TỔNG QUÁT CÁCH MẠNG PHÁP 1789 II. DIỄN BIẾN CỦA CÁCH MẠNG 1. Giai đoạn thống trị của Tư sản Lập hiến: nền quân chủ lập hiến. 1.1. Ngày 14.7.1789 và phong trào cách mạng ở nông thôn. Trưóc hành động cách mạng của toàn thể đẳng cấp Thứ Ba, Louis XVI tìm mọi cách chống đối. Vua đã điều 20.000 quân từ Versailles về Paris với mưu toan bóp chết cách mạng. Trước tình hình đó, giai cấp tư sản tỏ ra bối rối, nhưng QCND đã đứng lên cứu nguy cho cách mạng. Từ ngày 12. 7 đến 13.7. 1789, họ đã xuống đường cướp vũ khí. Ngày 14.7, họ kéo đến ngục Bastille. Sau vài giờ chiến đấu, ngục Bastille bị hạ. Biểu trưng của chế độ chuyên chế bị lật đổ. Lợi dụng công lao của QCND, Tư sản tài chính lên nắm chính quyền, tuyên bố chế độ Quân chủ lập hiến. Dưới ảnh hưởng ngày 14.7 ở Paris, phong trào cách mạng nổ ra ở nông thôn. Nhân dân tự vũ trang bằng cuốc, xẻng, súng săn kéo về lâu đài của lãnh chúa, đốt những văn bản ghi các nghĩa vụ phong kiến của nông dân . Ở những nơi lãnh chúa tỏ ra ngoan cố thì nông dân thiêu hủy lâu đài, và đôi khi họ còn treo cổ lãnh chúa. Ðây là sự phản kháng mãnh liệt của nông dân ở nông thôn. 1.2. Hoạt động của Quốc Hội Lập Hiến. - Ðêm lịch sử 4.8.1789: những cuộc khởi nghĩa của nông dân đã dẫn đến đêm lịch sử 4.8. Thông qua đề nghị của tư sản và một số quí tộc tự do, QHLH đã tuyên bố sắc lệnh: Bãi bỏ chế độ phong kiến: những đặc quyền, đặc lợi của đẳng cấp I và II được thay bằng sự bình đẳng về pháp lý". Trên thực tế, những nghĩa vụ phong kiến cá nhân được xóa bỏ, nông dân được giải phóng khỏi những ràng buộc phi lý của chế độ phong kiến, nhưng vẫn chưa được quyền sở hữu về đất đai. - Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền. Sau khi giải quyết vấn đề ruộng đất của nông dân, giai cấp tư sản nghĩ đến việc xây dựng nền tảng cho chế độ mới. Ngày 26.8.1789, QHLH thông qua một văn kiện có tính chất cương lĩnh: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền. Tuyên ngôn gồm 17 điều khoản, được mở đầu với điều I như sau: Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng. Bản Tuyên ngôn đã nêu lên công thức nổi tiếng của cách mạng Pháp Tự do -Bình đẳng -Bác ái. Trong 17 điều khoản của Tuyên ngôn, ta thấy toát lên hai vấn đề chính: công nhận, khẳng định quyền tự nhiên của con người, tuyên bố những nguyên lý tổ chức chính trị nhằm bảo đảm quyền con người và quyền công dân. Trong khi chế độ phong kiến còn thống trị hầu hết châu Âu, bản Tuyên ngôn đã mạnh dạn tuyên bố nguyên tắc bình đẳng đối với mọi người. Ðó là văn bản khai tử chế độ cũ và là cương lĩnh của chế độ mới. -Hiến Pháp 1791. Bản tuyên ngôn được dùng làm chương mở đầu của Hiến pháp 1791, được thông qua vào tháng 9.1791. Theo Hiến pháp, chế độ QCCC trên pháp lý đã chấm dứt. Quyền lực quốc gia được điều hành bởi Quốc hội Lập pháp. QHLP là cơ quan tối cao ban hành pháp luật, trở thành công cụ thống trị trong tay giai cấp tư sản. Vua chỉ còn quyền hành pháp. Hiến pháp còn qui định chế độ tuyển cử, chia công dân làm hai loại: công dân tích cực và công dân tiêu cực. Chỉ có những công dân tích cực mới có quyền bỏ phiếu: đó là những người từ 25 tuổi trở lên, không làm thuê cho ai, phải có tên trong danh sách vệ quốc quân và phải nộp một số thuế nhất định. Những điều kiện cử tri hạn chế đó đã gạt ra ngoài quyền bầu cử của hàng triệu người lao động. Quốc hội còn thông qua đạo luật Le Chapelier nhằm cấm sự tụ tập và lập hội của công dân. -Chính sách kinh tế: Cùng với Hiến pháp 1791, những pháp chế về hành chính, tư pháp, thuế khóa và công thương nghiệp được ban hành dựa trên khẩu hiệu Hãy để cho làm, hãy để cho đi của phái BKTT. Tự do kinh doanh của cá nhân được đề cao. Quốc hội bãi bỏî các qui chế của phường hội, cho phép tự do buôn bán lúa mì, cấm nhập cảng sợi lanh và các vật liệu kiến trúc để khuyến khích sản xuất trong nước. Quốc hội còn phát hành tín phiếu, xem đó là phương tiện để thanh toán nhằm bảo đảm hệ thống tiền tệ trong nước. Tổ chức hành chính được sửa đổi. Ðặc quyền các tỉnh bị bãi bỏ. Toàn quốc được chia làm 83 quận có diện tích bằng nhau với cơ cấu tổ chức thống nhất. Hàng rào thuế quan nội địa bị bãi bỏ. Những biện pháp về kinh tế, hành chính đã có một ý nghĩa tiến bộ vì nó đã gạt bỏ những nhân tố kìm hãm sự phát triển công thương nghiệp, xóa bỏ ranh giới các khu vực, góp phần vào việc hình thành thị trường dân tộc Pháp. 1.3. Chiến tranh giữa Pháp và Châu Âu. Sau khi ngục Bastille thất thủ, quí tộc phản cách mạng lần lượt bỏ trốn khỏi nước Pháp. Louis XVI cũng tìm cách vượt biên nhưng bị bắt lại. Sau khi bị bắt, Louis XVI vẫn tiếp tục chống phá cách mạng. Ông tìm cách liên minh với các nước phong kiến châu Âu để đưa nước Pháp vào một cuộc chiến tranh. Ngày 20.4.1792. QHLP tuyên chiến với Aïo. Phổ cũng theo Aïo chống Pháp. Mặc dù thái độ phản bội của Louis XVI và chính sách hiếu chiến của phái Girondins, chiến tranh khi nổ ra vẫn là chiến tranh chính nghĩa về phía Pháp và phi nghĩa về phía châu Âu. Vua và Hoàng hậu giao kế hoạch tác chiến cho quân địch. Trong khi đó, dưới áp lực của QCND, QH ra sắc lệnh "Tổ quốc lâm nguy" quyết tâm bảo vệ đất nước. Trước thái độ không kiên quyết chống ngoại xâm của giai cấp tứ sản, QCND đã đứng lên khởi nghĩa, lật đổ sự thống trị không những của QHLP mà cả sự thống trị của nhà vua. 2. Giai đoạn thống trị của Tư sản Girondins: nền Cộng Hòa I. 2.1. Quốc ước. Sau khi tư sản tài chính bị lật đổ do cuộc khởi nghĩa của QCND ngày 10.8.1792, tư sản công thưong nghiệp lên nắm chính quyền. Bên cạnh chính quyền của tư sản, công xã cách mạng (ra đời trong cuộc khởi nghĩa 10.8.1792.) đã tồn tại như một chính quyền cách mạng của nhân dân. Dưói áp lực của công xã, QH phải đề ra những biện pháp cách mạng, bất chấp ý muốn của phái Girondins. Với những biện pháp biệt lệ do công xã đề ra, nhân dân vô cùng phấn khởi, quyết tâm chiến đấu. Ngày 20.9.1792, họ đã dánh tan quân Phổ ở Valmy. Ðây là một chiến thắng nhỏ nhưng có ý nghĩa vì là lần đầu tiên quân Pháp giáp chiến với quân địch mà không bỏ chạy. Cũng ngày 20.9.1792, QHLP tuyên bố giải tán. Ngày 20.9.1792, một Quốc Ước được bầu theo lối phổ thông đầu phiếu ra đời. Trong phiên họp đầu tiên của mình, Quốc ước tuyên bố nền Cộng Hòa I vào 22. 9. 1792. Việc tuyên bố nền Cộng Hòa đã xóa bỏ vĩnh viễn sự thống trị của chế độ phong kiến và đưa nước Pháp vào một kỉ nguyên mới dưới sự thống trị của giai cấp Tư sản. 2.2. Việc xử tử Louis XVI. Lúc mới cầm quyền, phái Girondins chiếm ưu thế trong quốc hội, nhưng phái này ngày càng tỏ rõ sự ích kỷ của mình. Trong khi đó, phái Núi tuy ít ghế trong Quốc ước nhưng là một phái kiên quyết cách mạng, tích cực bảo vệ quyền lợi cho QCND. Ngay từ đầu đã diễn ra cuộc đấu tranh giữa phái Girondins và phái Jacobins trong Quốc ước. Phái Girondins cho rằng những mục tiêu của mình đã đạt được, không cần phải triệt để đấu tranh. Trái lại, phái Jacobins cho rằng cần phải tiến hành nhiều biện pháp tích cực cách mạng hơn. Cuộc xung đột giữa hai phái còn thể hiện trong việc luận tội Louis XVI. Pháí Girondins tìm mọi lý lẽ để bênh vực, tránh tội tử hình cho Louis XVI. Trong khi đó, phái Núi đề nghị xử tử vua Louis XVI. Cuối cùng, bất chấp thái độ phản động của phái Girondins, ngày 15.1.1793, Quốc ước bỏ phiếu kết án tử hình Louis XVI và sau đó, ngày 21.1.1793 Louis XVI bị xử tử. 2.3. Những khó khăn của cách mạng: ngoại xâm và nội phản. Ðầu tháng 1.1793, cách mạng Pháp gặp rất nhiềìu khó khăn.Tháng 2.1793, nước Anh tư bản chủ nghĩa tham gia vào liên minh chống Pháp, gây nhiều khó khăn về quân sự cho Pháp. Trong nưóc, loạn Vendée nổ ra ở miền tây nam nước Pháp (tháng 3.1793). Ðây là một cuộc bạo động lớn của nông dân lạc hậu do sự xúi giục của cha cố phản động. Họ đã nổi lên giết hại nhân viên của chính quyền địa phương và từ đó cuộc nội chiến lan rộng. Loạn Vendée là một đe dọa nghiêm trọng cho cách mạng Pháp, đến nỗi Robespierre đã kêu lên: muốn cứu nguy cách mạng, cần phải đập tan Vendée. Như vậy, nền Cộng Hòa non trẻ của Pháp phải đương đầu với nhiều khó khăn. Thêm vào đó, đời sống nhân dân ngáy càng khó khăn. Họ đòi thi hành những biện pháp kinh tế và xã hội tích cực hơn. Yêu cầìu đó thể hiện ở sự xuất hiện của phái Hóa dại. Dưới áp lực của QCND và phái Hóa Dại, những người Jacobins đã yêu cầu Quốc ước phải thông qua những biện pháp cách mạng, đặc biệt là đạo luật về giá tối đa. . TỔNG QUÁT CÁCH MẠNG PHÁP 1789 II. DIỄN BIẾN CỦA CÁCH MẠNG 1. Giai đoạn thống trị của Tư sản Lập hiến: nền quân chủ lập hiến. 1.1. Ngày 14.7 .1789 và phong trào cách mạng ở nông. sản, công xã cách mạng (ra đời trong cuộc khởi nghĩa 10.8.17 92. ) đã tồn tại như một chính quyền cách mạng của nhân dân. Dưói áp lực của công xã, QH phải đề ra những biện pháp cách mạng, bất chấp. và sau đó, ngày 21 .1.1793 Louis XVI bị xử tử. 2. 3. Những khó khăn của cách mạng: ngoại xâm và nội phản. Ðầu tháng 1.1793, cách mạng Pháp gặp rất nhiềìu khó khăn.Tháng 2. 1793, nước Anh