CÔNG XÃ PA-RI (PHÁP)_1 pps

9 463 0
CÔNG XÃ PA-RI (PHÁP)_1 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÔNG XÃ PA-RI (PHÁP) Công xã Pa-ri mở cuộc họp các ủy viên công xã tại tòa Thị chính Sau cuộc khởi nghĩa 18-3-1871, cuộc cách mạng vô sản đầu tiên, ban chấp hành Trung ương Quốc dân quân tổ chức cuộc bầu cử Hội đồng công xã- nhà nước kiểu mới - vào ngày 26-3-1871. Hội đồng công xã gồm nhiều Uỷ ban, đứng đầu mỗi Uỷ ban là một uỷ viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn. Mỗi uỷ ban gồm từ 5-8 người. Các cuộc họp của hội đồng công xã thường tiến hành ở toà thị chính rất trang nghiêm. Toà thị chính được xây dựng vào thế kỉ XVI ở trung tâm một quảng trường rộng lớn, trước đó dùng làm nơi hành hình những tù phạm tội bị án xử tử. Toà nhà được xây dựng theo thiết kế của kiến trúc sư Đô- mê-ni-cô đa Coóc-tô-na. toà thị chính là nơi làm việc của cơ quan đầu não của chính quyền thành phố Pari. Toà nhà được kiến trúc theo phong cách thời kì Phục hưng. Ngày 28-5-1871, quân đội chính phủ tư sản phản động, đứng đầu là Chi-e đã phá huỷ ngôi nhà này. toà thị chính được xây dựng lại như ngày nay, được hoàn thành vào năm 1882. “Công trình kiến trúc liên hợp này thực sự uy nghiêm và độc đáo với những sảnh đường khác nhau được che bằng các mái vòm hình tháp cụt và một rừng tượng ở các góc tường. Chí ít ra thì cũng có tới 136 bức tượng nằm trên 4 mặt tiền của toà nhà; và trên dãy nhà còn có một bức tượng Etiênn Marcel. Đó là người cầm đầu các thương gia Pari thể kỉ XIV. Qua hàng thế kỉ, toà nhà đã trở thành nơi xảy ra các sự kiện lịch sử quan trọng. Sự kiện bi thảm nhất có lẽ đã xảy ra vào sáng ngày 27-7- 1794 (tức ngày 9 tháng Tecmido, theo lịch sử của chính quyền cách mạng Gia cơ banh - chúng tôi chú, NNP). Robespierre, một người không dễ gì bị mua chuộc, cùng những người ủng hộ ông đã đóng cửa toà thị chính và ở sâu trong đó để tìm cách tránh sự đe doạ của cuộc nội chiến. Robespierre bị bắt và hành hình vào ngày hôm sau. Cuộc cách mạng ngày 4-9-1870 Ngày 2-9-1870, hoàng đế Pháp Napôlêông III kéo cờ tráng đầu hàng quân phổ ở Xơđăng. chính phủ đế chế Pháp hết sức bưng bít, nhưng tin thất thủ Xơđăng đã lan truyền một cách khủng khiến đến thủ đô Pari. Tối ngày 3-9, hàng đoàn người kéo qua đại lộ Môngmác đến Quảng trường, hô khẩu hiệu: “Đánh đổ Đế chế!”, “Phế truất Napôlêông !”, “Nước pháp muôn năm”. Cảnh sát vũ trang cảu chính phủ Đế chế ra tay đàm áp, song không một lực lượng phản động nào có thể cản nổi dòng người đang bừng bừng khí thế cách mạng . Ngày 4-9-1870 là ngày hội lớn của nhân dân lao động Pari. Những đoàn người tràn ra đương phố: họ bắc thang, lây rìu phá những tấm bảng vẽ loè loẹt những con phượng hoàng và những phù hiệu tượng trưng cho Đế chế. ảnh và tượng bán thân của Napôlêông III bị quẳng xuống đất. Đa số lính và cảnh sát của Đế chế , ngày hôm qua còn là công cụ đàn áp cảu chính phủ Đế Chế, hôm nay đã hoà vào khối quần chúng cách mạng . quân vệ quốc Pari tràn vào điện Buốcbông và tuyên bố nền Cộng hoà. Mọi người ngất ngây, hầu như choáng váng trước một hạnh phúc qua nhanh: người ta hướng về một tương lai đầy hứa hẹn. Chính phủ vệ quốc do tướng Tơrốuy (Trôcho) đứng đầu được thành lập. Chính phủ vệ quốc lộ nguyên hình là “Chính phủ phản quốc” Sau trận Xơđăng, quân Đức tiến về Pari, ngày 17-9-1870 vây chặt thủ đô Pháp. Trước nguy cơ xâm lược và sự đàn áp dã nam của quân Đức, phong trào yêu nước đã bùng lên trong đông đảo quần chúng nhân dân Pháp. Đáng lẽ chính phủ Vệ quốc phải triệt để vận độn quần chúng nhân dân quyếta sống mái với giặc thì giai cấo tư sản lại đạt quuyền lợi giai cấp kên trên quyền lợi dân tộc. Chúng sợ nhân dân Pháp đánh thắng quân Đức sẽ quay súng chống lại những kẻ bóc lột họ, nên chúng tìm cách phá hoại kháng chiến. Chính phủ Vệ quốc hầu nhe gồm toàn những kẻ tư sản hiểm độc, ti tiện, luôn lưa dối nhân dân. Tơrôsuy, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quóc phòng, bề ngoài tuyên bố “sẽ không bao giờ đầu hàng” và “đã có kế hoạch bảo vệ Pari, một kế hoạch bí mật để cứu văn Pari ” Song thực tế hắn đã bán nước. Nhân dân Pari đã nổi dậy “đả đảo” Tơrôsuy và buộc hắn phải từ chức. Hợp tác chặt chẽ với Tơrôsuy troang viêv phản bội tổ quốc là Giuyn Phavrơ (Jules Favre), Bộ trưởng Ngoại giao. Háng là hạng người “cấp tiến” cửa miệng. Trong thời Đế chws, háng thường đọc những bài diễn văn “Phản đối” Đế chế, thực ra lại bợ đỡ những chính sách phản động của Đế Chế II. Khi làn Bộ trưởng Ngoại giao của chín phủ Vệ quốc, Phavrơ thề sống thề chết “không nhường một tấc đấy của Tổ quốc” cho quân Đức. Nhưng hắn lại đã đến gặp Bixmacs ở Vùcai để xin ký “hoà ước” và phái Chie (Thiers) chaỵ vạy khắp châu Âu cầu xin đầu hành. Cũng như Tơrôsuy, sau cuộc phản động trắng trợn này, Phavrơ đã bị gạt ra khỏi vũ đài chính trị, trước sự lên án và áp lực của quần chúng nhân dân Pari. Ngoài ra còn Chie, tên “Quỷ lùn quái dị” (lời của Các mác), Giuyn Ximông, kẻ hám danh vọng không kém gì hàn vang, Guyn Phẻi, kẻ vô tài vô hạnh, Llêmăng Tôma, Vinoa, nhứng kẻ coi mạng của người nghèo như sâu bọ Lũ bán nước, hại dân ấy đã giành lấy nhiệm vụ “Quốc phòng” và “Bảo vệ Pari”! Ngày 28-1-1872, chính hủ Vệ quốc kí Hiêpj định đình chiến vơứi Chính phủ Vương quốc Phổ. Theo đòi hỏi của Bixmác, troang thời gian đình chiến (Ba tuần), nước Pháp phải bầy ra một Quốc hội để thông qua hoà ước với phổ. Phổ không thưa nhận chính phủ Vệ Quốc, mà muốn được danh nghĩa kí kết với một chính quyền do Quốc hội bầu ra, thì hoà ước có giá trin hpn. Cuộc bầu cử tiến hành ngày 8-2-1871, đại đa số người trủng cử Quốc hội là đại chả, tăng lữ và tư sản phái hữu (Trong sôa 750 đại biểu Quốc hội có đến 450 tên bảo hoàng). Quốc hội họp ở Boócđô ngày 12-2-1871 thành lập chính phủ mới, sau đó chuyển về Vecxai, do Ađôngphơ Chie (Adolphe Thiers) đướng đầu. A.Chie (1797-1877) nguyên là một luật sư, ký giả và sử giả. Trong cuộc đấu tranh cách mạng 1830, hắn trở thành tên phản động khét tiếng, đã từng đàn áp khởi nghĩa của công nhân. Sau cách mạng 4-9-1870, Chie có ảnh hưởng lớn tới chính sáh của Chính phủ Vệ quốc. Hắn là một ngườu giảo quyệt, tành nhẫn, tham lam, không từ một thủ đoạn nào để năm quyền lực, đồng thời là kẻ tử thù của cách mạng , cảu gia cấp công nhân. Ngày 26-2-1871, Chie đứng đầu Chính phủ pháp, ký Hiệp ước sơ bộ Vecxai, nhận những điều kiện hoà bình nhục nhã, đi tới ký hoà ước Phranphuốc (10-5-1871), troabg đó có nhữg điều khoản như: Pháp phải trả khoản bồi thưóng chiến tranh 5 tỉ phởăng, phải nhường tỉnh Andát và một phần tỉnh Loren cho Đác, một số pháo đào ở Pari bị quân Đức chiếm đóng. Thật là ô nhục, song bọn cầm đầu Chính phủ lại hí hửng vì được rảnh tay chuẩn bị tước vũ khí của Vệ quốc quân và tiêu diệt cách mạng. Cuộc cách mạng vô sản ngày 18-3-1871 Sau khi rảnh tay với quân xâm lược Phổ, giai cấp tư sản Pháp liền quay lại tấn công giai cấp công nhân và vệ quốc quân Pari. Chính phủ Vecxai điều quân đến uy hiếp Pari. Theo hiệp định, quân đội chính quy bị tước vũ khí, song các tiểu đoàn Vệ Quốc Quân không phỉ giải giáp. Vì thế, Vệ quốc quân trở thành lực lượng vũ trang gần như duy nhất ở Pari. Trướ thái điih thù địch của chính phủ Vecxai, Vệ quốc quân bầu ra cơ quan lãnh đạo của mình là Uỷ ban trung ương Vệ quốc quân vào trung tuần thánh 2-1871. Trong Uỷ ban trung ương Vệ quốc quân có một số người xã hội chủ nghĩa, uỷ viên của quốc tế I nổ iến như Václanh (Varlin), Đuyvan (Duval) tham gia. Người ta coi nó như một chính quyền thứ hai ở Pari. Ngày 26-3-1871, có tin quân đội Đức vào đóng tạm ở khu điện Êlidê, ở đó còn có hơn 200 khẩu đại bác do chính phủ cố ý bỏ lại. Nhân dân Pari hii vang: “Cứu lấy súng ống của chúng ta!”. Họ kéo nha đến khu điện Êlidê, cùng với Vệ quốc quân tay đeo băng đỏ, kéo một khẩu đại bác mới về khu công nhân Môngnác và Benvin. Ngoài ra, nhân dân và Vệ quốc quân cong đến các kho vũ khí, tịch thu được 450.000 súng trường và nhiều đạn dược. Ngày 1-3-1871, quân đội Đức vào chiếm đóng một phần Pari do hiệp định quy định. Đường phố vắng tanh, các cánh cửa cảu các hiệu buôn đều đống, viết hàng chữ đen “Ngừng việc vì quốc nạn”. Cờ đeb ủ rũ trên nóc các công sở và trên cửa sổ nhà tư gia. Không một rạp hát nào mở cửa. Vệ quốc quân bao vây lại kẻ chiếm đóng. Họ canh phòng nghiêm ngặt không cho quân Đức đi quá một bước khỏi phạm vi quy định. Cuộc chiếm đióng của quân đội Đức chỉ kéo dài 62 giờ. Giờ đây, Uỷ ban trung ương Vệ quốc quân đã sẵn sàng chiến đấu nvứi chính phủ Vecxai. Chính phủ Vecxai cũng ráo riết đối phó. Ngày 15-3, Chie đích thân đến Pari, quyết định trước hết cướp lấu đại bác của Vệ quốc quân , dau bắt các Uỷ viên trung ương, tiến tới đè bẹp cách mạng. 3 giờ sáng ngày 18-3, Chie cho quân đội lẻn tới đánh úp đồi Mongmác (Bắc Pari), nơi tập truang 227 khẩu đại bác của Vệ quốc quân . Nhưng âm mưu của Chie bị thất bại, vì quần chúng kịp thời kéo đến hỗ trợ cho Vệ quốc quân. Nhiều binh kính địch ngả sang phía nhân dân. Binh kính bắn chết hai viên chỉ huy. Mười một khẩu đại bác bị kéo đi, lại được đạt nguyên vào vị trí cũ. Trưa 18-3, theo lệnh của Uỷ ban trung ương Vệ quốc quân, các tiểu đòng Vệ quốc quân tiến vào trung tâm thủ đô, chiếm một số quản trường và các cơ quan chính phủ. Nhân dân từ các ngả ngoại ô của kéo vào thành phố hỗ trợ cho Vệ quốc quân. Mọi sự kháng cự của quân đội Chie bị đè bẹp. Khoảng 3 giờ chiều, Chie cùng tàn dư của dư đoàn quân chính phủ vội vã rút về Vecxai trong cơn hoảng loạn. Chiều tối, các cơ quan chính phủ đều lọt vào tay quân khởi nghĩa. Cờ đỏ bay phất phới trên nóc Toà thị chính và Bộ chiến tranh. Cuộc khởi nghĩ ngày 18-3-1871 là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên thành công trong lịch sử. Chính quyền giai cấp vô sản bị lật đổ , chính quyền vô sản được thành lập.Uỷ ban trung ương Vệ quốc quân làm nhiệm vụ của một chính phủ cách mạng lâm thời. Cuộc bầu cử hội đồng công xã và lễ tuyên bố thành lập công xã Pari Cuộc bầu cử Hội đồng công xã theo lối phổ thông đầu phiếu thực sự đân chủ đã được tiến hành ngày 26-3-1871. Tuy bọn phản động đủ màu sắc tổ chức biểu tình (không quá 1000 người), bắn súng khiêu khích, giai cấp tư sản phỉ báng, thị trưởng và các khu trưởng phản kháng kịch liệt; nhưng cuộc bầu cử vẫn được tiến hành. Gần 300.000 công đan Pari đã đi bỏ phiếu. Mọi người mặc những bộ quần áo đựp nhất, nô nức kéo nhau đến các pòng bầu cử, chọn những người đại diện của mình, không bị đe doạ, mua chuộc, lừa phỉnh những cuộc bầu cử trước đây. Cuộc bầu cử Hội đồng cống xã Pari ngày 26-3-1871 thứcự là ngày hội lớn của nhân dân Pari. Trong 85 đại biểu trúng cử, có 28 công nhân, số đông còn lại là những trí thưc (thầy thuốc, thầy giáo, nhà báo ). Trong bầu cử Hội đồng công xã Pari có khoảng 30 uỷ viên của Quốc tế I. Như vậy, về cơ bản, Công xã bao gồm những đại biểu của quần chúng lao động thủ đô. Tuy công nhân không chiếm đa số, nhưng là lực lượng lãnh đạo, vì họ là giai cấp cách mạng và đường lối của hộ chi phối hoạt động của Công xã. Ngày 28-3-1871, Công xã tuyên bố thành tập một cánh trang trọng ở quảng trường toà Thị chính, giữa một biển người bao la. Mặt trước của Toà Thị chính được trang hoàng lộng lẫ. Cờ đỏ bay phất phới khắp nơi. Vải đỏ phất phới khắp nơi. . CÔNG XÃ PA-RI (PHÁP) Công xã Pa-ri mở cuộc họp các ủy viên công xã tại tòa Thị chính Sau cuộc khởi nghĩa 18 -3 -18 71, cuộc cách mạng vô sản đầu tiên, ban. quân tổ chức cuộc bầu cử Hội đồng công xã- nhà nước kiểu mới - vào ngày 26-3 -18 71. Hội đồng công xã gồm nhiều Uỷ ban, đứng đầu mỗi Uỷ ban là một uỷ viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân. Cuộc bầu cử hội đồng công xã và lễ tuyên bố thành lập công xã Pari Cuộc bầu cử Hội đồng công xã theo lối phổ thông đầu phiếu thực sự đân chủ đã được tiến hành ngày 26-3 -18 71. Tuy bọn phản động

Ngày đăng: 26/07/2014, 01:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan