HuyềnthoạivềChợÂmDương
Chợ nằm ở địa phận Làng Ó (nay là làng Xuân Ổ), xã Võ Cường, thị xã Bắc Ninh,
tỉnh Bắc Ninh. Mỗi năm chợ chỉ họp một lần vào đêm mồng 4 rạng ngày mồng 5 Tết
(tháng giêng âm lịch)…
Những huyềnthoạivềchợÂmDương
Theo tương truyền của người xưa, nơi họp chợÂmDương xưa là bãi chiến trường do đó
có nhiều người chết. Chợ họp là để tạo cơ hội cho người chết và người sống gặp nhau.
Chợ bắt đầu họp vào lúc lên đèn, trên một bãi đất trống cạnh ngôi miếu cổ có tiếng là linh
thiêng của làng. Chợ không có lều, quán, không sử dụng đèn nến. Người đi chợ mang
một con gà đen đã được chăm sóc cẩn thận làm vật tế Thành Hoàng làng. Trong chợ cũng
có cả những dãy hàng mã, hương, nến, cau trầu. Ở đầu chợ, người ta đặt một chậu nước
để thử tiền âm hay tiền dương. Có người sớm hôm sau xem trong túi đựng tiền toàn là vỏ
hến, lá đa, thậm chí có cả mẩu yếm sồi. Mọi người đều rất vui vẻ vì coi đó là dịp làm điều
phúc, điều thiện với người đã chết. Chợ tan khi còn đêm.
Với người dân nơi đây, chợÂmDương cũng chẳng khác một lễ hội cầu mùa ở các địa
phương khác, bởi nó mang đậm nét văn hóa dân gian vùng Kinh Bắc và đã tồn tại cách
đây gần ngàn năm. Vào dịp đầu Xuân năm nào cũng vậy, mọi người đến hội chợ chỉ cốt
được cầu may; những điều rủi ro, phiền muộn sẽ được xóa tan khi vào đêm hội chợ, có
như thế việc làm ăn, mùa vụ năm đó mới thuận lợi, được mùa bội thu.
Người xưa đi chợÂmDương
Bây giờ, cũng không ai còn nhớ phiên chợÂmDương đầu tiên bắt đầu từ khi nào, chỉ
biết rằng ngày xưa, làng Ó còn nghèo lắm; thiếu ăn, thiếu mặc nên con cháu phải kéo
nhau đi làm thuê ở những tỉnh xa. Dẫu có đi nơi đâu, nhưng nhớ ngày hội chợÂm
Dương, họ lại rủ nhau về dự đêm hội chợ và để có cơ may gặp lại người đã mất. Họ tin
rằng, hòa lẫn trong dòng người đến phiên chợ đêm nay sẽ có cả hương hồn của ông cha,
người thân hiện về để tìm gặp lại gia đình, bạn bè. Để an ủi, động viên nhau xua tan nỗi
buồn, nhớ tiếc người thân đã mất, họ cùng ca những làn điệu dân ca Quan họ của quê
mình. Hát mãi, buồn hóa thành vui, nỗi tiếc nhớ hóa thành niềm hạnh phúc khi có thêm
bạn bè làm trà, rượu, bạn tâm tình. Chợ tan khi đến canh ba. Trong sương sớm, khúc Giã
bạn như làm các liền anh, liền chị thêm nghẹn lời, lưu luyến hẹn đến phiên chợ lần sau.
Cụ Nguyễn Văn Hỷ (85 tuổi), một trong những già làng ở làng Xuân Ổ, kể: Ngày xưa, cụ
nghe rằng chợ bắt đầu họp vào lúc chập tối, mỗi dịp lễ hội làng đều có đến 2 sào đất
ruộng làm bãi chợ bán gà đen đủ loại to, nhỏ. Nhiều gà lắm nhưng cũng không ai biết
mỗi phiên chợ tiêu thụ khoảng bao nhiêu con gà. Bởi chợ bán nhiều gà đen, nên người ta
gọi là chợ Gà Đen và tên làng Ó cũng có từ thuở ấy. Người bán có thể là người làng,
cũng có thể là người từ nơi khác đến, điều đặc biệt là chỉ bán gà mái đen, mà không phải
gà trống để cúng giỗ như nhiều nơi. Chợ không có lều quán, không hàng lối, người bán
để gà trong lồng nhỏ, cũng có người ôm gà trên tay, người mua chỉ sờ xem gà béo, gầy.
Người bán không nói giá cả, người mua không mặc cả, trả bao nhiêu tiền cũng được.
Mua gà xong, người ta mua thêm vàng mã, trầu cau, nến, hương đã được bó sẵn thành bó
để về hóa gửi cho người cõi âm. Trong đêm, chỉ có bóng người lờ mờ qua lại và tiếng thì
thào làm quen, họ mời nhau khi tan chợ thì về ăn cơm và hát Quan họ cùng gia đình để
lấy may.
Người ta mua gà đen nhiều như vậy là để ngày 8 (tháng giêng) là đem vào hội đình làng
dự Cỗ Kén (tức là cỗ chọn) giữa Lục Giáp (6 Giáp – các đơn vị dân cư của làng) bằng
cách chọn những con gà làm đẹp, xôi ngon. Những mâm xôi này là phải do các trai tráng
trong làng quây cót giã gạo nếp trước hằng tháng trời, bản thân họ phải tắm rửa sạch sẽ,
ăn mặc gọn gàng, vóc dáng khỏe mạnh (đã ăn ở thanh tịnh 2 tuần lễ). Mỗi Giáp sẽ làm 2
lễ, 6 Giáp có 12 lễ, trong đó Ban Tổ chức là những người già làng sẽ chọn 3 lễ đẹp nhất,
ngon nhất để dâng lên 3 bàn thờ chính là Chính, Tả, Hữu của đình. Còn lại các cỗ khác sẽ
đặt xung quanh và ở các bệ thờ phụ. Những cỗ được giải nhất, nhì, ba sẽ được thưởng
mỗi lễ một miếng trầu, cau têm cánh phượng. Tuy công sức bỏ ra làm mâm cỗ tốn bao
công phu, vất vả nhưng nếu được chọn là Cỗ Kén thì người dân ở Giáp ấy tin rằng cả
năm được may mắn, làm ăn phát đạt
Những huyềnthoạivềchợÂmDương
Song, cái may mắn trọn vẹn lại là khâu cuối cùng, trước khi mời được bạn bè về gia đình
tụ họp và hát Quan họ, chủ nhà và khách cùng đem vàng mã hóa để tưởng nhớ dòng họ,
tổ tiên và nhớ đến người đã mất cho cả gia đình của chủ và khách. Điều quan trọng hơn
nữa là mỗi gia đình đã làm sẵn 4 đến 5 mâm cỗ để đãi khách. Cỗ đã được chuẩn bị từ
sáng mồng 4, chiều tối đi hội chợ là các mâm cỗ đã phải chuẩn bị xong. Khách đến ăn thì
ít, mà hát Quan họ lại say sưa khiến giây phút giã bạn bao giờ cũng lưu luyến, không
muốn chia tay. Người ta không để ý đến mâm cỗ đầy hay vơi mà nhà nào càng mời được
nhiều khách về nhà, năm đó may mắn và lộc đến càng nhiều.
Chợ ÂmDương hôm nay
Gần một thế kỷ qua, thời gian đã cuốn theo biết bao đổi thay đến vùng đất Kinh Bắc này,
ngay cả dòng sông Tiêu Tương êm ả chảy qua làng xưa giờ đã được bồi đắp. Ở đó nhiều
nhà mới xây mọc lên, đến cái tên làng Ó cũng ít người biết đến để nói rằng làng quê này
đã đổi mới, trẻ hóa và tươi mới như mùa Xuân về làng. Ông Nguyễn Sơn, Trưởng Ban
Mặt trận Tổ quốc xã, đưa chúng tôi đến nơi họp chợÂmDương xưa trong nỗi luyến tiếc.
Nơi bán gà đen giờ đã là những ruộng rau xanh non. Dù vậy, cứ mỗi độ Xuân về, người
làng Xuân Ổ, thanh niên, trai gái đến cả người già, con trẻ lại xúng xính trong những bộ
quần áo tứ thân, khăn xếp đẹp nhất, náo nức đón chờ đêm hội chợ. ChợÂmDương bây
giờ tuy vẫn không có lều quán, không đèn nến, vẫn tiếng thì thào trong đêm nhưng trong
chợ đã có bán đủ thứ hàng vài vóc, khăn quàng cổ, khăn tay, bít tất, cặp tóc, hoa quả và
vẫn có đủ đồ cúng tế cho người âm. Con cháu đến chợ đã không bắt buộc phải mua cho
được gà đen, mà gà mái thường, đẹp, cũng được đem bán. Các trai tráng trong làng
không phải giã gạo thâu đêm mà gạo ngon đã được xay xát sẵn để dành từ vụ mùa. Duy
chỉ có việc chuẩn bị cỗ đón khách là không thể thiếu.
Cái vẻhuyền bí của chợ xưa đã lan rộng đến cả những tỉnh xa tận trong Nam, ngoài Bắc,
khách thập phương cũng kéo nhau về dự đêm chợÂmDương để cầu được nhiều lộc may
mắn, được bày tỏ nỗi nhớ quê hương hay nỗi niềm đam mê Quan họ của mình. Đi chợ,
đám thanh niên còn muốn tìm nơi bán đồ của con gái làng bên mà mình thích để mua đồ.
Tiếng thì thào trong đêm chợ ấy còn là tiếng làm quen, tiếng tỏ tình và khi được cô gái
mời về nhà dự cỗ cùng gia đình, bạn bè mới là những thử thách ban đầu. Ngôi miếu cổ
vẫn linh thiêng và cây đa cổ thụ của làng vẫn còn đó xum xuê xòa bóng mát như để
chứng kiến bao đổi thay của làng, của biết bao mối tình hò hẹn, đơm hoa kết trái của
những đôi lứa yêu nhau từ phiên chợ đêm nay. Trong những làn điệu Quan họ trữ tình
sâu lắng cùng men rượu Xuân mỗi lúc thêm nồng đượm, còn chứa đựng cả lời yêu
đương, da diết mà chàng trai muốn nhắn gửi cho người mình yêu. Sau đêm chợhuyền
thoại ấy, đã có rất nhiều chàng trai, cô gái nên duyên chồng vợ và những làn điệu dân ca
Quan họ còn ngân vang mãi
. ngày mồng 5 Tết
(tháng giêng âm lịch)…
Những huyền thoại về chợ Âm Dương
Theo tương truyền của người xưa, nơi họp chợ Âm Dương xưa là bãi chiến trường. Huyền thoại về Chợ Âm Dương
Chợ nằm ở địa phận Làng Ó (nay là làng Xuân Ổ), xã Võ Cường, thị xã Bắc Ninh,
tỉnh Bắc Ninh. Mỗi năm chợ chỉ họp