1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VIÊM PHẾ QUẢN CẤP pdf

11 382 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 125,84 KB

Nội dung

VIÊM PHẾ QUẢN CẤP I.ĐẠI CƯƠNG - Là tình trạng viêm cấp tính, lan tỏa niêm mạc phế quản - Đa số do nguyên nhân nhiểm trùng, thường có tiến triển ngắn hạn và lành tính - Thường gặp ở trẻ em và người trẻ - Yếu tố thuận lợi: khí hậu và thời tiết II. BỆNH SINH- SINH LÝ BỆNH HỌC II.A.BỆNH SINH: Chủ yếu do nhiểm trùng, các nguyên nhân khác như vật lý , hít khí độc hiếm gặp 1. Do nhiểm trùng Chiếm đa số và thường từ đường hô hấp trên lan xuống 1.1. Do virus: - Là nguyên nhân chủ yếu, thường gây viêm phế quản ở người khỏe mạnh -Một số có thể gây viêm phổi nhưng có một số chỉ giới hạn trong phế quản - Các loại virus gây bệnh thường gặp + Ở trẻ em: Syncitial Respiratory Virus, Myxovirus para-influenza + Ở người lớn:Myxovirus influenza, Adenovirus, Rhinovirus + Ngoài ra còn có: Coronavirus, Enterovirus,Herpesvius 1.2. Do vi trùng: - Thường gặp ở những cơ địa có tổn thương thường xuyên đường hô hấp như : hút thuốc lá, giãn phế quản, viêm phế quản mãn.Hay tạm thời như: bội nhiểm sau viêm phế quản do siêu vi trùng và thường có ổ nhiểm trùng vùng tai mũi họng - Vi trùng thường gặp: Hemophillus influenza, Streptococcus pneumonia,Vi trùng gram(-) thường gặp nếu đã có sử dụng kháng sinh trước đó. - Một số ít vi trùng có thể gây viêm phế quản nguyên phát: ho gà, bạch hầu, xoắn khuẩn, thương hàn. - Khoảng 5%-10% do: Mycoplasma pneumonia, Clamydia pneumonia 2. Do các tác nhân vật lý: phỏng , xạ trị, chấn thương lồng ngực, không khí quá khô, quá ẩm, quá nóng , quá lạnh… 3. Do hít các chất kích thích: do hít phải lượng lớn các chất: Ammoniac, acidnitric, arsenic, ozon, dioxid lưu huỳnh…. Các khí càng độc khi có độ hòa tan càng cao và có thể gây tổn thương phế nang II.B.SINH LÝ BỆNH HỌC - Lớp biểu mô niêm mạc hô hấp rất dể bị tổn thương bởi các virút và vi trùng có ái lực với phế quản- phổi - Các tác nhân này hủy hoại tế bào lông chuyển và kích thích tế bào tiết nhày tăng tiết - Hiện tượng viêm có thể lan sâu đến tổ chức dưới các tuyến phế quản.Phản ứng viêm xảy ra đưa đến dãn mạch và tăng tiết nhày - Bội nhiểm thường xãy ra khi viêm và tăng tiết kéo dài - Cơ địa dễ bị bội nhiểm: : trẻ em, già, hút thuốc lá thường xuyên, bệnh phổi sẳn có, nghiện rượu, cắt lách. - Sự phục hồi là do hiện tượng di chuyển các tế bào từ những vùng lành quanh tổn thương. Sự phục hồi sẽ hoàn toàn , nếu kéo dài hoặc tái đi tái lại sẽ đưa đến tình trạng viêm nhiểm mãn tính và có thể đưa đến dãn phế quản. III. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG 1. Viêm phế quản do virus: Xảy ra theo dịch nhỏ, diễn tiến lành tính, không chu kì, xảy ra theo mùa: mùa thu đông 1.1. Khởi phát: Viêm xuất tiết đường hô hấp trên( mũi , hầu , họng) kèm triệu chứng nhiểm virus toàn thân: sốt nhẹ, nhức đầu, đau mỏi khắp cơ thể. Hiếm khi khởi đầu chỉ với triệu chứng viêm phế quản 1.2 Giai đoạn viêm khô:kéo dài 1-3 ngày - Ho khan , có thể ho thành cơn, xuất hiện khi thay đổi nhiệt độ không khí, kèm cảm giác khô hay đau sau xương ức do viêm khí quản kèm - Sốt nhẹ, mức độ sốt tùy từng nguyên nhân - Không khó thở nếu không có bệnh lý tim mạch hay phổi sẳn có - Khám lâm sàng co thể nghe ít ran rít , ran ngáy rải rác. 1.3 . Giai đoạn ho khạc đàm - Ho hết thành cơn, bớt khó chịu, bớt đau sau xương ức, kèm khạc đàm - Đàm có thể trắng , nhày trong, hay nhày mủ và dể bị bội nhiểm ( đàm đục, nhày mủ không hẳn do bội nhiểm mà có thể do bong tróc quá nhiều niêm mạc phế quản) 2. Viêm phế quản do vi trùng - Sốt cao, lạnh run > 39 độ C - Ho khan sau đó ho có đàm đục , đàm nhày mủ - Có thể có đau ngực, khó thở nếu ho nhiều và có tình trạng co thắt phế quản - Diễn tiến nặng có thể gây viêm phổi 3. Các thể lâm sàng 3.1.Viêm tiểu phế quản cấp tính - Thường ở trẻ nhỏ, nhất là nhũ nhi - Triệu chứng nhiểm trùng trầm trọng: sốt cao 39- 40 độ C - Hô hấp: thở nhanh, nhanh chóng suy hô hấp, ho thành cơn, liên tục, yếu mệt cơ hô hấp - Khám phổi phát hiện các triệu chứng co thắt phế quản trên cơ địa không tiền căn gia đình dị ứng. 3.2. Viêm phế quản thể ho ra máu: - Xảy ra ở giai đoạn khô lúc niêm mạc phế quản bị kích thích tối đa - Có thể ở giai đoạn khạc đàm cho triệu chứng ho đàm vướng máu 3.3. Viêm phế quản trong bệnh cảnh của những bệnh lý đặc hiệu - Triệu chứng viêm phế quản xuất hiện không phải do lan từ đường hô hấp trên xuống mà trong bệnh của một số bệnh lý như: sởi thủy đậu, ho gà, thương hàn, nhiểm xoắn khuẩn… 3.4. Viêm phế quản do chất độc: - Đau sau xương ức và có cảm giác nghẹt thở - Ho khan sau đó khạc đàm, thường kèm ho ra máu 4. Chẩn đoán phân biệt 4.1. Hen phế quản: - Giới hạn giữa hen phế quản và viêm phế quản cấp không rõ ràng trong một số trường hợp - Tình trạng tăng mẫn cảm đường hô hấp và hội chứng tắc nghẽn tạm thời có thể ghi nhận trong viêm phế quản cấp mà không có tiền căn hen phế quản hay dị ứng. - Mặt khác các cơn hen phế quản có thể biểu hiện bằng tình trạng viêm phế quản tái đi tái lại nhiều lần, nhất là trẻ em. 4.1. Viêm phổi ở người già Viêm phổi ở người già thường không điển hình,có thể chỉ là triệu chứng viêm phế quản, nên chụp XQ ở những trường hợp này. IV. TIẾN TRIỂN và BIẾN CHỨNG 1. Tiến triển 1.1. Tự lành hoàn toàn: Ở cơ địa người khỏe mạnh, không tổn thương phế quản sẳn có, bệnh diễn tiến lành tính, ho giảm dần và biến mất trong vài tuần lễ. Chức năng hô hấp nếu có rối loạn sẽ phục hồi trong vòng 20- 30 ngày. 1.2. Ho sau nhiểm virus - Ho kéo dài nhiều tháng, thường đã được điều trị với nhiều kháng sinh và thuốc ho nhưng không đáp ứng - Ho xuất hiện khi hít khí lạnh hoặc gắng sức - Nguyên nhân do tổn thương niêm mạc phế quản làm lộ các thụ thể nhạy cảm với kích thích nằm trong lớp dưới niêm mạc. 1.3.Viêm phế quản kéo dài: thường có yếu tố thúc đẩy - Yếu tố ngoại lai: thuốc lá, ô nhiểm môi trường - Yếu tố tại chổ: u nội phế quản, chèn ép từ ngoài, dị vật, dãn phế quản - Yếu tố lân cận: nhiểm trùng tai mũi họng, suy tim, dò thực quản – khí quản… - Yếu tố toàn thân: hen phế quản, suy giảm miễn dịch 2. Biến chứng 2.1 Viêm phổi: thường gặp ở cơ địa già , tiểu đường, suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng 2.2.Làm nặng thêm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có sẵn - Hen phế quản: viêm phế quản là yếu tố thuận lợi cho cơn khó thở xuất hiện ở cơ địa hen phế quản - Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: ho nặng lên kèm gia tăng số lượng đàm khạc hay thay đổi tính chất đàm: nhày mủ hay mủ thật sự, suy hô hấp hay khó thở tăng lên, sốt, phổi có nhiều ran ngáy ran rít. 2.3. Suy tim mất bù 3. Di chứng: - Viêm phế quản là bệnh lý lành tính hầu như không để lại di chứng - Viêm phế quản cấp nặng và kéo dài có thể gây dãn phế quản - Một số nghiên cứu dịch tể học cho thấy có mối liên quan giữa viêm phế quản tái đi tái lại ở trẻ em với sự phát triễn của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. V.CẬN LÂM SÀNG - Các xét nghiệm cận lâm sàng thường không cần thiết - XQ phổi cho hình ảnh bình thường, giúp chẩn đoán loại trừ viêm phổi - Phân lập tác nhân gây bệnh trong đàm thường cho kết quả vi trùng thường trú đường hầu họng - Huyết thanh chẩn đoán có giá trị trong nghiên cứu dịch tể học VI. ĐIỀU TRỊ- PHÒNG NGỪA 1.Điều trị 1.1. Viêm phế quản thông thường - Không điều trị đặc hiệu, bệnh tự lành trong vài ngày - Kháng sinh không cần thiết trong đa số trường hợp, chỉ dùng khi có bội nhiểm hay có nguy cơ bội nhiểm: viêm phế quản kéo dài, hút thuốc lá, lớn tuổi có bệnh lý mãn tính . - Ngưng hút thuốc lá - Có thể dùng corticoide khi triệu chứng kéo dài nhiều tuần 1.2.Viêm tiểu phế quản - Cần nhập viện khi trẻ có suy hô hấp hay dưới 4 tuổi - Nguyên tắc điều trị gồm: oxy liệu pháp, thuốc dãn phế quản, vật lý trị liệu trong giai đoạn cấp., corticoide đường khí dung trong giai đọan hồi phục. 2. Phòng ngừa - Loại bỏ các chất kích thích trong môi trường, giữ ấm trong mùa lạnh. - Điều trị kịp thời các ổ nhiểm trùng tai –mũi- họng - Vaccin chỉ áp dụng cho những bệnh nhân có bệnh lý mãn tính, lớn tuổi do viêm phế quản thường có nguy cơ nặng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Acute Bronchitis,The Washington Manual of Medical Therapeutics 32 nd Edition,p.379. 2. Acute Bronchitis,Fishman's Pulmonary Disease . Viêm phế quản là bệnh lý lành tính hầu như không để lại di chứng - Viêm phế quản cấp nặng và kéo dài có thể gây dãn phế quản - Một số nghiên cứu dịch tể học cho thấy có mối liên quan giữa viêm. tiền căn hen phế quản hay dị ứng. - Mặt khác các cơn hen phế quản có thể biểu hiện bằng tình trạng viêm phế quản tái đi tái lại nhiều lần, nhất là trẻ em. 4.1. Viêm phổi ở người già Viêm phổi. hen phế quản và viêm phế quản cấp không rõ ràng trong một số trường hợp - Tình trạng tăng mẫn cảm đường hô hấp và hội chứng tắc nghẽn tạm thời có thể ghi nhận trong viêm phế quản cấp mà không

Ngày đăng: 26/07/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w