1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM HIV/AIDS – PHẦN 5 ppt

14 396 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 206,6 KB

Nội dung

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM HIV/AIDS – PHẦN 5 13. Các biện pháp chống lây nhiễm trong quá trình phục vụ người bệnh AIDS 13.1. Đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế và thân nhân: 13.1.1. Người bệnh HIV/AIDS - Buồng riêng - Dụng cụ chuyên môn: Dùng riêng, dụng cụ dùng 1 lần, nếu sử dụng lại phải đảm bảo khử trùng đúng cách để diệt được vi rút và các mầm bệnh kèm theo khác. - Người bệnh đang mắc cấp tính các bệnh nhiễm trùng cơ hội có nguy cơ lây nhiễm cao cho người xung quanh (như lao phổi tiến triển BK(+) ) cần phải cách ly và luôn đeo khẩu trang cho tới khi điều trị tới giai đoạn không còn khả năng lây nhiễm. - Sách báo, ti vi, điện thoại: không cần dùng riêng - Không tự ý di chuyển từ nơi này sang nơi khác trong khu vực buồng bệnh nếu không được sự đồng ý của nhân viên y tế. - Tuyệt đối chấp hành các hướng dẫn của nhân viên y tế trong khi làm thủ thuật, lấy máu xét nghiệm, tiêm truyền, hoặc chăm sóc các vết thương lở loét ở ngoài da. 13.1.2. Nhân viên y tế chăm sóc người bệnh HIV/AIDS - Nên phân công riêng: những nhân viên được phân công chăm sóc người bệnh HIV/AIDS phải được tập huấn. - Tăng cường quan hệ nhân viên với người bệnh, nhân viên với thân nhân - Chăm sóc kết hợp với tư vấn - Tiếp xúc máu, bệnh phẩm, dịch thể, chất thải: Đeo găng tay, thay găng mỗi lần dùng và rửa tay ngay. - DNT, dịch khớp, màng phổi, màng tim, màng bụng, màng ối: áp dụng như trên - Với mồ hôi, nước mắt, dịch mũi, chất nôn, phân nước tiểu: Không cần (trừ khi có lẫn máu) - Không cầm thẳng dụng cụ sắc nhọn (khi mổ, thủ thuật, tiêm chích) - Khi bị xây sát hoặc nhiễm bệnh phẩm có máu vào da: Rửa xà phòng, dùng cồn 90 0 , iode và báo cáo người phụ trách - Khi mổ, đỡ đẻ, nhổ răng, làm thủ thuật có nguy cơ dính máu: Phải đủ găng, áo choàng, khẩu trang, mũ kính. Có sẵn xà phòng, nước sát trùng. - Cấm hồi sức miệng – miệng - Rửa tay trước và sau khi khám bệnh hoặc làm thủ thuật, tiêm truyền cho bệnh nhân. 13.1.3. Thân nhân ở lại chăm sóc - Phải được sự đồng ý của Viện, khoa - Được trang bị những kiến thức cơ bản về lây nhiễm HIV và các bệnh nhiễm trùng cơ hội bệnh nhân có thể mang theo. - Không tuỳ tiện thay đổi người chăm sóc. - Đeo găng, khẩu trang khi chăm sóc 13.1.4. Nhân viên y tế và thân nhân chăm sóc người bệnh HIV/AIDS - Nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân HIV/AIDS và người nhà trông nom bệnh nhân cần kiểm tra định kỳ HIV. - Khi bị xây sát, dính máu: Kiểm tra ngay tình trạng HIV và xem xét điều trị phơi nhiễm nếu cần thiết theo đúng quy định của Bộ Y tế. - Nhân viên buồng mổ, buồng hồi sức, XN máu, Labo vi sinh: cũng cần được định kỳ kiểm tra HIV. 13.2. Ngăn ngừa nguy cơ lan truyền HIV sang các người khác trong bệnh viện. 13.2.1. Sử dụng máu: - Hạn chế tối đa truyền máu: do các xét nghiệm sàng lọc máu vẫn là xét nghiệm phát hiện kháng thể nên vẫn thể có xác xuất nhỏ là mẫu máu truyền lấy ở trong thời kỳ cửa sổ. Vì vậy, cần chỉ định truyền máu hết sức chặt chẽ để làm giảm nguy cơ lây nhiễm tuy chỉ với xác xuất nhỏ này. - Kiểm tra HIV người bán máu, hiến máu. - Cấm dùng máu, mô, cơ quan, tinh dịch của người nhiễm HIV. - Cấm sản xuất thuốc, dược phẩm từ nhau thai, phủ tạng người nhiễm HIV. - Labo truyền máu: Ghi đầy đủ kết quả XN HIV (họ tên, địa chỉ, thời gian, kết quả, kỹ thuật, người XN) - Trong trường hợp cần truyền máu cấp cứu không có điều kiện thử HIV: Dùng máu phù hợp của bố mẹ, anh chị em nhưng phải có ký kết tự nguyện đồng ý - Labo truyền máu ghi đầy đủ về truyền máu (họ tên người bệnh, thời gian, loại máu, nhóm máu, Markers virus viêm gan, HIV, số ký hiệu, tên và địa chỉ người cho máu). 13.2.2. Sử dụng dụng cụ trong chẩn đoán và điều trị: - Khi lấy máu đầu ngón tay: Dùng kim riêng, cấm dùng bấm tự động. Với người HIV (+): Dùng xong huỷ (đốt, chôn) - Lấy máu TM: dùng kim riêng, sau hủy luôn. - Cấm bỏ kim và bơm tiêm đã dùng vào chung xoong đang luộc - Với các kim thủ thuật sử dụng lại, dùng xong phải ngâm vào dung dịch sát khuẩn, sau đó thông kim và rửa bơm tiêm thật kỹ rồi đem khử trùng bằng luộc, hấp hoặc bằng cách dung dịch tiệt khuẩn. - Dùng bơm tiêm - Với người bệnh nội trú: Dành riêng mỗi người bệnh 1 hộp bơm tiêm - Với người bệnh HIV/AIDS: Bắt buộc dùng loại 1 lần, dùng xong đem đốt, chôn. - Dụng cụ đặc biệt: Chữa răng, dụng cụ nội soi, chọc tuỷ sống, khử khuẩn sau mỗi lần dùng. - Ống thông dẫn lưu: Dùng 1 lần - Khi châm cứu: Với người bệnh nội trú giao mỗi người 1 hộp kim. Với người bệnh ngoại trú: để riêng hộp đã dùng và chưa dùng - Dụng cụ mổ đẻ: Sau mỗi lần dùng mổ 1 người bệnh phải lau chùi và khử trùng, tuyệt đối không dùng 1 dụng cụ cho 2 người bệnh - Với người bệnh HIV/AIDS: Dụng cụ mổ xẻ được lau chùi và khủ trùng riêng 13.2.3. Lấy máu, bệnh phẩm của người được XN HIV, người HIV(+) và vận chuyển quản lý: - Nhân viên kỹ thuật: Phải được huấn luyện, nắm vững kỹ thuật, phải đeo găng - Mẫu máu, bệnh phẩm để XN HIV: Đưa ngay đến Labo, bảo quản lạnh, để riêng. - Lọ đựng bệnh phẩm: Có ghi nhãn (thời gian, tên địa chỉ người bệnh, tên địa chỉ nhân viên) - Máu và bệnh phẩm người nhiễm HIV(+): Để tủ riêng, không để chung với đối tượng nghi ngờ - Khi vận chuyển: Đựng trong hộp có nắp kín, đảm bảo không vỡ (tốt nhất là hộp nhựa) - Các XN khác (ngoài thử HIV) ở người bệnh HIV(+): Cũng tuân theo qui định trên - Mặt bàn làm XN: Dùng kính, đá men không thấm, dễ lau chùi, sát trùng - Tránh tiếp xúc với mẫu XN của người bệnh HIV(+) khi có xây sát ở tay - Dùng xong mẫu XN phải tẩy uế bằng Na-Hypochloride 0.5% trước khi thải 13.3. Phòng ngừa thương tổn qua da: 13.3.1. Các cơ chế gây tổn thương qua da thường gặp. Trong khi thao tác trên bệnh nhân hay thao tác trên kim/vật sắc nhọn: Trong khi tiêm truyền hay rút kim khỏi đường truyền tĩnh mạch. Đưa hay chuyền dụng cụ trong ca phẫu thuật hoặc làm thủ thuật chọc dò. Thao tác với các dụng cụ hay trên bệnh phẩm: Dụng cụ ở trên giá hoặc trên khay Bỏ bệnh phẩm vào thùng chứa Đóng nắp kim Tháo dụng cụ Chùi rửa Trong khi vận chuyển rác Liên quan đến việc xử lý rác: Bỏ kim vào thùng rác đựng vật sắc nhọn Tổn thương do kim đâm ra khỏi thùng rác đựng kim Thùng rác đựng vật sắc nhọn quá đầy hoặc bị thủng. Vật sắc nhọn ở những vị trí không an toàn: ở trong bao rác, trong quần áo giặt Để trên bàn, trên khay Rơi vãi trên nệm giường Bỏ trong túi quần áo 13.3.2. Phòng ngừa tổn thương qua da:  Đảm bảo sử lý kim an toàn trong khi chăm sóc bệnh nhân: + Đầu kim hay vật sắc nhọn phải đặt xa cơ thể + Thận trọng hoặc tránh đưa các dụng cụ sắc nhọn bằng tay. + Không đóng nắp kim trước khi bỏ. Nếu cần đóng nắp kim thì thực hiện kỹ thuật "xúc một tay". + Thải bỏ kim tiêm ngay sau khi sử dụng. + Loại bỏ đầu nhọn của kim bằng các máy hủy đầu kim tiêm.  Sử dụng kim với những đặc điểm an toàn: kim đầu tù, bơm tiêm có thể bẻ gãy sau khi sử dụng đề kim tụt vào trong Syring  Các chú ý trong khi mổ: + Sử dụng cặp kim để khâu. + Tránh thử cảm giác mũi kim bằng ngón tay + Có thể mang 2 găng vì găng trong ít bị thủng hơn găng ngoài từ 55 đến 84%. - Xử lý các vật sắc nhọn: kim tiêm, dao mổ hoặc bất kỳ dụng cụ sắc nhọn nào khác được sử dụng trong các thủ thuật. Phải phòng ngừa kim đâm vì vết thương do kim đâm có nguy cơ gây phơi nhiễm cao với HIV so với các kiểu phơi nhiễm khác. Sử dụng thùng rác chứa vật sắc nhọn: đảm bảo các tiêu chuẩn như sau: + Bền, không thấm, không rỉ, có nắp đậy. + Đặt ở những nơi tiện lợi cho sử dụng, dễ nhìn và sử dụng nhãn báo nguy hại sinh học. + Số lượng và kích cỡ thích hợp theo yêu cầu hàng ngày. + Các thùng chứa này chỉ được sử dụng một lần, đem đến lò đốt để tiêu hủy. + Phải theo dõi hộp chứa, không để các thùng các hộp chứa quá đầy. Đảm bảo có đủ số hộp chứa ở tất cả các nơi có sử dụng vật sắc nhọn. Không nên: + Hộp chứa quá đầy + Hộp không có nắp đậy + Hộp chứa có nguy cơ bị đâm xuyên khi vận chuyển. 13.4. Phòng ngừa tiếp xúc với máu qua niêm mạc hoặc vùng da bị tổn thương và phòng lây truyền qua giọt lỏng và qua không khí: Chủ yếu là máu, dịch cơ thể có chứa máu bắn vào mắt hoặc các vùng da bị tổn thương. Cần phải sử dụng các phương tiện bảo hộ để ngăn ngừa tiếp xúc với máu và dịch cơ thể. [...]... máu dịch thấm vào da hay áo quần - Khẩu trang: Luôn đeo khẩu trang khi hỏi bệnh, khám bệnh và thực hiện các chăm sóc y tế cho bệnh nhân HIV/AIDS vì bệnh nhân hay có các nhiễm trùng hô hấp thường gặp như: + Lao phổi thể hoạt động + Viêm phổi do Pneumocytis carinii + Viêm phổi do vi khuẩn: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae + Nhiễm nấm Histoplasma Đeo khẩu trang giúp tránh lây nhiễm cả qua... lây nhiễm từ người này sang người khác Vệ sinh tay không những bảo vệ chính chúng ta mà còn bảo vệ các bệnh nhân của chúng ta khỏi những mầm bệnh mà chúng ta có thể mang theo tay Phải luôn nhớ rằng, bệnh nhân HIV có hệ miễn dịch đã bị suy yếu nên họ rất nhạy cảm với nhiều loại nhiễm trùng mà hệ miễn dịch bình thường của chúng ta có thể bảo vệ được Rửa tay trước và sau khi chăm sóc bệnh nhân Tay và những... vi khuẩn, nấm ) và cả lây qua giọt treo (Lao ) (không cần có sự tiếp xúc gần) Phòng lây truyền qua giọt lỏng: Nếu cách bệnh nhân trong vòng 1 mét: cần phải đeo khẩu trang phẫu thuật khi thăm khám hoặc làm thủ thuật, áp dụng các biện pháp dự phòng phổ thông và đeo khẩu trang cho bệnh nhân khi vận chuyển hoặc ra khỏi phòng cách ly Phòng lây truyền qua giọt treo: Phải đeo khẩu trang N 95 khi ở trong phòng... của chúng ta có thể bảo vệ được Rửa tay trước và sau khi chăm sóc bệnh nhân Tay và những vùng da khác cần được rửa hay khử khuẩn ngay sau khi tiếp xúc với máu hay dịch cơ thể và sau khi tháo găng Có thể rửa tay bằng xà phòng và nước, sau đó lau khô bằng khăn hoặc làm khô bằng máy sấy tay, hoặc có thể rửa tay không dùng nước bằng các dung dịch sát khuẩn dạng Gel đóng sẵn * Các dịch cơ thể cần áp dự . CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM HIV/AIDS – PHẦN 5 13. Các biện pháp chống lây nhiễm trong quá trình phục vụ người bệnh AIDS 13.1. Đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế và thân nhân:. máu, nhóm máu, Markers virus viêm gan, HIV, số ký hiệu, tên và địa chỉ người cho máu). 13.2.2. Sử dụng dụng cụ trong chẩn đoán và điều trị: - Khi lấy máu đầu ngón tay: Dùng kim riêng, cấm dùng. sóc 13.1.4. Nhân viên y tế và thân nhân chăm sóc người bệnh HIV/AIDS - Nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân HIV/AIDS và người nhà trông nom bệnh nhân cần kiểm tra định kỳ HIV.

Ngày đăng: 26/07/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN