Huyền thoại trên cao nguyên đá THUỐC PHIỆN VÀ QUYỀN LỰC So với lịch sử hình thành địa chất từ 5 triệu đến 500 triệu năm thì lịch sử cong người - xã hội của cao nguyên đá Đồng Văn, từ thưở sơ khai hàng ngàn năm cho đến những đợt thiên di gần cách đây vài ba trăm năm chỉ là một sát - na thời gian. Trong khoảnh chớp mắt ấy của vũ trụ, những va đập, tranh chấp của con người cũng kinh khủng không kém gì những vận động tạo sơn - những vụ đụng chạm cỡ hành tinh - của tự nhiên. Hiện nay là 77%, nhưng trước Cách mạng tháng Tám 1945, người Mông chiếm tới 88% toàn vùng cao nguyên Đồng Văn. Trong cơ cấu nhân học, người Mông đích thực là một đại tộc trong một siêu tộc, nhân số tổng cộng lên đến gần 10 triệu người. Bất hạnh thay, những biến cố thời Trung cổ đã đẩy họ ngày một rời xa ra khỏi miền phát tích, trở thành một dân tộc ly tán khắp nơi trên thế giới. Bài ca thiên di của một dân tộc hàng ngàn năm đi tìm đất sống được người Mông tiếp tục cất lên ở những vùng đất phên dậu, nơi luôn xảy ra tranh chấp cương thổ giữa các quốc gia. Ngày nay, đó là khu vực biên giới phía bắc của các nước Đông Nam Á. Dựa lưng vào những rặng đá cao chót vót và hiểm trở, mỗi đoàn dân thiên di - thường là theo dòng họ - chiếm cứ một khoảng tời riêng, tự cai quản với các thủ lĩnh cai trị của riêng từng vùng. Tranh chấp, xung đột nổ ra không ít, nhưng ít nhất, ở cực Bắc (và cả nhiều nơi khác ở Đông - Tây Bắc) Việt Nam, đoàn ly dân ấy cũng đã tìm được một không gian sinh tồn cùng các sắc dân khác để viết tiếp những chương mới bi tráng cho dân tộc mình. Không có chữ viết, những biến cố lịch sử hàng trăm năm của người Mông trên cao nguyên đá đã bị bụi thời gian phủ lấp trong quên lãng. Ký ức lịch sử miền Đồng văn vì thế chỉ còn đọng lại trong một khoảng thời gian khá mới mẻ, từ khi thực dân Pháp chiếm đóng được Hà Giang vào năm 1887. Tuy xây dựng được 3 đồn binh Bạch Đích, Yên Minh và Đường Thượng nhưng thực dân Pháp vẫn phải công nhận và dựa vào tầng lớp thổ ty, địa chủ phong kiến các dân tộc ở địa phương để thiết lập một bộ máy thống trị theo bậc thang xã - tổng - châu - tỉnh. Quyền lực thực dân vẫn buộc phải chấp nhận chế độ "quân sự quản chế", nghĩa là mỗi dân tộc, dòng họ đều có quyền thiết lập một đạo binh riêng, bảo vệ địa bàn và quyền lợi của thủ lĩnh dòng tộc kiêm chúa đất. Toàn miền Đồng Văn được chia thành 4 khu vực chính. Khu vực phía bắc (huyện Mèo Vạc ngày nay) do thổ ty Dương Tụ Nghĩa (tiếng Mông đọc Dương là Giàng) cai quản. Đoạn giữa (nay là huyện Đồng Văn) do thổ ty Nguyễn Chánh Quay quản lý. Khúc kế tiếp từ Sà Phìn đến Phố Bảng do thổ ty Vương Chính Đức chiếm cứ. Phần phía nam, thuộc huyện Yên Minh ngày nay do hai thổ ty Nguyễn Chánh Tư và Nguyễn Doãn Quý (người Kinh) thống trị. Với sách lược "chia để trị", ở mỗi dân tộc thực dân Pháp lại công nhận sự tồn tại của một bộ máy cai trị riêng. Người Mông phân quyền từ trên xuống có Tổng giáp - Mã phài - Séo phài. Vùng các dân tộc Tày, Dao, Giáy, Kinh có Chánh tổng - Lý trưởng - Trưởng thôn - Kỳ mục. Vùng người Thái do Bang tá đứng đầu. Trong 3 đồn binh được thiết lập giai đoạn đầu, đồn Dường Thượng do một thổ ty người Thái - Bang tá Đào Văn Ất - chỉ huy, đặt dưới sự chỉ đạo toàn vùng của một viên quan ba người Pháp. Đấu tranh vũ trang chống Pháp vẫn nổ ra liên tục. Trong 3 năm (1903-1905), quan binh Pháp đã nhiều lần phải điêu đứng bởi liên tục bị các toán quân khởi nghĩa do thủ lĩnh người Mông Sùng Mí Chảng chỉ huy tập kích. Nghĩa quân lấy núi Tù Sán làm căn cứ. Đáng tiếc, khởi nghĩa Sùng Mí Chảng không có điều kiện liên kết rộng rãi với thủ lĩnh dân tộc của các nơi khác trong vùng, lại thiếu chặt chẽ trong tổ chức nên đã bị Pháp cài người, mua chuộc, phá hoại làm tan rã. Phía Mèo Vạc, thổ ty Dương Tụ Nghĩa không giấu diếm ý đồ thâu tóm quyền lực Mông và bành trướng sự thống trị lên toàn vùng cao nguyên đá. Ông tự xưng là "Vua Mèo", thuê thợ từ châu Vân Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc sang dựng cho mình một tòa lâu đài bằng đá khối và gỗ quý ở xã Sủng Chà. Tỏ rõ năng lực lãnh đạo của một ông vua (tự xưng) trong việc giải quyết những khó khăn trong đời sống của "thần dân", đồng thời tìm cơ hội phát triển cho xứ sở đang cai quản, Dương Tụ Nghĩa đã cho mời thầy phong thủy Tàu sang Sủng Chà nhắm tìm nơi xây hồ trữ nước, trồng sen, thả cá trên đá núi. Nhờ khéo nhắm địa thế, dù không có nước mạch, hồ treo Sủng Chà vẫn quanh năm đầy ắp khoảng 10000m3 nước, nhờ tích tụ và giữ lại được nước mưa. Ý tưởng, sự nghiệp cùng danh vị "Vua Mèo" của ông được con trai là Dương Trung Nhân tiếp tục phát huy và khuếch trương. Ngày nay, dinh thự đá của "Vua Mèo" Mèo Vạc đã bị phá hủy, nhưng hồ treo của nhà họ Dương thì vẫn còn. Toàn huyện Mèo Vạc đã xây dựng thêm 9 hồ chứa nước lớn gấp hàng chục lần hồ cũ của họ Dương, trong đó có cả hồ Sủng Chà đã được mở rộng. Có thể xem "Vua Mèo" Dương Tụ Nghĩa là "nhà thủy lợi học" đầu tiên trên cao nguyên đá, người đầu tiên có sáng kiến xây hồ treo trữ nước. Được Pháp công nhận nhưng khi tìm cách mở rộng quyền lực ra toàn cao nguyên đá, họ Dương Mèo Vạc đã vấp phải một trở lực lớn từ dòng họ Vương (Vàng) ở Đồng Văn. Sau một thời gian chống nhà Thanh và cùng nhân dân Việt Nam đánh Pháp, Lưu Vĩnh Phúc thu quân Cờ Đen bề bên kia biên giới Việt - Trung. Tàn quân Cờ Đen ở lại Hà Giang do Hà Quốc Trường chỉ huy, tuy vẫn phản Thanh, kháng Pháp nhưng đã biến chất thành một đám giặc cỏ, liên tục sát hại hàng loạt thủ lĩnh các dân tộc thiểu số, nhằm độc chiếm Hà Giang, nuôi ý đồ hùng cứ vùng rẻo cao Hà Giang kéo dài qua tận bên kia sông Nho Quế thuộc châu Vân Sơn (Vân Nam, Trung Quốc), lập tiểu quốc riêng để xưng bá. Pháp - Thanh đã nhiều lẫn hợp binh tiễu trừ nhưng vẫn không diệt được đám thảo khấu Cờ Đen, ngược lại còn phải chịu nhiều tổn thất. . Huyền thoại trên cao nguyên đá THUỐC PHIỆN VÀ QUYỀN LỰC So với lịch sử hình thành địa chất từ 5 triệu đến 500 triệu năm thì lịch sử cong người - xã hội của cao nguyên đá Đồng Văn,. lợi học" đầu tiên trên cao nguyên đá, người đầu tiên có sáng kiến xây hồ treo trữ nước. Được Pháp công nhận nhưng khi tìm cách mở rộng quyền lực ra toàn cao nguyên đá, họ Dương Mèo Vạc. trí trên đầu đao kèo nhà cũng được tiện hình quả thuốc phiện. Một cách ám chỉ, cả nền móng quyền lực lẫn mục đích, khuynh hướng phát triển của nhà họ Vương, của người Mông và toàn cao nguyên đá