Lược sử ngoại giao VN các thời trước Chương bảyNGOẠI GIAO THỜI LÊ MẠC – potx

6 331 0
Lược sử ngoại giao VN các thời trước Chương bảyNGOẠI GIAO THỜI LÊ MẠC – potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lược sử ngoại giao VN các thời trước Chương bảy NGOẠI GIAO THỜI LÊ MẠC – phần 2 II NGOẠI GIAO CỦA NHÀ LÊ TRUNG HƯNG Các cựu thần nhà Lê lánh nạn tiến hành công việc khôi phục vương quyền của nhà Lê (lưu vong) trên đất Lào. Nhà Lê Trung hưng được thành lập. Khi về nước hoạt động, nhà Lê Trung hưng vẫn giữ quan hệ láng giềng thân thiện với Lào, từng đem công chúa, quận chúa gả cho vua Lào. Đối với Trung Quốc thì ngay từ khi mở đầu công cuộc trung hưng, vua Lê đã cho sứ sang giao thiệp và cầu phong với nhà Minh. Tới cuối thế kỷ XVI, nhà Lê Trung hưng làm chủ cả nước, lại cho sứ sang nhà Minh. Trước kia, quan lại nhà Minh ở biên giới bắt Mạc Đăng Dung phải lên biên giới, tới cửa Nam Quan trình diện; nay chúng cũng bắt vua Lê Trung hưng làm như vậy. Tháng 3 năm 1596 vua Lê cùng quan lại tùy tùng lên biên giới, tới cửa Nam Quan, nhưng quan lại nhà Minh ở đây dùng dằng không chịu hội kiến. Nhưng khi vua quan nhà Lê phải trở về Thăng Long, chúng lại đưa thư trách và dọa đưa quân sang đánh. Vua Lê phải cho người sang Trung Quốc giải thích và hẹn ngày hội kiến. Đầu năm 1597, nhà Minh hẹn đến tuần đầu tháng 4 âm lịch, vua Lê phải tới cửa Nam Quan hội khám. Tháng 3 âm lịch, vua Lê cùng tướng sĩ tùy tùng lên Nam Quan. Lần này vua quan nhà Lê đem năm vạn quân vừa bộ binh vừa voi chiến đi hộ tống lên biên giới. Ngày 10 tháng 4 âm lịch, vua quan nhà Lê cùng bọn quan lại nhà Minh ở Quảng Tây hội kiến và làm tờ kết ước. Sau đó, triều đình nhà Lê cử Phùng Khắc Khoan sang kinh đô Yên Kinh của nhà Minh, mang tặng sản vật địa phương. Đây là lần đầu sứ của nhà Lê Trung hưng tiếp xúc với triều đình nhà Minh, nên việc tiếp xúc không dễ dàng. Nhà Minh tỏ ra ủng hộ nhà Mạc, vặn vẹo, bắt bẻ sứ thần nhà Lê đủ điều. Triều đình nhà Lê phải chọn người có tài và ứng xử giỏi là bảng nhỡn Phùng Khắc Khoan đi sứ. Phùng Khắc Khoan đến Yên Kinh vào dịp Tết Nguyên đán. Sứ thần nhiêu nước cũng tới Yên Kinh trong dịp này. Ngày đầu năm, ông cùng sứ thần các nước vào triều chúc mừng vua Minh. Nhà vua mở cuộc vui, vịnh thơ. Mỗi sứ thần làm một bài thơ. Phùng Khắc Khoan làm một lúc 36 bài. Vua Minh khen ngợi sứ ta làm thơ nhanh, nhiều, bài nào cũng hay. Vua Minh đề vào tập thơ của Phùng Khắc Khoan mấy chữ: "Hà địa tất sinh tài" (Đất nào chàng sinh người tài) và tặng ông vinh hàm Trạng Nguyên. Về việc cầu phong, vua Minh phong vua Lê làm "An Nam đô thống sứ" như đã phong cho các vua nhà Mạc trước đây. Đô thống sứ chỉ là một chức quan nhị phẩm của triều Minh. Thấy vua Minh phong vua Lê như vậy, Phùng Khắc Khoan không đồng ý, dâng sớ nói: " "Đô thống sứ” là tước cũ của họ Mạc, vua nước Nam chúng tôi hiện thời là dòng dõi chính thống nhà Lê. Thiên triều phong cho tước ấy không xứng đáng. Chúng tôi không dám nhận sắc phong". Vua Minh phải chịu, đành phong vua Lê làm "An Nam quốc vương" . Phùng Khắc Khoan không chờ sứ Minh đem sắc phong sang ta mà tự ông đem sắc phong về nước. Tiếp xúc với người phương Tây Trong thời kỳ Lê - Mạc, người phương Tây bắt đầu tới Việt Nam, chủ yếu là các nhà buôn và các giáo sĩ. ở miền Bắc, năm 1533, giáo sĩ I-guatio tới giảng đạo ở Hải Hậu (thuộc Nam Hà). Tiếp theo, các giáo sĩ phương Tây tới miền Bắc nước ta ngày một nhiều. Năm 1584, nhà Mạc gửi thư đề nghị Tòa Giám mục đạo Thiên chúa ở Ma Cao cử nhiều giáo sĩ tới giảng đạo. Ở miền Nam, năm 1535, giáo sĩ Bồ Đào Nha Antonio da Faria tới giảng đạo tại Hội An (Đà Nẵng). Nhiều người Bồ Đào Nha cũng tới buôn bán ở miền Nam. Thời kỳ này chiến tranh liên miên giữa nhà Mạc và nhà Lê, nên cả Mạc và Lê đều sẵn sàng tiếp xúc với người phương Tây để mua các loại vũ khí như súng ống, đạn được, gươm giáo Phương Tây bắt đầu đi sang châu Á để tìm thị trường và thuộc địa. Các giáo sĩ là đội quân mở đường rất đắc lực cho tư bản phương Tây thâm nhập châu Á và Việt Nam. . Lược sử ngoại giao VN các thời trước Chương bảy NGOẠI GIAO THỜI LÊ MẠC – phần 2 II NGOẠI GIAO CỦA NHÀ LÊ TRUNG HƯNG Các cựu thần nhà Lê lánh nạn tiến hành công. Nha cũng tới buôn bán ở miền Nam. Thời kỳ này chiến tranh liên miên giữa nhà Mạc và nhà Lê, nên cả Mạc và Lê đều sẵn sàng tiếp xúc với người phương Tây để mua các loại vũ khí như súng ống, đạn. lịch, vua Lê phải tới cửa Nam Quan hội khám. Tháng 3 âm lịch, vua Lê cùng tướng sĩ tùy tùng lên Nam Quan. Lần này vua quan nhà Lê đem năm vạn quân vừa bộ binh vừa voi chiến đi hộ tống lên biên

Ngày đăng: 26/07/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan