý, thuận lợi cho qúa trình tạo thành khí hỗn hợp và quá trình thay đổi môi chất

Trong các loại nắp xylanh của động cơ có buồng cháy trực tiếp (buồng cháy trên đỉnh piston), mặt nóng của nắp xylanh thường làm phẳng Vòi phun bố trí chính giữa trùng với đường tâm xylanh, hoặc lệch đi một khoảng không lớn lắm Cách bố trí này thường dùng trong động cơ Diesel cỡ lớn Trong động cơ ôtô máy kéo và động cơ tĩnh tại cỡ nhỏ, vòi phun bố trí lệch với đường tâm xylanh một góc nhất đinh

Trong các loại động cơ có buồng cháy trực tiếp, để tạo thành xoáy lốc của dòng khí nạp, người

ta thường thiết kế đường nạp có độ nghiêng và thắt dần lại về phía supap nạp hoặc đôi khi dùng loại supap nạp có bản dẫn hướng dòng khí cũng như lợi dụng diện tích chèn khí giữa đỉnh piston và nắp xylanh

Các loại xylanh có buồng cháy phụ (buồng cháy dự bị, buồng cháy xoáy lốc và buồng cháy không khí) bố trí trên nắp xylanh thường được dùng trong động cơ Diesel ôtô máy kéo; đôi khi động

cơ đầu máy Diesel cũng dùng nhưng hầu như không được dùng trong động cơ tĩnh tại và tàu thủy cỡ lớn Kết cấu nắp xylanh có buồng cháy phụ rất phức tạp, giá thành chế tạo cao

Buồng cháy xoáy lốc và buồng cháy dự bị thường chế tạo theo kiểu tổ hơp: nửa trên của buồng cháy xoáy lốc đúc liền với nắp xylanh; nửa dưới của buồng cháy có họng làm bằng thép chịu nhiệt hoặc gang chịu nhiệt rồi ép vào nắp xylanh, phần họng của buồng cháy thông hướng với tâm xylanh Buồng cháy dự bị cũng được gia công thành hình dạng nhất định rồi ép vào lỗ trên nắp xylanh

Bố trí vòi phun và buồng cháy cũng cần phối hợp với việc bố trí supap Nếu dùng nhiều supap (trong động cơ tĩnh tại và tàu thủy cỡ lớn mỗi xylanh thường dùng 3÷4 supap), vòi phun thường được bố trí ở chính giữa Trong động cơ dùng hai supap, họng thông của buồng cháy phụ thường đặt lệch một bên để có thể có được tiết diện lưu thông lớn nhất

Do nắp xylanh của động cơ Diesel rất dễ bị rạn nứt ở vùng giữa đế supap thải – đế supap nạp – miệng buồng cháy nên phải chú ý làm mát thật tốt

Nắp xylanh của động cơ Diesel của động cơ ôtô máy kéo loại buồng cháy trên đỉnh piston (hình 2.12) Loại nắp xylanh này bố trí supap nạp và supap thải về hai phía khác nhau; vòi phun bố trí nghiêng so với một góc so với đường tâm xylanh Vòi phun được lắp trong một ống bằng đồng, ống lót này lắp sít trên nắp xylanh Do lỗ lắp ống lót vòi phun trên nắp xylanh làm tách làm hai đoạn nên phần ống gần đầu vòi phun được nước trực tiếp làm mát Ngoài ra, để tăng cường độ làm mát vòi

Trang 9

phun và phần đế supap, người ta còn thiết kế hai đường dẫn nước đi qua hai ống phun đúc liền với mặt ống của nắp xylanh

Hình 2.12 Nắp xylanh của động cơ Diesel loại buồng cháy trên đỉnh piston.

Nắp xylanh được cố định trên thân máy bằng 6 gujông bố trí quanh xylanh Các lỗ dẫn nước làm mát đều bố trí trên mặt nóng chung quanh xylanh và gần các gujông Trên nắp xylanh còn bố trí đường dẫn dầu bôi trơn cơ cấu phân phối khí Đường dầu này được khoan ở phần trên dọc theo chiều dài của nắp

Trên (hình 2.13) giới thiệu nắp xylanh của động cơ Diesel có buồng cháy trực tiếp (thống nhất) kiểu ω cạn, loại nắp này được đúc bằng gang Vòi phun bố trí chính giữa nắp xylanh, chung

quanh có bốn supap: hai supap thải và hai supap nạp (supap nạp hơi lớn hơn supap thải) Khi ở điểm

chết trên, phần đỉnh của piston chui vào phần lõm hình trụ trên nắp xylanh, cùng với mặt nóng của nắp xylanh làm thành buồng cháy

Hình 2.13 Nắp xylanh của động cơ Diesel có buồng cháy trực tiếp kiểuω.

Trang 10

Giáo trình Động cơ đốt trong 1 Biên soạn: ThS Nguyễn Văn Trạng

Nắp xylanh của động cơ Diesel có buồng cháy xoáy lốc hình cầu, buồng cháy phân thành hai nữa (hình 2.14) Nửa trên đúc liền với nắp xylanh, nửa dưới làm riêng bằng thép chịu nhiệt hoặc gang chịu nhiệt rồi lắp vào nắp xylanh Để đảm bảo nhiệt độ thích hợp của buồng cháy, phần thân của nửa dưới buồng cháy lắp có khe hở với nắp xylanh Nửa dưới của buồng cháy có họng thông với khoảng không gian bên trên đỉnh piston

Tiết diện của họng có rất nhiều

dạng: ôvan, bán nguyệt, tròn

hoặc dạng phức tạp Nửa dưới

của buồng cháy được định vì

bằng một chốt đống trên nắp

xylanh hoặc bằng vít Các supap

đều bố trí gần sát với đường tâm

xylanh Supap nạp lớn hơn supap

thải và đều bố trí theo phương

thẳng đứng Vòi phun lắp vào

nửa phần trên của buồng cháy

xoáy lốc và nghiêng đi một góc

nhất định Các đường thải nạp

đều nằm cùng một phía và hai

xylanh kề nhau đều chung đường

thải, nạp

Nước làm mát từ thân máy đi lên nắp xylanh bằng 5 lỗ: 2 lỗ nhỏ ở hai bên buồng cháy xoáy lốc, 2 lỗ lớn ở hai bên supap và 1 lỗ ở giữa các hai đường thải nạp đưa nước làm mát vào thẳng vùng có nhiệt độ cao nhất của vùng giữa hai đế supap và họng của buồng cháy xoáy lốc (xem mũi tên trên hình 2.14) Sau khi làm mát nắp xylanh, nước làm mát theo đường ống lắp ở phía đầu đi ra khỏi nắp xylanh rồi vào két nước

Nắp xylanh lắp

chặt với thân máy bằng

gujông (phần nắp

xylanh giới thiệu trên

hình vẽ có 8 lỗ gujông

chung quanh xylanh)

Hình 2.15 giới

thiệu loại nắp xylanh

của động cơ Diesel có

buồng cháy dự bị Nắp

xylanh đúc bằng gang

hợp kim, kết cấu theo

kiểu nắp chung cho 2

xylanh

Mặt trên và mặt

dưới nắp đều phẳng

Buồng cháy dự bị được

chế tạo riêng và lắp Hình 2.15 Nắp xylanh của động cơ Diesel có buồng cháy dự bị.

Hình 2.14 Nắp xylanh của động cơ Diesel có

buồng cháy xoáy lốc hình cầu.

Ngày đăng: 27/07/2014, 00:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Kết cấu thân máy. - Giáo trình động cơ đốt trong 1 - Chương 2 pdf
Hình 2.1. Kết cấu thân máy (Trang 1)
Hình 2.2. Kết cấu thân máy kiểu thân xylanh chịu lực. - Giáo trình động cơ đốt trong 1 - Chương 2 pdf
Hình 2.2. Kết cấu thân máy kiểu thân xylanh chịu lực (Trang 2)
Hình 2.3. Kết cấu thân máy kiểu vỏ - Giáo trình động cơ đốt trong 1 - Chương 2 pdf
Hình 2.3. Kết cấu thân máy kiểu vỏ (Trang 3)
Hình 2.5. Thân máy kiểu vỏ thân chịu lực - Giáo trình động cơ đốt trong 1 - Chương 2 pdf
Hình 2.5. Thân máy kiểu vỏ thân chịu lực (Trang 4)
Hình 2.7. Lót xylanh khô. - Giáo trình động cơ đốt trong 1 - Chương 2 pdf
Hình 2.7. Lót xylanh khô (Trang 5)
Hình 2.10. Nắp xylanh có buồng cháy bán cầu và hình chêm. - Giáo trình động cơ đốt trong 1 - Chương 2 pdf
Hình 2.10. Nắp xylanh có buồng cháy bán cầu và hình chêm (Trang 6)
Hình 2.9. Thứ tự khi nới lỏng và siết bulông nắp xylanh. - Giáo trình động cơ đốt trong 1 - Chương 2 pdf
Hình 2.9. Thứ tự khi nới lỏng và siết bulông nắp xylanh (Trang 6)
Hình 2.11. Nắp xylanh của động cơ - Giáo trình động cơ đốt trong 1 - Chương 2 pdf
Hình 2.11. Nắp xylanh của động cơ (Trang 7)
Hình 2.13. Nắp xylanh của động cơ Diesel có buồng cháy trực tiếp kiểu ω. - Giáo trình động cơ đốt trong 1 - Chương 2 pdf
Hình 2.13. Nắp xylanh của động cơ Diesel có buồng cháy trực tiếp kiểu ω (Trang 9)
Hình 2.12. Nắp xylanh của động cơ Diesel loại buồng cháy trên đỉnh piston. - Giáo trình động cơ đốt trong 1 - Chương 2 pdf
Hình 2.12. Nắp xylanh của động cơ Diesel loại buồng cháy trên đỉnh piston (Trang 9)
Hình vẽ có 8 lỗ gujông - Giáo trình động cơ đốt trong 1 - Chương 2 pdf
Hình v ẽ có 8 lỗ gujông (Trang 10)
Hình 2.15 giới - Giáo trình động cơ đốt trong 1 - Chương 2 pdf
Hình 2.15 giới (Trang 10)
Hình 2.16. Buồng đốt hình bán cầu. Hình 2.17. Buồng đốt hình nêm. - Giáo trình động cơ đốt trong 1 - Chương 2 pdf
Hình 2.16. Buồng đốt hình bán cầu. Hình 2.17. Buồng đốt hình nêm (Trang 11)
Hình 2.21. Buồng đốt trước. - Giáo trình động cơ đốt trong 1 - Chương 2 pdf
Hình 2.21. Buồng đốt trước (Trang 13)
Hình 2.22. Buồng đốt xoáy lốc. - Giáo trình động cơ đốt trong 1 - Chương 2 pdf
Hình 2.22. Buồng đốt xoáy lốc (Trang 14)
Hình 2.23. Hình dạng và cấu tạo gioăng nắp xylanh. - Giáo trình động cơ đốt trong 1 - Chương 2 pdf
Hình 2.23. Hình dạng và cấu tạo gioăng nắp xylanh (Trang 15)
Hình 2.25. Gujông liên kết nắp xylanh, thân máy với đế máy. - Giáo trình động cơ đốt trong 1 - Chương 2 pdf
Hình 2.25. Gujông liên kết nắp xylanh, thân máy với đế máy (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w