1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lịch triều hiến chương loại chí – phần 3 pdf

5 1,5K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 198,99 KB

Nội dung

Lịch triều hiến chương loại chí – Phan Huy Chú Phàm lệ _Sự tích chép ở sách này, trên từ đời thượng cổ, xuống đến cuối [Hậu] Lê, chứng dẫn đều có điển tích.. _Về Dư địa chí chép đủ các

Trang 1

Lịch triều hiến chương loại chí – Phan Huy Chú

Phàm lệ

_Sự tích chép ở sách này, trên từ đời thượng cổ,

xuống đến cuối [Hậu] Lê, chứng dẫn đều có điển tích

Về các sử thần bàn luận, có phát minh được điều gì cũng đều chép vào để xem Nếu có chỗ nào phải hay trái nên đính chính lại, thì tôi lấy ý riêng cân nhắc, biện luận ở dưới rồi nêu một chữ "án" lên đầu để

phân biệt Đó là vì phải đắn đo sự lý tìm đến lẽ phải, không dám chê bai xằng bậy

_Về Dư địa chí chép đủ các tên đất nhân cũ đổi mới

và cảnh trí núi sông đều có chứng cớ chính xác, chỉ

về phong thổ thì chỗ chép kĩ, chỗ chép dối không thể

đủ hết được Những điều không biết đành bỏ thiếu,

Trang 2

đợi sau sẽ thêm vào

_Về Nhân vật chí, vua chúa thì chép đủ thứ tự trước sau, bầy tôi thì người tài giỏi, chia ra từng loại Chép

về vua chúa chỉ nói đại cương, chép về người tài giỏi thì chép rõ cả sự trạng Bởi vì việc làm của các vua

có thể khảo được ở quốc sử, còn công việc trước sau của các bầy tôi, sử kí chưa chép đủ, cho nên [ người nào có ] một lời nói hay, một việc làm tốt thì cứ theo loại mà chép cả ra để nêu đức nghiệp của người đấy _Về Quan chức chí, Lễ nghi chí có rất nhiều điều mục, nếu không tìm rộng chép kĩ thì không thể rõ ràng đầy đủ được Cho nên phàm những chức [ vụ của quan nào ], nghi [ tiết của lễ nào ] nhất nhất chép

đủ ; dùng để kê cứu về chính sự, khảo xét về nghi tiết mới không thiếu sót

_Trong các chí, lấy đủ mọi việc, chép cả văn từ

Phàm các chiếu lệnh, tấu chương của các đời có quan

hệ đến cốt yếu của điển chương đều chép vào hết

Trang 3

thảy Và văn thơ của các danh công, cự nho (1) có thể chép được, cũng đều tùy loại chép mà không bỏ sót

Vì như quả mùa thu, hoa mùa xuân, tùy ý trẩy cả hai, thì mới khỏi thiên về một bên

_Các sách ở Trung Quốc dẫn chứng vào thì có các bộ như Chu lễ (2), hai mươi mốt bộ sử (3), Văn hiến

thông khảo (4), Đại học diễn nghĩa (5), Đại Thanh hình luật (6) Còn sự dẫn dụng sử sách của nước ta thì mục lục đã chép đầy đủ ở Văn tịch chí rồi, không

kể lại thêm thừa

(1) Danh công : những người làm quan to học giỏi có danh tiếng

Cự nho : những nhà nho học giỏi có tiếng

(2) Sách chép về điển lễ và quan chức đời Chu, còn gọi là Kinh Lễ

(3) Chính sử nhà Minh, lấy 17 bộ sử của các nhà

soạn trước hợp với 4 bộ sử Tống, Liêu, Kim, Nguyên

Trang 4

Sau đời Càn Long nhà Thanh lại in thêm 3 bộ nữa,

gồm 24 bộ : Sử kí Tư Mã Thiên, Hán thư Ban Cố, Hậu Hán thư Phạm Việp, Tam quốc chí Trần Thọ, Tấn thư Phạm Huyền Linh, Tống thư Thẩm Ước, Nam Tề thư Tiêu Tử Hiển, Lương thư và Trần thư Diêu Tư Liêm, Hậu Ngụy thư Nguỵ Thu, Bắc Tề thư

Lý Bách Dược, Hậu Chu thư Lệnh Hồ Đức Phân, Tùy thư Ngụy Trưng, Nam sử và Bắc sử Lý Diên

Thọ, Cựu Đường thư Lưu Hu, Tân Đường thư Âu Dương Tu và Tống Kỳ, Cựu Ngũ Đại sử Tiết Cư

Chính, Tân Ngũ Đại sử Âu Dương Tu, Tống sử và Liêu sử, Kim sử Thoát Thoát, Nguyên sử Tống Liêm, Minh sử Trương Đình Ngọc, Tân Nguyên sử Kha Thiệu Văn, Thanh sử cảo Triệu Nhĩ Tốn

(4) Của Mã Đoan Lâm đời Nguyên soạn, bổ sung Thông điển của Đỗ Hựu và chép đến đời Tống Ninh Tông, gồm 348 quyển

(5) Do Chân Đức Tú đời Tống soạn, diễn rộng nghĩa sách Đại học và chứng dẫn thêm kinh sử, gồm 43

Trang 5

quyển

(6) Có lẽ là một phần của bộ Đại Thanh luật lệ, soạn năm Càn Long thứ 5 (1740) gồm 47 quyển

Ngày đăng: 26/07/2014, 17:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w