Bon sai part 2 pdf

8 265 0
Bon sai part 2 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

•Phong cách bạch tuộc/Kiểu dáng Bonsai •Đây là biến thể của phong cách trước, do đó các cành cây phát sinh cùng một gốc và uốn khúc đi lên. Người ta đặt cùng tên cho một loài cây mà loài cây này có cành uốn khúc đi xuống, và trong cả hai trường hợp thì phong cách này phát sinh từ chỗ các cành cây trong giống vòi bạch tuột •Phong cách thác đổ/Kiểu dáng Bonsai • Tương tự như Phong cách nửa thác đổ phong cách này có sự khác biệt là chóp cây vượt quá chiều cao của chậu. Cành lá cũng có thể mọc hẳn bên ngoài chậu ở hướng đối nghịch với gốc thân cây mà chạm đến vành chậu. Vật chứa bắt buộc phải chọn cao và chậu phải chọn cho nó là một yếu tố quyết định trong ấn tượng sau cùng của tác phẩm •Phong cách trí thức/Kiểu dáng Bonsai Giản dị và tao nhã, phong cách được cho là đã được truyền nguồn cảm hứng từ các bức họa cổ Trung Hoa miêu tả cây cối như các bóng sẫm trên nền trời trên núi cao. Nét đặc trưng nổi bật của phong cách là thân cây dài không cân xứng được chứa trong một chậu nhỏ hình tròn hoặc hình thuẫn. Thân cây thon đơn độc chịu nhiều cành nhỏ mà phần lớn các cành này tập trung về phía chóp cây. •Phong cách rễ lộ thiên/Kiểu dáng Bonsai •Một vài rễ lớn lộ thiên đi theo đường thẳng cua thân cây trong khi các rễ khác, thường nhỏ hơn, phát sinh từ chúng: Cây có vẻ như bị treo lơ lửng và tác dụng gây ấn tượng tòan diện là sự thanh thóat. Phong cách này ít khi được sử dụng hiện nay nhưng đã có lúc rất thịnh hành. •Phong cách cành chổi/Kiểu dáng Bonsai •Một vài cành chính được bố trí trong hình tròn quanh thân cây để chống đỡ vô số nhánh nhỏ làm thành một vòm cây có hình thuẫn hoặc tròn ngay phía gốc thân cây. Cây nằm ở vị trí hơi chệch giữa chậu thường rất cạn. Phong cách này thường được sử dụng với giống cây du Zelkova ở Nhật Bản •Phong cách nửa thác đổ/Kiểu dáng Bonsai •Cây được trồng đối nghịch với phía treo lơ lửng xuống từ phía trên, nằm ở trên đường cong trong cành chính, chóp cây kia ở phía dưới trong giới hạn tăng trưởng của cây . Chóp cây dưới không được mọc quá chiều cao của chậu. Đôi khi sự mọc lá chỉ xuất hiện hướng về gốc thân cây mà trường hợp này lại tối quan trọng. •Phong cách nghiêng/Kiểu dáng Bonsai •Thân cây ở vị thế nghiêng với chóp cây hướng về góc 45 độ so với phần gốc cây. Sự phát triển ở trên không và các rễ trên bề mặt theo đường thẳng của thân cây; tuy nhiên, cành thứ nhất mọc ở hướng đối nghịch nhằm làm cho cây trông cân xứng, cành cây này, này ở vị trí một phần ba của đường đi lên cây, là nhân tố quyết định quan trọng nhằm đạt sự hài hòa trong phong cách này. •Phong cách thẳng đứng phóng khoáng/Kiểu dáng Bonsai •Mặc dù lúc ban đầu không được chấp nhận như một phong cách đích thực, song song cách này càng ngày càng trở nên phổ biến. Không phải chỉ vì nó có nhiều mẫu hình trong thiên nhiên mà vì nó cho phép sự uyển chuyển hơn và ít ràng buộc với các quy luật, bởi vì nó kết hợp những nét đặc trưng của nhiều phong cách khác nhau. Chóp cây dốc xuống phần gốc, như trong phong cách thẳng đứng, nhưng lại khác biệt ở sự phát triển của thân cây đi hơi giống hình chữ chi lên phía trên. Các cành xuất phát từ phía ngoài của các đường cong và hơn cong nhẹ xuống dưới. •Phong cách thẳng đứng sang trọng/Kiểu dáng Bonsai •Dáng cây thẳng đứng với chóp cây dốc xuống dốc thân cây, các cành cây được cân bằng ở ba phần, mọc xen kẽ đối xứng mọc theo thân cây và thon dần về phía chóp cây. Cành thứ nhất khoảng chừng một phần ba của chiều cao tổng thể, quyết định vị trí của cây trong chậu, được đặt về phía đối nghịch với phía cành đang chĩa về hướng chúng ta. •Thế chữ vương chữ tường/Kiểu dáng Bonsai •Cũng như cây tùng thập thế vương tường uốn theo hình chữ vương, chữ nho có 3 tầng nằm ngang, như chữ dương là con dê, nhưng còn đọc là tường có nghĩa là may mắn, điềm tốt lành, như kiết tường dùng để chúc mừng, để cầu được nhiều điều tốt lành, may mắn, có phước… Thế này có ba từng nằm ngang và có hai ngọn nhỏ. Thế nay tuy rất đơn giản nhưng rất khó uốn, cả ba từng đôi, giăng ngang, phải uốn được ba tàn văn, ba tàn võ, thành ra sáu tàn, dưới to trên nhỏ. Uốn đúng thế rất đẹp. Cây vương tùng nếu là cây cổ thụ thì quí giá vô cùng, tượng trưng thiên mệnh ý chí tối cao vô thượng của các bậc vua chúa. •Thế tùng thập/Kiểu dáng Bonsai •Đây là thế của các cụ ngày xưa dùng làm mẫu để uốn những cây trực thọ, vì cây tùng có dáng thân đứng thẳng, tàn nhánh phân chi nhị diện nằm ngang hai bên, với khỏang cách đều đặn, dưới to trên nhỏ rất đẹp. Cây tùng phải là cây cổ thụ, già nua, rũ tàn nhánh xuống, nhưng vẫn còn giữ được chữ thập tự nhiên mới thật là đẹp, chớ không phải uốn ngang tràn cứng ngắc như người đứng giăng tay giữa trời thì không còn phải cây kiểng nữa. Tướng Tùng thập tượng trưng cho người thanh niên khỏe mạnh, gan dạ bất khuất, nên phải uốn cho dứt khóat, biểu hiện cho tính thẳn thắn như người quân tử. Ông cha ta ngày xưa uốn cây tùng làm mẫu cho những cây kiểng có lá kim khác. Và trong một giàn kiểng ít ra cũng phải có cây tùng, cây bách để nói lên sự vững chãi lậu bền •Thế thất hiền/Kiểu dáng Bonsai •Thất hiền chiết chi là thế cao lớn nhiều tàn một ngọn cộng chung là bảy tầng. Bộ rễ sửa chân nôm, thân có thế trực, nhưng uốn bẻ qua bẻ lại theo tả hữu theo chi âm dương thì hay hơn, nghĩa là đọan thân thứ nhất cong qua bên phải – cùng với nhánh thứ nhất - Đọan thứ 2 trả về bên trái: cứ luôn phiên tới từng thứ sáu, đọan ngọn đứng thẳng và uốn theo kiểu hồi đầu trung, các tàn đều uốn hồng tâm hay tròn lúp búp, dưới to trên nhỏ, nhánh thứ nhất gọi là phủ địa sà xuống mặt đất, nhánh thứ hai là triều nhiên uốn hơi vươn lên một chút, đối xứng với nhánh phủ địa, nhánh thứ 3 là chiếu thủy soi nước phải uốn nằm ngang hơi hạ xuống để nhìn nước, nhưng do ảnh hưởng của nắng, ngọn nhánh quang hợp cũng tự vươn lên, nên phải uốn sủa không thể cho vươn lên cao quá. Nhánh thứ tư là nghinh phong cong qua quẹo lại, như phe phẩy với gió, đầu cành xoay theo chiều gió như kiểu sơn thủy rất đẹp. Nhánh thứ 5 là quán vũ, hơn vươn lên để hứng mưa rơi hứng xương tuyết, nhưng phải uốn trở xuống không để không thể vươn lên quá cao. Nhánh thứ 6 là nhánh trung bình, uốn nằm ngang, cân đối, không dài không ngắn, kết hợp với các nhánh trưuớc nối liền với ngọn, uốn hồi đầu trung, để tạo dáng cây hài hòa, đầy đủ tàn nhánh phải luôn luôn uốn tỉa, hễ cành vươn lên cao thì uốn trở xuống, cành nào thấp quá thì uốn vươn trở lên cho cân đối, theo câu (Cực dương biến âm, cực âm biến dương) làm sao cho dáng cây kiểng không khuyết chỗ nào, để khi ngắm nhìn thưởng thức, vừa ý thỏa lòng. Cây thế thất hiền tượng trưng cho lòng thanh thóat, vô tư, uống rượu ngâm thơ không màn tới thế sự. •Thế nhất trụ kình thiên/Kiểu dáng Bonsai •Thế này ít có người uốn sửa vì thiếu nhã nhặm, khiêm tốn, chọc trời khuấy nước, kiên cường, bất khuất. Thế này phải là cây cổ thụ trực thọ, gốc to lớn, rễ vừng chắc, thân gồ ghề, không có nhánh, chỉ có một tàn ngọn duy nhất bao gồm bốn năm nhánh xoè ra, vươn lên để chống đỡ, tàn ngọn này phải cắt tỉa bằng phẳng hoặc lúp búp chớ không so le, biểu tượng cho người anh hùng không phục tùng ai hết •Thế vũ trụ/Kiểu dáng Bonsai •Thế vũ trụ trước tiên phải là cây cổ thụ, gốc rễ lồi lõm, xoè ra bốn phía, thân to xù xì, đứng thẳng, phân cành nhánh theo lối chiết chi tứ diện, có thể có từ ba đến năm tàn to, uốn hình quạt, nằm ngang, dưới to, trên nhỏ, tỉa lúp búp, ngọn uốn hồi đầu thượng, gần như hình nón chớ không vươn lên cao, Thế này phải uốn đúng luật âm dương, cành tả, hữu, tiền, hậu đầy đủ, sum suê đầy đặn, tượng trưng cho cả không gian và cả thời gian và cả thời gian vĩnh cửu. •Thế ngũ phúc./Kiểu dáng Bonsai •Thế tam đa và thế ngũ phúc đi đôi với nhau, hai thế này đều là cây trực thọ, cây ngũ phúc năm từng, có thể uốn như cây tam đa rồi nuôi thêm hai tàn nữa y như vậy là đạt. Nhưng cũng có thể đối thành 5 tầng theo lối chiết chi tứ diện cũng được. Những tàn đều phải uốn tỉa ngang bằng lúp búp chớ không được vươn lên cao. Thế ngũ phúc to cao đẹp hơn thế Phước, Lộc, Thọ, ý muốn chúc tụng cao hơn nữa là Phước, Lộc, Thọ, An, Khang, nghĩa là có phúc, tốt lành may mắn, có lộc giàu có nhiều ruộng đất, có thọ là sống lâu trăm tuổi, An là sống yên ổn không bị xáo trộn, có khang là vui vẻ, chết êm ải thoải mái. Đúng là câu chúc tụng đầy đủ đẹp đẽ nhất. •Thế tam đa/Kiểu dáng Bonsai •Thế tamn đa còn gọi tam tài, tam giáo hay là thiên, địa, nhân nữa. thế này là cây cổ thụ, gốc thân to, nhưng chỉ uốn có ba tán tròn chung quanh thân cây, tàn thứ nhất là một mâm tròn, hớt tỉa lúp búp, nhưng nhỏ hơn, mỏng hơn. Tàn thứ ba là tàn ngọn, cách xa hơn tàn thứ hai xũng hớt tỉa tròn nhưng nhưng nhỏ hơn hai tàn trứơc. Tàn ngọn này cũng tỉa lúp búp chứ không vươn cao, nên xem cây kiểng này có dáng lùn mập, nhưng vì là cây cổ thụ nên cũng rất cân đối, rất đẹp. thế tam đa tuợng trưng cho ba ông Phước, Lộc,Thọ; ba tàn đều tròn đều đẹp, tượng trưng cho sự vĩnh cửu, sung túc, hạnh phúc, giàu sang và sống lâu, theo tích ba ông Phước, Lộc, Thọ cũng rất hay. + Phước là ông Đậu Vũ Quân, tuổi già mà có con nhỏ là có hạnh phúc, ý muốn nói có nhiều con + Lộc là ông Quách Tử Nghi làm quan to lâu năm, bổng lộc nhiều, ý muốn nó giàu sang suốt đời. + Thọ là ông Đông Phương Sóc, sống lâu một trăm tuổi, đầu râu tóc bạc phơ, ý muốn nói sống được lâu Thế này dùng để chúc thọ rất có ý nghĩa đối với người già cả. •Thế trung bình ngay/Kiểu dáng Bonsai •Thế trung bình là thế phổ biến , kiểng xưa còn để lại rất nhiều . trung bình là cây độc thụ , thân thẳng đứng có bộ rễ xòe ra, nổi lên trên mặt chậu, mặt đất, gốc to lồi lõm, nếu được hình thú thì càng tốt, thân xù xì phân cành nhánh theo lối chiết chi hay tư diện.Nhánh thứ nhất bẻ về bên dương nếu gốc cây có dáng hơi ngả về bên phải. Đoạn thứ hai phải uốn trở về bên âm, đoạn thứ ba phải uốn trở lại về bên dương để quy căn, nhánh thứ ba cũng phải bẻ trở về bên dương , đến đoạn thứ tư thì nên uốn đứng thẳng đảm bảo ngay gốc, để cây không đổ ngã. thế kiểng này chỉ uốn hơi nghiêng lại một chút, đến tàn thứ năm là ngọn phải uốn hồi đầu. thế trung bình ngay là cây kiểng dễ uốn sửa, chỉ cần phân tàn nhánh cho hài hòa cân đối là đẹp, cũng biểu tượng về đạo đức, ngay thẳng thật thà. •Thế trực quân tử liên chi/Kiểu dáng Bonsai •Thế trực quân tử liên chi: thế này cũng giống như hai thế trên nhưng lại có hai ba cây tử ở quanh thân cây mẹ. thường là loại cây mai chiếu thủy, mặc dù thân trực nhưng tàn nhánh cũng ôm lấy mấy cây con ở bên dưới .Cây tử lại sống độc lập, cây nào cũng có đủ tàn nhánh như một cây riêng biệt, sống không nhờ cây mẹ, ên xen như là một quần thụ nhỏ, rất đẹp, tượng trưng cho tình yêu thương người, nhất là trẻ thơ, lúc nào cũng vui tươi. •Thế trung bình cong /Kiểu dáng Bonsai •Là thế có thân uốn cong cong như long thân. nếu bộ rễ chân nôm hay hình thú thì tuyệt đẹp, thân ngay đoạn thứ nhất đã cong về một bên rồi, tàn thứ nhất phải ngả về hướng thân cây, nhưng đoạn thứ hai phải uốn cong trở lại quy căn ngay, đến đoạn thứ ba sửa thành cây trực, giữ thế trung bình. Các chi nhánh đều uốn tứ diện, so le, dưới to trên nhỏ, nhưng ngọn phải uốn hồi đầu trung như đuôi cá. Cây thế trung bình cong, uốn được hai cây giống nhau, thì hợp với cây trung bình ngay làm thành bộ kiểng tam tài ba cây rất đẹp, tương trưng cho thiên, địa nhân. •Thế trực liên chi/Kiểu dáng Bonsai •Thế trực liên chi cũng là cây có dáng trực, thẳng đứng, biến ra từ thế trực quân tử, nhưng liên chi là nhiều cành nhánh quấn quýt lấy nhau, ôm sát thân cây, mới xòe ra ngoài làm tàn theo kiểu tứ diện, sum suê đầy đủ, mặt nào cũng đẹp, cân đối hài hòa, thành hình chóp dưới to trên nhỏ, không khuyết chỗ nào rất đẹp, biểu hiện người phong lưu, ấm no sung mãn, vui tươi hạnh phúc •Thế trực quân tử/Kiểu dáng Bonsai •Thế trực quân tử mà ông cha chúng ta rất ưa thích, vì các cụ đều là những bậc nho sĩ, tôn trọng lễ nghi, tính tình ngay thẳng thanh cao, người quân tử tánh như thủy, nhu nhi bất nhược, biết xử thế ở đời. Cây trực quân tử là dáng cây có theá trực thẳng đứng, phong cách đĩnh đạc, cành nhánh ngay thẳng, gọn gàng, đường nét dứt khoát, bất khuất. Phân chi theo lối chiết chi hay tứ diện, đủ bốn mặt tả hữu, trước sau, tàn nhánh đầy đủ, cân đối, biểu hiện cho người có kỷ cương nề nếp, tài năng, chính nhân quân tử. Cây Đa • Cây Đa • Đa là tên chung chỉ rất nhiều loài trong chi Ficus của họ Moraceae. Như đa búp đỏ, đa xanh, đa mít, đa nhộng vàng, đa lông, đa lá lệch…Trong các loài trên Đa si lá bóng, Đa nhộng vàng, Đa lông được dùng phổ biến làm cây non bộ và cây Bonsai.Đa nhộng vàng có tên khoa học: Ficus chrysocarpa, Đa si lá bóng có tên khoa học: Ficus glaberina, Đa lông có tên khoa học: Ficus pilosa những cây này có xuất xứ ở vùng nhiệt đới châu á, châu phi và châu mỹ. Nó có sức phát triển mạnh với lá dai cứng, bóng nhẵn hay có lông, có hình trái xoan hẹp dài đến 10 -15cm, có lá kèm dài 5-7cm. Loại cây này cũng dùng làm bon sai rất phổ biến ở các nơi xuất xứ của chúng. Thay chậu: Cách 2 - 3 năm vào cuối mùa xuân - khi nhiệt độ ở khoảng 68oF (20oc) - Với hỗn chất gồm 60% đất, 10% than bùn, và 30% cát to. Xén tỉa và giằng dây: Việc cắt giảm phần trên của cây phải cùng lúc với việc thay chậu lần đầu và xén tia hệ thống rễ. Ở các vùng có khí hậu ôn hòa thì những thao tác này cần được làm dần dần từng bước, bảo quản cây trong ít nhất một tháng sau khi thay chậu. Làm dày rậm và tạo hình dáng tán lá bằng cách tỉa bớt các chồi non chỉ chừa lại 2 lá vào cuối mùa xuân đến mùa hè. Công việc giằng dây có thể được làm vào bất cứ mùa nào, song ít nhất ba tháng sau khi thay chậu. Bảo quản phần vỏ cây. Bón phân: Cách 20 - 30 ngày từ mùa xuân cho đến mùa thu và cách mỗi 40 - 60 ngày vào các thời điểm khác trong năm. Lưu ý: Cây có tính nhạy cảm cao với những thay đổi bất ngờ về nhiệt độ mà việc này có thể làm cho lá rụng hết. Vào mùa đông giữ cho cây ở một nơi sáng sủa, ấm áp hoặc trong nhà kính. Nếu ở bên trong nhà thì nên xịt cho tán lá mỗi ngày ít nhất một lần bằng nước có nhiệt độ ôn hòa. Tưới nước khi đất bị khô đi phần nào. Cây đa . 5-7cm. Loại cây này cũng dùng làm bon sai rất phổ biến ở các nơi xuất xứ của chúng. Thay chậu: Cách 2 - 3 năm vào cuối mùa xuân - khi nhiệt độ ở khoảng 68oF (20 oc) - Với hỗn chất gồm 60% đất,. cách này phát sinh từ chỗ các cành cây trong giống vòi bạch tuột •Phong cách thác đổ/Kiểu dáng Bonsai • Tương tự như Phong cách nửa thác đổ phong cách này có sự khác biệt là chóp cây vượt quá. là một yếu tố quyết định trong ấn tượng sau cùng của tác phẩm •Phong cách trí thức/Kiểu dáng Bonsai Giản dị và tao nhã, phong cách được cho là đã được truyền nguồn cảm hứng từ các bức họa cổ

Ngày đăng: 26/07/2014, 20:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan