Bức tranh văn học Rumani giản lược Nằm trên vùng Đông Âu, Rumani trải mình bao bọc lấy dãy núi Carpat. Dãy núi này trở thành khung xương vững chãi, chia Rumani thành ba vùng địa lý, thành các vùng văn hoá dân gian (VHDG) đặc sắc. Người Rumani coi dãy núi Carpat là cha, dòng sông Đanuyp là mẹ. Sông mẹ - núi cha với thế đứng vững chãi nuôi dưỡng con người trên ba vùng lãnh thổ: vùng Muntenia hay Tara Românească; vùng Moldova và vùng Transilvania hay Tara Ardeleană, Tara Apusenilor. Tổ tiên của người Rumani là người Đacii, chủ nhân của nền văn minh đồ đồng phát triển rất sớm ở đây. Cuộc tiếp xúc lịch sử với người Lamã dẫn tới việc latin hoá ngôn ngữ bản địa, tạo ra tính chất Rumani không thay đổi suốt chiều dài lịch sử. Ngôn ngữ Xlavơ cũng để lại những ảnh hưởng song không thể làm thay đổi tính chất lamã này của tộc người getô-đacii. Đây là một tính chất quan trọng thể hiện ngay trong tên gọi đất nước: România - với phần căn của từ là Roman = lamã. Người Rumani rất tự hào vì đó là tính chất tây phương (occidental) khu biệt đất nước họ với các nước khác trong khu vực. Việc nhấn mạnh tính chất lamã trong văn hoá Rumani còn mang tính lịch sử. Vào thời đế chế Lamã, cái tên roman chỉ những người văn minh, đối lập với những tộc người dã man (barbares) nằm ngoài lãnh thổ của đế chế này. Tính lamã không lấn át bản sắc văn hoá bản địa mà hoà trộn để tạo ra các vùng VHDG trải rộng trong không gian Carpato-danubiano- pontic, gắn liền với quá trình hoàn chỉnh dân tộc Rumani kết thúc vào khoảng thế kỷ IX-X. Nền VHDG Rumani đặc sắc, đa dạng trở thành “ suối nguồn mang sức mạnh trẻ hoá, là phương tiện duy trì sự sinh thành và tái tạo của nền văn hoá chúng ta” (C. Noica), nhằm “phản ánh tâm hồn dân tộc” (T.Papahagi). Văn học dân gian tồn tại dưới nhiều hình thức: thơ trữ tình, truyện kể và sân khấu dân gian. Thơ ca tiêu biểu là Doina, Strigăt gắn liền với các lễ hội, các trò chơi, các dịp múa hát tập thể với tính châm biếm, giáo huấn cao; là thể Balada, “những bài thơ nói về những biến cố lịch sử và những hành vi phi thường” (V. Alecsandri). Các balada nh- ư Miorita, Mesterul Manole được coi là “suối nguồn huyền thoại nuôi dưỡng các thế hệ thi nhân Rumani” (G. Călinescu). Miorita là kiệt tác của VHDG Rumani, đã được dịch ra 50 thứ tiếng. Ngoài ra còn có loại Plugusorul ca ngợi nông dân; loại Colinda gắn với lễ hội Giáng sinh, loại dành cho các đám cưới Truyện kể dân gian phản ánh cuộc sống dưới hình thức huyền thoại. Cốt truyện phong phú, nhân vật của truyện xoay quanh hai tuyến thiện- ác. Nhân vật nổi tiếng là Făt-Frumos (Tiên đồng) và Cenusărească (Nhân vật Lọ Lem). Môtip con hươu vàng cũng rất phổ biến. Ở thế kỷ XV, XVI có truyền thuyết về Vlad Tepes (1431-1476) với biệt danh Dracula (Vua Rồng), ông vua mà quân xâm lược Thổ Nhĩ Kỳ nghe tiếng đã khiếp đảm kinh hồn. Ông tiêu biểu cho ý chí quật cường chống ngoại xâm của dân tộc Rumani và là đề tài cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm văn học. Năm 1862, P. Ispirescu đã sưu tầm, chỉnh lý và cho công bố truyện Trẻ mãi không già và sống mãi không chết,món quà vô giá của nhân dân Rumani cho kho tàng trí tuệ nhân loại. Ngoài ra còn có tục ngữ, thành ngữ, châm ngôn, các thể loại giáo huấn, câu đố và các thể tài sân khấu dân gian. Các thể tài sân khấu xuất hiện trong các lễ hội với hình thức các trò diễn lấy đề tài từ tôn giáo hay thế tục, phổ biến là Jocul caprei, Jocul Ursului Các trò diễn thường sử dụng mặt nạ. Ở thế kỷ XVIII có trò diễn bằng búpbê - một kiểu nghệ thuật rối. Nổi tiếng nhất là vở Trò diễn về Constantin hoặc Các ca khúc và những bài thơ về Constantin, lấy đề tài từ cuộc đời bạo chúa Constantin. Các vở Jienii, Bujorenii, Groza, Banda Codrenilor tái hiện thế giới haiduci (tức là những người nổi loạn chống chế độ phong kiến). Múa hát tập thể gắn với các lễ hội được tổ chức hàng năm, với lễ sinh nhật hay cưới xin, tạo thành phong tục đẹp. Gắn với tang lễ là các bocet, một thể thơ đậm màu sắc tôn giáo. Các bocet được thể hiện qua đối thoại giữa các thành viên trong gia đình hoặc được dàn dựng qua những người khóc mướn, để ca tụng công lao người quá cố. Các lễ mừng năm mới, lễ giáng sinh, phục sinh được tổ chức rất long trọng với những quả trứng được trang trí công phu. Đây là “quả trứng nguyên thuỷ” “thành tố đầu tiên của sự tổ chức thế giới” theo quan niệm vũ trụ sơ khai của người dân đất nước này Tóm lại, văn học dân gian Rumani là di sản quý giá mang đậm bản sắc riêng và là cội nguồn của sáng tạo tinh thần trong mọi thời đại. Nền văn học viết Rumani phát triển gắn liền với việc hoàn thiện hệ thống ngôn ngữ dân tộc và có đặc điểm điển hình: đó là khát vọng đấu tranh để thực hiện “giấc mơ vàng”: thống nhất ba vùng lãnh thổ thành quốc gia có cùng một nền văn hoá. Các nhà văn nhà thơ đồng thời cũng là trí thức, học giả của các thời đại dù có địa vị xuất thân khác nhau nhưng tác phẩm của họ đều toát lên lòng tự hào dân tộc, ý chí đấu tranh thực hiện giấc mơ vàng thống nhất của con người Rumani. Tính chất yêu n- ước, tự hào, tự tôn dân tộc, khát vọng tự do, ý thức về nhân phẩm, là đặc điểm kết nối tạo ra truyền thống và bản sắc riêng của nền văn học Rumani và là thước đo giá trị tác phẩm văn học cuả đất nước này. Văn học Rumani từ trung cổ tới thế kỷ XV, XVI có hai dạng: thế tục và tôn giáo qua các đại diện như: Côrêxi, Varlaam, Simion Stefan, Dosoftei, Antim Ivireanul, với các đề tài tôn giáo đều nhằm tạo dựng ý thức thống nhất và đoàn kết dân tộc. Tiếng Rumani dần khẳng định được vị trí và sử dụng tiếng mẹ đẻ là một biểu hiện của lòng tự hào dân tộc. Văn học phục hưng Rumani tuy muộn vẫn mang tính chất phản phong gắn liền với việc khơi dậy ý thức độc lập dân tộc, chống lại ách xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ. Tôn giáo tham gia đòi thống nhất dân tộc thông qua việc truyền bá các tinh thần của giáo hội bằng tiếng mẹ đẻ, tạo ra ý thức thống nhất dân tộc trên bình diện ngôn ngữ. Các nhà nhân văn Rumani xác định tính chất Latin của dân tộc mình từ đó xác định một không gian địa lý, một vùng lãnh thổ riêng biệt với những đặc trưng văn hoá riêng. Uy tín Rumani tăng cao trên chính trường châu Âu. Sáng tác chủ yếu vẫn là biên niên sử song khoa học hơn và bao quát nhiều phạm vi xã hội hơn. Tiếng Rumani được khẳng định. Hệ thống giáo dục được mở rộng nhằm truyền bá tư tưởng nhân văn, cổ vũ ý thức đoàn kết dân tộc. Kỹ thuật ấn loát phát triển. Giữa ba vùng lãnh thổ của Rumani, do có ngôn ngữ chung đã trở nên gắn kết bền vững và hợp tác chặt chẽ hơn. Tình trạng phân lập ba vùng đã khiến cho Rumani không có thời kì văn học cổ điển liên quan đến nhà nước phong kiến tập trung. Tuy nhiên, khuynh hư- ớng nghiêng về phương Tây đã được xác lập, mối liên hệ giữa Rumani với các nước cùng nói ngữ hệ Latinh như Pháp, Italia đã rất bền chặt. Đại diện ưu tú nhất của giới sử gia Moldova, nhà nhân văn lỗi lạc của thời đại phục hưng Rumani và của châu Âu là Dimitrie Cantemir. Ngoài ra còn có Nicolaus Olahus. Ioan Honterus. Grigore Ureche, Miron Costin, Ion Neculce Kết thúc thời kì Phục Hưng, văn học Rumani bước vào thời kì cận hiện đại được đánh dấu bằng các cuộc khởi nghĩa vũ trang chống ách thống trị Thổ Nhĩ Kỳ với quy mô toàn dân tộc. Đỉnh cao là khởi nghĩa của Horea, Closca và Crisan (1784-1785) ở Transilvania. Tiếp đó là các cuộc cách mạng hợp nhất ba vùng lãnh thổ: của Tudor Vladimirescu năm 1821 và cách mạng tư sản - dân chủ vào 1848-1849. Các cuộc khởi nghĩa gắn liền với phong trào khai sáng trên bình diện văn hoá văn học. Phong trào ánh sáng được khởi xướng trên toàn Rumani nhờ công lao của Inocentiu Micu (tức Micu Clain - giáo chủ Ioan Inocentiu). Ông phát động phong trào đòi độc lập về lãnh thổ, thành lập nhà nước riêng, nhấn mạnh nguồn gốc Lamã của người Rumani. Ông bị kết tội, nhưng hành động của ông được trường phái ardeleal gồm Samuel Micu, Gheorghe Sincai, Petru Maior và Ion Budai - Deleanu tiếp nối. Hoạt động của họ bao trùm lên nhiều lĩnh vực. Họ chủ trương truyền bá văn hoá, hướng tới việc dạy và học tiếng Latinh, tiếng Rumani trong các trường học. Phong trào được tiếp nối bằng hoạt động của các đại diện khác như: Timotei Cipariu, August Treboniu Laurian, Gheorghe Lazăr, Simion Bărnutiu và George Baritiu Báo chí ra đời như: Curierul românesc (1829), Albine românesti (1830) cũng tham gia vào các phong trào đòi độc lập. Tác phẩm Tiganada của Ion Budai Deleanu đạt được phong cách sử thi trào lộng rất độc đáo là thành tựu văn học ánh sáng tiêu biểu nhất, xứng đáng được xếp vào hàng những kiệt tác văn học thế giới. Tác phẩm ca ngợi nhân dân Rumani trong cuộc đấu tranh kiên cường chống giặc ngoại xâm Thổ Nhĩ Kỳ với một tinh thần dân tộc cao. Đồng thời tác giả cũng trình bày nhiều quan niệm mới mẻ về nghệ thuật. Tinh thần phê phán chế độ phong kiến mạnh mẽ bao trùm văn học nửa đầu thế kỉ XIX và chuẩn bị cho cách mạng 1848. Trên bình diện đề tài, chủ đề tác phẩm đã có sự chuyển biến thực sự. Thơ ca gần cuộc sống hơn, tính chất phù phiếm, giải trí mất dần thay vào đó là tình yêu đất n- ước. Có thể thấy điều đó qua tác phẩm của Costache Conachi, Iancu Văcărescu, Dinicu Golescu, Văcăresti, Matei Milu, Dimitrie Tichindeal, Vasile Dogor, Nicolae Dimache, Ioan Prale, Gheorghe Asachi, Vasile Fabian Bob, Barbu Paris Mumuleanu Từ đầu thế kỉ XIX, các hoạt động văn hoá diễn ra sôi nổi khắp nơi đã góp phần đẩy lùi tình trạng trì trệ, đình đốn và bế tắc. Trường học được mở rộng, các nhà hát đã công diễn các vở kịch bằng tiếng Rumani. Báo chí cũng tham gia vào các hoạt động đấu tranh này. Các hội đoàn văn chương gắn hoạt động văn chương với hoạt động chính trị. Năm 1859 ba vùng lãnh thổ được thống nhất (Unirea Principatelor) - và Alexandru Ioan Cuza trở thành tổng thống đầu tiên của Rumani thống nhất. Các nhà văn hoá tham gia tích cực các hoạt động này: ở Muntemia có Heliade, Bălcescu, Bolintineanu, Bollia, Ghica, Rosetti, Voinscu II , ở Moldova có: Kogălniceanu, A. Negri, A.Russo, G.Sion, Các hoạt động của C. Faca, C. Bălăcescu, C. Caragiale, I. Dumitrescu - Moviteanu, V. Alexandri góp phần hình thành nghệ thuật sân khấu và văn học thời kỳ bốn tám(pasoptiste). Nổi bật có các sáng tác của Alexandri: Chiritele, của Matei Milo với Baba Hirca, của Negruzzi với Muza de la Burdujăni.Hiệp hội văn chương và dịch thuật do Dinicu Golescu và Helliade Rădulescu lập 1827, với chương trình hành động là thúc đẩy nền giáo dục đại chúng, lập báo chí bằng tiếng Rumani, đòi bãi bỏ độc quyền in ấn, cổ vũ dịch thuật và in tác phẩm, xây dựng cơ sở cho sân khấu dân tộc và đề ra cách thức thoát khỏi chế độ “cuồng tín bằng con đường trí tuệ hoặc bằng con đường đổi mới các học viện quan trọng nhất của đất nước”. Năm 1833, Heliade liên kết với I. Cimpineanu lập Filarmonica với mục đích thúc đẩy, khơi dậy“nền văn hoá bằng tiếng Rumani và trước hết khơi dậy nền văn học Rumani; mở rộng âm nhạc bằng lời và nhạc khí trong các lãnh thổ để từ đó thành lập một nhạc viện dân tộc”. Hiệp hội văn học Rumani ra đời ngày 1/3/1845 gồm 11 người do I. Vacărescu làm chủ tịch và N. Bălcescu và I. Voinscu làm thư kí. Mục đích của hội là: “truyền bá tri thức một cách rộng rãi về nhiều lĩnh vực, tạo ra một nền văn học thống nhất, cổ vũ các nhà văn các nhà dịch thuật, tạo điều kiện giúp đỡ các mặt cho họ”. Họ công bố Cương lĩnhvà mười chín người đã kí vào cương lĩnh đó: gồm: I. Văcărescu, C.G. Filipescu, St. Golescu, Fereclode C. Bolliac, Ion Ghica, A.T. Laurtan, I.A. Filipescu, C. Bălcescu, P. Poenaru, F. Aaron, C.N. Brăiloiu, I. Voinescu I, I.I. VoinescuII, E. Predescu, C.A. Rosetti, G. Alexandrescu, I. Florescu, I.D. Negulici. . Bức tranh văn học Rumani giản lược Nằm trên vùng Đông Âu, Rumani trải mình bao bọc lấy dãy núi Carpat. Dãy núi này trở thành khung xương vững chãi, chia Rumani thành. kết nối tạo ra truyền thống và bản sắc riêng của nền văn học Rumani và là thước đo giá trị tác phẩm văn học cuả đất nước này. Văn học Rumani từ trung cổ tới thế kỷ XV, XVI có hai dạng: thế. đất nước này Tóm lại, văn học dân gian Rumani là di sản quý giá mang đậm bản sắc riêng và là cội nguồn của sáng tạo tinh thần trong mọi thời đại. Nền văn học viết Rumani phát triển gắn liền