Vài tên phố lạ của Hà Nội Thông thường người ta chia Hà Nội ra làm ba khu vực: Khu phố cố có từ thế kỷ trước còn lại. Khu phố cũ được xây dựng từ đầu thế kỷ 20, còn khu phố mới bắt đầu từ năm 1954, sau ngày giải phóng. Chúng ta quen với các phố có chữ “Hàng”, tên các danh nhân… Tuy quen đấy, nhưng nhiều dòng tên cũng đáng để hiểu thêm mà yêu quý một Hà Nội với hình hài 10 thế kỷ, nhiều điều vừa quen vừa lạ . Quảng trường Đông kinh nghĩa thụcHàng Ngang là gì? Có món ăn nào, món hàng hóa nào tên là Ngang, hay ở đấy mọi ngôi nhà đều xây ngang, mọi con người đều đi ngang (kiểu con cua)? Nguyên vài ba thế kỷ trước, từ thời Phạm Đình Hổ còn ngôi nhà mình ở Phương Hà Khẩu tức Hàng Buồm nay, ông đã ghi lại. Thăng Long có phố người Trung Hoa, mà lúc ấy mọi người phương Bắc bất cứ là người Hán, ở Quảng Đông, Phúc Kiến… đều được gọi là người Đường, tức Đường Nhân, người Pháp dịch chữ đó thành người Quảng Đông, tức là Cantonnais, và giọng nói lơ lớ mà thành “Ngang”. Cũng có thuyết giải thích: Thời đó, phố này có cái điếm canh nằm ngang nơi đầu phố nên gọi là Hàng Ngang. Nhưng nghe không ổn, vì cũng có một phố nữa có cái đình nằm ngang đầu phố như thế, từng có ngôi nhà của Cao Bá Quát một danh sĩ lừng danh, phố ấy nay còn có tên cũ: Phố Đình Ngang. Hà Nội vẫn còn phố Hàng Chuối. Phố này buôn chuối thời kỳ nào? Thưa không. Đây là khu bãi hoang. Cho đến những năm 20 của thế kỷ 20 còn hoang vắng lắm, đó chỉ là bãi trồng chuối cho quân lính nuôi voi. Người Pháp mở mang phố, lấy luôn bãi đó mà thành tên. Ga Hàng Cỏ Nhưng có một phố theo thông lệ, bán mặt hàng đó mà thành tên như Hàng Buồm bán vỉ buồm, Hàng Giấy bán giấy, Hàng Bồ bán bồ… thì Hàng Cỏ chính là bán cỏ. Nay Hàng Cỏ là phố Trần Hưng Đạo, mà tên đầy đủ đáng lẽ phải gọi là: Tiết chế quốc công Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Nguyên phố này khi chưa có đường rộng, chưa có nhà ga xe lửa, còn là bãi trống, ngày ngày dân ngoại ô mang cỏ vào đây bán. Các chú lính trong thành ra mua về để nuôi voi nuôi ngựa. Tiếc là Hàng Cỏ ghi lại một thời, nay đã biến mất tên. Hà Nội có một phố nằm hơi chéo trục Bắc Nam, đó là phố Nhà Hỏa. Tên hơi lạ. Nguyên là Hà Nội từ trước đến thế kỷ 19, nhà cửa đều làm bằng nguyên vật liệu thô sơ, dễ cháy như tre gỗ nên hỏa hoạn xảy ra thường xuyên. Có những đám cháy lớn, thiêu trụi hàng nghìn nóc nhà trong chốc lát, người ta phải lập miếu thờ thần hỏa mong thần phù hộ dân chúng không cho cháy. Ngôi miếu thờ ấy lọt vào cái khe nhỏ, ở quãng số 28 phố Hàng Điếu, mà thủa ấy, miếu thờ có ảnh hưởng ra cả khu vực, trong đó có phố Nhà Hỏa hiện nay, mà thành tên một đường phố. Hồ Thiền Quang là một hồ đẹp. “Thiền quang” nghĩa là ánh sáng nhà Phật. Người Pháp đặt tên viên thị chính Pháp là Halais (người dân thường đọc là Ha- Le, trong tiếng Pháp, chữ “H” câm, đọc đúng phải là A-Le). Sau giải phóng, tên chính thức là phố Nguyễn Du. Cái tên Ha-Le chỉ nhắc lại một thời mất nước, một thời nô lệ, vậy mà không hiểu tại sao nay lại nảy ra một câu lạc bộ kèm theo nhà hàng ăn uống và nhảy đầm (có lúc bị công an rút giấy phép) lấy tên cũ, tên của thực dân làm tên nhà hàng mình? Khu vực nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo một thời thịnh vương, nhân dân quen gọi đây là Nhà Diêm, vì trước đó, có nhà máy sản xuất diêm cho toàn xứ Đông Dương. Nhưng trước đó nữa, những thế kỷ trước, đây từng là đàn Nam Giao, xuân thu nhị kỳ, Nhà vua từ trong Cấm thành ra đây làm lễ tế trời đất. Trước khi đến đàn Nam Giao, nhà vua còn phải rẽ vào phía sau thôn Hương Viên thay đổi quần áo. Chỗ ấy có tên là đổi mã (thay cái mã bên ngoài- tiếng cổ) và dần dần, nó thành phố Hòa Mã đến nay. Hương Viên chính là chỗ chợ Đức Viên bây giờ. Hàng Đào 1926Hàng Đào buôn bán vải vóc tơ lụa. Nhưng kèm thêm nghề nhuộm, mà chỉ nhuộm màu tươi như đỏ, vàng, hồng… vì thế mới có tên Hàng Đào. Nối với nó là Hàng Ngang tên cũ gọi theo người nhuộm, chuyên nhuộm các mầu như thanh nhẹ, như xanh, lam, da trời, hồ thủy, vì thế Hàng Ngang từng có tên là Hàng Lam. Những màu khác lại phải nhuộm ở nơi khác. Vải đen nhộm ở phố Hàng Vải Thâm gần đó. Vải nâu nhuộm ở làng Đồng Lầm, quãng làng Kim Liên ngày nay, nổi tiếng về vải màu nâu may áo dài phụ nữ Hà thành nhiều thế kỷ. Riêng ngôi đình phố Hàng Vải Thâm thông thường có hàng nem rán nhân cua bể ngon nổi tiếng, chỗ ngồi xuềnh xoàng nhưng món thì thiệt ngon nên khách đông nghịt. Một trong các chợ khá to là chơ Mơ. Tên ấy vì sao mà có? Nguyên có chợ Hôm phía trên, bắt đầu đường thiên lý vào Nam, chợ Hôm bị đuổi dạt xuống phía nam là chợ Đuổi. Còn chợ Mơ xây mới nên gọi là chợ Mới Mơ. Mơ là tên gọi của quả mai. Khu vực này là đất trồng mai, đất phong của tướng Trần Khát Chân đời nhà Trần, có các làng Thanh mai, Hồng mai, Hoàng mai có thứ quả mơ ngon nổi tiếng, rượu mơ cũng là đặc sản kinh kỳ. Thời Nguyễn kiêng tên húy của vua Tự Đức là Hồng Nhậm nên các chữ tên Hồng cũ phải đổi. Khu vực Hồng Mai thành Bạch Mai, cả làng nay đã biến thành phố. Chợ ngày càng mở rộng, Hồng Mai chỉ còn trong trí nhớ của người già. Liệu chúng ta có thể giữ gìn một Hà Nội hào hoa, với những dòng tên thật đặc biệt mang theo bao dấu ấn của nhiều thời đại đã qua? theo Băng Sơn (dongtac.net . Vài tên phố lạ của Hà Nội Thông thường người ta chia Hà Nội ra làm ba khu vực: Khu phố cố có từ thế kỷ trước còn lại. Khu phố cũ được xây dựng từ đầu thế kỷ 20, còn khu phố mới bắt. một phố nữa có cái đình nằm ngang đầu phố như thế, từng có ngôi nhà của Cao Bá Quát một danh sĩ lừng danh, phố ấy nay còn có tên cũ: Phố Đình Ngang. Hà Nội vẫn còn phố Hàng Chuối. Phố này. là Hàng Cỏ ghi lại một thời, nay đã biến mất tên. Hà Nội có một phố nằm hơi chéo trục Bắc Nam, đó là phố Nhà Hỏa. Tên hơi lạ. Nguyên là Hà Nội từ trước đến thế kỷ 19, nhà cửa đều làm bằng