Kinh Nghiệm Học Tốt Tiếng Anh pot

55 350 0
Kinh Nghiệm Học Tốt Tiếng Anh pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

7 Kinh Nghiệm Học Tốt Tiếng Anh 1. Thích nói tiếng Anh và thoải mái khi nói Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn không mắc lỗi, có nghĩa là bạn không học được gì. Thường thì khi bạn sẽ mắc những lỗi nho nhỏ khi nói tiếng Anh với người nước ngoài. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã. 2. Xác định xem bạn thích hợp với cách học nào Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra một mối liên hệ giữa tiếng Anh và hình ảnh ví dụ bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở trong ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh. Dĩ nhiên, một người học tiếng Anh tốt sẽ dành thời gian cho tất cả những việc này. Đáng tiếc là trên thế giới, rất nhiều người vẫn bị dạy theo cách truyền thống là chỉ chú trọng vào ngữ pháp và nghe. 3. Học cách ghi nhớ Bạn có thể luyện trí nhớ của mình qua rất nhiều sách hướng dẫn. Hầu hết tất cả các học sinh giỏi tiếng Anh đều rất coi trọng việc này. 4. Tạo ra cho mình một môi trường tiếng Anh Một doanh nhân thành đạt người Tây Ban Nha đã học tiếng Anh bằng cách dán những mẩu giấy vàng khắp nơi trong nhà mình để đi tới đâu dù là xuống bếp pha một tách cà phê, vào nhà tắm cạo râu hay dùng điều khiển ti-vi để đổi kênh, anh đều nhìn thấy những từ ghi trên đó. Khi anh đã thuộc những từ này rồi, anh thay bằng những từ mới. Bằng cách này, ngày nào anh cũng học được khoảng 10 từ, cả 7 ngày trong tuần. Bạn hãy tranh thủ đọc, nghe và nói tiếng Anh ở mọi nơi, mọi lúc. 5. Hãy nối mạng Một cô gái người ngoại thành Hà Nội. Cứ 3 lần một tuần, cô đi xe máy đến một nơi mà cô có thể nói tiếng Anh với những người bạn của mình tại Anh, Úc và Mỹ. Đó là một quán cà phê Internet có dịch vụ voice chat. Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và bây giờ, quan trọng hơn cả là: giao tiếp. 6. Học từ vựng một cách có hệ thống Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn: Chủ đề: shopping, holidays, money vv… Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake vv… Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after vv Ngữ cố định: on the other hand, in my opinion, by the way vv Thành ngữ: once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue vv… Ngữ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003 vv… 7. Bạn hãy phấn khích lên Bạn hãy khởi động và làm ngay những việc bạn có thể làm ngày hôm nay, đừng để đến ngày mai. Hồi còn ở London, tôi có một cô bạn người Thái Lan theo học nghành thiết kế thời trang. Cô ấy nói tiếng Anh rất siêu. Từ khi cô 15 tuổi, cô đã tự xác định mục đích và ước mơ của mình là học ngành thời trang ở London. Cô đã tìm hiểu mức điểm IELTS cần thiết để có thể vào trường mà cô mơ ước rồi bắt tay vào học tiếng Anh ngay lập tức. Đến năm 19 tuổi, nghĩa là đã đủ tuổi để được nhận vào học, thì cô đã sẵn sàng mọi thứ. Sự khởi đầu sớm của cô quả là khôn ngoan vì một năm sau, khi khoá học kết thúc, cô trở về Thái Lan thì lúc đó bạn bè cô vẫn đang cần mẫn học tiếng Anh chờ thời điểm đi nước ngoài. Bây giờ thì cô ấy đã là một người nói tiếng Anh thành thạo, có trình độ và thành đạt. Niềm đam mê học tiếng anh 1. Phát huy niềm đam mê dành cho tiếng Anh Tất cả những người học tiếng Anh đều muốn nói được tiếng Anh một cách trôi chảy. Họ sẽ cảm thấy rất sung sướng khi nghĩ rằng mình có thể làm được điều đó. Thế nhưng họ thường không quan tâm đến chính bản thân quá trình học tiếng Anh. Đối với phần lớn người học thì việc học tiếng Anh là một điều gì đó họ bị bắt buộc phải làm chứ họ không hề muốn. Học tiếng Anh lúc này đối với họ là một nghĩa vụ, và chính điều đó khiến cho họ cảm thấy không thoải mái khi học tiếng Anh. Nói ngắn gọn, phần lớn mọi người đều muốn nói được tiếng Anh trôi chảy nhưng lại không thích học. Đây chính là thử thách đầu tiên và cũng là lớn nhất mà một người học tiếng Anh phải đối mặt, bởi vì khi một người không thích học tiếng Anh thì họ sẽ không thể học nó tốt được. Do đó, để học tốt tiếng Anh, bạn cần ghi nhớ câu sau đây: “If you don’t love English, English won’t love you back” Nếu bạn muốn trở thành một người học tiếng Anh thành công, bạn cần phải quan tâm đến bản thân chính quá trình học tiếng Anh của bạn. Bạn nên dành thời gian cho việc học tiếng Anh tương đương với quãng thời gian bạn dành để giải trí hay thư giãn. Ví dụ bạn cần phải làm những việc sau: · Đọc các câu tiếng Anh và tìm hiểu các cấu trúc có trong đó. · Học từ mới tiếng Anh trong từ điển. · Viết những câu tiếng Anh đúng cả về mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa bằng cách tham khảo từ điển, sách ngữ pháp và các trang Web. · Luyện tập phát âm các âm và từ trong tiếng Anh. Sẽ thật là tuyệt vời nếu việc học tiếng Anh trở thành sở thích của bạn. Và bạn cũng nên coi việc học tiếng Anh của mình là một trong những hoạt động bạn ưu tiên và ưa thích. 2. Tạo ra sự thay đổi đầu tiên với cuộc sống của bạn Quyết định học tiếng Anh yêu cầu những thay đổi nhất định trong cuộc sống của bạn. Ví dụ: bạn quyết định dành 30 phút mỗi ngày để đọc 1 cuốn sách tiếng Anh và bạn cố gắng để duy trì được công việc đó. Tất nhiên sẽ thật sự khó khăn để tạo ra một sự thay đổi nhỏ nhưng lâu dài đối với cuộc sống của bạn, đặc biệt là khi việc học tiếng Anh với bạn dường như chẳng thoải mái như giải trí hay tập thể thao. Thế nhưng bạn nên nhớ rằng việc học tiếng Anh 15 phút mỗi ngày sẽ mang đến cho bạn kết quả tốt hơn nhiều so với việc học duy nhất 1 ngày trong cả tháng. 3. Tạo ra những sự thay đổi tiếp theo với cuộc sống của bạn Trong khi sự thay đổi đầu tiên có vẻ khó khăn nhất thì những sự thay đổi tiếp theo cũng khó khăn chẳng kém. Rất nhiều người học tiếng Anh có thể trải qua được bước đầu tiên (Ví dụ: Họ duy trì được thói quen đọc sách tiếng Anh mỗi ngày), thế nhưng họ chỉ dừng lại ở đó và không hề thực hiện những hoạt động tiếng Anh khác. Một người học tiếng Anh thực sự sẽ biết cách kết hợp các hoạt động học tiếng Anh (Ví dụ như: đọc sách, xem tivi, luyện tập phát âm, nghe đài….) và họ sẽ lựa chọn từng hoạt động phù hợp với tâm trạng của họ tại những thời điểm khác nhau. Nếu bạn chỉ thực hiện 1 hoạt động học tiếng Anh (ví dụ như đọc sách tiếng Anh), bạn sẽ nhanh chóng trở nên chán nản và không còn hứng thú với việc học. Bên cạnh đó thì việc thực hiện 1 hoạt động học tiếng Anh duy nhất cũng sẽ làm hạn hẹp các kỹ năng tiếng của bạn. Ví dụ như việc đọc sách tiếng Anh không thể nào giúp bạn phát âm tiến bộ được mặc dù nó có thể giúp bạn cải thiện ngữ pháp, từ vựng, các kỹ năng đọc hiểu và kỹ năng viết. Chính vì vậy, bạn hãy rèn luyện một thói quen học tiếng Anh hiệu quả để bạn cảm thấy hứng thú với môn ngoại ngữ này nhé! Nói chuyện với người Anh Bạn đã có cuộc trò chuyện nào thú vị chưa? Người nói chuyện có duyên phải là người nói hay và nghe tốt. Bạn đã có hai tố chất này chưa? Nếu bạn đang băn khoăn không biết làm cách nào để trở thành một người nói chuyện có duyên, mời bạn tìm hiểu một số cách dưới đây của người Anh nhé! 1. Tạo cho mình cảm giác thật thoải mái Bạn phải tự nhiên, tránh dùng những cụm từ biến mình thành người kiêu căng và ngạo mạn. 2. Khám phá sự hài hước trong cuộc sống Hãy luôn mang bên mình câu nói đùa hay giai thoại có tính chất hài hước. Ngoài tình yêu và sự yêu thương, con người cần có tiếng cười. Tiếng cười là bài tập thể chất và tinh thần quan trọng cho tâm sinh lý con người. Ở đâu có tiếng cười, ở đó có sự thoải mái và hạnh phúc. 3. Biết tán dương Bạn phải biết khen ngợi người khác. Ví dụ: Cậu mặc cái áo này đẹp lắm! 4. Đưa ra những câu hỏi sâu sắc Ai cũng thích nói về bản thân cũng như sở thích của họ. Bạn hãy đề cập đến những gì liên quan tới họ. Chẳng hạn như, nếu bạn nhìn thấy ai đó đang cầm quyển sách thì hãy hỏi người đó về cuốn sách đó hoặc những cuốn sách mà anh ta đã đọc. 5. Thực hành nói Nâng cao các kỹ năng nói có tác dụng giúp bạn đối phó với tất cả các dạng câu hỏi tốt hơn. Chuẩn bị cho các tình huống bất thình lình bằng cách học và thực hành. Nhờ ai đó giúp bạn bằng cách “đóng vai”. Bạn sẽ cảm thấy bớt lo lắng, tự tin hơn và nói chuyện hay hơn nếu biết trước được nên phản ứng như thế nào trong những tình huống cụ thể. 6. Sử dụng những âm lấp khoảng trống Đây là những âm chúng ta tạo ra khi dừng lại để nghĩ (như “um”, “uh”). Theo như các chuyên gia về giao tiếp, bạn nên ngừng lại còn hơn là thốt ra những âm như thế. Tuy nhiên, trong các cuộc nói chuyện hàng ngày, chúng lại có tác dụng chỉ ra rằng bạn vẫn đang nói để ai đó không ngắt lời bạn. 7. Dùng cử chỉ và ánh mắt Hãy nhìn vào mắt người nghe khi nói và thể hiện sự chú ý đến họ. Giao tiếp bằng ánh mắt còn thể hiện sự quan tâm, sự ấm áp và sự tin cậy dành cho người nói chuyện với bạn. Mỉm cười là là tín hiệu đầy ma lực, thể hiện sự thân thiện, ấm áp và gần gũi. Dùng điệu bộ, cử chỉ (như gật đầu) để làm cho cách nói chuyện của bạn thêm sinh động. Đứng thẳng nhưng không cứng nhắc và hướng về phía trước một chút là tư thế thoải mái và giúp bạn có ấn tượng tốt trong mắt người đối diện. 8. Nắm bắt tín hiệu từ người khác Nếu người đàm thoại với bạn nói bằng những câu ngắn, thì bạn cũng nên phản ứng lại bằng những câu ngắn. Cách nói này không đòi hỏi bạn phải nói quá nhiều hoặc đưa ra những câu trả lời không có hồi kết. Có một cách để biết liệu rằng bạn đang nói quá dài hay không là khi ai đó ngắt lời bạn. Tốt nhất là nên đưa ra những câu trả lời trực tiếp, điều đó chứng tỏ rằng bạn đã lắng nghe câu hỏi. Hy vọng thông qua bài viết này, các kỹ năng giao tiếp của bạn sẽ ngày càng tiến bộ hơn. 10 Lời Khuyên Để Nói Và Viết Tiếng Anh “Học tiếng Anh cũng giống như tập đi xe đạp, ít ai có thể đi xe đap thành thạo khi chưa ngã vài lần”. Sau những lần vấp váp đó, Matt Purland đã rút ra một vài lời khuyên có thể sẽ hữu ích cho bạn trong việc học tiếng, nhất là hai kỹ năng nói và viết. 1. Luôn luôn kiểm tra bài của mình. Hãy kiểm tra lại ngay cả khi bạn nghĩ bài làm của mình đã hoàn thiện. Sử dụng từ điển để kiểm tra lại những từ mà bạn chưa chắc chắn. 2. Đến lớp và làm bài tập thường xuyên. Bạn có thể đề nghị giáo viên ra thêm bài tập vào cuối tuần hoặc tự trang bị cho mình những quyển sách có các các dạng bài tập phù hợp với chương trình học. Trên lớp hãy hỏi ngay thầy cô nếu bạn có vấn đề gì còn vướng mắc. Ngoài giờ học, bạn có thể thảo luận bằng tiếng Anh với bạn bè về các chủ điểm đơn giản, hoặc các phương pháp để học tốt hơn. 3. Trong khi viết tiếng Anh: Hãy thực hiện đúng theo yêu cầu của đề bài.Việc này sẽ không mấy khó khăn nếu bạn đọc kỹ câu hỏi. Có thể đề bài sẽ yêu cầu bạn điền từ; khoanh tròn phương án trả lời đúng trong các phương án a, b, c, d cho trước hay viết về gia đình bạn. Điều quan trọng là bạn hiểu đề bài muốn bạn làm gì và làm như thế nào. 4. Dành thời gian hợp lý cho việc học từ vựng. Bạn cần biết ý nghĩa cũng như cách viết của các từ chỉ ngày tháng, thức ăn, quần áo Bạn có thể học từ vựng theo chủ điểm. Nếu chuẩn bị kỹ ở nhà thì khi đến lớp bạn sẽ thấy mọi việc trở nên dễ dàng hơn. 5. Phác thảo ý chính trước khi đặt bút viết một bài luận. Hãy suy nghĩ về những gì bạn muốn diễn đạt trong bài viết và vạch ra những ý chính. Bạn có thể bắt đầu với một đoạn giới thiệu ngắn, rồi sau đó viết đoạn cho từng ý. Đoạn cuối phải tóm lại được ý chính của bài văn. Độ dài mỗi đoạn văn khoảng 4-5 câu là vừa phải. 6. Dành thời gian học các động từ cơ bản – động từ có quy tắc và bất quy tắc. Đặc biệt là 4 động từ bất quy tắc quan trọng ‘to be’, ‘to go’, ‘to have’, ‘to do’. Học các thì khác nhau của động từ: thì hiện tại/quá khứ đơn, thì hiện tại/quá khứ tiếp diễn, và thì hiện tại/quá khứ hoàn thành .v.v Học kỹ quá khứ phân từ của những động từ bất quy tắc quan trọng như have/had, do/done. Như vậy bạn có thể thoải mái diễn tả những hoạt động hay câu chuyện nào đó về bản thân mà không lo bị bí từ. 7. Đọc sách báo, tạp chí viết bằng tiếng Anh. Đừng bỏ qua những ký hiệu và biển báo hay những mấu quảng cáo nho nhỏ bằng tiếng Anh. Viết lại những từ và cụm từ mà bạn chưa hiểu để tra từ điển. Nên có một cuốn sổ tay để ghi chép lại và đọc lại thường xuyên. Vốn từ của bạn sẽ được tích luỹ dần dần giống như tiền tiết kiệm trong ngân hàng vậy. 8. Xem những kênh truyền hình bằng tiếng Anh. Kết hợp nghe và đọc phụ đề và chú ý các cấu trúc hay. Nếu có thể, hãy thu lại chương trình và khi xem lại có thể tạm ngừng những đoạn quá nhanh với bạn. Sử dụng Internet để tìm thông tin bạn quan tâm bằng tiếng Anh. Không những thể bạn có thể vào những website để chơi các trò chơi bằng tiếng Anh như trắc nghiệm giới từ, ô chữ 9. Thường xuyên thực hành. Nếu bạn muốn nhớ những gì đã học, hãy sử dụng chúng hàng ngày. Luyện tập nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Anh. Nếu có thể hãy gia nhập một câu lạc bộ, hoặc làm tình nguyện viên để có thể giao tiếp với người bản xứ. 10. Đừng từ bỏ! Nhiều khi bạn sẽ cảm thấy mình học nhưng không vào. Hãy kiên nhẫn bởi ai cũng thấy việc học không hề dễ dàng nhưng chỉ những người kiên trì theo đuổi tới cùng mới có cơ hội tận hưởng những thành quả ngọt ngào của việc học mà thôi. Làm sao để nghe được tiếng anh Một trong những trở ngại lớn nhất của chúng ta khi học một ngoại ngữ ấy là chúng ta quá… thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm. Quá thông minh: vì mình không thể nào chấp nhận nghe một câu mà mình không hiểu: cần phải hiểu một câu nói gì trước khi nghe tiếp câu thứ hai, nếu không thì mình không buồn nghe tiếp Quá kinh nghiệm: Cuộc đời đã dạy ta không nghe những gì người khác nói mà chỉ hiểu những gì mà nội dung chuyển tải. Nếu không hiểu nội dung, chúng ta không thể lặp lại lời người kia. Cũng vì thế mà - trong giai đoạn đầu học ngoại ngữ - mỗi lần nghe một câu tiếng Anh thì trong đầu phải dịch ra được tiếng Việt thì mới yên tâm, bằng không thì … câu ấy không có nghĩa Quá kinh nghiệm: Cuộc đời đã dạy ta không nghe những gì người khác nói mà chỉ hiểu những gì mà nội dung chuyển tải. Nếu không hiểu nội dung, chúng ta không thể lặp lại lời người kia. Cũng vì thế mà - trong giai đoạn đầu học ngoại ngữ - mỗi lần nghe một câu tiếng Anh thì trong đầu phải dịch ra được tiếng Việt thì mới yên tâm, bằng không thì … câu ấy không có nghĩa Thế nhưng, đấy là lối học sinh ngữ ngược chiều. Tôi biết được 6 ngôn ngữ, trong đó có ba ngôn ngữ thành thạo nghe nói đọc viết: Việt - Anh - Pháp, và tôi thấy rằng trong các ngôn ngữ tôi biết thì, một cách khách quan, nghe và nói tiếng Việt là khó nhất (vì ở phương tây, không có ngôn ngữ nào mà mình đổi cao độ của một từ thì ý nghĩa từ ấy lại thay đổi: ma - má - mà - mạ - mã - mả). Nhưng các bạn ở forum này, cũng như tôi, đều không có vấn đề gì cả với cái sinh ngữ khó vào bậc nhất ấy! Thế nhưng những thầy cô dạy chúng ta nghe nói tiếng Việt chẳng phải là những vị chuyên viên ngôn ngữ như các thầy ngoại ngữ mà ta học tại các trường. Thầy dạy tiếng Việt chúng ta là tất cả những người quanh ta từ ngày ta ra đời: cha mẹ, anh chị, hàng xóm, bạn bè… nghĩa là đại đa số những người chưa có một giờ sư phạm nào cả, thậm chỉ không có một khái niệm nào về văn phạm tiếng Việt. Thế mà ta nghe tiếng Việt thoải mái và nói như sáo. Còn tiếng Anh thì không thể như thế được. Ấy là vì đối với tiếng Việt, chúng ta học theo tiến trình tự nhiên, còn ngoại ngữ thì ta học theo tiến trình phản tự nhiên. Từ lúc sinh ra chúng ta đã nghe mọi người nói tiếng Việt chung quanh (mà chẳng bao giờ ta phản đối: "tôi chẳng hiểu gì cả, đừng nói nữa"! Mới sanh thì biết gì mà hiểu và phản đối!). Sau một thời gian dài từ 9 tháng đến 1 năm, ta mới nói những tiếng nói đầu tiên (từng chữ một), mà không hiểu mình nói gì. Vài năm sau vào lớp mẫu giáo mới học đọc, rồi vào lớp 1 (sáu năm sau khi bắt đầu nghe) mới tập viết… Lúc bấy giờ, dù chưa biết viết thì mình đã nghe đưọc tất cả những gì người lớn nói rồi (kể cả điều mình chưa hiểu). Như vậy, tiến trình học tiếng Việt của chúng ta là Nghe - Nói - Đọc - Viết. Giai đoạn dài nhất là nghe và nói, rồi sau đó từ vựng tự thêm vào mà ta không bao giờ bỏ thời gian học từ ngữ. Và ngữ pháp (hay văn phạm) thì đến cấp 2 mới học qua loa, mà khi qua hết trung học thì ta đã quên hết 90% rồi. Nhưng tiến trình ta học tiếng Anh (hay bất cứ ngoại ngữ nào) thì hoàn toàn ngược lại. Thử nhìn lại xem: Trước tiên là viết một số chữ và chua thêm nghĩa tiếng Việt nếu cần. Và kể từ đó, học càng nhiều từ vựng càng tốt, kế đến là học văn phạm, rồi lấy từ vựng ráp vào cho đúng với văn phạm mà VIẾT thành câu! Rồi loay hoay sửa cho đúng luật! Sau đó thì tập đọc các chữ ấy trúng được chừng nào hay chừng ấy, và nhiều khi lại đọc một âm tiếng Anh bằng một âm tiếng Việt! (ví dụ fire, fight, five, file… đều được đọc là ‘phai’ ). Sau đó mới tới giai đoạn NÓI, mà ‘nói’ đây có nghĩa là Đọc Lớn Tiếng những câu mình viết trong đầu mình, mà không thắc mắc người đối thoại có hiểu 'message' của mình hay không vì mình chỉ lo là nói có sai văn phạm hay không. Lúc bấy giờ mới khám phá rằng những câu mình viết thì ai cũng hiểu, như khi mình nói thì chỉ có mình và … Thượng Đế hiểu thôi, còn người bản xứ (tiếng Anh) thì ‘huh - huh’ dài cổ như cổ cò! Sau thời gian dài thật dài, mình khám phá rằng mình từng biết tiếng Anh, và nói ra thì người khác hiểu tàm tạm, nhưng khi họ nói thì mình không nghe được gì cả (nghĩa là nghe không hiểu gì cả). Lúc bấy giờ mới tập nghe, và rồi đành bỏ cuộc vì cố gắng mấy cũng không hiểu được những gì người ta nói. Vấn đề là ở đó: chúng ta đã học tiếng Anh ngược với tiến trình tự nhiên, vì quá thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm. Tiến trình ấy là Viết - Đọc - Nói - Nghe! Vì thế, muốn nghe và nói tiếng Anh, chuyện đầu tiên là phải quên đi kinh nghiệm và trí thông minh, để trở lại trạng thái ‘sơ sinh và con nít’, và đừng sử dụng quá nhiều chất xám để phân tích, lý luận, dịch thuật! Vì sao chúng ta học ngữ pháp tiếng Anh? Đối với những người bắt đầu học ngoại ngữ, từ vựng là một vấn đề rất “khó xơi”. Nhiều học viên thắc mắc rằng tại sao họ không thể nào nhớ được các từ vừa học mặc dù đã viết đi viết lại nhiều lần. Dưới đây là 10 mẹo nhỏ giúp bạn học từ vựng tốt hơn: Hãy học những từ có liên quan đến nhau. Nếu đang học từ miêu tả miền quê, thí dụ như valley (thung lũng), stream (dòng suối), meadow (đồng cỏ) thì đừng lẫn với các từ miêu tả các thứ ở thành phố (ví dụ như fire hydrant – vòi nước chữa cháy), hoặc những từ miêu tả tính cách. Những từ liên quan với nhau thường cùng xuất hiện và sẽ dễ hơn khi nhớ chúng chung với nhau. Học từ vựng trong những lĩnh vực mà bạn yêu thích. Nếu quan tâm về nghệ thuật hoặc bóng đá, hãy đọc về những đề tài này. Có lẽ trong tiếng mẹ đẻ bạn biết rất nhiều từ miêu tả một bức tranh, một trận đá bóng nhưng bạn lại không biết trong tiếng Anh chúng gọi là gì – hãy tìm thử xem! Hãy nhớ rằng những gì bạn thích là những điều bạn muốn nói về và là một phần của con người bạn - nếu không biết cách diễn đạt chúng, việc này có thể làm bạn lo lắng đấy. Hãy có một cuốn từ điển hình ảnh. Nó sẽ giúp bạn nhớ từ mới dễ dàng hơn thông qua việc nhìn tranh của chúng. Sử dụng video. Lần tới khi xem một bộ phim bạn hãy ghi lại bằng tiếng mẹ đẻ 5 hoặc 10 đồ vật bạn nhìn thấy nhưng lại không biết từ tiếng Anh của chúng là gì. Tra những từ này trong từ điển, rồi xem lại bộ phim, luyện tập cách sử dụng chúng. Một lần nữa chúng ta lại thấy rằng nhớ một cái gì đó thật dễ dàng nếu ta nhìn thấy hình ảnh của nó. Thu một cuốn băng từ vựng. Trong khi bạn đi bộ, lái xe đi làm hay đợi xe bus bạn hãy nghe cuốn băng đó. Đầu tiên nói từ đó bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, dừng lại sau đó nói từ đó bằng tiếng Anh. Khoảng dừng này sẽ cho bạn thời gian để trả lời trước khi xem câu trả lời chính xác. Mua một cuốn từ điển các từ xếp theo nghĩa. Đó là tập hợp các từ đồng nghĩa và trái nghĩa. Cố gắng sử dụng nhiều từ khác nhau. Dĩ nhiên đôi lúc bạn sẽ dùng một từ không phù hợp, nhưng điều này không ngăn trở bạn sử dụng cuốn sách hữu ích này cho việc xây dựng một vốn từ vựng phong phú. Luyện tập từ mới khi viết luận. Nếu bạn có bài tập viết về nhà hãy lấy ra các từ mới mà mình đã học sau đó cố gắng sử dụng chúng vào bài viết của mình. Nếu không sử dụng các từ mới học lúc nói hoặc viết bạn sẽ nhanh chóng quên chúng đấy. Luyện tập từ mới khi làm bài tập ngữ pháp. Đừng lãng phí những cơ hội quý báu sử dụng vốn từ bạn vừa học. Luyện tập từ mới khi nói. Liệt kê khoảng 5 từ mới mà bạn định sử dụng trong lớp. Cố gắng dùng chúng trong các cuộc thảo luận. Tin tôi đi, bạn sẽ tìm ra cách để lái câu chuyện theo cách mà bạn có thể sử dụng ít nhất một vài trong số những từ này. Hãy đọc nhiều. Đọc nhiều không những có thể cải thiện kĩ năng đọc mà bạn còn có thể xây cho mình một vốn từ vựng phong phú. Trong bài đọc thường có nhiều từ liên quan đến nhau và bạn có thể dùng những từ đã học để đoán nghĩa của những từ mới. Nếu biết cách “chế biến” thì bạn sẽ có một “món” từ vựng ngon lành và bổ dưỡng đó. Cách học hiệu quả tiếng Anh chuyên ngành CNTT Đọc, hiểu là hai kỹ năng tiếng Anh đòi hỏi sinh viên CNTT phải đáp ứng để có thể xem tài liệu, sách, Internet hoặc tài liệu hướng dẫn. Tốt nhất, tiếng Anh nên tương đương trình độ B. Về vốn từ chuyên môn, sinh viên cần tập trung trau dồi trong quá trình học. Nếu xác định sẽ học tiếp chương trình liên thông với các trường đại học nước ngoài, song song với việc học chuyên ngành CNTT, sinh viên cần học thêm tại trung tâm Anh ngữ để lấy bằng TOEFT hoặc TOEIC vì đó là điều kiện để học liên thông.Khá nhiều sách chuyên ngành CNTT sau khi dịch ra tiếng Việt không còn giữ được độ chính xác cao về nội dung, ngữ nghĩa. Vì thế, đọc sách chuyên ngành bằng tiếng Anh sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn nội dung của chủ đề cần tham khảo, đồng thời có thể củng cố thêm được rất nhiều từ mới. Ở lĩnh vực phần mềm, học viên có thể tìm [...]... sư Tiếng Anh của bạn? Một điều vô cùng quan trọng là bạn cần phải cảm thấy hứng thú và vui vẻ khi học Tiếng Anh Nếu bạn cảm thấy học Tiếng Anh như là một gánh nặng thì có lẽ bạn đã học tập không đúng cách và không hiệu quả chút nào Hãy tự thưởng cho mình mỗi khi bạn đạt được bất kỳ tiến bộ nào vì điều này sẽ giúp bạn có động lực để học tập tốt hơn đấy! Chúc bạn học giỏi Tiếng Anh! Kinh Nghiệm Học Tiếng. .. bằng Tiếng Anh Khi bạn áp dụng những kinh nghiệm trên một cách đúng đắn và hợp lý, chắc chắn bạn sẽ đạt được những tiến bộ vượt bậc trong quá trình học nói tiếng Anh Kinh Nghiệm Học Tiếng Anh Qua Internet Học tiếng anh qua Internet gần đây đã trở thành phương pháp học khá hiệu quả cho những người bận rộn Cô Nguyễn Thị Thúy, giáo viên online của trang web globaledu.com.vn sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm. .. trang tiếng Anh trung học này Kinh nghiệm để học tốt tiếng Anh chuyên ngành qua internet - Khi học tiếng Anh chuyên ngành qua internet, các bạn nên tận dụng tối đa sự hỗ trợ của hệ thống audio để học và luyện phát âm từ mới (từ chuyên ngành thường khó phát âm và khó nhớ) Khi gặp các chuyên ngành lạ, học viên nên dựa vào hình ảnh video để hiểu nội dung và nghĩa nhanh hơn - Với mỗi bài học trong tiếng Anh. .. đích của việc học Tiếng Anh bằng cách đơn giản nhất là tự hỏi bản thân mình câu hỏi: “Tại sao mình lại học Tiếng Anh? ” Bạn học Tiếng Anh là do bản thân mong muốn hay bị ai bắt ép? Bạn học Tiếng Anh để phục vụ việc học tập, nghiên cứu, hay đơn giản chỉ để giao tiếp.Làm bất cứ việc gì cũng cần sự đam mê và tự giác của chính bản thân bạn Bởi vậy, nếu bản thân bạn muốn học Tiếng Anh thì việc học của bạn... Tiếng Anh Từ Một Foreigner Theo ông Denisens Binoter- Giám đốc đào tạo Quốc tế Viet -Anh, học tiếng Anh không nhất thiết chỉ tập trung vào học ngữ pháp và làm bài tập Cái chính là phải chọn cách học hợp lý, đôi khi những công việc đơn giản hàng ngày cũng giúp ta luyện tập tiếng Anh Dưới đây là kinh nghiệm sau nhiều năm giảng dạy Anh văn của ông 1 Thích nói tiếng Anh và thoải mái khi nói Khi sử dụng tiếng. .. Nhưng dù sao thì nói chậm và rõ ràng vẫn hơn là nói quá nhanh 8 Bí Quyết Học Nói Tiếng Anh Tiếng Anh là một công cụ không thể thiếu trên con đường hội nhập và phát triển Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là nhiều người đã bỏ ra khá nhiều thời gian học tiếng Anh mà vẫn không thể giao tiếp, trao đổi bằng tiếng Anh được Để học nói tiếng Anh tốt hơn, mời bạn tìm hiểu một số bí quyết sau 1 Xác định mục... chương trình đào tạo tiếng Anh qua internet để nhận được trợ giúp nhanh hơn và được tư vấn nhiều hơn Học tốt tiếng Anh giao tiếp quốc tế - Để học tốt tiếng Anh giao tiếp quốc tế thông qua internet các bạn học viên cần lưu ý: chương trình đào tạo của Global Education đã có các bước học tập rất khoa học Vì thế, khi học tập, các bạn nên học theo hướng dẫn của hệ thống Chú ý luyện nói nhiều bằng cách luyện... giữa tiếng Anh và hình ảnh ví dụ bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở trong ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng. .. trang web học tiếng Anh và cùng chia sẻ những kinh nghiệm học tiếng Anh với các cư dân ở khắp nơi trên thế giới Tuy nhiên, có một vài trang web học tiếng Anh trực tuyến yêu cầu bạn phải trả tiền cho các khóa học Nếu bạn muốn free (miễn phí) thì bạn có vào trang web You Tube, ở đó có rất nhiều các đoạn video với mọi chủ đề Bạn quan tâm tới chủ đề nào thì chỉ việc download chủ đề đó về để học nói theo... cho người mới học TA Những người mới “chân ướt chân ráo” bước vào học tiếng Anh này cũng cần được chia sẻ những kinh nghiệm để có thể học tập đúng cách và hiệu quả ngay từ những ngày đầu tiên Vì thế Global Education muốn đưa ra một vài kinh nghiệm học tập nho nhỏ cho những người mới ở trình độ bắt đầu Bắt đầu học một ngoại ngữ cũng giống như việc một đứa trẻ bắt đầu học nói vậy Việc học diễn ra rất . 7 Kinh Nghiệm Học Tốt Tiếng Anh 1. Thích nói tiếng Anh và thoải mái khi nói Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn không mắc lỗi, có nghĩa là bạn không học được gì. Thường. hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh. Dĩ nhiên, một người học. đến chính bản thân quá trình học tiếng Anh. Đối với phần lớn người học thì việc học tiếng Anh là một điều gì đó họ bị bắt buộc phải làm chứ họ không hề muốn. Học tiếng Anh lúc này đối với họ là

Ngày đăng: 26/07/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Advisor: Well, good. So, bookstore isn’t working out?

  • Student: Oh, bookstore’s working out fine. I just – I this pays almost double what the bookstore does.

  • Advisor: Oh, wow!

  • Student: Yeah. Plus credit.

  • Advisor: Plus credit.

  •  

  • Student: And it’s more hours, which …The bookstore’s – I mean it’s decent job ‘n all. Everybody I work with … that’s great; it’s just … I mean I’m selling books and kind of hanging out and not doing much else … if it weren’t for the people, it’d be totally boring.

  • Bắt đầu học một ngoại ngữ cũng giống như việc một đứa trẻ bắt đầu học nói vậy. Việc học diễn ra rất chậm và bạn cảm thấy hình như không có mấy tiến bộ nhưng bạn cần phải kiên nhẫn và tuân thủ đúng trình tự: Đầu tiên là học nghe, sau đó là học nói rồi cuối cùng mới là học đọc và viết. Trong giai đoạn đầu, bạn hãy cố gắng dành thời gian nghe Tiếng Anh hàng ngày qua đài, TV hay các bài luyện nghe đơn giản. Bên cạnh đó, bạn hãy áp dụng một số kinh nghiệm nhỏ này nhé: Tìm một người để cùng học Tiếng Anh với mình: Hai bạn có thể cùng viết những đoạn hội thoại ngắn và thực hành với nhau hoặc có thể sử dụng chính những đoạn trong giáo trình. Nếu có điều kiện, bạn hãy tận dụng cơ hội để nói chuyện với người bản xứ, điều này sẽ giúp vốn từ và khả năng giao tiếp của bạn tăng đáng kể. Bạn cũng có thể mời gia sư dạy Tiếng Anh cho riêng mình vì hai lý do. Thứ nhất, học tập có hướng dẫn bao giờ cũng tốt hơn là tự mầy mò trong một mớ bòng bong. Thứ hai, những người đi trước luôn có kinh nghiệm và bạn có thể học được nhiều kinh nghiệm học tập từ chính gia sư của mình đấy! Đọc những văn bản Tiếng Anh: Bước đầu là những mẩu truyện cười, những câu chuyện dành cho thiếu nhi, những truyện ngắn, những mẩu quảng cáo, nhãn mác bao bì, v.v; sau đó, bạn mới thử sức với những văn bản dài và khó, có nội dung học thuật cao hơn. Mức độ khó của bài đọc cần được bắt đầu từ dễ đến khó và nâng dần lên. Nếu bạn bắt đầu bằng một văn bản quá phức tạp thì bạn sẽ cảm thấy khó khăn và dễ dàng nản chí. Còn nếu cứ đọc mãi ở một trình độ thì bạn sẽ khó mà tiến bộ được, phải không nào? Bổ sung vốn từ mới hàng ngày: Bạn nên có một cuốn sổ ghi chép các từ mới mà bạn gặp hàng ngày và sắp xếp chúng theo thứ tự bảng chữ cái. Sau khi tra nghĩa của những từ này trong từ điển, bạn hãy tự mình đặt những câu đơn giản với những từ này nhé! Lưu ý là bạn nên dùng cả từ điển Anh-Việt và Anh-Anh để tra từ vì cuốn từ điển Anh-Anh sẽ giúp bạn biết được nhiều từ đồng nghĩa và cách sử dụng của từ mới đấy. Thử viết nhật ký bằng Tiếng Anh: Bạn có thể bắt đầu bằng những câu đơn giản nhất viết về thời tiết, những việc đã làm trong ngày, kế hoạch cho ngày mới, v.v. Ngày nay, khi blog (nhật ký trực tuyến) vô cùng phổ biến, bạn có thể viết mỗi ngày một entry (bài viết) và các bạn trong friend list (danh sách bạn) của bạn có thể giúp bạn sửa rất nhiều lỗi sai đấy! Nếu có điều kiện về kinh tế và thời gian, tại sao bạn không thử đến thăm một nước nói Tiếng Anh nhỉ? Khi học một ngoại ngữ thì không gì tốt bằng việc được sống trong môi trường của ngôn ngữ đó cả. Tiếng Anh lại là một ngôn ngữ khá phổ biến và là ngôn ngữ chính thức của rất nhiều quốc gia trên thế giới, gần nhất với Việt Nam có Malaysia hay Singapore cho nên việc chọn điểm đến không hề khó. Bạn có thể đăng ký để được ở với gia đình bản xứ để chứng kiến họ sử dụng Tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày như thế nào, có thể những điều thực tế này khác xa những gì bạn được học trong sách vở đấy! Trên đây là một số phương pháp học tập bạn có thể áp dụng cho việc học Tiếng Anh của mình. Nhưng trước khi bắt đầu, bạn cần xác định rõ mục tiêu và lên kế hoạch cho việc học tập. Những vấn đề này sẽ được đề cập cụ thể và chi tiết ở phần sau của bài viết.

  • Xác định mục đích của việc học Tiếng Anh bằng cách đơn giản nhất là tự hỏi bản thân mình câu hỏi: “Tại sao mình lại học Tiếng Anh?”. Bạn học Tiếng Anh là do bản thân mong muốn hay bị ai bắt ép? Bạn học Tiếng Anh để phục vụ việc học tập, nghiên cứu, hay đơn giản chỉ để giao tiếp.Làm bất cứ việc gì cũng cần sự đam mê và tự giác của chính bản thân bạn. Bởi vậy, nếu bản thân bạn muốn học Tiếng Anh thì việc học của bạn sẽ hiệu quả và nhanh có tiến bộ hơn nhiều.

  •  

  • Đặt ra mục tiêu: Khi đã xác định được mục đích của việc học tập, bạn sẽ dễ dàng đặt ra các mức mục tiêu cho mình để phấn đấu. Chẳng hạn như bạn muốn đi du lịch ở một nước nói Tiếng Anh thì bạn cần đặt mục tiêu học được khoảng 100 tình huống giao tiếp thường gặp hoặc có thể bạn đã biết được một số cấu trúc thông dụng nhưng bạn vẫn cần phải nâng cao kỹ năng nghe và khả năng phát âm. Cho dù mục tiêu của bạn là gì đi chăng nữa, bạn hãy ghi những mục tiêu này ra giấy và dán ở những vị trí bạn có thể thường xuyên trông thấy. Điều này sẽ nhắc nhở và thúc đẩy bạn học tập sao cho hoàn thành mục tiêu đề ra.

  •  

  • Lập kế hoạch học tập: Bạn có ý định sau bao lâu sẽ hoàn thành mục tiêu của mình? Có thể cùng một mục tiêu nhưng thời gian hoàn thành nó của mỗi người học lại khác nhau, tùy thuộc vào khả năng và thời gian dành cho học tập. Điều quan trọng là bạn phải lên được một kế hoạch học tập khả thi chứ không phải là một lịch học dày đặc đến mức bạn không thể hoàn thành được vì lên kế hoạch rồi lại không thực hiện được thì kế hoạch đó sẽ trở nên vô nghĩa và chính bản thân bạn cũng cảm thấy mất động lực học tập. Nếu bạn đã phải làm việc tới 50 giờ mỗi tuần thì bạn đừng ép mình phải dành thêm 40 giờ nữa để học Tiếng Anh. Bạn hãy học ít một nhưng đều đặn hàng ngày. Sau một thời gian học tập, bạn có thể điều chỉnh lại thời gian và cách học sao cho đạt hiệu quả học tập cao nhất bằng cách trả lời một số câu hỏi như:

  • - Bạn cảm thấy học hiệu quả nhất vào buổi tối hay sáng sớm? - Bạn thích học một mình hay học cùng với 1 người bạn hoặc nhóm bạn hay gia sư Tiếng Anh của bạn?

  •  

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan