Sự tương đương của hai thương phiếu 3.2.3.1.Khái niệm Hai thương phiếu được gọi là tương đương với nhau ở một thời điểm nhất định trong trường hợp giá trị hiện tại của chúng bằng nhau
Trang 13.2.3 Sự tương đương của hai thương phiếu
3.2.3.1.Khái niệm
Hai thương phiếu được gọi là tương đương với nhau ở một thời điểm nhất định trong trường hợp giá trị hiện tại của chúng bằng nhau nếu chúng được chiết khấu với cùng một lãi suất và cùng phương thức chiết khấu Thời điểm mà những thương phiếu tương đương với nhau gọi là thời điểm tương đương (ngày ngang giá)
Gọi: C1 và C2 là mệnh giá tương ứng của 2 thương phiếu
V01 và V02 là giá trị hiện tại tương ứng của 2 thương phiếu
Hai thương phiếu này tương đương với nhau khi V01 = V02
Hay:
- V01 và V02: hiện giá của hai thương phiếu
- n1: số ngày tính từ ngày tương đương đến ngày đáo hạn của thương phiếu thứ nhất
- n2: số ngày tính từ ngày tương đương đến ngày đáo hạn của thương phiếu thứ hai
- d: lãi suất chiết khấu áp dụng cho hai thương phiếu
Tương tự, một thương phiếu được gọi là tương đương với nhiều thương phiếu khác nếu hiện giá của nó bằng tổng hiện giá của các thương phiếu khác khi chúng được chiết khấu với cùng một lãi suất và cùng phương thức chiết
khấu.3.2.3.2.Xác định thời điểm tương đương
Gọi: x: số ngày tính từ ngày ngang giá đến ngày đáo hạn thứ nhất (ngày đáo hạn cuả thương phiếu đáo hạn sớm hơn trong hai thương phiếu)
Giáo trình hướng dẫn về thương phiếu
Trang 2y: số ngày tính từ ngày đáo hạn thứ nhất đến ngày đáo hạn thứ hai
Hai thương phiếu này tương đương khi:
V01 = V02
360C1 – C1.x.d = 360C2 – C2.x.d - C2.y.d (C2 – C1).x.d = 360(C2-C1)- C2.y.d
Nhận xét:
- Ngày ngang giá (nếu có) phải ở trước ngày đáo hạn gần nhất
- Ngày ngang giá phải sau ngày lập của hai thương phiếu
- Nếu hai thương phiếu có cùng mệnh giá nhưng kỳ hạn khác nhau hoặc có ngày đáo hạn khác nhau thì chúng sẽ không tương đương
- Hai thương phiếu sẽ luôn tương đương nếu chúng có cùng mệnh giá và cùng ngày đáo hạn
- Trong trường hợp khác, nếu hai thương phiếu có mệnh giá khác nhau và ngày đáo hạn khác nhau thì chúng sẽ tương đương vào một ngày nào
đó
Khái niệm ngang giá được ứng dụng trong thực tế khi người ta muốn thay đổi điều kiện của thương phiếu (thay đổi mệnh giá, ngày đáo hạn) hoặc trong mục đích trao đổi thương phiếu
Ví dụ:
Một doanh nghiệp có ba thương phiếu sau:
- Thương phiếu 1: Mệnh giá 100.000.000 VND, ngày đáo hạn là 16/11
- Thương phiếu 2: Mệnh giá 150.000.000 VND, ngày đáo hạn là 30/11
Trang 3- Thương phiếu 3: Mệnh giá 250 triêụ VND, ngày đáo hạn là 31/12
Ngày 01/09, doanh nghiệp đó đề nghị thay 3 thương phiếu trên bằng một thương phiếu có kỳ hạn là 05/12 Hãy tính mệnh giá của thương phiếu đó biết lãi suất chiết khấu là 10%/năm
Giải:
C1 = 100.000.000 VND; n1 = 01/09 -> 16/11 = 77
C2 = 150.000.000 VND; n2 = 01/09 -> 30/11 = 91
C3 = 250.000.000 VND; n3 = 01/09 -> 31/12 = 122
Gọi V01, V02, V03 lần lượt là giá trị hiện tại của ba thương phiếu trên
Thương phiếu tương đương với ba thương phiếu trên có mệnh giá là C, hiện giá là V0 và kỳ hạn n = 01/09 -> 05/12 = 96
Áp dụng khái niệm ngang giá, ta có:
)
Suy ra:
C = 499,072500.000.000 VND = 499.072.500 VND
3.2.4. Kỳ hạn trung bình của thương phiếu
Kỳ hạn trung bình của nhiều thương phiếu là kỳ hạn của thương phiếu tương đương có mệnh giá bằng tổng mệnh giá của các thương phiếu đó
Gọi X: thương phiếu tương đương và có tổng mệnh giá bằng tổng mệnh giá của ba thương phiếu A, B, C
Trang 4: kỳ hạn trung bình của A, B, C; cũng là kỳ hạn của thương phiếu X
Ta có: V0X = V0A + V0B + V0C (1) và CX = CA + CB + CC (2)
(2) :
Trong đó : Ck là mệnh giá của thương phiếu k
nk là kỳ hạn của thương phiếu k
Tiết 4, 5:
3.3 Chiết khấu thương phiếu theo lãi kép
Ở phần trên, chúng ta đã nghiên cứu chiết khấu theo lãi đơn và nhận thấy giữa số tiền chiết khấu thương mại Ec và số tiền chiết khấu hợp lý Er có một sai
số (Ec>Er) Nhưng sai số đó là không đáng kể vì đây là nghiệp vụ tài chính ngắn hạn (dưới một năm)
Trong nghiệp vụ tài chính dài hạn (trên một năm), thời hạn của thương phiếu cách khá xa thời điểm xin chiết khấu, do đó, nghiệp vụ chiết khấu thương mại không còn phù hợp vì nó dẫn đến sai số quá lớn Vì vậy, trong nghiệp vụ tài chính dài hạn, người ta chỉ dùng duy nhất nghiệp vụ chiết khấu hợp lý theo lãi kép để tính số tiền chiết khấu
Nếu số tiền chiết khấu thương mại được tính trực tiếp từ mệnh giá của thương phiếu thì số tiền chiết khấu hợp lý theo lãi kép lại phải tính từ giá trị hiện tại hợp lý Như vậy, để tính được số tiền chiết khấu, trước hết ta phải tính giá trị hiện tại hợp lý của thương phiếu và sau đó tính số tiền chiết khấu chính là sai lệch giữa mệnh giá và hiện giá của thương phiếu
3.3.1 Hiện giá của thương phiếu
Gọi : C : là mệnh giá của thương phiếu
V0’’ : hiện giá hợp lý của thương phiếu theo lãi kép
E’’ : tiền chiết khấu hợp lý theo lãi kép
Trang 5n : kỳ hạn của thương phiếu
d : lãi suất chiết khấu
Ta có :
3.3.2 Tiền chiết khấu
Ví dụ: Một thương phiếu mệnh giá 150.000.000 VND, kỳ hạn 3 năm được
chiết khấu với lãi suất 9,6%/năm Tính hiện giá và tiền chiết khấu của thương phiếu trên
Giải :
C = 150.000.000 VND
n = 3 năm
d = 9,6%/năm
E’’ = C – V0’’ = 150.000.000 - 113.935.640 = 36.064.360 VND
3.3.3 Thực hành chiết khấu
Trong thực tế, việc chiết khấu thương phiếu đòi hỏi ngân hàng phải tốn thêm một số chi phí cho các nghiệp vụ này Vì vậy, ngân hàng đặt ra một số hoa hồng và lệ phí khác Giả sử tổng hoa hồng và lệ phí mà người xin chiết khấu phải chịu là B, giá trị còn lại người đó nhận được là :
Giá trị còn lại:
3.3.4 Sự tương đương của thương phiếu theo lãi kép
3.3.4.1.Sự tương đương của hai thương phiếu
Hai thương phiếu có mệnh giá và thời hạn khác nhau sẽ tương đương với nhau, nếu khi đem chúng chiết khấu ở cùng một thời điểm, cùng một lãi suất và cùng phương thức chiết khấu chúng có cùng giá trị hiện tại hợp lý ở thời điểm
đó
Giả sử có hai thương phiếu được đem chiết khấu tại cùng một thời điểm
X với lãi suất chiết khấu là d: