1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình hướng dẫn cách chẩn đoán các loại bệnh thú y phần 1 pdf

5 427 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 3,45 MB

Nội dung

Khái niệm chẩn đoán Chẩn đoán là phán đoán qua việc phát hiện, kiểm tra, phân tích, tổng hợp các triệu chứng để đưa ra kết luận chẩn đoán về bệnh gì và mức độ mắc bệnh.. Một chẩn đoán đ

Trang 1

Phần thứ nhất CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG THÚ Y

Chương 1

ĐẠI CƯƠNG VỀ CHẨN ĐOÁN BỆNH

Tóm tắt nội dung: nêu rõ một số khái niệm về chẩn đoán, các phương pháp chẩn

đoán bệnh trong thú y

Mục tiêu: giúp cho sinh viên chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y có những kiến thức

cơ bản trong khám bệnh cũng như các thuật ngữ chuyên ngành thường dùng

1.1 KHÁI NIỆM VỀ CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI CHẨN ĐOÁN 1.1.1 Khái niệm chẩn đoán

Chẩn đoán là phán đoán qua việc phát hiện, kiểm tra, phân tích, tổng hợp các triệu chứng để đưa ra kết luận chẩn đoán về bệnh gì và mức độ mắc bệnh

Một chẩn đoán đầy đủ và chính xác cần phải làm rõ được các nội dung sau:

- Vị trí bệnh trong cơ thể

- Tính chất của bệnh

- Hình thức và mức độ của những rối loạn trong cơ thể bệnh

- Nguyên nhân gây bệnh Tuy nhiên, một quá trình bệnh diễn ra trong cơ thể thường phức tạp, chẩn đoán dù

có tỉ mỉ đến đâu cũng khó phát hiện hết những thay đổi của các quá trình đó và trả lời được đầy đủ các nội dung trên Chẩn đoán lâm sàng càng cẩn thận, tỉ mỉ dựa trên nhiều mặt thì càng chính xác

Chú ý:

- Kết luận chẩn đoán có thể thay đổi theo quá trình bệnh

- Gia súc có nhiều loại, đặc điểm sinh lý và các biểu hiện bệnh lý ở chúng cũng rất khác nhau Phải cố gắng hiểu rõ và nắm được các đặc điểm sinh lý, các biểu hiện bệnh

lý của từng loại gia súc, vận dụng thành thạo các phương pháp chẩn đoán thích hợp để rút ra một kết luận chính xác cho chẩn đoán

Giáo trình hướng dẫn cách chẩn đoán các loại

bệnh thú y

Trang 2

1.1.2 Phân loại chẩn đoán

a Phân loại theo phương pháp chẩn đoán

Theo phương pháp người ta chia chẩn đoán ra thành:

- Chẩn đoán trực tiếp: Đây là phương pháp chẩn đoán dựa vào các triệu chứng chủ yếu Biện pháp này chỉ thực hiện hiệu quả khi con vật bệnh biểu hiện các triệu chứng đặc trưng, điển hình

Ví dụ: Căn cứ vào các triệu chứng của trâu bò như lõm hông bên trái căng phồng,

gõ vào thấy âm trống, con vật đau bụng, bồn chồn khó chịu,…để kết luận con vật bị chướng hơi dạ cỏ

- Chẩn đoán phân biệt: Đây là biện pháp tổng hợp tất cả các triệu chứng mà con vật bệnh biểu hiện, sau đó phân tích, so sánh, liên hệ với các bệnh liên quan, dùng phương pháp loại trừ dần những bệnh có những điểm không phù hợp, cuối cùng còn lại một bệnh có nhiều khả năng mà bệnh súc cần chẩn đoán mắc phải

- Chẩn đoán theo dõi: Trong một số trường hợp con vật bệnh không biểu hiện các triệu chứng điển hình, do vậy ta không thể đưa ra được kết luận chẩn đoán sau khi khám

mà phải tiếp tục theo dõi để phát hiện thêm những triệu chứng mới; thu thập thêm cơ sở, căn cứ để kết luận chẩn đoán

- Chẩn đoán dựa vào kết quả điều trị: Nhiều trường hợp con vật có triệu chứng lâm sàng, mà triệu chứng này lại có ở hai hay nhiều bệnh khác nhau, khi khám ta rất khó kết luận là bệnh nào Khi đó ta dùng phác đồ điều trị một trong các bệnh đó và căn cứ vào kết quả điều trị để đưa ra kết luận chẩn đoán

b Phân loại theo thời gian chẩn đoán

Theo thời gian chẩn đoán được chia làm các loại sau:

- Chẩn đoán sớm: là đưa ra được các kết luận chẩn đoán ngay ở thời kì đầu của bệnh Chẩn đoán sớm mang lại hiệu quả cao trong phòng và trị bệnh

- Chẩn đoán muộn: là các kết luận chẩn đoán được đưa ra vào thời kì cuối bệnh, thậm chí khi gia súc chết mổ khám mới chẩn đoán được bệnh

c Phân loại theo mức độ chính xác

Theo mức độ chính xác, chẩn đoán được phân ra làm các loại sau:

- Chẩn đoán sơ bộ: là việc đưa ra các kết luận chẩn đoán ngay sau khi khám bệnh để làm cơ sở cho điều trị Chẩn đoán sơ bộ đưa ra các kết luận chưa được chính xác, do vậy cần tiếp tục theo dõi con vật bệnh để đưa ra các kết luận chẩn đoán chính xác hơn

- Chẩn đoán cuối cùng: là việc đưa ra các kết luận chẩn đoán sau khi đã khám kĩ và căn cứ vào triệu chứng đặc trưng, sau một thời gian theo dõi cần thiết, căn cứ vào kết quả điều trị

Trang 3

- Chẩn đoán nghi vấn: Đây là biện pháp thường gặp trong lâm sàng thú y, khi thấy một ca bệnh không có triệu chứng đặc trưng, điển hình, khi đó thường đưa ra các kết luận nghi vấn về bệnh để làm cơ sở cho điều trị Kết luận nghi vấn cần được kiểm nghiệm thông qua việc theo dõi bệnh súc và kết quả điều trị

1.2 KHÁI NIỆM VỀ TRIỆU CHỨNG VÀ PHÂN LOẠI TRIỆU CHỨNG 1.2.1 Khái niệm triệu chứng

Triệu chứng là những rối loạn bệnh lý do nguyên nhân bệnh gây ra như những biểu hiện khác thường về cơ năng (tăng nhịp tim, tăng huyết áp,…) và những biểu hiện bệnh

lý (ổ viêm, vết loét,…)

Triệu chứng xuất hiện khi nguyên nhân gây bệnh đủ sức làm rối loạn sự hoạt động bình thường của cơ thể

Nhiệm vụ rất quan trọng của chẩn đoán là phát hiện triệu chứng của bệnh Khi con vật mắc bệnh có thể biểu hiện rất nhiều các triệu chứng khác nhau, mỗi triệu chứng có một giá trị chẩn đoán nhất định

1.2.2 Phân loại triệu chứng

a Phân loại theo phạm vi biểu hiện

- Triệu chứng cục bộ: là những rối loạn bệnh lý xuất hiện ở một bộ phận hay một khí quan nào đó của con vật bệnh

Ví dụ: Khi con vật bị đau mắt: mắt có biểu hiện sưng đỏ, chảy nước mắt, nếu nặng chảy mủ, mắt sưng húp, con vật không nhìn thấy được (hình 1.1)

- Triệu chứng toàn thân: là những rối loạn bệnh lý xuất hiện do các phản ứng trên toàn bộ cơ thể đối với một nguyên nhân gây bệnh

Ví dụ: Con vật có biểu hiện mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, sốt, rối loạn tuần hoàn Như vậy, triệu chứng toàn thân nói lên tình trạng cơ thể

b Phân loại theo giá trị chẩn đoán

- Triệu chứng đặc thù: là triệu chứng đặc trưng chỉ có ở một bệnh nào đó, khi gặp triệu chứng ấy thì chẩn đoán ngay được bệnh đó Triệu chứng đặc thù chỉ có ở một số bệnh, không phải bệnh nào cũng có triệu chứng này

Ví dụ: Các dấu đỏ có hình: vuông, tròn, đa giác,…ở trên da của lợn trong bệnh Đóng dấu lợn là triệu chứng đặc thù (hình 1.2)

Hình 1.1 Ngựa đau mắt

Trang 4

- Triệu chứng chủ yếu và triệu chứng thứ yếu:

Khi con vật bị bệnh nào đó có thể có nhiều triệu chứng Trong đó, một số triệu chứng thường gặp hoặc đặc trưng trong bệnh đó, những triệu chứng này gọi là triệu chứng chủ yếu (có nhiều ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh) Một số triệu chứng khác ít gặp hoặc không đặc trưng gọi là triệu chứng thứ yếu (ít có ý nghĩa chẩn đoán)

Ví dụ: Khi con vật bị bệnh đường hô hấp thường có các triệu chứng chủ yếu là ho, khó thở, có thể có các triệu chứng thứ yếu: rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, bỏ ăn,…

- Triệu chứng điển hình và triệu chứng không điển hình:

Triệu chứng điển hình là những triệu chứng phản ánh quá trình phát triển điển hình của bệnh Qua triệu chứng điển hình người ta xác định được giai đoạn tiến triển của bệnh

Ví dụ: Quá trình phát triển của bệnh thùy phế viêm thường có ba giai đoạn (xung huyết gan hóa, tiêu tan), tương ứng với ba giai đoạn này khi ta khám bằng cách gõ vào vùng phổi của con vật phát ra các âm như sau: âm bùng hơi, âm đục

Nhiều bệnh có những triệu chứng không hoàn toàn theo quy luật phát triển thường thấy của bệnh, những triệu chứng như vậy gọi là triệu chứng không điển hình

- Triệu chứng cố định và triệu chứng ngẫu nhiên: Triệu chứng cố định là triệu trứng thường có trong một số bệnh Triệu chứng ngẫu nhiên là triệu chứng có lúc xuất hiện,

có lúc không trong một bệnh nào đó

Ví dụ: Âm ran trong một số bệnh như: viêm phế quản phổi, thùy phế viêm, viêm phổi hoại thư và hóa mủ, là triệu chứng cố định

Trong bệnh viêm dạ dày cata mạn tính con vật đôi khi có triệu chứng thần kinh (run rẩy hoặc co giật), đó là triệu chứng ngẫu nhiên

- Triệu chứng trường diễn và triệu chứng nhất thời: Triệu chứng trường diễn là triệu chứng xuất hiện trong suốt quá trình bệnh Triệu trứng nhất thời chỉ xuất hiện trong một giai đoạn tiến triển của bệnh

Ví dụ: Trong bệnh viêm phế quản phổi, con vật ho suốt quá trình bệnh, lúc đầu là

ho khan và ngắn, con vật có cảm giác đau Sau đó tiếng ho ướt và kéo dài, con vật bớt đau Như vậy, ho là triệu chứng trường diễn trong bệnh này Khi nghe vùng phổi, lúc đầu thấy âm ran ướt sau thấy âm vò tóc, như vậy âm ran là triệu chứng nhất thời

- Hội chứng: là triệu chứng chung cho nhiều bệnh, thường gồm nhiều triệu chứng xuất hiện chồng lên nhau

Hình 1.2 Dấu son trên da lợn bệnh bệnh

Trang 5

Ví dụ: Hội chứng hoàng đản, hội chứng tiêu chảy, hội chứng đau bụng ngựa, hội chứng ure huyết,…

1.3 KHÁI NIỆM VỀ TIÊN LƯỢNG VÀ PHÂN LOẠI TIÊN LƯỢNG 1.3.1 Khái niệm tiên lượng

Tiên lượng là việc người khám đưa ra các dự kiến về thời gian kéo dài của bệnh, các bệnh kế phát có thể xảy ra, khả năng cuối cùng của bệnh, sau khi đã khám bệnh kĩ lưỡng và nắm chắc tình hình bệnh Chẩn đoán bệnh là kết luận của hiện tại, còn tiên lượng là đưa ra các dự kiến trong tương lai

Tiên lượng là một công việc phức tạp, đòi hỏi phải có sự suy xét nhiều mặt Tiên lượng không chỉ đánh giá vật bệnh sống hay chết, khỏi hay không khỏi mà còn phải tính đến tốn kém bao nhiêu, có kinh tế hay không, Do vậy, tiên lượng rất có ý nghĩa trong điều trị lâm sàng thú y Để đánh giá tiên lượng được tốt, người bác sĩ thú y phải vững về chuyên môn, giàu kinh nghiệm công tác và am hiểu về kiến thức kinh tế, xã hội

1.3.2 Phân loại tiên lượng

Tiên lượng tốt: Bệnh súc có khả năng khỏi bệnh, khôi phục được sức khỏe, khôi phục được khả năng sản xuất và vẫn giữ được giá trị kinh tế

Tiên lượng không tốt: Bệnh súc chết hoặc không có khả năng khỏi bệnh hoàn toàn, mất khả năng sản xuất hoặc mất năng lực làm việc Nếu điều trị khỏi cũng mất nhiều thời gian và tiêu tồn nhiều tiền của

Tiên lượng nghi ngờ: là trường hợp bệnh súc có biểu hiện bệnh phức tạp, triệu chứng không điển hình, không đủ cơ sở để đưa ra đánh giá tiên lượng về bệnh Tuy nhiên, một số trường hợp cần có kết luận tiên lượng để có biện pháp xử lí tiếp, nhưng kết luận đó không chắn chắn, đó là tiên lượng nghi ngờ

1.4 PHƯƠNG PHÁP GẦN VÀ CỐ ĐỊNH GIA SÚC 1.4.1 Phương pháp gần gia súc

Để đảm bảo an toàn cho người và gia súc, khi khám bệnh và trị bệnh cho gia súc phải biết cách gần gia súc

Trước khi tiếp xúc với gia súc cần phải hỏi kĩ chủ gia súc để biết được tính tình của con vật như con vật có hay cắn, hay đá không?, Người khám khi gần gia súc phải có thái đội ôn hòa, bình tĩnh, động tác nhẹ nhàng, dứt khoát, không nên có những động tác thô bạo làm cho gia súc sợ sệt, phản ứng mạnh

Đối với trâu bò và ngựa: Để tiếp cận, người khám nên đứng trước gia súc, cách khoảng 1m, rồi từ từ tiến lại gần, một tay cầm dây cương (ngựa) hoặc dây mũi (trâu bò), tay kia xoa hoặc vỗ nhẹ nhàng vào con vật để làm quen

Ngày đăng: 26/07/2014, 12:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Ngựa đau mắt - Giáo trình hướng dẫn cách chẩn đoán các loại bệnh thú y phần 1 pdf
Hình 1.1. Ngựa đau mắt (Trang 3)
Hình 1.2. Dấu son trên da lợn  bệnh bệnh - Giáo trình hướng dẫn cách chẩn đoán các loại bệnh thú y phần 1 pdf
Hình 1.2. Dấu son trên da lợn bệnh bệnh (Trang 4)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w