1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo dục đặc biệt: Vật sở hữu pptx

5 186 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Vật sở hữu ( Dễ nhớ và có ý nghĩa ) Các bước dạy trẻ : _Nhận biết vật sở hữu : Với 1 người thân trong gia đình đứng gần trẻ, bảo trẻ “Chỉ vào___bộ phận cơ thể hoặc quần áo của 1 người nào đó” ví dụ: “Hãy chỉ vào áo của mẹ”. Hướng dẫn trẻ chỉ vào đúng bộ phận của cơ thể hoặc quần áo và củng cố việc làm theo chỉ dẫn của trẻ. _Gọi tên vật sở hữu: Chỉ vào bộ phận cơ thể hoặc quần áo của người thân và hỏi trẻ, ví dụ “Đây là áo của ai ?”. Hướng dẫn trẻ nói được tên người và vật sở hữu “ áo của mẹ”. Củng cố câu trả lời của trẻ. * Trong mỗi Bước 1 & 2 : Bạn hãy gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ làm theo chỉ dẫn của bạn bằng các cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ nhấn mạnh những lần trẻ làm đúng theo chỉ dẫn hoặc trả lời đúng mà không cần nhắc. * Điều kiện trước tiên : _Nhận biết được bộ phận cơ thể hoặc quần áo và từng người thân trong gia đình. _Nói được tên của bộ phận cơ thể hoặc quần áo đó và những người thân. * Gợi ý cách dạy : _Hướng dẫn cụ thể chân tay trẻ để trẻ chỉ vào đúng bộ phận cơ thể hoặc quần áo. _ Làm mẫu câu trả lời Chỉ dẫn Trẻ thực hiện Ngày hướng dẫn Ngày trẻ tiếp thu được (1)“Con hãy chỉ vào____(bộ phận cơ thể hoặc quần áo của 1 người nào đó)” (2) “Đây là ___(bộ phận cơ thể hoặc quần áo) của ai?” (1) Chỉ vào đúng bộ phận cơ thể hoặc quần áo. (2) Nói được tên người và bộ phận cơ thể hoặc quần áo. Gợi ý bổ trợ : Bắt đầu với những đồ chơi ( ví dụ : “Chỉ vào mũi của con búp bê” “Chỉ vào mũi của con chim”). ( Theo Nhidong.org.vn) Các đồ vật ở môi trường xung quanh Các bước dạy trẻ : _Nhận biết đồ vật xung quanh : Ngồi trên ghế đối diện với trẻ. Tạo sự tập trung chú ý và và bảo trẻ “ Chỉ vào ____( đồ vật môi trường xung quanh). Hướng dẫn trẻ tiến lại gần và chỉ vào đồ vật đó. Củng cố việc làm theo chỉ dẫn của trẻ. _Nói tên đồ vật môi trường xung quanh: Dắt trẻ đến bên đồ vật xung quanh. Tạo sự tập trung chú ý và chỉ vào đồ vật đó. Hỏi trẻ “ Đây là cái gì?”. Nhắc trẻ nói tên đồ vật đó. Củng cố lại câu trả lời của trẻ. * Trong mỗi bước 1 & 2 : Bạn hãy gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ thực hiện việc làm theo chỉ dẫn hoặc trả lời bạn bằng các cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ nhấn mạnh những lần trẻ làm đúng theo chỉ dẫn hoặc trả lời đúng mà không cần nhắc. * Điều kiện trước tiên : (1) Làm theo các chỉ dẫn từng bước một ở Bài 6 và nhận biết đồ vật. (2) Gọi tên đồ vật * Gợi ý cách dạy : (1) Hướng dẫn cụ thể chân tay trẻ để trẻ làm theo chỉ dẫn. (2) Làm mẫu gọi tên đồ vật. Chỉ dẫn: Trẻ thực hiện Ngày hướng dẫn Ngày trẻ tiếp thu được (1) “Hãy chỉ vào____” (2) “Đây là cái gì” (1) Tiến đến đồ vật và chỉ vào đồ vật đó. (2) Gọi tên đồ vật (1) (2) (3) 1. Cái bàn 2. Cái ghế 3. Cửa sổ 4. Sàn nhà 5. Bức tường 6. Cửa ra vào 7. Thảm/chăn 8. Đèn 9. Bậc thang 10. Kệ/giá 11. Rèm cửa 12. Tủ lạnh 13. Lò sưởi 14. Bồn rửa bát 15. Nhà vệ sinh 16. Bồn tắm 17. Giường ngủ 18. Chạn bát đĩa Gợi ý bổ trợ : Để đạt được kỹ năng giúp trẻ, nên bắt đầu dạy trẻ khi để trẻ đứng gần với đồ vật rồi sau đó đứng cách xa dần. ( Theo Nhidong.org.vn) . Vật sở hữu ( Dễ nhớ và có ý nghĩa ) Các bước dạy trẻ : _Nhận biết vật sở hữu : Với 1 người thân trong gia đình đứng gần trẻ, bảo. dẫn của trẻ. _Gọi tên vật sở hữu: Chỉ vào bộ phận cơ thể hoặc quần áo của người thân và hỏi trẻ, ví dụ “Đây là áo của ai ?”. Hướng dẫn trẻ nói được tên người và vật sở hữu “ áo của mẹ”. Củng. và chỉ vào đồ vật đó. Củng cố việc làm theo chỉ dẫn của trẻ. _Nói tên đồ vật môi trường xung quanh: Dắt trẻ đến bên đồ vật xung quanh. Tạo sự tập trung chú ý và chỉ vào đồ vật đó. Hỏi trẻ

Ngày đăng: 26/07/2014, 01:20

Xem thêm: Giáo dục đặc biệt: Vật sở hữu pptx

TỪ KHÓA LIÊN QUAN