NIÊN BIỂU LỊCH THẾ GIỚI - TRƯỚC CÔNG NGUYÊN_3 doc

8 204 0
NIÊN BIỂU LỊCH THẾ GIỚI - TRƯỚC CÔNG NGUYÊN_3 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NIÊN BIỂU LỊCH THẾ GIỚI - TRƯỚC CÔNG NGUYÊN 336 - 323 Tr. C.N:  Alexandre con trai của Philippe cầm quyền ở Macédoine. Ông là môt thiên tài quân sự thời cổ đại, và là người châu Âu đầu tiên tiến hành nhiều cuộc chiến tranh nhằm chinh phục phương Đông. Dưới thời ông, đế quốc Macédoine được mở rộng, sát nhập cả Ai Cập và Cận Đông. Năm 327 - 326 Tr. C.N, Alexandre xâm lăng Ấn Độ, nhưng sau đó phải rút lui vì quân đội của ông nổi dậy chống lại. 325 - 298 Tr. C.N:  Triều đại của Chandragupta, người sáng lập ra vương triều Maurya nổi tiếng và thống nhất Ấn Độ. 323 Tr. C.N:  Thời kỳ Hy Lạp hóa (Hellenistic) bắt đầu, ảnh hưởng của Hy Lạp lan rộng ở Địa Trung Hải, Ai Cập và Cận Đông. Trên cơ sở đó tại các quốc gia Hy Lạp hóa đã diễn ra sự kết hợp hài hòa và thâm nhập lẫn nhau giữa nền văn hóa cổ đỉên Hy Lạp với các di sản quý báu của phương Đông. Thời kỳ Hy Lạp hóa kết thúc vào năm 30 Tr. C.N. 323 - 30 Tr. C.N:  Triều đại Ptolémé ở Ai Cập từ đời Vua Ptolémé I (305 - 283 Tr. C.N) đến Ptolémé XV (47 - 30 Tr. C.N) 300 Tr. C.N:  Herophilus, thầy thuốc và là nhà giải phẫu học Hy Lạp (nhà giải phẫu thực sự đầu tiên) bắt đầu nghiên cứu có hệ thống về giải phẫu, phân biệt dây thần kinh giác quan và dây thần kinh vận động. 300 Tr. C.N:  Nhà tóan học Hy Lạp là Euclide soạn thảo cuốn các nguyên tố, lần đầu tiên chính thức phát biểu về những nguyên lý hình học. 300 Tr. C.N (~):  Người TQ phát hiện ra đá nam châm và biết sử dụng nó để chỉ phương hướng. Đến thế kỷ XI người ta bắt đầu dùng sắt mài lên đá nam châm để thu từ tính, rồi dùng miếng sắt đó để chế tạo la bàn. 300 - 30 Tr. C.N:  Thành phố Alexandria của Ai Cập trở thành trung tâm trí tuệ thế giới Hy Lạp hóa. 292 - 280 Tr. C.N:  Tượng Rhodes, một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại được xây dựng. Đây là tượng thần Mặt Trời Helios làm bằng đồng và cao hơn 100 feet 287 Tr. C.N (~):  Năm sinh Archimedes (287 - 212 Tr. C.N) nhà tóan học và vật lý học Hy Lạp tìm ra định lụât về các vật thể nổi, lập ra môn thủy tĩnh học. 280 Tr. C.N:  Xây dựng ngọn hải đăng Pharos ở Alexandria (Ai Cập), một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại. 273 - 236 Tr. C.N:  Dưới triều vua Ashoka Ấn Độ cổ đại phát triển đến giai đoạn phồn thịnh nhất. Đạo Phật được tôn làm quốc đạo và được truyền bá rộng rãi. Ông cho xây dựng nhiều chùa chiền, kắhc nhiều chiếu chỉ trên các cột đá, vách đá và triệu tập đại hội Phật Giáo lần thứ 3 ở Palaliputra. 264 - 146 Tr. C.N:  Chíên tranh Punic giữa Roma và Carthage nhằm giành giật đất đai thị trường và nô lệ. Carthage bị thất bại, Roma thống nhất gần như toàn bộ vùng Địa Trung Hải gồm: Bán đảo Italia, Tây Ban Nha, Macédoine, Hy Lạp, Tiểu Á, Syria, Ai Cập và bờ biển Bắc Phi thành một đế quốc rộng lớn. 250 Tr. C.N:  Đế quốc Parthian thay thế đế quốc Ba Tư ở Trung Cận Đông, và tồn tại đến năm 226 sau C.N 230 Tr. C.N (~):  Eratosthenes, nhà thiên văn học Hy Lạp đầu tiên tính đựơc chu vi quả đất (không dùng đến các khí cụ thiên văn) 221 Tr. C.N:  Tần Thủy Hoàng thống nhất TQ, lập nên nhà Tần ( 221 - 206 Tr. C.N), triều đại phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên của TQ. Triều Tần thực hành chế độ cai trị hà khắc theo đường lối Pháp Gia, xây đắp Vạn Lý Trường Thành nhằm đề phòng và ngăn cản người Hung Nô ở phía Bắc xâm nhập TQ. Các cụôc khởi nghĩa nông dân do Trần Thắng, Ngô Quảng lãnh đạo làm cho triều đại nhà Tần suy sụp. 209 Tr. C.N:  Cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân cuối thời Tần ở TQ do Trần Thắng và Ngô Quảng đã bắt đầu bùng nổ. Sau một số thắng lợi Trần Thắng tự xưng làm vua, lấy hiệu là Trương Sở, lập chính quyền mới ở đất Trần. Nhưng do bị phân tán, chia rẽ nội bộ nên sau nửa năm đấu tranh, cuộc khởi nghĩa thất bại. Sau cuộc khởi nghĩa của Trần Thắng, Ngô Quảng cuộc đấu tranh chống nhà Tần bùng cháy và lan rộng khắp cả nước mà tiêu biểu là các cuộc nổi dậy do Hạng Vũ và Lưu Bang cầm đầu. 206 Tr. C.N - 220 (~):  Triều đại nhà Hán của TQ đựơc thiết lập. Suốt hơn 400 năm tương đối hòa bình và ổn định của nhà Hán, người TQ phát triển sản xuất, mở mang nhiều công trình giao thông và thủy lợi; đạt được những thành tựu nghệ thuật to lớn, mở rộng đất đai và truyền bá đạo Phật. Triều đại này sụp đổ năm 220 sau CN. 202 Tr. C.N:  Nghề in ở TQ xuất hiện. Người ta khắc chữ lên bàn đá rồi in thành sách. Thời Tùy, Đường nghề in đã khá phát triển nhưng phải tới năm 1041 cách in chữ rời ở TQ mới dược một người là Tất Thắng phát minh 200 Tr. C.N (~):  Tập trường ca Mahabharata nổi tiếng của Ấn Độ được sáng tác bằng tiếng Sanskrit. 200 - 100 Tr. C.N (~):  Hipparchus, nhà thiên văn học nổi tiếng ra đời. 146 Tr. C.N:  Macédoine trở thành một tỉnh của đế quốc La Mã. 140 - 87 Tr. C.N:  TQ dưới thời trị vì của Vũ Đế, ông vua nổi tiếng thời Hán. Ông là người đặt nền tảng cho nhiều chính sách căn bản của thời đại nhà Hán. Những chính sách chủ yếu của ông là: Đề cao và tập trung quyền lực vào chính phủ trung ương; nới rộng sức dân, giảm nhẹ to thuế, phu phen, tạp dịch, xây dựng nhiều công trình thủy lợi để khôi phục và phát triển sản xuất; chỉ đề cao Nho học, biến nó thành công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến ở TQ; tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược các nước xung quanh để mở rộng lãnh thổ. 100 Tr. C.N:  Văn hóa Paracus thuộc nền văn minh Chavin ở Peru (Nam Mỹ) phát triển. 73 - 71 Tr. C.N:  Cuộc khởi nghĩa nô lệ do Spartacus lãnh đạo nổ ra ở miền Nam bán đảo Italia. Nghĩa quân đánh thắng nhiều trận, giải phóng nhiều nô lệ, nhưng cuối cùng bị quân đội La Mã do tướng Crassus chỉ huy đàn áp. Hơn 6000 quân khởi nghĩa bị bắt và sau đó bị xử tử trên giá chữ thập. 60 Tr. C.N:  Ba viên tướng César, Pompei và Crassus cùng nắm quỳên trị vì La Mã, lịch sử gọi là chế độ chuyên chính tay ba, hay chế độ Tam hùng lần thứ nhất (Triumvirat). Năm 53 Tr. C.N, Crassus chết. Năm 46 tr, César đánh bại Pempei, trở thành đọc tài La Mã. Năm 44 Tr. C.N César bị ám sát khi ông đang chủ tọa một cuộc họp của Viện Nguyên Lão. 48 Tr. C.N:  Cesar gặp Cléopatra ở Ai Cập. Với sự giúp đỡ của César, Cléopatra trở thành nữ hoàng của Ai Cập (năm 47 - 30 Tr. C.N) 43 Tr. C.N:  Antonius, Octavius và Lepidus thiết lập chế độ Tam hùng lần thứ hai. Năm 30tr. Octavius đánh bại liên quân Antonius - Cléopâtre và trở thành Hoàng đế đầu tiên ở La Mã. Nền cộng hòa La Mã được thay thế bởi nền quân chủ. 14 Tr. C.N:  Đế quốc La Mã bắt đầu thời kỳ hòa bình kéo dài khoảng 200 năm, kết thúc vào lăm 192. . NIÊN BIỂU LỊCH THẾ GIỚI - TRƯỚC CÔNG NGUYÊN 33 6 - 32 3 Tr. C.N:  Alexandre con trai của Philippe cầm quyền ở Macédoine Hy Lạp hóa kết thúc vào năm 30 Tr. C.N. 32 3 - 30 Tr. C.N:  Triều đại Ptolémé ở Ai Cập từ đời Vua Ptolémé I (30 5 - 2 83 Tr. C.N) đến Ptolémé XV (47 - 30 Tr. C.N) 30 0 Tr. C.N:  Herophilus,. sát nhập cả Ai Cập và Cận Đông. Năm 32 7 - 32 6 Tr. C.N, Alexandre xâm lăng Ấn Độ, nhưng sau đó phải rút lui vì quân đội của ông nổi dậy chống lại. 32 5 - 298 Tr. C.N:  Triều đại của Chandragupta,

Ngày đăng: 26/07/2014, 04:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan