Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
332,94 KB
Nội dung
BIẾN NHỮNG ƯU THẾ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH ƯU THẾ CẠNH TRANH Khoa học và công nghệ (KH&CN) có những ưu thế rõ ràng về tri thức, con người và kinh doanh. Nếu được huy động đầy đủ, KH&CN có thể đưa lại những ưu thế cạnh tranh cho quốc gia. Trên tinh thần như vậy, Chính phủ Canada đã xây dựng một chiến lược KH&CN mới nhằm đưa Canada lên vị trí dẫn đầu thế giới cho thế hệ hiện tại và mai sau. I. KH&CN LÀ NGUỒN GỐC ĐEM LẠI ƯU THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA Khung chiến lược về KH&CN mới sẽ hướng dẫn Chính phủ cách thức tiếp cận với những đầu tư cho KH&CN nhằm nâng cao sức cạnh tranh, cải thiện chất lượng môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện sức khoẻ của nhân dân, thúc đẩy tăng trưởng bền vững của ngành năng lượng và đảm bảo an ninh quốc gia. KH&CN không phải là mục đích tự thân. Nó là phương tiện để theo đuổi sự nghiệp phát triển bền vững. Mức độ thực hiện được điều đó là tùy thuộc vào khả năng mà người dân biết mở rộng phạm vi tri thức và áp dụng những kỹ năng của mình để biến tri thức thành những đổi mới quan trọng. Để thành công, Canada cần phải biết thực hiện một cách xuất sắc, có mục tiêu cụ thể, có sự liên kết với nhau và có trách nhiệm xã hội. Đây chính là những nguyên tắc mà Chiến lược KH&CN này tuân thủ. 1. Những lợi ích mà KH&CN đem lại cho xã hội Canada có một lịch sử lâu dài và đáng tự hào về những thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học. Từ phát minh ra insulin, cho tới việc thiết kế ra mô hình của Khu KH&CN ở BlackBerry, những đổi mới của Canada đang tạo ra những khác biệt quan trọng trong đời sống của người dân và làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Những phát minh khoa học và những công nghệ mới đang đem lại những giải pháp cho nhiều vấn đề quan trọng nhất đối với người dân Canada. Đó là tri thức và phương tiện để cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng, cải thiện sức khoẻ người dân, tăng độ an toàn và an ninh cho mọi người và tài nguyên thiên nhiên. KH&CN có tác dụng tích cực tới hầu hết các khía cạnh của cuộc sống, giúp giải quyết các vấn đề và tạo ra các cơ hội cho mọi người. KH&CN đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ môi trường của Canada, và KH&CN môi trường là một nguồn quan trọng đem lại sức mạnh kinh tế lâu dài cho Canada. Một môi trường lành mạnh hơn và sạch sẽ hơn sẽ làm phong phú thêm chất lượng cuộc sống ở Canada, giúp thu hút và lưu giữ những con người năng động và có kỹ năng cao - một nhân tố đảm bảo thành công trong nền kinh tế toàn cầu. Sự phát triển một cách có trách nhiệm đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ đảm bảo tạo ra việc làm và của cải trong tương lai ở trên khắp đất nước. Các thực tiễn kinh doanh hiệu quả cao và bền vững về môi trường đang là những ưu thế cạnh tranh có tầm quan trọng ngày càng tăng đối với các doanh nghiệp. Canada có tiềm năng trở thành quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh về công nghệ môi trường đang phát triển nhanh chóng. Thông qua một loạt những sáng kiến chiến lược mới, Chính phủ Canada đang khuyến khích cung cấp các dạng năng lượng sạch hơn, có khả năng tái tạo; khuyến khích nâng cao hiệu năng sử dụng thiết bị ở các gia đình, trụ sở, doanh nghiệp và giao thông vận tải; nâng cao năng lực của Canada trong việc ứng phó với thách thức của biến đổi khí hậu. KH&CN cũng là động lực đứng đằng sau những thành quả y tế đem lại cho người dân Canada. Nghiên cứu y học đang giải quyết những vấn đề lớn đối với toàn thể nhân dân Canada - tìm ra những manh mối để chữa trị bệnh ung thư, tim mạch, HIV/AIDS và một loạt các bệnh cấp tính và mãn tính khác, phát triển các vaccine, tìm hiểu cách thức để hạn chế sự lây lan của bệnh tật và dịch bệnh. Những dược phẩm mới, những dụng cụ y học tiên tiến, dưỡng chất, thực phẩm chức năng là kết quả của những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Canada, giúp tăng cường sức khoẻ của người dân và tạo ra của cải hỗ trợ cho nền kinh tế. Các công trình nghiên cứu của Chính phủ trong những lĩnh vực này cho phép những cơ quan chức năng điều chỉnh theo kịp tốc độ phát triển của khoa học, để những sản phẩm tạo ra đảm bảo về độ an toàn và giúp cho chúng đến được những đối tượng đang cần với khả năng nhanh nhất. KH&CN cũng tạo khả năng cho Chính phủ đối phó với những thách thức đặt ra liên quan đến an toàn, an ninh và quốc phòng, đồng thời giảm thiểu những rủi ro cho người dân Canada. KH&CN đưa lại sự phát triển các công nghệ mới, giúp trang bị tốt những công nghệ và tri thức cần thiết cho những lực lượng ứng phó đầu tiên trong những trường hợp khẩn cấp để thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả. Vì những nguy cơ và rủi ro mới đang nổi lên, hoặc là từ phía khủng bố, các thảm họa thiên nhiên, hoặc từ những tai nạn do con người gây ra, những lực lượng cứu hộ cần phải được trang bị tốt để ứng phó nhanh chóng và hiệu quả, trong khi đảm bảo được sự an toàn cho bản thân và của những đối tượng mà họ đang cố gắng cứu giúp. KH&CN cũng là công cụ để lập mô hình và dự báo những thảm họa thiên nhiên, chẳng hạn như động đất, sóng thần, lũ lụt, sạt lở và cháy rừng, và giúp sẵn sàng ứng phó với những trường hợp này. Những công nghệ tạo khả năng, bao gồm công nghệ thông tin-truyền thông (CNTT-TT), công nghệ nano (CNNN) và công nghệ sinh học (CNSH) đang đem lại nhiều tiến bộ có sức chuyển hóa mạnh mẽ nhất trong KH&CN. CNTT-TT đã đem lại những cuộc cải cách căn bản ở những lĩnh vực như thương mại, giáo dục và chăm sóc sức khoẻ. Công nghệ này đã cho mọi người những nguồn lực điện toán mới và mạnh mẽ và đang tạo khả năng đẩy nhanh tốc độ tiến bộ của những lĩnh vực khác nhau. CNSH đang có những tác động to lớn trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp và môi trường, với sự nổi lên của những liệu pháp mới, những sản lượng cây trồng cao hơn và nhiều dưỡng chất hơn, và đưa lại những cách tiếp cận mới để ngăn ngừa và khắc phục ô nhiễm. CNNN-một lĩnh vực nghiên cứu mới ở cấp nanomet của vật chất, có triển vọng sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong phương thức sống và làm việc của mọi người, với tiềm năng giải quyết được một số thách thức về năng lượng và môi trường. Những cải thiện về chất lượng cuộc sống và tiêu chuẩn sống sẽ tùy thuộc vào sự thành công của việc đưa những đổi mới KH&CN vào cuộc sống. Một số lợi ích then chốt mà Canada có thể đạt được thông qua cách tiếp cận chiến lược toàn diện hơn đối với KH&CN gồm: Khuyến khích có được chất lượng cuộc sống tốt hơn nói chung Việc biến Canada thành một nơi ươm tạo R&D và những phát minh khoa học sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách giúp thu hút và duy trì những người có kỹ năng cao, sẽ tạo giá trị gia tăng cho các cộng đồng Canada theo nhiều cách khác nhau - từ việc tự nguyện dành thời gian và các kỹ năng cá nhân cho tới việc đầu tư vào các sáng kiến; Khuyến khích có được những công việc chất lượng cao, thu nhập cao từ nền kinh tế tri thức Những tổ chức tiên phong trong phát triển KH&CN ngày càng có sức cạnh tranh cao hơn. Những tổ chức đó tạo ra được những việc làm có chất lượng cao, hàm lượng tri thức cao, được trả thù lao cao. Họ cũng tạo ra nhu cầu đối với những ngành chuyên môn tinh xảo và những dịch vụ hỗ trợ khác từ các doanh nghiệp địa phương KH&CN, giúp các doanh nghiệp tham gia vào những phần việc có giá trị cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đây chính là nơi đòi hỏi các doanh nghiệp Canada phải thành công để duy trì tiêu chuẩn sống cao cho người dân Canada; Giúp hoàn thiện thế giới thông qua phát minh khoa học KH&CN cho phép người dân Canada đưa ra thế giới những ý tưởng mới, công nghệ mới, sản phẩm mới, thiết kế mới và dịch vụ mới nhằm mục đích giải quyết các vấn đề và thách thức toàn cầu, chẳng hạn như nghèo đói, đô thị hóa, an ninh quốc tế và tình trạng ấm lên toàn cầu. Có được tiếng nói mạnh mẽ hơn trên trường quốc tế Sự đi đầu của Canada trong lĩnh vực KH&CN cho phép Canada có được tiếng nói có trọng lượng hơn, được tôn trọng hơn ở trên trường quốc tế về nhiều vấn đề quan tâm của toàn cầu và của người dân Canada. 2. Bối cảnh hoạt động của KH&CN đang thay đổi Môi trường kinh doanh hiện đã đổi khác, thậm chí so với hồi cuối thế kỷ 20, khi nhân loại chuẩn bị bước vào thế kỷ 21. Các quá trình sản xuất ngày càng được phân đoạn rõ rệt về mặt quốc tế. Chỉ mới gần đây, R&D còn là một trong những mảng trong chuỗi giá trị ít được quốc tế hóa nhất. Thế mà hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng tăng cường thiết lập các cơ sở R&D của mình ở nhiều địa điểm khác nhau trên khắp thế giới. Để duy trì những việc làm có tiền lương cao, các doanh nghiệp Canada sẽ phải vươn lên chiếm lĩnh những mảng có giá trị cao hơn trong các chuỗi sản xuất quốc tế. Điều này đòi hỏi sự đầu tư mạnh mẽ hơn của khu vực tư nhân vào những phát triển KH&CN mới nhất và vào nhân lực có kỹ năng. Nhân tài hiện nay cũng có độ cơ động cao hơn rất nhiều so với trước đây. Tình trạng dân số già đi, kết hợp với những cơ hội gia tăng cho người dân Canada có thể đến làm việc ở bất cứ nơi nào trên thế giới đang đặt ra thách thức lớn cho Canada, buộc Canada phải tạo ra những điều kiện cần thiết để thu hút, neo giữ và phát triển tài năng cho đất nước. Ngày nay, năng lực KH&CN phân bố rộng khắp hơn ở trên thế giới, với những quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ đang ngày càng thâm nhập vào mảng này của chuỗi giá trị, dựa vào ưu thế giá nhân công rẻ và một số lượng khá đông đảo những cán bộ trình độ cao của họ. Để tồn tại trong một thế giới có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, Canada cần phải có những nhà khoa học, các cơ sở nghiên cứu, thiết bị nghiên cứu, tài năng và các doanh nghiệp không hề thua kém về mức độ xuất sắc so với tiêu chuẩn thế giới. Canada đã tạo dựng được một nền tảng nghiên cứu và tài năng vững chắc. Nay Canada cần phải đưa nó lên một mức mới cao hơn nhờ những lựa chọn chiến lược và tập trung nguồn nhân lực vào những hướng có lợi nhất. Sự phát triển KH&CN ngày càng đòi hỏi chi phí cao và phức hợp, diễn ra ở giao diện của nhiều ngành và được tiến hành với tốc độ nhanh hơn trước rất nhiều. Để giành được vị trí mũi nhọn và đứng vững ở vị trí đó, sự cộng tác trong nước và quốc tế đóng một vai trò rất quan trọng. Và khi ngày càng tập trung các nỗ lực của mình vào trong nước, Canada vẫn cần phải tận dụng các nguồn lực của nước ngoài để thu được lợi ích từ nhiều phát minh bắt nguồn từ những nơi khác. 3. KH&CN là nguồn gốc đem lại ưu thế cạnh tranh KH&CN - và những đổi mới do lĩnh vực này tạo ra - là đặc biệt quan trọng đối với Canada vào thời điểm lịch sử này của đất nước. Sở dĩ như vậy là vì vào thời điểm này, Canada cần phải tăng năng suất của mình hơn nữa. Những đổi mới KH&CN tạo khả năng cho các nền kinh tế hiện đại cải thiện sức cạnh tranh và năng suất của mình, chúng đang đem lại phương tiện để đạt tới tiêu chuẩn sống và chất lượng sống còn cao hơn nữa. Vào thời kỳ này, do mức năng suất nói chung của Canada thấp hơn so với các đối thủ thương mại mà Canada cạnh tranh, nên cần phải khuyến khích hơn nữa sự đầu tư vào KH&CN của khu vực tư nhân, đang trở thành một ưu tiên quốc gia. Khu vực tư nhân của Canada đang dẫn đầu trong việc biến tri thức thành của cải và nuôi dưỡng những cơ hội quý giá cho người dân Canada có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế và xã hội. Để thành công, các doanh nghiệp cần có những con người với khả năng mở rộng phạm vi của tri thức và áp dụng các kỹ năng và tài năng của mình để biến những ý tưởng tốt đẹp thành những ứng dụng thực tiễn nhằm cải thiện cuộc sống. Những nhân tố trọng yếu để đem lại thành công trong công cuộc thúc đẩy sức cạnh tranh kinh tế bằng KH&CN gồm: - Sự dẫn đầu của khu vực tư nhân trong lĩnh vực KH&CN; - Sự mở rộng phạm vi tri thức; - Nguồn nhân lực có kỹ năng và tài năng Các quốc gia trên khắp thế giới đang nhận thức và ứng phó với hoàn cảnh thay đổi đối với KH&CN, coi đó như một bộ phận để tạo ra các chiến lược cạnh tranh mới. Cách tiếp cận mới của Canada cũng xét đến bối cảnh đang thay đổi này. Nhiều quốc gia thuộc OECD đã áp dụng các chiến lược cạnh tranh, trong đó tìm cách huy động KH&CN để đem lại ưu thế quốc gia. Những chiến lược này chú trọng vào: - Tăng cường ứng dụng và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu Các quốc gia đang củng cố môi trường kinh doanh của mình để khuyến khích đầu tư vào đổi mới nhiều hơn. Ngoài củng cố các chính sách khung thị trường, các Chính phủ còn tiếp tục định hướng lại sự hỗ trợ của mình để thúc đẩy hoạt động đổi mới của doanh nghiệp thông qua các phương tiện trực tiếp (trợ cấp, cho vay), hoặc gián tiếp (các khuyến khích thuế đối với R&D và cấp vốn giai đoạn đầu). Áo, Phần Lan, Đức và Hà Lan đã tiến xa hơn bằng cách hợp lý hóa và kết hợp các Chương trình đổi mới của mình để chúng đơn giản hơn, tạo dễ dàng cho doanh nghiệp sử dụng. Các nước khác đã chú trọng việc chuyển giao tri thức từ trường đại học cho doanh nghiệp, kể cả việc tiêu chuẩn hóa cách bố trí sở hữu trí tuệ, để các doanh nghiệp có thể tiếp cận tốt hơn và thương mại hóa những kết quả nghiên cứu do Chính phủ tài trợ. - Thiết lập những ưu tiên nghiên cứu mang tầm chiến lược Nhiều quốc gia, bao gồm Mỹ, Ôxtrâylia, Phần Lan, Niu Dilân, Hàn Quốc, Italia, Aixơlen và Anh đã nhận dạng những ưu tiên nghiên cứu trong lĩnh vực mà họ có thể cạnh tranh dựa trên những điểm mạnh của mình. Những ưu tiên nghiên cứu mang tầm chiến lược này là nhằm vào những cơ hội và thách thức đặc thù của mỗi quốc gia và thường cũng nhấn mạnh đến các lĩnh vực công nghệ then chốt. Các quá trình lựa chọn những lĩnh vực ưu tiên thường bao hàm việc định ra những mục tiêu xã hội và phân bố các mục tiêu đó, thông qua những quá trình cạnh tranh để đảm bảo những ý tưởng tốt nhất có được vị trí xứng đáng. Việc lựa chọn các ưu tiên ở cấp này tránh được tình trạng phải quay trở lại sử dụng những thực tiễn trước đây là "chọn ra những người thắng cuộc" ở cấp dự án hoặc cấp công ty, và cũng tránh cho các Chính phủ phải đối diện với những rủi ro thị trường có thể xảy đến. - Hỗ trợ sự cộng tác và quan hệ đối tác KH&CN Các quốc gia đang ngày càng nuôi dưỡng sự cộng tác giữa các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với các tổ chức nghiên cứu ở khu vực công. Họ cũng nhấn mạnh hơn đến sự cộng tác quốc tế, ví dụ bằng cách chia sẻ kết cấu hạ tầng nghiên cứu và các dự án nghiên cứu để nhằm vào những thách thức toàn cầu. - Đảm bảo có được nhân lực tài năng Các quốc gia trên khắp thế giới đang ý thức được tầm quan trọng của việc có được nhân lực có các kỹ năng và kinh nghiệm KH&CN. Nhiều quốc gia đã có những việc làm để cải thiện hiểu biết khoa học trong xã hội và chất lượng giảng dạy khoa học ở tất cả các cấp quốc gia. Họ cũng đang tìm cách để thu hút phụ nữ và các cộng đồng dân tộc thiểu số tham gia vào lĩnh vực KH&CN. Các quốc gia cũng gia tăng hỗ trợ sự lưu động quốc tế của các sinh viên và những nhà khoa học trẻ, nhằm thu hút được những tài năng hàng đầu của thế giới và kết nối tài năng trong nước với các mạng lưới toàn cầu. - Nâng cao trách nhiệm xã hội về các kết quả đạt được Nhiều quốc gia đã thực hiện công cuộc cải cách quản lý đối với các tổ chức nghiên cứu ở khu vực công để tăng cường tác động, hiệu quả và trách nhiệm đối với các nhu cầu xã hội. Những cải cách này bao gồm việc cung cấp cho các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu ở khu vực công nhiều quyền tự trị hơn, bên cạnh việc yêu cầu phải có sự đánh giá và đo lường tình hình thực hiện nhiệm vụ của mình một cách chặt chẽ hơn. Nhiều quốc gia trên thế giới đã hiểu được tầm quan trọng của KH&CN đối với sự thịnh vượng và chất lượng cuộc sống tương lai. Họ đang đặt ra những điều kiện để thu hút đầu tư và nhân lực tài năng, đầu tư một cách chiến lược vào nghiên cứu và vươn ra để thành lập những liên minh chiến lược để tạo ra ưu thế cạnh tranh. Canada cũng có thể thực hiện không hề thua kém. Chiến lược của Canada sẽ huy động KH&CN để đưa đất nước trở thành một trong những quốc gia hàng đầu thế giới. Chiến lược này được tạo dựng trên nền tảng của những nỗ lực trước đây, kể cả chính sách KH&CN phục vụ thế kỷ 21 mà Canada đưa ra năm 1996 với mục tiêu hình thành một môi trường kinh tế vĩ mô đúng đắn và củng cố một nền tảng nghiên cứu vững chắc. Chiến lược này cũng tôn trọng vai trò và sự đóng góp của từng lực lượng KH&CN then chốt của Canada, với kỳ vọng tạo dựng 3 ưu thế cạnh tranh quốc gia như sau: – Ưu thế doanh nghiệp. – Ưu thế tri thức. – Ưu thế con người. II. CÁC CHÍNH SÁCH ĐỂ TẠO DỰNG ƯU THẾ CẠNH TRANH 1. Ưu thế doanh nghiệp Các doanh nghiệp Canada cần phải phấn đấu hơn nữa để cải thiện năng suất của mình. Mức đầu tư của khu vực tư nhân ở Canada, được tính bằng tỷ lệ phần trăm GDP, vẫn thấp hơn mức của Nhật Bản, Mỹ, Đức và Pháp. Tương tự, số lượng patent được cấp ở Canada thấp hơn so với nhiều nước OECD khác. Các doanh nghiệp Canada cũng đầu tư ít hơn vào máy móc và thiết bị, hàm chứa những đổi mới gần đây nhất, so với nhiều đối thủ cạnh tranh. Vì những khoản đầu tư này là động lực then chốt của năng suất, nên điều hết sức quan trọng là khu vực tư nhân phải tăng cường đầu tư vào KH&CN và các công nghệ tiên tiến. 54% R&D ở Canada là do khu vực doanh nghiệp thực hiện, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của OECD là 68%; Canada xếp hạng thứ 14 trong OECD về chi tiêu cho R&D của khu vực doanh nghiệp, được tính ở tỷ lệ phần trăm GDP; Canada xếp hạng 16 trong OECD về số patent chất lượng cao/triệu dân; Canada xếp hạng 19 trong OECD về đầu tư vào máy móc và thiết bị, được tính theo tỷ lệ phần trăm GDP. Các nhà kinh tế, các cấp chính quyền, các cơ quan tham vấn và ngành công nghiệp thống nhất cho rằng Canada có thể làm được nhiều hơn để biến những tiến bộ KH&CN thành các nguồn ưu thế cạnh tranh. Đầu tư của các doanh nghiệp Canada vào máy móc/thiết bị thấp hơn so với các đấu thủ cạnh tranh quốc tế. Về mặt này, Canada xếp hạng chót trong khối G7. Đầu tư vào các máy móc/thiết bị mới chứa đựng bên trong những ý tưởng/công nghệ gần đây nhất và là một phương thức quan trọng để nhận được công nghệ nội sinh và nước ngoài. Tỷ số kiệt vốn (Capital Depletion) trong ngành chế tạo của Canada luôn luôn thấp hơn 0,5 - một mức cho thấy sự đầu tư mới được coi là đủ để thay thế giá trị vốn đã sử dụng. Đầu tư của các doanh nghiệp Canada vào CNTT-TT cũng ở mức thấp so với Mỹ. Đây là một điều đặc biệt đáng lo ngại, do 2/3 tỷ lệ tăng năng suất của Canada từ 1990-2000 là nhờ các ngành ứng dụng mạnh CNTT-TT. Theo Báo cáo của Ban xem xét chính sách viễn thông, tỷ lệ đầu tư của khu vực doanh nghiệp Canada cho CNTT-TT so với GDP chỉ bằng 66% mức đầu tư của Mỹ vào năm 2004, trong khi năm 1987 là 75%. Sự yếu kém tương đối của Canada so với Mỹ về tổng đầu tư vào máy móc/thiết bị chủ yếu là do sự đầu tư thấp vào CNTT-TT. Chính phủ liên bang sẽ hỗ trợ cho tăng năng suất thông qua KH&CN bằng cách tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích sự đầu tư của khu vực tư nhân, khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới và tung các sản phẩm của mình ra thị trường thế giới, Chính phủ có thể tối đa hóa các lợi ích từ sự đầu tư của mình cho các kỹ năng và hoạt động nghiên cứu. Với phương châm như vậy, Chính phủ Canada sẽ: - Đẩy mạnh môi trường kinh doanh cạnh tranh và năng động; - Thúc đẩy các quan hệ đối tác nghiên cứu và thương mại hóa của các khu vực công và tư; - Tăng cường tác động của các Chương trình trợ giúp R&D của doanh nghiệp. Chính phủ Canada sẽ tạo dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi để giúp khu vực tư nhân đổi mới mạnh mẽ hơn bằng cách: - Đảm bảo để các chính sách cạnh tranh đem lại thị trường cạnh tranh. Như đã thông báo trong Ngân sách 2007, Chính phủ sẽ giao nhiệm vụ cho nhóm chuyên gia độc lập để tiến hành xem xét một cách toàn diện các chính sách cạnh tranh của Canada; - Khuyến khích FDI ở Canada; - Thiết lập mức thuế thấp nhất trong Khối G7 về đầu tư cho doanh nghiệp mới. Ngân sách 2007 đề xuất các biện pháp cho phép Canada trở thành một trong những nước thuận lợi nhất cho đầu tư bằng cách trợ giúp cho ngành chế tạo đầu tư vào máy móc và thiết bị, liên kết chiết khấu chi phí cơ bản với thời gian hữu dụng, và cung cấp các khuyến khích tài chính cho các tỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho việc bãi bỏ các khoản thuế đánh vào vốn của tỉnh; - Nhận dạng những cơ hội để cải thiện Chương trình R&D, kể cả công tác quản trị hành chính để khuyến khích khu vực công nghiệp thực hiện mạnh mẽ hơn nữa R&D; - Tạo lập môi trường điều chỉnh hiệu quả và linh hoạt nhằm thúc đẩy thị trường cạnh tranh và bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn của nhân dân và môi trường. Với tư cách là một bộ phận nằm trong nỗ lực này, các bộ phận và cơ quan điều chỉnh của Chính phủ liên bang sẽ xây dựng một kế hoạch để đảm bảo CNSH, CNNN, các sản phẩm/dịch vụ CNTT-TT và các công nghệ được điều chỉnh một cách có trách nhiệm và kịp thời, dựa trên những thực tiễn, những chuẩn mực tốt nhất của quốc tế. Như đã thông báo trong Ngân sách 2007, Chính phủ sẽ đầu tư 9 triệu USD trong vòng 2 năm để biến Canada thành một nhà điều chỉnh thuộc đẳng cấp tốt nhất nhờ đảm bảo để các tiêu chí hiệu quả và hiệu suất trở thành những cân nhắc then chốt trong việc phát triển và thực hiện những quy định, thông qua một chỉ thị mới của Nội các về hợp lý hóa quy định; - Thúc đẩy để hệ thống tài chính có được vai trò mũi nhọn, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát huy mọi tiềm năng đổi mới; - Cân nhắc những cách tiếp cận mới và khác biệt để kích thích sự cung cấp vốn mạo hiểm ở Canada, kể cả việc tìm cách thu hút các đầu tư thể chế ở các quỹ của Canada. Ngân sách 2007 đã thông báo về một thỏa thuận về nguyên tắc đối với những điểm chủ yếu của Hiệp định thuế mới giữa Canada và Mỹ, kể cả việc giải quyết những rào cản thuế để các doanh nghiệp Canada dễ tiếp cận hơn với nguồn vốn mạo hiểm ở Mỹ. - Chính phủ liên bang sẽ tăng cường các quan hệ đối tác nghiên cứu và thương mại hóa ở các khu vực công và tư bằng cách: - Thành lập những mạng lưới nghiên cứu mới, do doanh nghiệp lãnh đạo theo Chương trình Các mạng lưới của các trung tâm xuất sắc (NCE), nhằm kết hợp với nhau các chuyên gia đến từ các khu vực Chính phủ, tư nhân và hàn lâm ở trên khắp thế giới để hỗ trợ những nghiên cứu ứng dụng thuộc các lĩnh vực ưu tiên của môi trường, năng lượng, CNTT-TT và y tế, thông qua một quá trình ở cấp quốc gia, mang tính cạnh tranh. Như đã thông báo trong Ngân sách 2007, Chính phủ sẽ trợ cấp 11 triệu USD trong 2 năm 2008-2009 để đẩy nhanh sự tạo thành các mạng lưới NCE do doanh nghiệp lãnh đạo; - Thành lập các Trung tâm xuất sắc trong Chương trình Nghiên cứu và Thương mại hóa. Trong mối quan hệ đối tác cùng với các cấp chính quyền khác và khu vực tư nhân, sự hỗ trợ của liên bang sẽ giúp Canada đạt được mức năng lực tới hạn trong những lĩnh vực chiến lược về cơ hội nghiên cứu và ưu thế cạnh tranh. Như đã thông báo trong Ngân sách 2007, Chính phủ sẽ cung cấp 350 triệu USD trong vòng 3 năm để hỗ trợ 8 trung tâm quy mô lớn về nghiên cứu và thương mại hóa ở những lĩnh vực ưu tiên mà Canada có tiềm năng dẫn đầu thế giới, đồng thời tài trợ cho những Trung tâm khác đáp ứng các tiêu chuẩn xuất sắc của quốc tế, được xác định thông qua các cuộc cạnh tranh được xem xét bởi các đồng nghiệp quốc tế; - Phát triển những cách tiếp cận mới để chuyển giao tri thức và công nghệ từ các trường đại học, viện nghiên cứu và các phòng thí nghiệm của Chính phủ cho khu vực tư nhân. - Khuyến khích sự cộng tác giữa các trường đại học cộng đồng và các doanh nghiệp địa phương để hỗ trợ việc phát triển, thích nghi và ứng dụng các công nghệ mới. Như đã thông báo trong Ngân sách 2007, Chính phủ sẽ cung cấp 48 triệu USD trong vòng 5 năm để giúp Chương trình thử nghiệm đổi mới ở trường đại học và cộng đồng trở thành chương trình chính thức và hỗ trợ các quan hệ đối tác giữa các trường đại học và ngành công nghiệp; - Thành lập ban cố vấn của khu vực tư nhân cho các Hội đồng Trợ cấp để cố vấn về việc thực hiện các mạng lưới của các trung tâm xuất sắc được tuyển dụng bởi doanh nghiệp và những sáng kiến của trường đại học. Chính phủ liên bang sẽ nâng cao tác động và hiệu quả của những biện pháp hỗ trợ R&D trong khu vực doanh nghiệp liên bang bằng cách: - Thay thế sáng kiến Đối tác Công nghệ Canada trước đây bằng một Chương trình mới - Sáng kiến Hàng không và Quốc phòng chiến lược. Chương trình này sẽ hỗ trợ những điểm trội trong R&D của ngành Hàng không và Quốc phòng; - Liên kết những Chương trình và hoạt động của các tổ chức hiện có để tăng cường các sản phẩm thương mại hóa. Đối với việc liên kết các Chương trình, Hội đồng Khoa học Quốc gia, Hội đồng Nghiên cứu Khoa học tự nhiên và kỹ thuật và Ngân hàng Phát triển Kinh doanh Canada sẽ thực hiện một kế hoạch để công tác hiệu quả hơn trong việc thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu của Canada. Công việc này có thể được mở rộng để dần dần thu hút thêm các bộ phận và cơ quan khác; - Cùng làm việc với các địa phương để thảo luận những biện pháp tăng cường thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu. 2. Ưu thế tri thức Phù hợp với những định hướng được vạch ra trong Ưu thế Canada, Chính phủ sẽ giúp đất nước có được sức sản xuất và khả năng cạnh tranh cao hơn bằng cách đưa các nhà khoa học Canada vào những tuyến đầu của các phát triển quan trọng, đem lại lợi ích cho y tế, môi trường, xã hội và kinh tế. Chính phủ sẽ tiến hành công việc đó bằng cách: - Chú trọng một cách chiến lược vào hoạt động nghiên cứu và quyền lợi quốc gia, dựa trên các triển vọng kinh tế-xã hội; - Duy trì vị trí dẫn đầu về thực hiện R&D ở khu vực công trong khối các nước G7; - Nâng cao giá trị tiến bộ, trách nhiệm giải trình và trách nhiệm của 3 Hội đồng Trợ cấp của Canada; - Khai phá những cách tiếp cận mới đối với KH&CN ở cấp liên bang. [...]... thu những kỹ năng và sử dụng tri thức để có được những ưu thế cho bản thân và quốc gia bằng cách: - - Tiếp tục giảm thuế thu nhập cá nhân và làm cho hệ thống thuế công bằng hơn để đảm bảo cho Canada thu hút và lưu giữ được những công nhân kỹ năng cao, rất cần thiết để thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng Những biện pháp Chính phủ đã áp dụng cho đến nay thông qua Ngân sách 2006, Kế hoạch Công bằng Thuế, và. .. người Những con người có tài năng, trình độ và sức sáng tạo là yếu tố quan trọng nhất để đem lại thành công cho nền kinh tế quốc gia Chính là nhờ vào tài năng của người dân Canada ở những cương vị là những nhà nghiên cứu, các học giả, các nhà giáo, các nhà quản lý và các nhà đầu tư, mà những đổi mới đã được đưa vào cuộc sống Cần phải tạo lập môi trường để họ có được tự do và động lực nghiên cứu và đổi... lực nghiên cứu và đổi mới Những thành tựu KH&CN của Canada đã và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng, tạo điều kiện cho các gia đình và cộng đồng ở Canada trở thành những địa điểm tuyệt vời hơn để sống, làm việc và học tập Chính phủ Canada hiểu rõ ý nghĩa sâu xa của những phát minh và ứng dụng KH&CN, cũng như năng lực vô tận mà chúng đem lại Chúng tạo ra nhiều cơ hội giáo dục và nghề nghiệp, tạo ra cuộc... nghiệp, tạo ra cuộc sống giàu có hơn cho từng cá nhân và gia đình và đảm bảo sức khoẻ cho cộng đồng Những chính sách và sáng kiến sau đây, được vạch ra trong Ưu thế Canada, sẽ giúp giữ chân được những con người tốt nhất và sáng giá nhất, thu hút được nhân tài ở khắp thế giới và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực hiện có, nhờ: - Tạo sự cạnh tranh hơn cho thuế thu nhập cá nhân; Làm việc với các địa... thức và thương mại hóa ở các bộ phận/cơ quan khoa học, các trường đại học, cao đẳng và khu vực tư nhân Với tư cách là một phần trong nỗ lực này, Chính phủ sẽ xem xét các chính sách sở hữu trí tuệ để đảm bảo chúng không kìm hãm sự cộng tác KH&CN và chuyển giao công nghệ đồng thời thúc đẩy cộng tác của các bộ phận/cơ quan khoa học thông qua việc phục hồi Uỷ ban KH&CN phụ tá cho các Thứ trưởng 3 Ưu thế. .. trong 7 năm cho công nghệ phát triển bền vững để giúp Canada trở thành nước dẫn đầu thế giới về phát triển và thương mại các nhiên liệu tái tạo thế hệ mới, và 100 triệu đôla cho Chương trình Genome Canada để đưa Canada lên vị trí thứ nhất về nghiên cứu hệ gen học và protein học Chính phủ liên bang sẽ duy trì vị trí hàng đầu về thực hiện R&D trong số các nước G7 bằng cách: - - - - - Có những đầu tư mới... cầu quốc gia; Đảm bảo để những người nhập cư phát huy được hết tiềm năng của họ; Thu hút nhiều sinh viên nước ngoài hơn vào học tập ở Canada và tạo điều kiện dễ dàng để họ ở lại Canada; Tăng độ linh hoạt và hiệu quả của thị trường lao động, giảm bớt các rào cản để tăng sự cơ động Hiện đại hóa các phương thức trợ giúp cho học sinh và tăng cường tiếp cận với giáo dục sau trung học Những cam kết chính sách.. .Những cam kết chính sách Chính phủ Canada sẽ tập trung các nguồn lực để đạt được sự xuất sắc về nghiên cứu ở đẳng cấp thế giới cho các cơ hội kinh tế-xã hội và môi trường, bằng cách: - Hướng các nguồn lực và những lĩnh vực ưu tiên, trong đó Canada có thể tạo được vị trí dẫn đầu về nghiên cứu và thương mại: (1) KH&CN môi trường, (2) các tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, (3) y tế và các khoa học. .. Hiện đại hóa công tác lập chương trình thị trường lao động, làm việc cùng với các địa phương để dỡ bỏ những rào cản gây trở ngại cho tính cơ động của lực lượng lao động và cải thiện việc công nhận giấy ủy nhiệm của nước ngoài và các hệ thống công nhân nước ngoài tạm thời để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các chủ doanh nghiệp nhận được những kỹ năng cần thiết, giúp họ duy trì được khả năng cạnh tranh Ngân... nhà khoa học có học vị trên tiến sĩ xuất sắc đến học tập và nghiên cứu tại Canada Trong Ngân sách 2007, Chính phủ sẽ đầu tư 35 triệu USD trong vòng 3 năm và 27 triệu USD/năm vào những năm tiếp theo để tăng cường các suất học bổng cho sinh viên tốt nghiệp Sau khi các suất học bổng mới này đã được cung cấp đầy đủ, các Hội đồng sẽ hỗ trợ thêm 1000 sinh viên/năm; Khuyến khích nền văn hóa đánh giá cao và . BIẾN NHỮNG ƯU THẾ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH ƯU THẾ CẠNH TRANH Khoa học và công nghệ (KH&CN) có những ưu thế rõ ràng về tri thức, con người và kinh. vọng tạo dựng 3 ưu thế cạnh tranh quốc gia như sau: – Ưu thế doanh nghiệp. – Ưu thế tri thức. – Ưu thế con người. II. CÁC CHÍNH SÁCH ĐỂ TẠO DỰNG ƯU THẾ CẠNH TRANH 1. Ưu thế doanh nghiệp. dựa vào ưu thế giá nhân công rẻ và một số lượng khá đông đảo những cán bộ trình độ cao của họ. Để tồn tại trong một thế giới có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, Canada cần phải có những nhà khoa