1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bức tranh văn học Rumani giản lược ppt

9 239 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Bức tranh văn học Rumani giản lược Văn học thời kỳ Bốn tám (Pasoptiste) với các nhà văn nhiều thế hệ có nhiệm vụ: cổ vũ sáng tạo nghệ thuật, đề cao tư tưởng giải phóng và thống nhất dân tộc, dành mọi sự thiện cảm cho các tầng lớp bị áp bức trư- ớc hết là giai cấp nông dân; đề cao cảm hứng về nguồn gốc bản địa, hư- ớng về quá khứ vẻ vang, hướng về khai thác nền văn hoá dân gian, văn hoá vùng; phê phán mãnh liệt các thói tật phong kiến; đề cao chức năng giáo dục của văn học và nghệ thuật; xây dựng cảm xúc và ứng xử thẩm mỹ cho mọi người thông qua văn học. Khuynh hướng văn học này đáp ứng thời kì Rumani chuyển từ phong kiến lên tư bản, từ lệ thuộc hoàn toàn sang độc lập, từ việc tuân thủ một chiều nền văn hoá Hy Lạp chuyển sang việc tạo ra các mối liên hệ với nền văn hoá Pháp; từ trình độ phân tán nhỏ lẻ sang cấp độ nhà nước thống nhất, ý thức tự hào về quá khứ vẻ vang của dân tộc Rumani, về nền văn minh đã từng có trên mảnh đất Dacia. Trong thời kì này, vai trò của G. Asachi và M. Kogălniceanu ở Moldova và I.H. Rădulescu ở Valasie rất nổi bật. I.H. Rădulescu là đại diện tiêu biểu nhất của Rumani sau D. Cantemir. Còn Mihail Kogălniceau là người đặt nền móng cho tư duy phê bình ở Rumani. Nicolae Bălcescu là người sáng lập môn lịch sử hiện đại và là tác giả của nhiều công trình tầm cỡ về sử học, triết học và văn chương. Anton Pann với tác phẩm Povestea Vorbei ở đó ông sử dụng hình thức thơ cổ điển, nghiêng về đạo lí nhưng không ngần ngại cách tân thơ bằng các kỹ thuật mới. Constantin Negruzzi với Alexandra Lăpuseanu mang đậm màu sắc lãng mạn. Alecu Russo ca ngợi Tổ quốc với Cintarea României. Costache Stamati với những vần thơ phảng phất màu sắc Byron. Ngoài ra còn có Cezar Boliac, Ioan Catină, Andrei Muresanu, Costache Negri Nhà thơ Vasile Cârlova tài hoa song yểu mệnh mang lại cho thi ca thời kì này âm hưởng trữ tình kiểu Lamartine qua tập Inscrirea. Âm hưởng Lamartine cũng gặp ở sáng tác của Grigore Alecsandrescu. Thơ ông tạo ra một bước tiến mới về quan niệm nghệ thuật và hình thức diễn đạt. Ông tấn công vào xã hội phong kiến, và dặt niềm tin vào tiến bộ xã hội. Năm 1857, ông viết bài Vòng tay đoàn kết (Hora Unirei), như là lời dự báo cho sự kiện 1859: Vào nửa sau thế kỉ XIX cuộc đấu tranh chống áp bức bất công càng trở nên quyết liệt. Các hình tượng văn học mang tầm vóc xã hội lớn lao xuất hiện. Các nhà văn lên án xã hội làm tha hoá, biến dạng tình cảm con người. Sự phê phán đó tạo ra xu hướng lãng mạn trong thời kì này. Những nhà lãng mạn Rumani không đi tìm lối thoát, hay xây dựng một thế giới khác mà phê phán mãnh liệt xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến, phê phán xã hội chia năm xẻ bảy. Đại diện ưu tú nhất của xu hướng lãng mạn này đồng thời cũng là người Rumani mang tầm vóc nhân loại chính là Mihai Eminescu (1850- 1899). Ông thuộc lớp nhà văn lãng mạn hậu sinh, nhưng là một thiên tài đặc biệt. Ông là “biểu hiện toàn diện của tâm hồn Rumani”, “là sao Khuê trên bầu trời văn học Rumani”. Ông là kết tinh của mọi thiên tài Rumani. Ông “là biểu hiện của nỗi đau khổ của thời đại ông, là nhà sáng tạo của thời gian lịch sử, là hiện thân toàn diện của văn hoá cổ điển Rumani Với Eminescu thời kỳ trưởng thành của văn hoá Rumani cũng bắt đầu Từ thời điểm Eminescu, chúng ta cũng đạt tới thời kỳ ngang tầm vóc văn hoá thế giới” (Mihai Dorin). Nhờ ông, ngôn ngữ văn học Rumani có được bước phát triển đột biến, quan trọng và đạt được sự hoàn thiện, khẳng định cội nguồn sức mạnh sáng tạo của thi nhân chính là trí tuệ sáng tạo nhân dân, là kho tàng văn hoá, đặc biệt là ngôn ngữ dân gian. Sự nghiệp của ông chủ yếu là thơ trữ tình với nhiều đề tài mang tính phổ quát, ông viết về tình yêu, viết về thân phận con người, ca ngợi thiên nhiên, viết về cái cô đơn, về lịch sử. Kiệt tác về thơ của ông là tác phẩm Sao Hôm (Luceafărul) đầy chất trữ tình huyền thoại. Không chỉ biết ca ngợi tình yêu hay trầm tư về số phận của thiên tài lạc bước, nhà thơ còn là chiến sĩ đấu tranh cho sự hợp nhất văn hoá của người Rumani. Ông được coi là Mihai Viteazul thứ hai. Người thứ nhất đã có công hợp nhất Rumani vào 1600. Mihai Eminescu đã dùng tài thơ tạo ra sự hợp nhất các vùng lãnh thổ, dùng tiếng Rumani và âm hưởng trữ tình của nó liên kết các vùng “từ Nistru tới tận Tisa”. Ông trở thành người sáng tạo ra ngôn ngữ Rumani hợp nhất, tạo ra chỉnh thể không gian văn hoá Rumani. Sức truyền cảm nghệ thuật của sáng tạo thơ ca của ông rất lớn, làm lay động lòng người, liên kết họ lại thành một khối thống nhất. Chúng ta gặp điều đó từ Junii corupti cho tới Impărat si proletar. Thế giới nghệ thuật mà Eminescu sáng tạo là thế giới trữ tình mang màu sắc huyền thoại, cổ tích. Nhân vật của ông ngoài nhân vật trữ tình quen thuộc còn là kiểu nhân vật lãng mạn nổi loạn sẵn có một tình cảm tự nhiên nhưng nhận thấy mâu thuẫn không thể hoà giải giữa số phận và tài năng, thường có thế giới nội tâm phong phú. Sáng tạo thi ca của ông đưa con người vào trạng thái mộng mơ, đặt con người vào thế giới ước mơ. Đó cũng là cách thức phản ứng chống lại cái ác đang ngự trị trong thời đại đó, cho dù cách nhìn của ông mang màu sắc chủ quan song trong tiếng lòng ấy vang vọng tiếng lòng của thời đại. Tạp chí Contemporanul ra đời năm 1881 và cùng các báo, tạp chí khác thúc đẩy sự phát triển của văn học nghệ thuật, là nơi công bố các tác phẩm văn học mới, là nơi đỡ đầu cho nhiều nhà văn. Có thể kể tạp chí Literatorul (1802) của Alexandru Macedonxki; Bonifaciu Florescu; Carol Scrob; Th.M. Stoenescu; Mircea Demetriade; Duiliu Zamfirescu; N. Petrascu; Anghel Demetriescu; Grama; Laertiu; tờ Semănătorul (1901), Luceafărul (1902) gắn với chủ nghĩa dân tộc của St.O. Iosif; Octavian Goga; N. Iorga; M. Sadoveanu; Emil Girleanu; C. Sandu-Aldea; I. Agârbiceanu; Tờ Viata românească (1906) của G. Ibrăianu; Spidion Popescu; Calistrat Hogas; D.D. Pătrăscanu; Jean Bart; Constanta Marino-Moscu; Dumitru C. Moruzi; Radu Rosetti; Gala Galacion; Alice Călugăru; tờ Viata nouă gắn với các nhà tượng trưng: Stefan Petică; Iuliu C. Săvescu; D. Anghel; Ion Minulescu; N. Davidescu; Eugeniu Stefănescu-Est; Al.T. Stamatiad; Emil Isac; Elena Farago; M. Cruceanu; I. Luca Caragiale; D. Caracostea Đương thời với M. Eminescu còn có nhóm chống đối tạp chí Junimea, với Sofia Nădejde; N. Beldiceanu; C. Mille; C. Dobrogeanu Gherea; Rosetti Roman; A. Vlahuta; Traian Demetrescu; N. Burlănesscu-Alin; Anton C. Bacalbasa; Paul Bujor. Tiếp đó còn có các nhà lãng mạn thuộc thế hệ hậu sinh như Barbu Delavrancea; Ioan Al. Brăitescu-Voinesti; I.A. Bassabrabescu; G. Cosbuc; Dimitrie Telcor; O. Carp; Ioan N. Roman; N.D. Popescu. Ion Luca Caragiale là nhà soạn kịch nổi tiếng của Rumani. Ông tiếp tục truyền thống văn học yêu nước của các thế hệ Bốn tám trên lĩnh vực sân khấu. Cái cười trong sân khấu của ông là một vũ khí sắc bén, kết tội mọi sự gian trá, mọi thói hư tật xấu, đạo đức giả và thói hám tiền của tầng lớp giàu có. Ông cũng như M. Eminescu là bạn lớn của nhân dân lao động. Kiệt tác của ông O scrisoare pierdută (1884) cũng như các vở khác như D’ale carnavalului; Conu Leonida fată cu reactiunea; O noapte furtunoasă là những vở hài kịch lớn lấy đề tài từ chính bản thân hiện thực thời đại.Thế giới của ông là chốn thành thị đương thời với ông, ở đó thật giả lẫn lộn, ở đó tiếng khóc đau thương trộn lẫn với nụ cười khả ố lố bịch. Đó là thế giới cộng sinh hỗn độn, ở đó ai không biết nói dối, ai không chịu ăn cắp, ai không lừa lọc, ai không biết cho và không biết ngửa tay xin, người đó sẽ bị tiêu diệt, không có chỗ đứng trong xã hội. Ông phơi bày cái thế giới đó với đủ mọi thứ ti tiện, hèn kém, vô liêm sỉ. Nhân vật của ông thường có ba dạng: dạng cực tả quá khích thẳng tay kết án mọi thứ, một dạng hữu khuynh co cụm vào chủ nghĩa dân tộc, và một dạng thứ ba đứng trung lập. Thế giới nhân vật ấy vừa nói dối lại vừa thi nhau nói thật ngay cùng thời điểm và đây chính là loại hình nhân vật của thời kỳ lịch sử sang trang. Ion Slavici tiếp nối truyền thống hiện thực theo con đường mà các đại diện lớn như Caragiale đã đi. Ông cũng là nhà ký sự nổi tiếng với sự phân tích sâu sắc các mâu thuẫn trong thời kỳ thâm nhập và bành trướng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào xã hội lạc hậu Rumani. Có thể kể một số tác phẩm xuất sắc của ông như: Moara cu noroc (Chiếc cối xay cầu may), Mara (1906), Gura satului (Cái miệng của làng) Ion Creăngă là nhà kể chuyện có duyên, trở thành “mảnh đời Moldova dịu ngọt”, đầy ấn tượng chuyên kể và chuyên viết về lứa tuổi vàng. Truyện kể của ông có sức hấp dẫn đối với trẻ em mọi thời đại và mọi nước. Ông sử dụng cách thức nói để tạo ra cái cười, nói để gây cười để tạo dựng thế giới của cái đẹp tuổi thơ và gợi lên những hình thức nhân văn được kết tinh trong truyền thống và trong quá khứ. Ngay từ đầu thế kỷ XX trên văn đàn Rumani đã xuất hiện Sămănătorismul - gắn với tạp chí Sămănătorul (Người gieo hạt) do G. Cosbuc và A. Vlahuta lãnh đạo từ 1901 và có sự tham gia của các nhà văn như Octavian Goga, Ilarie Chendi; Nicolea Iorga, St.O. Iosif, Mihai Sadoveanu chủ trương truyền bá văn hoá dân tộc, chống lại văn chương chạy theo mốt, khai thác cảm hứng thôn dã, hướng về lịch sử quá khứ, chống lại lối sống thành thị. Và phái poporanismul (phái dân tuý) xuất hiện từ 1894 dưới sự lãnh đạo của C. Sterne, Gabaret Ibrăianu chủ trương hư- ớng về tương lai, mở rộng tầm nhìn. Cả hai khơi dậy tính chất dân tộc, thúc đẩy sự phát triển của một nền văn học khoẻ mạnh đậm đà bản sắc dân tộc, chống lại xu hướng suy đồi (decadente) đang diễn ra trên bình diện châu Âu vào thời đó. Có sự tham dự của: Spidion Popescu, Calistrat Hogas, D.D. Pătrăscanu, Jean Bart, Constantin Marino-Moscu, Dumitru C. Moruzi, Radu Rosetti, Gala Galaction, Alice Călugăru. Tuy nhiên chủ nghĩa tượng trưng xuất hiện chống lại xu hướng trên và phủ nhận dân tộc hoá với các đại diện: A. Macedonxki, Tristan Tzara, Ion Vinca, Ion Minulescu, George Bacovia, Ilarie Voronca, Stefan Petică, Iuliu C. Săvescu, D. Anghel, Ion Minulescu, N. Davidescu,, Eugeniu Stefănescu-Est, Al.T. Budurescu, Al.T. Stamatiad, Emil Isac, Elna Faragu, Mihai Cruceanu, N. Budurescu, I.M. Rascu, Barbu Nemteanu, D. Iacobescu, M. Săulescu, Ion Luca Caragiale, D. Caracotestea Họ tập hợp quanh tạp chí Viata nouădo Ovid Densusianu phụ trách. Ảnh hưởng của văn học Pháp đối với tờ báo này khá rõ. Các loại chủ nghĩa tiền phong cũng có mặt. Chủ nghĩa đađa, chủ nghĩa siêu thực của Rumani gắn với tên tuổi của Tristan Tzara, Urmuz (tên thật của nhà văn này là Dimitrie Demetrescu-Buzău), Sasa Pană, Ilarie Voronca, Virgil Gheorghiu, Geo Bogza, Gherasim Luca, Gellu Naum, Virgil Teodorescu; chủ nghĩa ẩn dật với Ion Barbu; chủ nghĩa biểu hiện của Lucian Blaga; chủ nghĩa hiện đại cấp tiến của Tudor Arghezi, Adrian Maniu, Alexandru Philippide, Eugen Ionescu. Hội Sburătorul của Eugen Lovinescu kéo dài từ 1918 đến 1943 cũng cổ vũ cho khuynh hướng hiện đại chủ nghĩa với sự tham gia của Hortensia Papadat-Bengescu; Ion Barbu; Ion Pillat; Camil Petrescu; Tudor Vianu; Liviu Rebreanu; Tudor Arghezi; Demostene Botez; Adrian Maniu; G. Topirceanu; Otilia Cazimir; Claudia Millan; Alfred Mosoiu; ASl.A. Philippide; Camil Baltazar; Aron Cotrus; I. Valeriau; G. Bărgăuanu; Virgil Moscovici; D.N. Teodorescu Sân khấu trở thành một loại hình quan trọng với nhiều nhà hát, rạp kịch. Góp phần cổ vũ và truyền bá cho nghệ thuật sân khấu là tạp chí Flacăra do C. Banu lãnh đạo. Những kịch gia tiêu biểu như: Victor Eftimiu,Caton Theodorian, V.Al. Jean, A.de Herz, Al. Florescu, Ion Miclescu, M. Polizu- Micsunesti, Emil Nicolau, C. Riulet, Zaharia Birsan Sau 1918, sân khấu Rumani cũng có bước phát triển mới với Ion Peretz; Mihai Pascanu; Al. Sabaru; Victor I. Popa; G.M. Zamfirescu; Mircea Dem. Rădulescu; G. Ciprian; Tudor Musatescu Thời kỳ giữa hai đại chiến xuất hiện hàng loạt các tiểu thuyết lớn của M. Sadoveanu, George Călinescu, Camil Petrescu, Hortensia Papadat-Bengescu, Gabaret Ibrăianu, Matei I. Caragiale, Ionel Teodoreanu, Mircea Eliade Về thơ thời kỳ giữa hai thế chiến có Octavian Goga; Tudor Arghezi; Lucian Blaga; Ion Barbu; Ion Pillat; Zaharia Stancu; Ilarie Vorona; Radu Gyr; D. Ciurezu; B. Fundoianu Trong lịch sử văn học Rumani, những năm đầu của thế kỷ XX là một thời kỳ phát triển quan trọng của nhiều lĩnh vực văn học nghệ thuật, đặc biệt là lĩnh vực tiểu thuyết. Điều đó gắn liền, trước hết, với ánh hào quang của thế kỷ XIX vẫn còn toả sáng trên bầu trời văn học Rumani qua tên tuổi của M. Eminescu. Tiếp nữa, đây cũng là thời đại châu Âu chuyển mình với các phát minh quan trọng của A. Einstein, của vật lý, hoá học hiện đại và đặc biệt là Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918) mà từ khói lửa chiến tranh ấy Rumani lột xác để trở thành một quốc gia độc lập. Châu Âu xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như J. Joice, F. Kafka, M. Proust gắn liền với chủ nghĩa hiện đại trong văn chương thế giới. Đây cũng chính là thời kỳ mở ra bước phát triển mới trong lịch sử văn học châu Âu nói chung và đặc biệt là trong lĩnh vực văn xuôi. Từ đây khả dĩ có thể thấy trước một số đặc điểm của tiểu thuyết Rumani trên cơ sở nền tảng nghệ thuật châu Âu. Đó là sự kế thừa truyền thống văn chương thế kỷ XIX và sự cách tân nghệ thuật như là một sự định hướng tìm đường đổi mới. Việc tìm hiểu diện mạo tiểu thuyết Rumani những năm đầu thế kỷ XX nhằm nắm bắt những nét đặc sắc của văn học Rumani thời kỳ này. . Bức tranh văn học Rumani giản lược Văn học thời kỳ Bốn tám (Pasoptiste) với các nhà văn nhiều thế hệ có nhiệm vụ: cổ vũ sáng tạo. cao chức năng giáo dục của văn học và nghệ thuật; xây dựng cảm xúc và ứng xử thẩm mỹ cho mọi người thông qua văn học. Khuynh hướng văn học này đáp ứng thời kì Rumani chuyển từ phong kiến lên. Vào nửa sau thế kỉ XIX cuộc đấu tranh chống áp bức bất công càng trở nên quyết liệt. Các hình tượng văn học mang tầm vóc xã hội lớn lao xuất hiện. Các nhà văn lên án xã hội làm tha hoá, biến

Ngày đăng: 26/07/2014, 01:20

Xem thêm: Bức tranh văn học Rumani giản lược ppt

TỪ KHÓA LIÊN QUAN