1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chế Lan Viên với "Điêu tàn" và "Vàng sao" pdf

7 684 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 184,67 KB

Nội dung

Chế Lan Viên với "Điêu tàn" và "Vàng sao" “Biết làm sao giữ mãi được ta đây?” là một câu hỏi tuyệt vọng, đau đớn tận cùng của thi nhân. Chính nhà thơ, đấng sáng tạo từng kiêu ngạo vì tạo ra một Cõi Ta riêng biệt, khoái thú lặn ngụp trong những cảm giác mê cuồng đã có lúc thốt ra điều mong muốn duy nhất: “Ôi biết làm sao cho ta thoát khỏi - Ngoài Cõi Ta ngập chìm bóng tối?”. Sự chối bỏ cuộc sống hiện hữu để tìm đến một thế giới tâm linh; khát vọng sáng tạo tuyệt đối của người nghệ sĩ thể hiện bi kịch tinh thần của nhà thơ đã kết thúc bằng một bi kịch khác, còn lớn hơn nữa: thấm thía nỗi tuyệt vọng khi con người tự đánh mất mình. Hơn bất cứ nhà thơ nào, Chế Lan Viên đã diễn đạt một cách thành thật và đau đớn không phải chỉ là nỗi cô đơn mà là nỗi cô đơn tự hủy. Những câu thơ thấm đẫm máu tủy và hơi ma từng là niềm sung sướng của hạnh phúc sáng tạo đang trào tuôn đầy trang giấy có những lúc “bỗng run lên kinh hãi dưới tay điên”. Nhà thơ bỗng ghê sợ, ân hận nhận ra những trang giấy “tiết trinh” trong trắng đang bị vấy bẩn bởi chính những vần thơ hắc ám. Nhà thơ hốt hoảng kêu gọi thống thiết: Có ai không nắm giùm tay ta lại! Hãy bẻ giùm cán bút của ta đi Kết thúc cuộc phân thân để đi tìm Bản ngã đích thực, để được phiêu du vô định và tìm cảm hứng sáng tạo trong một Cõi Ta tự mình tạo lập là một câu hỏi hoang mang tuyệt vọng về chính sự tồn tại của cái bản ngã ấy: Ai bảo giùm: Ta có, có Ta không? Tựu trung lại, Điêu tàn thể hiện một sự bi quan tuyệt vọng đến tận cùng và cũng bởi thế, chủ đề bao trùm nhất của Điêu tàn chính là Khối Đau thương, là Khối U sầu không thể sẻ chia hay đập vỡ mà Quả đất chính là biểu trưng cao nhất của nó: Quả tim ta là một Khối U buồn Mạch máu ta là một khối đau thương Mà Quả đất là Khối sầu vô hạn Nỗi sầu ấy, rộng lớn hơn nữa, còn lan tỏa, bao trùm đến cõi Hư vô: Quả đất chuyển, giây lòng tôi rung động Nỗi sầu tư nhuần thấm cõi Hư vô Nỗi sầu ấy trùm lấp không gian và cũng hòa trong dòng thời gian vô tận: “Cả Dĩ vãng là chuỗi mồ vô tận - Cả Tương lai là chuỗi huyệt chưa thành - Và Hiện tại, biết cùng chăng hỡi bạn - Cũng đang chôn lặng lẽ chuỗi ngày xanh”. Có thể nói, nỗi buồn thấm thía trong Thơ mới cho đến Điêu tàn đã tìm thấy một cung bậc khác, tồn tại trong một chiều kích khác để đi đến tận cùng tuyệt vọng: sự chối bỏ cõi sống như một chọn lựa không thể nào khác. “Thượng đế hỡi, hãy trả tôi về Chiêm quốc - Hãy đem tôi xa lánh cõi Trần gian”; “Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh - Một vì sao trơ trọi cuối trời xa - Để nơi ấy, tháng ngày tôi lẩn tránh ” là những mong ước thể hiện sự chối bỏ tận cùng ấy. Bên cạnh chủ đề về một quá khứ tàn lụi và một không gian thơ ngập tràn cái chết và tuyệt vọng, đậm đặc bóng tối vẫn có những hé sáng của cái đẹp cuộc đời trong nhiều vần thơ Điêu tàn. Từ bỏ cái thế giới siêu hình rợn ngợp để trở về với Đời, thơ như được reo lên niềm hân hoan trong sáng của Phục sinh. Xuân về, Thu, Trưa đơn giản là sự sống thiên nhiên, con người được hoàn nguyên trở lại; chính vì thế đó là những câu thơ vào loại đẹp nhất của Điêu tàn, và của Thơ mới: Hàng dừa cao say sưa ôm bóng ngủ Vài quả xanh khảm bạc hớ hênh phô (Xuân về) Trưa lên trời. Và xanh thẳm bầu trời Bỗng mê ly nhìn thấy trắng mây trôi Trưa gọi kêu, nâng ngực gió lên trời Bên vú trái tròn, lá bỗng run môi (Trưa đơn giản) Cũng mới độ nào trong gió lộng Nến lau bừng sáng núi lau xanh Bướm vàng nhè nhẹ bay ngang bóng Những khóm tre cao rũ trước thành (Thu) Điêu tàn là một tập thơ phức hợp nhiều dòng cảm xúc đối nghịch, vọt trào, là dòng vận động không ngừng của tư tưởng. Vọng tưởng đau đớn về một đất nước Chiêm Thành đã chỉ còn là dĩ vãng, cảm hứng thơ chuyển sang một tâm thế hiện tại - Nỗi Sầu lớn của thi nhân, và rộng hơn, cái Vô nghĩa của tồn tại. Trong cuộc phân thân để rời bỏ thế giới hiện hữu tầm thường, nhà thơ tìm cách tạo lập riêng cho thơ một thế giới rợn ngợp đầy những hình ảnh chết chóc, ghê rợn và kiêu ngạo về kết quả sáng tạo ấy để rồi cuối cùng, hoang mang và tuyệt vọng cực độ về chính sự đánh mất bản ngã. Và đây đó, như không thể khác, thơ Chế Lan Viên sau những tưởng tượng điên cuồng và siêu hình vẫn lần về bám víu vào những cảnh thực, đời thực để tìm ở đấy ít nhiều khoảng sáng trong lành. Trong bi kịch tinh thần của nhà thơ, có bi kịch của dân tộc, có nỗi buồn của thời đại. Bởi vì, như nhà thơ nói trong Lời tựa Điêu tàn: “Điêu tàn có riêng gì cho nước Chiêm Thành yêu dấu của tôi đâu? Kia kìa nó đang đục sọ dừa anh. Tiếng xương rạn vỡ dội thấu đáy hồn tôi ”. Tiếng dội ấy, dù ít dù nhiều, người đương thời vẫn phải lắng nghe, nhất là khi nó vang dội thông qua những vần thơ đầy sức ám ảnh. Nó đồng vọng cùng thời đại và lòng người trong cảnh nô lệ, mất còn của dân tộc. Đó là ý nghĩa xã hội tích cực, chút cảm khái thời đại, là tiếng gọi của hồn nước xa xôi trong Điêu tàn. Điêu tàn quả thực là một dòng thi cảm khác lạ và đặc biệt của Thơ mới. Tuy thế, như lời một nhà phê bình thời ấy: “Trừ khi ông đi vào một con đường khác thì không kể. Với thi cảm này, mặc dầu lạ lùng, mặc dầu quý báu, ông sẽ không thể nói được nhiều. Nói nữa, ông sẽ không khỏi rơi vào sự sáo, ông tự sáo với chính ông ” (4) . Đó là một nhận xét có lý bởi nó ít nhiều đã nói lên được điều này: nhà thơ đã dốc mình đến cạn kiệt cho một chủ đề độc đáo nhưng vẫn là lạ lùng trong không khí thơ thời đại, và tiếng nói nhà thơ cũng đã ở những cung bậc cao nhất trong một cách thể hiện đầy tính cực đoan và siêu hình. Đồng điệu và hòa điệu với cõi thơ Điêu tàn là tập văn xuôi Vàng sao xuất hiện sau đó ít lâu (1942). Ở tập văn xuôi triết luận này, nỗi buồn nhân thế và những khắc khoải về bản ngã còn mang tính triết lý sâu đậm và siêu hình hơn. Xuyên qua sự phức tạp và đầy tính trừu tượng của ngôn ngữ tùy bút- triết lý, đây đó sáng lên những ý tưởng sâu sắc và độc đáo của người thi sĩ trẻ nhất của Thơ mới.Lệ, Chiều tin tưởng, Trốn lửa, Đêm giao thừa, Bỏ trường mà đi, Tuổi vàng, Giao thừa, Khai bút, Tượng trưng , mỗi bài là một mảnh tâm tưởng, một lời tự thú, là những dằn vặt muôn đời của người nghệ sĩ nhạy cảm hơn ai hết trong việc đi tìm lẽ tồn tại của con người. Trong Vàng sao, có sự đan dệt của triết học và thi ca, không gian vô tận và thời gian vô cùng, tự nhiên và con người, cái khoảnh khắc và cái vĩnh cửu Chế Lan Viên hướng về vũ trụ bao la, thần bí, nhìn ngắm những đêm sao bằng con mắt trí tuệ để “trước mắt ta hiện lên cái ý nghĩa của đêm trời”, để suy nghĩ triết lý về sự vận động vô cùng vô tận của thế giới. Hơn một lần, lại thấy tiếng nói khẳng định Bản ngã và sức sáng tạo của người nghệ sĩ như một cách khẳng định mình trong sự vận động lớn lao và bất diệt của Tự nhiên. Nhà thơ viết: “Bất diệt. Ta cóc cần bất diệt. Cát bụi cũng riêng giá trị. Ta lấy lại hình thể của ta một điểm không gian. Và hạt vàng hiện giữa đêm vàng, ta cũng sẽ chói sáng lên như một miền châu ngọc”. Cả cái tôi bản thể và cái tôi nghệ sĩ của tác giả đều muốn vượt lên cõi tục để tạo nên một Tháp nghĩ, một Đài thơ và rồi trên đài cao ấy hướng tới hư vô, tìm trong đó sức mạnh sáng tạo: “Đào xới hư vô. Tuôn chảy hư vô. Cả hai đều do lòng ta sáng tạo và bằng một sự tuần hoàn như máu cả hai trở về sáng tạo lòng ta”. Cái đẹp cứu rỗi thế giới (Đôtxtôievxki). Và Chế Lan Viên kế tiếp tư tưởng ấy: “Lời kêu gọi thì ở chân trời nhưng biết đâu sự cứu vớt lại chẳng tìm thấy nơi tôi”. Khó có thể nói hay hơn thế và quyết liệt hơn thế về thiên chức của người nghệ sĩ: con người đảm đương một sứ mệnh, con người sáng tạo một thế giới. Xét đến cùng, đó cũng là một cách khẳng định giá trị của con người, của mỗi cá nhân, một tiếng nói của tinh thần nhân văn. Xu hướng tìm đến những tượng trưng siêu hình từng được thể hiện trong Điêu tàn lại một lần nữa được nhấn mạnh trong Vàng sao. Thông qua cách nhìn trực giác, “mọi sự vật cứ thế thành tượng trưng. Không, không, không phải tượng trưng mà là sự thực”. Và đi đến tận cùng của những tượng trưng ấy, Chế Lan Viên ca tụng cái đẹp linh thiêng, tìm đến sùng bái những tượng trưng tôn giáo: “Thích Ca! Giê su! Khổng Khâu! Lão tử! Tôi đều thành tâm cúi đầu trước uy linh thần diệu của các ngài” Nhưng sau tất cả những suy tư thần bí, phóng trực giác xuyên qua những miền tâm linh u uẩn, vẫn còn đấy cõi người và cuộc đời. Nhà thơ đã tìm lại được mình, “ta đã đây rồi, mệt nhọc như ngủ giữa hoa thơm mà dậy” để đốt lên ngọn lửa sáng tạo giữa đời: “Thôi đốt vài nhành gai, nhen lên ngọn lửa, chúng ta thành tâm gợi khêu lên hình bóng của cuộc đời”. Dù cũng chỉ là một ngọn lửa nhỏ mới được nhen lên, cũng có thể coi đó là chân lý được tìm thấy cuối chặng hành trình nhọc nhằn và đau đớn của tư tưởng sáng tạo Chế Lan Viên trong Điêu tàn và Vàng sao. Điêu tàn và Vàng sao đánh dấu một chặng đường khởi đầu độc đáo và phát lộ tài năng của sự nghiệp văn chương Chế Lan Viên. Tập thơ Điêu tàn, với tất cả sự bí ẩn phong phú của nó trong tư duy và cảm xúc thơ đã thực sự có được một vị trí riêng trong Thơ mới, và rộng hơn, trong đời sống thơ ca thế kỷ./. . nhằn và đau đớn của tư tưởng sáng tạo Chế Lan Viên trong Điêu tàn và Vàng sao. Điêu tàn và Vàng sao đánh dấu một chặng đường khởi đầu độc đáo và phát lộ tài năng của sự nghiệp văn chương Chế. của con người. Trong Vàng sao, có sự đan dệt của triết học và thi ca, không gian vô tận và thời gian vô cùng, tự nhiên và con người, cái khoảnh khắc và cái vĩnh cửu Chế Lan Viên hướng về vũ trụ. Chế Lan Viên với "Điêu tàn" và "Vàng sao" “Biết làm sao giữ mãi được ta đây?” là một

Ngày đăng: 26/07/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w