KHÁM THẬN VÀ ĐƯỜNG NIỆU GIẢI PHẨU – SINH LÝ HỆ THẬN NIỆU Hệ niệu gồm 2 thận, các đường tống xuất nước tiểu hình thành gồm đài thận, bể thận , niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Mỗi ngày hai thận biến đổi 1700lít máu thành 1lít dịch rất đậm đặc và đặc trưng gọi là nước tiểu. Ngoài ra thận còn đảm nhiệm nhiều chức năng khác cần thiết cho sự sống như loại thải bỏ các chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa cơ thể, điều chỉnh thể dịch cũng như điều hòa thăng bằng kiềm toan, điện giải, tiết ra các hormone như erythropoietin, renin và các prostaglandins. I. THẬN 1. Cấu tạo, hình thể chung Mỗi cơ thể có 2 thận nằm sau phúc mạc ở hố sườn thắt lưng, dọc theo bờ ngoài cơ đái và theo hướng chếch vào giữa. Thận phải thấp hơn thận trái. Thận người lớn dài # 12cm, rộng 6cm, dày 3cm, năng chừng 120-150g. Hai thận được giữ tại chổ bởi lớp mỡ bao quanh thận, cuống thận, trương lực của các cơ thành bụng và các tạng trong phúc mạc. Cấu trúc thận( hình chẻ đôi thận) Thận được bọc trong bao sợi, gồm phần vỏ ở ngoài, phần tủy ở trong. Nhu mô thận được tạo thành bởi các nephron (đơn vị chức năng thận), mổi thận có khoảng 1 triệu nephron. Mỗi nephron gồm một cầu thận và một ống thận được chia làm nhiều đoạn : ống lượn gần, quai henlé, ống lượn xa và ống thu thập. Tủy thận được tạo thành bởi các tháp thận chứa các ống góp, quai henlé, và các mạch máu. Đỉnh tháp là gai thận hướng về xoang thận, đáy tháp tiếp giáp với võ thận. Võ thận được tạo thành bởi các cầu thận và các ống lượn. Các cột Berlin chen vào giữa các tháp thận. 2. Mạch máu thận + Động mạch thận phải và trái đều phát sinh từ động mạch chủ bụng, thường chỉ có một động mạch cho mỗi thận, nhưng cũng có trường hợp 2-3 động mạch cho 1 thận. Khi tới gần rốn thận mỗi động mạch thận chia làm 2: động mạch trước và sau rốn thận Thông thường nhánh trước được chia làm 3 hay 4 nhánh vào nhu mô thận , nhánh sau bể thận đi về phía trên rốn thận để cung cấp máu cho mặt sau thận. Các nhánh trước và sau bể thận tiếp tục chia thành động mạch gian thùy lúc vào trong nhu mô thận. +Tĩnh mạch thận bắt nguồn từ võ thận và tủy thận để thành các tĩnh mạch gian thùy và tĩnh mạch cung trước khi đổ vào tĩnh mạch thận. Ở xoang thận tĩnh mạch thận được xếp thành 3 lớp: Tĩnh mạch trước bể thận Tĩnh mạch sau bể thận Tĩnh mạch giữa các đài thận nối tiếp với các lớp trên +Bạch mạch: 4 đến 10 ống bạch mạch xuất phát từ thận và đổ vào các hạch ở cạnh tĩnh mạch chủ bên phải, các hạch cạnh động mạch chủ bên trái. Tương quan giải phẩu của thận 3. Cầu thận Cấu tạo bởi các búi mao mạch nằm giữa và liên kết tiểu động mạch đến và tiểu động mạch đi được bao quanh bằng khoang nước tiểu Bowman Chức năng cầu thận là lọc huyết tương xuyên qua thành mao mạch cầu thận.Thành này gồm lớp tế bào nội mạc, màng đáy, các tế bào thượng bì .Đây là một màng thấm nước và các chất có trọng lượng phân tử nhỏ( điện giải, ure), giữ lại chất có trọng lượng phân tử lớn và các protein huyết tương. Mỗi ngày cầu thận lọc được khoảng 180 lít dịch. Dịch siêu lọc qua màng đáy tùy thuộc vào lưu lượng máu đến thận ( khoảng 1200ml/phút). Sơ đồ cầu thận và bộ máy kề quản cầu 4. Hệ thống kề quản cầu Được cấu tao bởi các tế bào hạt của tiểu động mạch đến, các tế bào mô kẽ không có hạt và các tế bào chuyên biệt hóa của ống lượn xa quay vòng lại dính vào rốn cầu thận, giữ vai trò quan trọng trong tổng hợp, phóng thích rennin và điều hòa huyết áp. 5. Ống thận Gồm nhiều đoạn và được lót bởi các tế bào thượng bì, có chức năng chính là tái hấp thu một số chất nước điễn giải cũng như bài tiết những sản phẩm như ion H+, NH3, và các acid hữu cơ. II. CÁC ĐƯỜNG DẪN NIỆU -Đường dẫn niệu trên gồm đài thận, bể thận và niệu quản. -Đường dẫn niệu dưới gồm bàng quang và niệu đạo. + Đài thận, bể thận, niệu quản: Ở người có khoảng 6-12 đài thận nhỏ, bọc quanh chóp nhú thận tạo ra hình ảnh giải phẩu điển hình của đài thận. Các đài thận sau khi đi qua chổ hẹp hình phểu sẽ đổ vào một khoang rộng hơn gọi là bể thận. Bể thận tiếp giáp với niệu quản qua một vùng có ranh giới rõ rệt. Ở người lớn niệu quản dài khoảng 25-30 cm và tận cùng theo hướng xiên ngang trong lớp cơ bàng quang và một phần dưới niêm mạc tạo ra cơ chế quan trọng chống trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên thận. + Bàng quang là khối cơ rỗng gồm chốp và đáy bàng quang.Ở người lớn bàng quang có thể chứa từ 300-700ml nước tiểu. Phần giới hạn bởi cổ bàng quang và hai lỗ niệu quản gọi là tam giác bàng quang. Cơ bàng quang là những sợi cơ trơn đến tận cổ bàng quang và niệu đạo sau. Sự sắp xếp các sợi cơ trơn ở vị trí này giữ vai trò đóng mở bàng quang trong tác động đi tiểu. + Niệu đạo là ống đi từ cổ bàng quang đến lổ sáo, ở nam dài khoảng 16cm. Ở nữ niệu đạo đi từ cổ bàng quang tới âm hộ, dài dưới 4cm. Giaỉ phẩu học bàng quang III. TIỀN LIỆT TUYẾN Nằm ngay phía dưới cổ bàng quang, có hình dạng như hạt dẻ được cấu tạo bằng mô tuyến , mô sợi và mô cơ, thường được chia thành 5 thùy: 2 thùy bên, thùy trước, thùy giữa và thùy sau, tất cả được bọc trong một võ xơ dày. Ở trung tâm của tiền liệt tuyến là khoảng trống ảo co giãn được khi đi tiểu gọi là niệu đạo tiền liệt tuyến. Ở mặt sau của niệu đạo tiền liệt tuyến có các ống tinh đổ vào. . KHÁM THẬN VÀ ĐƯỜNG NIỆU GIẢI PHẨU – SINH LÝ HỆ THẬN NIỆU Hệ niệu gồm 2 thận, các đường tống xuất nước tiểu hình thành gồm đài thận, bể thận , niệu quản, bàng quang và niệu đạo DẪN NIỆU -Đường dẫn niệu trên gồm đài thận, bể thận và niệu quản. -Đường dẫn niệu dưới gồm bàng quang và niệu đạo. + Đài thận, bể thận, niệu quản: Ở người có khoảng 6-12 đài thận nhỏ, bọc. bể thận tiếp tục chia thành động mạch gian thùy lúc vào trong nhu mô thận. +Tĩnh mạch thận bắt nguồn từ võ thận và tủy thận để thành các tĩnh mạch gian thùy và tĩnh mạch cung trước khi đổ vào