1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn sinh theo từng chương Chương Ứng dụng di truyền học &chọn giống docx

10 779 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 132,47 KB

Nội dung

Câu 9 : Tia tử ngoại thường được dùng để gây đột biến nhân tạo trên các đối tượng A.. 280 nm Câu 11:Cơ chế tác dụng của tia phóng xạ trong việc gây đột biến nhân tạo là gây A.. Câu 12:Cá

Trang 1

Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn sinh theo từng chương

Chương Ứng dụng di truyền học vào chọn giống

Câu1:Trong kỹ thuật di truyền người ta thường dùng thể

truyền là

A thực khuẩn thể và plasmit

B plasmit và nấm men

C plasmit và vi khuẩn

D thực khuẩn thể và vi khuẩn

Câu 2:Các vi khuẩn cùng loài có thể có số lượng plasmit khác nhau Sự khác nhau đó là do plasmit :

A Có số lượng nuclêôtit khác nhau

B Là ADN trần, xoắn kép, dạng vòng

C Nằm trong tế bào chất

D Có khả năng nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể

Câu 3:Công nghệ ADN tái tổ hợp không trực tiếp sản xuất được hợp chất sinh học nào sau đây :

A Văcxin chống các bệnh do virut gây ra

B Hoocmôn sinh trưởng tự nhiên của động vật

C Hoocmôn sinh trưởng tự nhiên của thực vật

D Insulin

Trang 2

Câu 4 Để nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN plasmit, người

ta sử dụng enzim

A reparaza

B pôlymeraza

C restrictaza

D ligaza

Câu 5:Những loại enzim nào sau đây được sử dụng trong kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp?

A Amilaza và ligaza

B ARN-pôlimeraza và peptidaza

C ADN-pôlimezara và amilaza

D Restrictaza và ligaza

Câu 6 :Một trong những ứng dụng của kỹ thuật di truyền là

A tạo các giống cây ăn quả không hạt

B tạo thể song nhị bội

C sản xuất lượng lớn prôtêin trong thời gian ngắn

D tạo ưu thế lai

Câu 7 :Trong kỹ thuật di truyền, ADN tái tổ hợp được tạo ra bằng cách

A chuyển ADN của tế bào cho vào tế bào nhận

B Nối đoạn ADNcủa tế bào cho với ADN tế bào nhận

C Nối đoạn ADNcủa tế bào cho với ADN thể truyền ở vị trí xác định

Trang 3

Câu 8 :Trong kỹ thuật cấy gen, người ta chọn vi khuẩn E.Coli làm tế bào nhận vì E.Coli có

A Kích thước lớn, dễ nhận ADN tái tổ hợp

B Khả năng sinh sản rất nhanh, dễ nuôi cấy

C Sẵn trong tự nhiên, không phải nuôi cấy

D Nhiều plasmit trong tế bào chất

Câu 9 : Tia tử ngoại thường được dùng để gây đột biến nhân tạo trên các đối tượng

A hạt khô và bào tử

B vi sinh vật, hạt phấn, bào tử

C hạt nẩy mầm và vi sinh vật

D hạt phấn và hạt nảy mầm

Câu 10:Tia tử ngọai được phân tử ADN hấp thụ nhiều nhất khi

có bước sóng

A 257 nm

B 340 nm

C 175 nm

D 280 nm

Câu 11:Cơ chế tác dụng của tia phóng xạ trong việc gây đột biến nhân tạo là gây

A kích thích và ion hóa các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống

B kích thích các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống

Trang 4

C kích thích nhưng không ion hóa các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống

D ion hóa các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống

Câu 12:Các loại tia phóng xạ được dùng để gây đột biến nhân tạo do có khả năng :

A kích thích nhưng không gây ion hóa các nguyên tử khi xuyên qua mô sống

B Cản trở sự phân ly của các NST trong quá trình phân bào

C Thay thế hoặc làm mất một số cặp nuclêôtit, gây đột biến gen

D Kích thích và ion hóa các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống

Câu 13: Chất cônsixin thường được dùng để gây đột biến thể đa bội ở thực vật, do nó có khả năng

A kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển

B tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào

C cản trở sự hình thành thoi vô sắc làm cho nhiễm sắc thể

không phân ly

D tăng cường quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ

Câu14:Cônsixin thường được dùng để gây đột biến thể đa bội ở thực vật vì nó có khả năng

A Ngăn cản sự hình thành thoi vô sắc, làm cho các cặp NST kép không phân ly trong phân bào

Trang 5

B Kích thích tế bào phân chia mạnh mẽ, làm cho cơ quan sinh dưỡng lớn hơn mức bình thường

C Cản trở sự hình thành vách ngăn trong quá trình phân bào

D Cản trở sự hình thành màng nhân trong quá trình phân bào Câu 15 :Thể đa bội thường gặp ở

A vi sinh vật

B thực vật

C thực vật và động vật

D động vật bậc cao

Câu 16:Hiện tượng thoái hoá giống ở một số loài sinh sản hữu tính là do

A lai khác giống, lai khác thứ

B tự thụ phấn, giao phối cận huyết

C lai khác loài, khác chi

D lai khác dòng

Câu 17:Để kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai người ta dùng

A các xung điện cao áp

B vi rút xenđê

C môi trường nuôi dưỡng chọn lọc

D hoóc môn thích hợp

Câu 18 :Phép lai biểu hiện rõ nhất ưu thế lai là lai

A khác thứ

Trang 6

B khác loài

C khác dòng

D cùng dòng

Câu 19:Trong lai khác dòng tạo ưu thế lai, người ta thường cho lai thuận nghịch nhằm mục đích :

A Tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất

B Xác định tính trạng trội

C Xác định tính trạng lặn

D Tạo ra con lai có sức sống cao hơn bố mẹ

Câu 20 :Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa là do :

A Cơ thể lai xa có sự cách ly sinh thái với các cá thể khác cùng loài

B Bộ NST của 2 loài bố mẹ không tương đồng, ảnh hưởng tới

sự tiếp hợp của các NST trong kỳ đầu của giảm phân I, do đó quá trình phát sinh giao tử bị trở ngại

C Cơ thể lai xa có cơ quan sinh sản bị thoái hóa hoặc dị dạng

D Cơ thể lai xa có cấu tạo cơ quan sinh sản không phù hợp với

cá thể khác cùng loài nên không giao phối được

Câu 21 Lai xa là phép lai

A Cải tạo giống địa phương bằng giống nhập nội

B Giữa các thứ hoặc tổng hợp nhiều thứ có nguồn gen khác nhau

Trang 7

C Giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau

D Giữa các cá thể thuộc các loài hoặc chi, họ khác nhau

Câu 22 :Dạng song nhị bội hữu thụ được tạo ra bằng cách

A gây đột biến nhân tạo bằng 5-brôm uraxin

B gây đột biến nhân tạo bằng tia phóng xạ

C lai xa kèm theo đa bội hoá

D gây đột biến nhân tạo bằng cônsixin

Câu 23 :Con la được sinh ra là kết quả lai xa giữa

A Ngựa cái (2n = 62) với lừa đực (2n = 64)

B Lừa cái (2n = 64) với ngựa đực (2n = 62)

C Ngựa cái (2n = 64) với lừa đực (2n = 62)

D Lừa cái (2n = 62) với ngựa đực (2n = 64)

Câu 24 :Phương pháp có thể tạo ra cơ thể lai có nguồn gen khác

xa nhau mà bằng phương pháp lai hữu tính không thể thực hiện được là lai

A khác thứ

B tế bào sinh dưỡng

C khác dòng

D khác loài

Câu 25 :Ưu thế nổi trội nhất của lai tế bào sinh dưỡng so với lai hữu tính là có thể tạo được cây lai có

A Cơ quan sinh dưỡng lớn hơn, khả năng chống chịu cao hơn

B Nguồn gen từ bố mẹ rất xa nhau trong hệ thống phân loại

Trang 8

C Quả to và không có hạt

D Bộ NST có số lượng nhiều hơn bố mẹ

Câu 26 :Trong phương pháp lai tế bào sinh dưỡng, để tăng tỷ lệ kết thành tế bào lai, người ta bổ sung vào môi trường nuôi cấy :

A Chất kích thích sinh trưởng

B Các virut Xenđê đã làm giảm hoạt tính

C Một số enzim thích hợp

D Các hoocmôn phù hợp

Câu 27:Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết nhằm mục đích

A tạo ưu thế lai

B tạo giống mới

C cải tiến giống

D tạo dòng thuần

Câu 28 :Trong chọn giống vật nuôi, người ta thường dùng

phương pháp chọn lọc cá thể đối với những tính trạng có

A Hệ số di truyền cao

B Mức phản ứng rộng

C Hệ số di truyền thấp

D.Mức phản ứng hẹp

Câu 29 :Trong chọn giống cây trồng, phương pháp chọn lọc hàng loạt thường được áp dụng với các tính trạng :

A Có hệ số di truyền thấp

Trang 9

B Phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường

C Có hệ số di truyền cao

D Do nhiều gen quy định

Câu 30 :Ưu điểm nổi trội của phương pháp chọn lọc cá thể là

A Kết hợp đánh giá kiểu hình với kiểm tra được kiểu gen của giống

B Đơn giản, dễ tiến hành, có thể áp dụng rộng rãi

C Không gây tốn kém do đó làm giảm giá thành trong chọn giống

D Hiệu quả chọn lọc rất cao

Câu 1: A

Câu 2; D

Câu 3: C

Câu 4: D

Câu 5: D

Câu 6: C

Câu 7: C

Câu 8: B

Câu 9: B

Câu 10: A

Câu 11: A

Câu 12: D

Câu 13: C

Câu 14: A

Câu 15: B

Câu 16: B

Câu 17: D

Trang 10

câu 18: C Câu 19: A Câu 20: B Câu 21: D Câu 22: C Câu 23: C Câu 24: B Câu 25: B câu 26: B Câu 27: D Câu 28: C Câu 29: C Câu 30: D

Ngày đăng: 26/07/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w