Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
186,84 KB
Nội dung
HEN SUYỄN – PHẦN 2 THUỐC NAM TRỊ SUYỄN + Bèo cái 100g, cắt bỏ rễ, bỏ lá vàng, rửa nhiều lần bằng nước muối cho thật sạch, cuối cùng rửa thêm một lần bằng nước muối. Rẩy cho ráo nước, giã nhỏ, vắt lấy nước, thêm nước (đã đun sôi để nguội) vào và cho thêm ít đường cho đủ ngọt và đủ 100ml. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 liều như trên. Thường sau khi uống 10 ngày, cơn suyễn sẽ bớt, uống tiếp trong 2-3 tháng. Khi mới uống có thể thấy ngứa cổ trong vòng 10 phút nhưng sẽ quen dần và hết ngứa (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). + Lá Bồng bông (Caletropis gigantea R.Br), lấy khăn ướt lau sạch lông, thái nhỏ, sao qua cho héo. Ngày dùng 10 lá, sắcêc với 300ml nước, còn 200ml, thêm đường vào, chia 3-4 lần uống trong ngày. (Nước thuốc hơi đắng và tanh, uống nhiều một lúc có thể gây nôn, do đó, nên uống sau hoặc xa bữa ăn. Uống vào có thể mỏi chân tay, cơ thể hoặc đôi khi bị tiêu chảy). Kết quả sau 2-3 ngày, có khi 7-8 ngày. Có khi sau 10 phút đã có kết quả (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). + Lá Táo 200-300g, sao vàng, sắc với 3 chén nước còn 200ml, chia hai lần uống trước bữa ăn 1 giờ. Uống liên tục 1 tuần đến 2 tháng. Kết quả khá tốt (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). + Lá Hen 02kg, rửa hết lông, tẩm nước Gừng, sao vàng, hạ thổ, nấu với 10 lít nước, còn 5 lít. Lọc bỏ bã, cho đường vào nấu còn khoảng 1 lít. Người lớn uống 10ml với nước nóng, ngày 2 lần. Trẻ nhỏ 2-5 tuổi, mỗi lần uống 1-3ml. Trẻ 6-10 tuổi mỗi lần uống 4-6ml (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). + Lá Hẹ tươi 100g, sắc với 400ml nước còn 300ml, thêm 10ml mật ong, chia làm 2 lần uống. Khoảng 5-6 ln sẽ đỡ. Dùng trong trường hợp suyễn cấp. (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). + Lá Táo chua (Thanh táo) tươi 30g, rửa sạch, giã nát, lọc lấy khoảng 200ml nước, hoà mật ong cho đủ ngọt, uống. Sau 2 giờ, người bệnh nôn ra đờm dãi thì cơn suyễn sẽ giảm (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). Tóm lại biện chứng luận trị chứng suyễn chủ yếu dựa theo nguyên tắc là thời kỳ lên cơn chủ yếu dùng phép khu tà và lúc không cơn chủ yếu là phù chính. Nhưng trên thực tế lâm sàng do hen suyễn là một chứng bệnh tái phát nhiều lần, cơ thể người bệnh thường suy nhược cho nên lúc khu tà cũng cần chú ý phù chính và lúc không lên cơn chủ yếu là bổ hư nhưng trên lâm sàng thường biểu hiện hư chứng lẫn lộn như Tỳ phế hư, phế thận hư hoặc tỳ thận dương hư v.v biện chứng luận trị cần hết sức chú ý. Ngoài ra, đối với những cơn hen ác tính, bệnh nhân khó thở nặng cần kết hợp với các phương pháp chẩn đoán của y học hiện đại giúp xác định bệnh chính xác để phối hợp với các phương pháp trị bệnh bằng thuốc tây như thở oxy, dùng thuốc trụ sinh (nếu nhiễm khuẩn) thuốc dãn phế quản hoặc thuốc trợ tim (trường hợp hen tim) v.v đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh. CHÂM CỨU TRỊ SUYỄN + Bình suyễn, Giáng nghịch, tuyên Phế, hoá đờm. Dùng phép cứu hoặc châm lưu kim Định Suyễn, Thiên Đột, Tuyền Cơ, Chiên Trung, có thể phối hợp thêm Phong Long, Đại Chuỳ, Hợp Cốc, Quan Nguyên, Túc Tam Lý. Cách châm: Định suyễn lưu kim, vê kim vài phút, Thiên đột không lưu kim, Tuyền Cơ, Chiên Trung lúc châm phải hướng mũi kim ra 4 phía, châm xiên khoảng 0,1 thốn, lưu kim, vê vài phút. Gia giảm: Đờm nhiều thêm Phong long. Kèm viêm đường hô hấp thêm Đại chuỳ, Hợp cốc. Suyễn lâu ngày thêm Quan nguyên, Túc tam lý. Ý nghĩa: Định suyễn là huyệt đặc hiệu để làm ngưng cơn suyễn, Thiên Đột, Chiên Trung để thuận khí, giáng nghịch. Tuyền Cơ để tuyên Phế khí ở Thượng tiêu. Phong long hoá đàm, giáng trọc. Quan Nguyên + Túc Tam Lý kiêm bổ Tỳ, Thận, trị bản bồi nguyên, Đại Chuỳ + Hiệp cốc sơ tà giải biểu (Châm Cứu Học Thượng Hải). + Thực Suyễn: Dùng kinh huyệt thủ Thái âm làm chính. Châm tả Đản trung, Liệt khuyết, Phế du, Xích trạch. Phong hàn thêm Phong môn. Đờm nhiệt thêm Phong long. (Liệt khuyết, Xích trạch tuyên thông Phế khí, Phong môn sơ thông kinh khí ở biểu để giúp cho Phế khí thông; Chiên trung, Phế du điều Phế, thuận khí. Hợp với Phong long để hoà Vị, hoá đờm, trị suyễn). Hư Suyễn: Điều bổ Phế và Thận. Châm bổ hoặc cứu Phế du, Cao hoang, Khí hải, Thận du, Túc tam lý, Thái uyên, Thái khê. (Tháiuyên là huyệt Nguyên của Phế; Thái khê là huyệt Nguyên của kinh Thận. Để bổ khí cho 2 tạng Phế và Thận; Phế du, Cao hoang để bổ thượng tiêu, Phế khí; Thận du, Khí hải bồi bổ hạ tiêu, Thận khí; Túc tam lý để điều hoà Vị khí, bồi dưỡng nguồn sinh hoá hậu thiên, làm cho thuỷ cốc tinh vi đi lên, quy về Phế, giúp Phế khí đầy đủ thì bệnh sẽ tự khỏi) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa). + Khí hộ, Vân môn, Thiên phủ, Thần môn (Thiên Kim Phương). + Vân môn, Nhân nghênh (ho suyễn cấp). Thiên đột, Hoa cái (suyễn nhiều). Phách hộ, Thiên phủ (suyễn đờm nhiều) (Tư Sinh Kinh). + Cứu Trung phủ, Vân môn, Thiên phủ, Hoa cái, Phế du (Châm Cứu Tụ Anh). + Du phủ, Thiên đột, Đản trung, Phế du, Túc tam lý, Trung quản, Cao hoang, Khí hải, Quan nguyên, Nhũ căn (Châm Cứu Đại Thành). + Cứu Tuyền cơ, Khí hải, Đản trung, Kỳ môn, Chí dương (3 tráng) (Cảnh Nhạc Toàn Thư). + Tuyền cơ, Hoa cái, Đản Trung, Kiên Tỉnh, Kiên trung du, Thái uyên, Túc tam lý (đều cứu) (Loại Kinh Đồ Dực). + Cứu Phế du, Cao hoang, Thiên đột, Chiên trung, Liệt khuyết, Túc tam lý, Phong Long (Thần Cứu Kinh Luận). + Phế Du, Trung Quản, Đản trung, Liệt khuyết, Cao hoang du (Châm Cứu Trị Liệu Học). + Cứu Đản trung, Phách hộ, Phụ phân, Linh đài, Thiên đột, Đại chuỳ, Khí hải, Cao hoang, Thần đường, Đại trử, Phong môn (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học). + Phế du, Đốc du, Thiên đột, Đản trung, Kiên tỉnh, Trung quản, Khí hải, Liệt khuyết, Túc tam lý, Tam âm giao (Trung Quốc Châm Cứu Học) + Phong môn, Liệt khuyết, Đản trung, Đại chuỳ, Định suyễn (Bình bổ bình tả) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn). + Châm tả Liệt khuyết, Xích trạch, Phong môn, Phế du, Định suyễn (Liệt khuyết, Xích trạch là cách phối huyệt Lạc với huyệt Hợp để tuyên thông Phế khí; Phong môn Phế du sơ phong, giải biểu, tuyên Phế, hoá đờm; Định suyễn giáng khí, bình suyễn) (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học) 2- Hen Nhiệt (Nhiệt Háo) - CCHG Nghĩa: Tuyên giáng khí của Phế, Vị. Châm (không lưu kim) Phế du, Đản trung, Liệt khuyết, Thiên đột, Trung quản, Phong long. (Đản Trung là huyệt hội của khí toàn cơ thể, hợp với Phế du, Liệt khuyết để tăng tác dụng tuyên thông Phế Khí; Thiên Đột làm thông họng, điều hoà Phế; Trung quản, Phong Long điều hoà khí ở hai kinh Tỳ và Vị, làm cho thuỷ dịch không ngưng kết lại thành đờm được (trị theo gốc). - CCHV Nam: Châm (không lưu kim) Khí suyễn, Thiên đột, Trung phủ, Khúc trì, Phong long, Túc tam lý. (Khí Suyễn là huyệt đặc hiệu để trị suyễn; Trung Phủ để điều Phế; Thiên Đột khu đàm, thông lợi Phế khí; Khúc Trì thanh nhiệt; Phong Long, Túc Tam Lý tiêu đàm, hạ khí, thêm Phế Du tăng tác dụng của Thiên đột, Trung phủ để tuyên thông Phế khí; Tỳ Du tăng sức vận hoá của Tỳ, hoá đàm, trừ thấp; Thận Du bổ thận nạp khí). - TS Kinh: Thiên đột, Đản trung, Thiên trì, Giải khê, Kiên trung du. - LSĐKTHTL Học: Châm Hợp cốc, Liệt khuyết, Đại chuỳ, Phong môn, Phế du. - TCC Học: Thiên trụ, Phong trì, Khí hộ, Kiên ngoại du, Đại Trử, Phế du, Quyết âm du, Tâm du, Phụ phân, Cao hoang, Hợp cốc. - TYLPT Sách: Định suyễn, Đản trung, Nội quan, Đại chuỳ, Trung suyễn, Phong Long. - CCHT. Hải: Định suyễn, Thiên đột, Tuyền cơ, Đản trung, thêm Phong long, Đại chuỳ, Hợp cốc, Quan nguyên, Túc tam lý. - TQCCHK. Yếu: Định Suyễn, Thiên đột, Phế du, Chiên trung. - CCHH Kong: Đại Chuỳ, Linh Đài, Liêm Tuyền, Thiên Đột, Ngọc Đường, Chiên Trung, Trung Đình, Trung Phủ, Vân Môn, Thiên Phủ, Xích Trạch, Khổng Tối, Liệt Khuyết, Kinh Cừ, Thái Uyên, Ngư Tế, Nội Quan, Thương Dương, Kiêm Trung Du, Nhân Nghinh, Thuỷ Đột, Khí Xá, Khuyết Bồn, Khí Hộ, Ốc Ế, Ưng Song, Não Không, Triếp cân, Dương Giao, Túc Khiếu Âm, Phách Hộ, Thần Đường, Đại Bao, Đại Chung. - TDCCĐ. Toàn: Phong Môn, Xích Trạch, Hiệp Cốc, Phong Long, Định Suyễn, châm tả. - Suyễn Do Đờm Trọc: Thanh nhiệt, hoá đờm, bình suyễn. Châm tả Hợp cốc, Đại chuỳ, Xích trạch, Phế du, Phong long, Định suyễn, Nội quan (Hợp cốc, Đại chuỳ sơ biểu, tán nhiệt; Xích trạch, Phế du, Định suyễn tuyên thông Phế khí, giáng nghịch, chỉ khái; Phong long hoá đờm, giáng trọc; Nội quan bình suyễn, chỉ khái, thuận khí, khoan hung (Tân Biên Châm Cứu trị Liệu Học). - Suyễn Do Hư Chứng: Ích Phế, kiện Tỳ, bổ Thận, hoá đờm, bình suyễn, chỉ khái. Châm bổ Phế du, Cao hoang du, Tỳ du, Túc tam lý, Khí hải, Thận du (Phế du, Cao hoang du để bổ Phế, ích khí; Tỳ du, Túc tam lý kiện Tỳ Vị, dưỡng hậu thiên; Khí hải, Thận du bồi bổ Thận khí). - Sách CCTL. Học còn phân ra: - Thực Suyễn: Phế Du, Phong Môn, Xích Trạch, Phong Long, Chiên Trung (đều tả). - Hư Suyễn: Thận Du, Quan Nguyên, Khí Hải, Cao Hoang Du, Túc Tam Lý (đều bổ). - Suyễn do Ngoại Cảm Phong Hàn: Ngoại Quan, Hiệp Cốc (đều tả). - Sách Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn còn chia ra: - Suyễn do thấp nhiệt:Thanh nhiệt, táo thấp: Tả Xích Trạch, bổ Tỳ Du, Thương Khâu thêm Trung Quản, Phong Long, Thiên Đột. -Suyễn do Thử Nhiệt: Ích Khí, dưỡng Âm: Thái Uyên, Thái Khê, Cao Hoang Du châm bổ hoặc thêm cứu. - Do Phế Nhiệt: Tả Phế, thanh nhiệt: Châm tả Xích Trạch, Liệt Khuyết, Đại Đô. - Do Đờm Thực:Tả Phế, thanh đờm: châm tả Định Suyễn, Chiên Trung, Liệt Khuyết, Phong Long, Vân Môn, Phế Du. - Do Phế Âm Hư: Bổ Phế, dưỡng Âm: Châm bổ Thái Uyên, Cao Hoang, Thái Khê, Phế Du, Định Suyễn, Khí Hải. -Do Thận Âm Hư: Tư Âm, bổ Thận: châm bổ Thái Khê, Thận Du, Cao Hoang. -Do Thận Dương Hư: Bổ Thận, nạp khí: Châm bổ + cứu Thận Du, Khí Hải, Phế Du, Mệnh Môn, Quan Nguyên, Tam Tiêu Du. -Do Tâm Dương Hư: Ôn bổ Tâm dương: châm bổ + cứu Thái Uyên, Tâm Du, Cự Khuyết, Mệnh Môn, Khí Hải, Quan Nguyên. -HĐCCTL. Lục: Cứu giữa đốt sống cổ 3 và 4, Thiên liêu, Thiên Tông, Phế Du, Thiên Đột, Chiên Trung, Cưu Vĩ, Quan Nguyên, Liệt Khuyết, mỗi huyệt 20 tráng trở lên. - Chỉ dùng huyệt Nội quan trị hen suyễn có kết quả tốt (Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1959, 12). - Suyễn tức, Hợp cốc, Chiên trung, Cự cốt, Phế du, Khúc trì, Thái uyên. Trong đó thường dùng nhiều nhất là Suyễn tức và Hợp cốc Trị 26 ca đều có kết quả tốt (Lý Diệu – Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1959, 12). - Cứu thành sẹo đẻ trị suyễn. Lúc không lên cơn, chủ yếu cứu Đại chuỳ, Chiên trung. Lúc lên cơn, chia làm ba loại: a) Thể Phế suyễn: chọn huyệt Đại chuỳ, Phế du, Phong môn, Chiên trung, Thiên đột. b) Tỳ suyễn: Đại chuỳ, Phế du, Cao hoang, Trung quản. c) Thận suyễn: Đại chuỳ, Khí hải, Thận du, Phế du, Cao hoang. (Lý Chí Minh, Thượng Hải Trung Y Dược tạp Chí 1962, 2). - Cứu thành sẹo Đại chuỳ, Thiên đột, Phế du trị 157 ca có kết quả tốt (Chu Thoả Công, Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1963, 11). - Đại Chuỳ, Phong Trì, Định Suyễn, hợp với Xích Trạch, Liệt Khuyết, Nội Quan, Túc Tam Lý, Phong Long, Phế Du, Tâm Du, Thận Du, Phục Lưu, Thái Khê, Lưu kim 20 phút rồi rút kim (Thượng Hi Châm Cứu Tạp Chí 1986, 21). [...]... lần, mũi kim hướng chếch lên trên sâu chừng 5 phân, lưu kim 20 - 30 phút, cứ 5 phút vê kim một lần Trị 20 0 ca, đạt hiệu quả 98,5%, trong đó có 129 ca ổn định trên 2 năm không thấy tái phát (Châm Cứu Trị Liệu Bách Bệnh Oai Tuỵ) + Khúc Kính Lai (1990) châm thẳng huyệt Túc tam lý sâu 1- 2 thốn, lưu kim 20 phút, vê kim từ 2 - 4 lần Trị 30 ca hen phế quản thể tỳ hư, đạt hiệu quả 90% (Châm Cứu Trị Liệu... liên tục, khi dùng hết khoảng 25 0g, thì dứt hết cơn hen Lại tiếp tục uống cho tới tất cả 2. 500g, đồng thời phối hợp cho dùng một số Kim Quĩ Thận Khí Hoàn, Bột nhau thai, sau khi khỏi bệnh đã theo dõi 21 năm không thấy tái phát Y Án Trị Hen Suyễn (Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng) Khu XX, nam, 39 tuổi, nông dân Từ năm lên 10, người bệnh do bị cảm lạnh thành ho hen suyễn Điều trị bệnh đã đỡ nhưng... được tần suất cơn hen Cho uống ‘Cao Trị Hen (Chế nam tinh 15g, Pháp bán hạ 15g, Cát cánh 15g, Xuyên bối 15g, Tế tân 15g, Hạnh nhân 15g, Sinh cam thảo 15g, Ngũ vị tử 15g, Sinh Ma hoàng 9g, Bạch tô tử 9g, Khoản đông hoa 9g, Sinh tử uyển 9g, Ma du (dầu gai) 20 0g, Bạch mật (mật trắng) 120 g, Sinh khương trấp (nước gừng tươi) 120 g Trước hết cho 12 vị thuốc đầu tiên vào trong dầu gai ngâm 24 giờ, đem sao cho... phát Y Án Trị Hen Suyễn (Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng) Dung XX, nam, 38 tuổi, cán bộ Khám điều trị năm 1957 Bệnh nhân bị hen phế quản kéo dài đã 6 năm Thoạt đầu mỗi năm lên cơn 1 -2 lần, phần nhiều vào mùa đông xuân, sau khi bị lạnh Nói chung uống Ephedrin hoặc các thuốc đông y thì có thể dứt cơn được Hai năm gần đây ngày càng bị nhiều cơn hơn, cứ mấy ngày lại lên một cơn hen, mỗi lần... tả Định suyễn châm xiên hướng về cột sống sâu chừng 1 thốn, Thái uyên châm thẳng sâu 0,5 thốn, lưu kim 10 - 20 phút Hiệu quả đạt 94,87% (2) Thận Hư: huyệt chính gồm Định suyễn, Thái uyên Huyệt phụ gồm Thận du, Thái khê Hiệu quả đạt 78,57% (3) Phong Hàn: huyệt chính Định suyễn, Thái uyên Huyệt phụ gồm Phong trì, Phong môn Trị liệu 71 ca, đạt hiệu quả 98,65% (4) Phong Nhiệt: huyệt chính Định suyễn, Thái... Tuỵ) Nhĩ Châm Trị Suyễn Bình suyễn, Thượng thận tuyến, Khí quản, Dưới đồi, Giao cảm, Nội phân bí, Phế, Tỳ, Thận Mỗi lần chọn 5 huyệt Châm kích thích mạnh, lưu kim 30-60 phút Mỗi ngày hoặc cách ngày châm một lần Y Án Trị Hen Suyễn (Trích trong Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm) Bệnh nhân Ngưu, nữ, 56 tuổi, nông dân, nhập điều trị ngoại trú ngày 21 /11/1969 Bệnh nhân trước đây có những cơn hen kịch phát tái... lên cơn hen không dứt được, càng ngày càng nặng, tuy đã điều trị bằng nhiều loại thuốc mà vẫn không khỏi Một năm trở lại đây, mỗi lần lên cơn hen lại so vai ngửa cổ mà hít thở, trông rất thảm hại Đã dùng Ephedrein, Aminophylin, mà không cắt được cơn hen Dùng Corticoid thì có thể giảm cơn hen tạm thời được 20 -30 phút, tiêm truyền hormon vào tĩnh mạch thì phải mất khoảng 1 ngày mới cắt được cơn hen Cho... thuốc này dùng lần lượt thay nhau và đều có gia giảm, khi lên cơn hen thì vẫn uống Tiêu Suyễn Thang Cứ như thế tiếp tục điều trị hơn nửa năm, số lần lên cơn hen giảm đi rõ rệt, cường độ cơn hen cũng nhẹ hơn nhiều, thể lực tăng lên rõ rệt Một năm sau thì bệnh cơ bản khỏi hẳn Bàn luận: "Tiêu Suyễn Thang" là bài thuốc tuyển chọn phối hợp chữa hen của đông y dựa trên các bài thuốc Tiểu Thanh Long Thang, Xạ... thì bổ, thực thì tả, lưu kim 20 phút Châm cách nhật, 10 lần là một liệu trình, giữa 2 liệu trình nghỉ một tuần Trị 62 ca, đạt hiệu quả 87,1% (Châm Cứu Trị Liệu Bách Bệnh Oai Tuỵ) + Quách Liên Hán (1990) dùng Phế du, Định suyễn, Liệt khuyết, Thiên đột, Chiên trung Thời kỳ phát tác thêm Hợp cốc, Nội quan, Khúc trì; Thời kỳ hoãn giải thêm Phế du, Túc tam lý, Tam âm giao; Cơn hen liên tục thêm Thận du, Phong... vào tĩnh mạch thì phải mất khoảng 1 ngày mới cắt được cơn hen Cho uống ‘Tiêu Suyễn Thang’ (Chích Ma hoàng 9g, Tế tân 9g, Xạ can 9g, Sinh thạch cao 24 g, Ngũ vị tử 9g, Chích cam thảo 9g, Pháp bán hạ 9g Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần), uống 1 thang thì hen giảm hẳn, uống hết 2 thang thì cơ bản khống chế được cơn hen Lại cho dùng Lục Quân Tử Thang và Sinh Mạch Tán, có tác dụng bồi thổ sinh . HEN SUYỄN – PHẦN 2 THUỐC NAM TRỊ SUYỄN + Bèo cái 100g, cắt bỏ rễ, bỏ lá vàng, rửa nhiều lần bằng nước muối cho. Quan Nguyên, Liệt Khuyết, mỗi huyệt 20 tráng trở lên. - Chỉ dùng huyệt Nội quan trị hen suyễn có kết quả tốt (Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1959, 12) . - Suyễn tức, Hợp cốc, Chiên trung, Cự. Trong đó thường dùng nhiều nhất là Suyễn tức và Hợp cốc Trị 26 ca đều có kết quả tốt (Lý Diệu – Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1959, 12) . - Cứu thành sẹo đẻ trị suyễn. Lúc không lên cơn, chủ yếu