XÂY DỰNG CÔNG CUỘC CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC (1996-2000) Nhà nước tiếp tục được hoàn thiện, nền hành chính được cải cách một bước. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động. Quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực được phát huy. - Quan hệ đối ngoại không ngừng mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và đạt nhiều kết quả tốt. Nướcta đã tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với cácnước xã hội chủ nghĩa, các nước láng giềng, các nước bạntruyền thống; tham gia tích cực các hoạt động thúc đẩy sự hợptác cùng có lợi trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)và Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC);tăng cường quan hệ với các nước phát triển và nhiều nước,nhiều tổ chức khu vực và quốc tế Đến năm 2000, nước ta cóquan hệ thương mại với hơn 140 nước, quan hệ đầu tư với gần70 nước và vùng lãnh thổ 1. Đảng ta tiếp tục củng cố tình đoànkết, hữu nghị với các đảng cộng sản và công nhân, các phong trào độc lập dân tộc và tiến bộ trên thế giới, thiết lập quan hệ với các đảng cầm quyền ở một số nước. "Những thành tựu 5 năm qua đã tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế . Tuy nhiên, trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII (1996 - 2000), chúng ta còn có những mặt yếu kém, khuyết điểm: - Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế trong 5 năm chậmdần, đến năm 2000 đã tăng trở lại, nhưng vẫn chưa đạt mức tăngtrưởng cao như những năm giữa thập kỉ 90. Nhìn chung, năngsuất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cao.Nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp thiếu thị trường tiêu thụ cả ở trong nước và nước ngoài, một phần do thiếu sức cạnh tranh. Rừng và tài nguyên khác bị xâm hại nghiêm trọng. Nạn buôn lậu, làm hàng giả gian lận thương mại tác động xấu đến tình hình kinh tế - xã hội. - Một số vấn đề văn hoá - xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ởnông thôn còn ở mức cao. Chất lượng giáo dục và đào tạo thấpso với yêu cầu. Mục tiêu, nội dung, chương trình, phương phápdạy và học, sách giáo khoa, thi cử có nhiều thiếu sót; tronggiáo dục và đào tạo có những hiện tượng tiêu cực đáng lo ngại.Giáo dục và đào tạo ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiềukhó khăn. Các hoạt động khoa học và công nghệ chưa đáp ứngtốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc. Mức sống của nhân dân, nhất là nôngdân ở một số vùng quá thấp. Chính sách tiền lương và phân phốitrong xã hội còn nhiều bất hợp lí. Sự phân hoá giàu nghèo giữacác vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh chóng. Tai nạn giao thông xảy ra ở mức nghiêm trọng. Các tệ nạn xã hội, nhất là nạn ma tuý và mại dâm, lan rộng. - Cơ chế, chính sách không đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển. - Tình trạng tham nhũng, suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sông ở một bộ phận không nhỏ trong cán bộ và đảng viên là rất nghiêm trọng. Năm 2000 là năm kết thúc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 - 2000 do Đại hội lần thứ VIII của Đảng thông qua. Đó cũng là năm kết thúc thế kỉ XX và loài người bước sang thế kỉ XXI. Trong bối cảnh lịch sử ấy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng được tổ chức tại thủ đô Hà Nội, từ ngày 19 đến ngày 22-4-2001. Đại hội đã thông qua Báo cáo chính trị, Chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 và Phương hướng, nhiệm vụkế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2001 - 2005 của Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 nhằm "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao" . Mục tiêu cụ thể của Chiến lược là đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp 2 lần năm 2000. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, một phần đáng kể nhu cầu sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu Nâng lên đáng kể chỉ số phát triển con người của nước ta. Tốc độ tăng dân số đến năm 2010 còn khoảng 1,1% . Xoá hộ đói, giảm nhanh hộ nghèo. Giải quyết việc làm ở cả thành,thị và nông thôn (thất nghiệp ở thành thị dưới 5%, quỹ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn khoảng 80 - 85%); nâng tỉ lệ người lao động được đào tạo nghề lên khoảng 40% Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 là bước rất quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược 10 năm 2010 - 2020 nhằm "Tăng cường kinh tế nhanh và bền vững; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm; cơ bản xoá đói, giảm số hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội " . Trong 5 năm 2001 - 2005, phấn đấu đạt nhịp độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân mỗi năm 7,5%; trong đó nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,3%, công nghiệp và xây dựng tăng 10,8%, dịch vụ tăng 6,2%. Tỉ lệ học sinh trung học cơ sở đi học trong độ tuổi đạt 80%, tỉ lệ học sinh phổ thông trung học đi học trong độ tuổi đạt 45% vào năm 2005. Giảm tỉ lệ sinh bình quân hằng năm 0 5%; tốc độ tăng dân số vào năm 2005 khoảng 1,2%. Tạo việc làm, giải quyết thêm việc làm cho khoảng 7,5 triệu lao động, bình quân 1,5 triệu lao động!năm; nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo lên 30% vào năm 2005. Cơ bản xoá hộ đói, giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống còn 10% vào năm 2005. Bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên của thế kỉ XXI, tình hình trong nước và bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi, cơ hội lớn, nhưng đồng thời cũng có nhiều khó khăn, thách thức lớn. Thế và lực của nước ta mạnh hơn nhiều so với trước. Tình hình chính trị - xã hội tiếp tục ổn định; quan hệ sản xuất được đổi mới phù hợp hơn; thể chế kinh tế thị trường đã bước đầu hình thành và vận hành có hiệu quả. Năng lực sản xuất và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã tạo ra tiền đề cần thiết cho bước phát triển mới. Quan hệ kinh tế, ngoại giao của nước ta đã được mở rộng trên trường quốc tế. Phát huy thế mạnh và thuận lợi, khắc phục khó khăn, nhân dân ta đã và đang đạt được những thành tựu và tiến bộ to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. KẾT LUẬN Lịch sử Việt Nam trong những 1945 - 2000 đã chứng kiến những biến đổi to lớn và sâu sắc của đất nước, là thời kì cả dân tộc đứng lên đấu tranh oanh liệt giành độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hơn nửa thế kỉ trôi qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta liên tiếp giành được những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và thời đại. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và việc thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là kết quả tổng hợp của các phong trào cách mạng liên tục diễn ra trong 15 năm sau ngày thành lập Đảng, từ cao trào cách mạng 1930 - 1931, với đỉnh cao là phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh, cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 đến cao trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945. Đó là 15 năm đấu tranh đầy gian khổ, hi sinh, có lúc phong trào cách mạng bị dìm trong máu lửa nhưng cuối cùng đã đi tới thắng lợi vẻ vang: Xoá bỏ chế độ thuộc địa nửa phong kiến, mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc - kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tiếp theo Cách mạng tháng Tám là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kéo dài 9 năm (1945 - 1954) và kháng chiến chống giặc M xâm lược kéo dài trên 20 năm (1954 - 1975). Qua hai cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, nhân dân ta lần lượt đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Kế thừa những thành tựu và kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc khi còn chiến tranh và trong những năm đầu san khi nước nhà thống nhất, trải qua nhiều tìm tòi, khảo nghiệm, Đảng ta đã đề ra và lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đường lối đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc phù hợp với thực tiễn Việt Nam và bối cảnh mới của quốc tế Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng có lúc phạm sai lầm, khuyết điểm, nhưng đã nghiêm khắc tự phê bình, tích cực sửa chữa và rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu. Với những thắng lợi giành được trong hơn nửa thế kỉ qua, nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một nước độc lập, có chủ quyền, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, có quan hệ quốc tế ngày càng rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Đất nước ta từ một nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu đã phát triển đi lên và bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực tiễn phong phú và những thành tựu to lớn đạt được trong hơn nửa thế kỉ qua đã chứng minh tính đúng đắn của đường lối cách mạng do Đảng ta đề ra; đồng thời giúp chúng ta nhận thức ngày càng rõ hơn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) thông qua là ngọn cờ chiến đấu vì thắng lợi của sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng hiện nay và trong những thập kỉ tới. Chặng đường trước mắt có nhiều thuận lợi, nhưng vẫn còn không ít khó khăn, thử thách. Tình hình thế giới tiếp tục có nhiều biến đổi. Khoa học và công nghệ sẽ có những bước tiến nhảy vọt. Kinh tế trí thức có vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia. Xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh. Với truyền thống anh hùng, thông minh, sáng tạo, có Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện lãnh đạo, nhân dân ta sẽ vượt qua mọi trở ngại, thực hiện thắng lợi mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh. xã hội công bằng. dân chủ, văn minh. . XÂY DỰNG CÔNG CUỘC CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC (1996 -20 00) Nhà nước tiếp tục được hoàn thiện, nền hành chính được cải cách một bước hội ở nước ta. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) thông qua là ngọn cờ chiến đấu vì thắng lợi của sự nghiệp xây dựng nước. người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Đất nước ta từ một nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu đã phát triển đi lên và bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực