Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
484,94 KB
Nội dung
174 bệnh kéo dài từ vài giờ đến 1 - 2 tuần, tiên lƣợng thƣờng tốt. Bệnh có thể khỏi nếu không có biến chứng. Cấp cứu choáng huyết thanh bằng cách đặt gia súc nơi thoáng, yên tĩnh, chƣờm nóng chân, tắm nƣớc ấm cho con vật, dùng thuốc cấp cứu: calci chlorid, caffein, ephedrin. Khi cần xử trí bệnh huyết thanh cần dùng cortisol, nếu suy tim mạch thì dùng caffein, ephedrin. Để phòng choáng huyết thanh cần sản xuất huyết thanh tinh khiết, loại trừ các chất đạm lạ, hâm nóng huyết thanh 58 °C trƣớc khi dùng; tiêm huyết thanh lần thứ hai không để cách lần tiêm trƣớc quá từ 3 - 4 ngày, nếu để quá 5 ngày thì trƣớc khi tiêm phải giải mẫn theo phƣơng pháp Betret (tiêm dƣới da 1/10 - 1/20 toàn liều cần dùng, tiêm phần còn lại sau 30 - 60 phút). 2. Điều trị bằng globulin miễn dịch Việc sử dụng kháng huyết thanh tiêm vào cơ thể vật bệnh cũng là tạo miễn dịch thụ động. Chế sẵn gamma-globulin tinh khiết chống lại nhiều loại mầm bệnh một lúc là phƣơng thức phòng trị bệnh khá phổ biến trong y học để chữa bệnh ở ngƣời khi nguy cơ dịch, trong trƣờng hợp suy giảm miễn dịch hoặc mất miễn dịch bẩm sinh. Trong lĩnh vực thú y, việc chế sẵn gamma-globulin cho mục đích điều trị còn hạn chế. Nhiều nƣớc chế và sử dụng gamma-globulin ngựa đông khô. Ở nƣớc ta đã có gamma- globulin kháng Gumboro dùng trị bệnh Gumboro ở gà, kháng thể dịch tả vịt dùng chữa bệnh dịch tả vịt, II. Thuốc trị cảm nhiễm vi khuẩn Phần lớn các hóa dƣợc dùng để chữa triệu chứng, một số hóa dƣợc dùng chữa nguyên nhân bệnh vì có tác dụng đặc hiệu đến mầm bệnh, trong khi không hoặc ít gây hại cơ thể. Các chất tác động đến mầm bệnh có thể đƣa vào cơ thể động vật và ngƣời để điều trị bệnh đƣợc gọi chung là yếu tố hóa trị liệu hay thuốc hóa trị liệu (chemotherapeutic agent). Các hóa dƣợc này có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh đồng thời làm giúp cho cơ thể sản sinh kháng thể nhanh chóng, làm dung giải vi khuẩn, giải phóng nội độc tố. Tuy nhiên, lƣợng nội độc tố giải phóng ồ ạt khi vi khuẩn bị dung giải dƣới tác động của yếu tố hóa trị liệu có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng. Thuốc trị cảm nhiễm vi khuẩn (hay thuốc kháng vi khuẩn) có thể chia thành hai nhóm là thuốc kháng sinh (antibiotics) và thuốc hóa trị liệu 175 tổng hợp (synthetic chemotherapeutics). Tên "chất kháng sinh - antibiotics" đƣợc hình thành từ kết quả (Waksman, 1941) nghiên cứu tác động qua lại của các vi sinh vật trong tự nhiên và để chỉ các yếu tố vật chất chủ yếu tạo nên mối quan hệ kháng sinh (antibiosis, đối lập với cộng sinh - symbiosis) giữa chúng, tức là "hiện tƣợng một số loại sinh vật sản sinh và bài xuất ra môi trƣờng những chất gây hại cho sinh vật khác nhằm giành chiếm thức ăn và chỗ cƣ trú". Tuy nhiên, nhờ khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều chất kháng sinh đƣợc phân tích xác định công thức hóa học và đƣợc chế tạo hoàn toàn bằng con đƣờng tổng hợp hóa học nên ranh giới giữa thuốc kháng sinh và thuốc hóa trị liệu tổng hợp không còn. Vì vậy, ta thƣờng có định nghĩa chất kháng sinh theo nghĩa hẹp gồm các chất có nguồn gốc sinh học và chất kháng sinh theo nghĩa rộng bao gồm cả các chất kháng sinh có nguồn gốc sinh học lẫn các thuốc hóa trị liệu tổng hợp, chủ yếu để phân định chúng với các chất chống khuẩn khác (các chất sát trùng: chất khử khuẩn, chất tẩy uế). 1. Chất kháng sinh Thuốc kháng sinh là các chất (thƣờng do vi sinh vật sản sinh ra: chất kháng sinh nghĩa hẹp) có tác dụng diệt khuẩn (làm chết vi khuẩn) hoặc chế khuẩn (ức chế sự phát triển của vi khuẩn) ở liều thấp (tức ở mức phân tử) một cách đặc hiệu vào một hoặc một số chu trình chuyển hóa thiết yếu của vi khuẩn. Thuốc kháng sinh có tính đặc hiệu nghĩa là nó có tác dụng ngăn cản sự sinh sản hoặc tiêu diệt vi khuẩn nhóm này mà không có tác dụng đối với vi khuẩn nhóm khác. Ngoài tác dụng chữa bệnh, kháng sinh còn dùng để phòng bệnh và kích thích sinh trƣởng của động vật. Bên cạnh các chất kháng sinh có nguồn gốc vi sinh vật, dùng trong điều trị bệnh cảm nhiễm vi khuẩn còn có các hợp chất hóa học tổng hợp, trong đó có các sulfamid, nhóm nitrofuran, Sulfamid đƣợc phát hiện bởi Domagk vào năm 1935, là một trong những yếu tố hóa trị liệu quan trọng, đƣợc dùng khá rộng rãi và từ khi xuất hiện đã thay thế các chất có tính độc cao nhƣ các hợp chất của arsen (thạch tín) và các kim loại nặng khác trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn. Các sulfamid cũng có cơ chế tác động cạnh tranh trung tâm hoạt động của enzym ở tầm phân tử một cách chọn lọc và tƣơng tự các chất kháng sinh chiết xuất từ các sinh vật. Do đó, chất hóa tổng hợp này cũng còn đƣợc coi nhƣ những chất kháng sinh theo nghĩa rộng vì có cơ chế tác động tƣơng tự, còn về mặt nguồn gốc thì chúng không khác các chất kháng 176 sinh trƣớc đây thu đƣợc từ vi sinh vật nhƣng nay đƣợc sản xuất hoàn toàn bằng con đƣờng hóa học (chloramphenicol, ). Các chất kháng sinh (nghĩa hẹp) đƣợc dùng phổ biến để chữa bệnh ở nƣớc ta là penicillin, streptomycin, tetracyclin, oreomycin, Thời gian gần đây các thuốc nhóm cephalosporin và neoquinolon đƣợc sử dụng ngày càng rộng rãi. 2. Cơ chế tác động và điểm tác động của chất kháng sinh 2.1. Cơ chế tác động Các chất kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn hoặc chế khuẩn đều nhờ có cấu trúc không gian tƣơng tự với cấu trúc không gian của cơ chất nào đó của quá trình chuyển hóa. Bình thƣờng cơ chất này đều đƣợc chuyển hóa thành sản phẩm tƣơng ứng nhờ phản ứng sinh hóa có sự xúc tác của một enzym hoặc một chuỗi các enzym. Mặc dù các enzym không thay đổi thành phần hóa học sau phản ứng, nhƣng trong một thời gian nhất định của phản ứng thành phần của chúng có sự thay đổi, chúng là những vật mang tạm thời các nhóm chức khác nhau phân cắt ra khỏi cơ chất mà sau đó tham gia vào phản ứng với nhóm chức khác cũng trong trung tâm hoạt động của chúng để tạo thành sản phẩm mới. Enzym có những tác dụng xúc tác là nhờ có phân tử lƣợng lớn và có khu vực có cấu trúc không gian tƣơng thích với cấu trúc không gian (của cả hoặc chỉ một khu vực) của cơ chất. Vùng phân tử enzym mà cơ chất gắn kết tạm thời trong quá trình phản ứng gọi là trung tâm hoạt động của enzym. Trung tâm này tuy chiếm một phần rất nhỏ thể tích của phân tử enzym nhƣng là miền trọng yếu của nó quyết định phản ứng có thể bắt đầu hay không (hoạt hóa hay vô hoạt) cũng nhƣ quy định tính đặc hiệu của phản ứng. Một khi trung tâm hoạt động của enzym không đƣợc hoạt hóa hoặc không ở trạng thái tự do thì enzym mất luôn khả năng xúc tác phản ứng vốn có của nó. Thuộc tính xúc tác của enzym có những cơ chế sinh hóa khác nhau nhƣng trƣớc hết trung tâm hoạt động của chúng phải ở trạng thái tự do và đƣợc hoạt hóa. Các chất kháng sinh tác động làm mất tính tự do của enzym. Phụ thuộc vào tính thuận nghịch hay không của sự kết hợp chất kháng sinh với trung tâm hoạt động của enzym mà ta có cơ chế cạnh tranh hay cơ chế che phủ. Về bản chất, hai cơ chế này tƣơng tự nhau. Tuy nhiên, trong cơ chế cạnh tranh chất kháng sinh kết hợp một cách thuận nghịch với trung tâm hoạt động của enzym tƣơng ứng, vì vậy chúng có tác dụng khi nồng độ khá cao và dễ bị mất tác dụng khi cơ chất chuyển hóa có nồng độ cao một cách áp đảo. Tuy vậy, do các enzym trong cơ thể thƣờng đƣợc thay đổi thế hệ liên tục 177 nên tính thuận nghịch của phản ứng kết hợp này giúp chất kháng sinh không bị đào thải cùng với enzym bị lão hóa mà đƣợc giải phóng và duy trì tác động trong thời gian kéo dài hơn với enzym mới đƣợc tổng hợp. Ngƣợc lại, trong cơ chế che phủ chất kháng sinh kết hợp không thuận nghịch với trung tâm hoạt động của enzym làm phản ứng sinh hóa trên enzym đó không thể xảy ra cả khi hàm lƣợng chất kháng sinh thấp. Tuy vậy, khi cơ thể vi khuẩn tiếp tục tổng hợp enzym khác thay thế enzym lão hóa thì tác dụng của chất kháng sinh bị hạn chế. Khi đó ngoài yếu tố nồng độ khá cao thì chất kháng sinh muốn có tác dụng đối với vi khuẩn phải đƣợc bổ sung mới thƣờng xuyên. 2.2. Điểm tác động Cơ chất cần chuyển hóa trong cơ thể vi khuẩn nói chung có nhiều loại cũng nhƣ số lƣợng chủng loại enzym là rất phong phú. Tuy nhiên có thể chia các phản ứng sinh hóa đó thành bốn điểm chính: vách tế bào, màng tế bào chất, bộ máy di truyền và bộ máy tổng hợp protein. Các chất kháng sinh vì vậy cũng có các điểm tác động ở các vùng tƣơng ứng nêu trên. Nhƣ vậy các điểm tác động của chất kháng sinh có thể là vách tế bào, màng tế bào chất, cấu trúc nhân và ribosom. Các chất kháng sinh tác động đến vách tế bào (nhƣ penicillin) có đích tác động là enzym xúc tác quá trình kết nối các mạch hở của phân tử peptidoglycan là thành phần chính của vách tế bào (đặc biệt vi khuẩn Gram dƣơng). Mạch hở này là kết quả tất yếu cần thiết cho sự phát triển về thể tích của vi khuẩn khi quá trình sinh trƣởng xảy ra. Mối liên kết giữa các monomer của peptidoglycan liên tục đƣợc tháo ra bởi một enzym và ráp thêm monomer mới nhờ enzym khác. Khi enzym tái lắp ráp không hoạt động các mạch hở vách tế bào hình thành ngày càng nhiều làm vách tế bào không thể duy trì đƣợc tế bào chất ở bên trong. Màng tế bào chất khi đó bị vỡ dẫn đến việc dung giải tế bào vi khuẩn. Do ở các vi khuẩn Gram âm vách tế bào cấu tạo từ lớp peptidoglycan mỏng đƣợc bổ sung thêm màng ngoài cấu tạo từ lipopolysaccharid (LPS) và protein nên nói chung chúng thƣờng ít mẫn cảm với các chất kháng sinh nhóm này. 3. Chủng loại kháng sinh và hoạt phổ kháng sinh 3.1. Phân loại kháng sinh Kháng sinh có thể phân loại theo nhiều cách: theo nguồn gốc, theo tính chất chữa bệnh, theo hiệu quả tác động, theo cơ chế tác động và theo họ (theo bản chất hóa học). 178 Phân loại theo nguồn gốc: theo nguồn gốc các chất kháng sinh có thể là kháng sinh lấy từ nguyên liệu vi sinh vật (kháng sinh tự nhiên), kháng sinh sản xuất theo con đƣờng tổng hợp hóa học hoàn toàn (kháng sinh hóa tổng hợp) và kháng sinh bán tổng hợp. Các loại sinh vật khác nhau (vi khuẩn gồm cả xạ khuẩn, các loại nấm men, nấm sợi, thực vật và động vật) đều có thể sản sinh ra chất kháng sinh. Khởi đầu, khái niệm của chất kháng sinh bắt nguồn từ sự nghiên cứu hiện tƣợng kháng sinh, vì vậy yếu tố "do các sinh vật, chủ yếu là vi sinh vật, sản sinh ra" là yếu tố xác định nghĩa hẹp của khái niệm chất kháng sinh. Nhƣng do nhiều chất kháng sinh đƣợc tổng hợp bằng con đƣờng hóa học hoàn toàn (nhƣ chloramphenicol) nên quan niệm chất kháng sinh thay đổi và bao gồm tất cả các chất có thuộc tính diệt khuẩn hoặc chế khuẩn ở tầm phân tử (hay liều thấp) một cách đặc hiệu vào một hoặc một số quá trình chuyển hóa của vi khuẩn. Những chất kháng sinh bán tổng hợp là những chất thu từ nguyên liệu vi sinh vật nhƣng sau đó đƣợc cải biến cấu trúc hóa học bằng con đƣờng hóa học. Phân loại theo tính chất chữa bệnh: các chất kháng sinh có thể chia thành hai nhóm: các chất kháng sinh thông dụng (nhƣ penicillin, streptomycin, ampicillin, và các chất kháng sinh không thông dụng. Phân loại theo hiệu quả tác động lên tế bào vi khuẩn: chất kháng sinh có thể là chế khuẩn (kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn) hoặc diệt khuẩn (phá hủy tế bào). Việc phân loại này có ý nghĩa lớn trong điều trị các bệnh cảm nhiễm vi khuẩn. Trƣờng hợp bệnh nặng thì nên dùng các chất kháng sinh diệt khuẩn vào kỳ đầu của bệnh, sau đó sử dụng các chất kháng sinh chế khuẩn. Các thuốc kháng sinh diệt khuẩn nhƣ penicillin và dẫn xuất, oxacyclin, ampicillin, carbenicillin, xeporin, gentamycin, ristomycin, Các thuốc kháng sinh chế khuẩn bao gồm erythromycin, oleandomycin, lincomycin, furidin, tetracyclin, morfocyclin, levomycetin (chloramphenicol), Phân loại theo cơ chế tác động: nghĩa là xác định chính xác phần gen chịu tác động hoặc khâu nào đó trong quá trình chuyển hóa của tế bào vi khuẩn chịu tác động. Theo cách này có thể chia các chất kháng sinh thành 4 nhóm: - Các chất kháng sinh kìm hãm tổng hợp vách tế bào vi khuẩn: penicillin, bacitracin, vancomycin, 179 - Các chất kháng sinh làm tăng thẩm thấu màng tế bào chất: streptomycin, polymyxin, Hai nhóm trên có hiệu quả diệt khuẩn. - Các chất kháng sinh kìm hãm tổng hợp protein: chủ yếu gồm các chất kháng sinh tác động lên ribosom (chủ yếu) hoặc kìm hãm sự tổng hợp ARN. Thuộc nhóm này có chloramphenicol, streptomycin, kanamycin, tetracyclin, - Các chất kháng sinh tác động lên di truyền: là những chất có tính ái lực cao đối với ADN hai sợi và ngăn trở quá trình tách đôi của chuỗi xoắn kép hoặc phong tỏa hệ thống enzym tham gia quá trình tổng hợp ADN. Ví dụ, actinomycin, novobiocin, Hai nhóm sau có hiệu quả chế khuẩn. Phân loại theo họ: Cách sắp xếp này đƣợc coi là hợp lý hơn cả. Các chất kháng sinh tùy thuộc chủ yếu vào bản chất hóa học đƣợc chia thành các họ khác nhau. - Họ aminosid: gồm streptomycin, kanamycin, gentamycin, neomycin, framycetin, paromycin. - Họ tetracyclin: gồm tetracyclin, oxytetracyclin, chlortetracyclin, domycyclin, dimethylchlortetracyclin, - Nhóm các chloramphenicol: chloramphenicol (chlorocid, levomycetin), thiamphenicol, synthomycin, eulevomycin, đƣợc sản xuất chủ yếu bằng con đƣờng hóa tổng hợp, ngày nay chloramphenicol cấm dùng trong thủy sản và thú y vì vấn đề dƣ lƣợng kháng sinh gây hại cho sức khỏe ngƣời tiêu dùng (tuy vẫn sử dụng trong nhân y). - Các sulfamid: là họ gồm nhiều hợp chất khác nhau, những chất ban đầu có hoạt phổ rộng nhƣng càng ngày càng phát hiện ra những chất có hoạt phổ hẹp. - Các nitrofuran: furagin, furazolidon, Các chất này gần đây bị cấm sử dụng trong thú y vì dƣ lƣợng của chúng trong thực phẩm gây tác hại đối với sức khỏe ngƣời tiêu dùng. - Họ beta-lactam gồm một số nhóm, nhƣ sau: Nhóm penicillin G (benzylpenicillin) và các phân tử gần gũi là những chất có tác dụng lên vi khuẩn Gram dƣơng và dễ bị phân hủy bởi enzym penicillinaza do các vi khuẩn tiết ra. 180 Nhóm methicillin - oxacillin và dẫn xuất là những chất có cấu trúc phân tử gần giống các penicillin nêu trên nhƣng không bị penicillinaza phân hủy. Ampicillin là dẫn xuất penicillin có hoạt phổ rộng, tác động lên tất cả các vi khuẩn Gram dƣơng. Cũng giống penicillin chất kháng sinh này cũng bị một số penicllinaza phân hủy. Cephalosporin có chung ba nhóm nhân beta-lactam, có hoạt phổ rộng nhƣ penicillin nhƣng ít nhạy cảm với các penicillinaza. - Các dẫn xuất của axit izonicotinic: izoniazid (rimifon), etionamid, Hoạt phổ hẹp (hoạt phổ chọn lọc) và có tác động lên các Mycobacterium. - Họ các macrolid có tác động lên các vi khuẩn Gram dƣơng và một số vi khuẩn Gram âm thuộc họ Parvobacteriaceae (họ cũ, gồm Pasteurella, Brucella, Bordetella, Francisella, Malleomyces (Burkholderia)). Họ này gồm erythromycin, oleandomycin, spiramycin, lincomycin, katazamycin, - Họ các synergistin gồm pristinamycin, verginiamycin, - Họ các polymyxin gồm các chất có cấu trúc hóa học là polypeptid vòng, thƣờng chỉ tác động lên vi khuẩn Gram âm: colistin, polymyxin, - Nhóm các chất tác động lên vi khuẩn Gram dƣơng có bản chất hóa học khác nhau: bacitracin, novobiocin, axit furidic, vancomycin, rifamycin SV, - Nhóm các chất kháng sinh chỉ tác động lên vi khuẩn Gram âm: axit nalidixic, - Các chất kháng sinh chống nấm: gồm nhiều loại, có bản chất hóa học khác nhau (xem kháng sinh chống nấm), thƣờng dùng nistatin, griseofulvin, các azol. 3.2. Hoạt phổ của các loại chất kháng sinh Tác động của các thuốc kháng sinh có tính chọn lọc hay có tính đặc hiệu, cũng nhờ vậy mà chúng có tính độc thấp đối với động vật trong khi tác động mạnh đến những loại vi sinh vật nhất định. Thuốc kháng sinh có tính đặc hiệu nghĩa là nó có tác dụng ngăn cản sự sinh sản hoặc tiêu diệt vi khuẩn nhóm này mà không có tác dụng đối với vi khuẩn nhóm khác. Tính đặc hiệu của một thuốc kháng sinh càng cao thì hoạt phổ của nó càng hẹp. 181 Hoạt phổ của một chất kháng sinh đƣợc hiểu là tỷ lệ giữa các vi khuẩn mẫn cảm với chất kháng sinh đó so với toàn bộ giới vi khuẩn hay vi sinh vật. Các kháng sinh hoạt phổ rộng có tác dụng đối với cả vi khuẩn Gram âm lẫn vi khuẩn Gram dƣơng, trong khi các kháng sinh có hoạt phổ hẹp chỉ tác động lên một số ít nhóm vi khuẩn. Chất kháng sinh có hoạt phổ càng rộng thì thƣờng có độc tính càng cao đối với động vật do tính chọn lọc thấp. Nhờ độc tính chọn lọc thuốc kháng sinh có tính độc đối với vi khuẩn (vi sinh vật) mà không có tính độc đối với động vật và đây là điểm khác biệt cơ bản với các chất sát trùng (có tính độc với cả hai phía và tác động toàn bộ). Bảng dƣới đây nêu hoạt phổ của một số kháng sinh đối với các vi khuẩn mầm bệnh cảm nhiễm tiêu biểu ở gia súc, gia cầm. 182 Bảng: Hoạt phổ của một số kháng sinh chủ yếu đối với một số vi khuẩn mầm bệnh tiêu biểu ở gia súc, gia cầm Mầm bệnh Hóa dƣợc Staphylococcus Streptococcus Erysipelothrix Corynebacterium Clostridium tetani Bacillus anthracis Pasteurella Bordetella Actinobacillus Haemophilus Escherichia coli Salmonella Klebsiella Proteus Pseudomonas pyogenes Leptospira Serpulina Nấm Mycoplasma Rickettsia Chlamydia Các chất kháng sinh (nghĩa hẹp) Nhóm penicillin Penicillin G 2 2 2 2 2 2 1 1 1 2 Benzyl penicillin procain 2 2 2 2 2 2 1 1 2 Dichloxysacillin 1 1 1 Nafcillin 1 1 1 Ampicillin 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 1 2 Amoxicillin 1 1 1 1 1 1 Mesilinam 1 2 Aspoxicillin 1 1 Nhóm cephalosporin Cephalonium 1 1 1 1 1 2 Cephazolin 1 1 1 1 1 2 183 Cefloxim 1 1 1 1 1 2 Linkomycin 1 1 Colistin 1 1 2 1 1 2 Nhóm aminoglycosid(e) Streptomycin 1 1 1 1 1 1 1 1 2 Dihydrostreptomycin 1 1 1 1 1 1 1 1 2 Kanamycin 1 1 1 1 1 2 1 2 2 1 Fladiomycin 1 1 1 1 1 1 Gentamycin 1 2 1 1 1 2 Spectinomycin 1 1 1 Aplamycin 1 Nhóm macrolid(e) Erythromycin 1 1 1 1 1 1 1 2 1 1 Oleandomycin 1 1 1 1 1 1 1 2 1 1 Kitasamycin 1 1 1 1 1 1 1 2 1 1 Mypolamycin 1 1 1 1 1 1 1 2 1 1 Spiramycin 1 1 1 1 1 1 1 2 1 1 Tylosin 1 1 1 1 1 1 1 2 1 1 Zusamycin 1 1 1 1 1 1 1 2 1 1 Tirmycosin 1 1 1 Chloramphenicol 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 1 1 1 1 Nhóm tetracyclin Tetracyclin 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 Oxytetracyclin 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 [...]... kháng sinh thông dụng đƣợc trình b y ở bảng sau 1 89 Bảng: Tƣơng tác của một số thuốc kháng sinh khi sử dụng phối hợp để điều trị bệnh cảm nhiễm 13 14 15 16 17 18 19 Levomycetin* Tetracyclin Các sulfamid(e) Nístatin Polymyxin Rifamycin 12 Ristomycin 11 Fusadin natri 10 Novobiocin 9 Gentamycin sulfat(e) 8 Kanamycin 7 Monomycin 6 Lincomycin x 2+ ± ± ± ± ± ± 3+ 3+ 5 Erythromycin x 2+ 2+ ± ± ± ± ± ± 3+... penicillin Oxacillin Ampicillin Cephalosporin Erythromycin Lincomycin Novobiocin Fusadin natri Ristomycin Rifamycin Nhóm streptomycin Monomycin Kanamycin Gentamycin sulfat(e) x 2+ 2+ + 15 x 3+ 2+ + 16 x 2+ 17 x 3+ 18 x 19 Polymyxin 3+ Nístatin 3+ Các sulfamid(e) 3+ Tetracyclin 3+ Levomycetin* 13 Ghi chú: 3+, tác dụng hợp đồng; 2+,tác dụng cộng; +, phối hợp không phát huy tác dụng; ±, đôi khi biểu hiện đối kháng;... Thuốc n y dùng chữa các bệnh nhiệt thán, ung khí thán, nhất là các bệnh viêm phổi, bệnh bạch lỵ, phó thƣơng hàn, tụ huyết trùng, bệnh cầu trùng ở gà và các động vật khác, có tác dụng cả đối với cả những bệnh mà mầm bệnh đã kháng penicillin và streptomycin Oxytetracyclin (teramycin, tetran) đƣợc sản xuất từ vi khuẩn dạng sợi Streptomyces grimosus, có tác dụng kháng khuẩn rộng tƣơng tự chlortetracyclin,... một ng y hai lần thì có hiệu quả điều trị Trên cơ sở những nguyên tắc nêu trên, trong thực tế t y bệnh trạng nặng nhẹ và thể bệnh mà quyết định khoảng cách dùng thuốc thích hợp Mặt khác, trong trƣờng hợp bệnh cảm nhiễm vi khuẩn ở động vật chăn nuôi tập đoàn và điều trị cá thể khó khăn thì bệnh dễ l y lan cả tập đoàn nhanh chóng Lúc n y nhiều động vật có thể cảm nhiễm hoặc đang ở giai đoạn ủ bệnh Do... tetracyclin: Nhóm n y gồm có ba chất thƣờng dùng là chlortetracyclin, tetracyclin, oxytetracyclin, có tính chất dƣợc lý giống nhau Chúng có tác dụng đối với nhiều loài mầm bệnh: vi khuẩn Gram dƣơng, vi khuẩn Gram âm, trực khuẩn lao, Rickettsia và Chlamydia, cũng nhƣ một số virut có kích thƣớc lớn, Ngoài tác dụng chữa bệnh nhóm kháng sinh n y trƣớc đ y còn đƣợc dùng bổ sung vào thức ăn để phòng bệnh. .. duy trì dài hay ngắn phụ thuộc vào loại thuốc Do đó phƣơng pháp n y thích hợp đối với trừ khử, dự 192 phòng hoặc trị liệu vào kỳ đầu của bệnh nhƣng khi bệnh đã tiến triển thì có nhiều trƣờng hợp không hiệu quả Nếu cho uống các thuốc khó hấp thu qua đƣờng ruột thì có thể có hiệu quả điều trị bệnh tiêu ch y nhƣng nếu mầm bệnh đã xâm nhập vào trong niêm mạc ruột hoặc trong trƣờng hợp các bệnh có ổ bệnh. .. dịch não - t y, màng phổi, phúc mạc Streptomycin thải trừ ra ngoài chậm hơn penicillin, chủ y u bài tiết qua thận, một phần nhỏ theo mật bài tiết ra ngoài Streptomycin cũng dễ g y hiện tƣợng vi trùng kháng thuốc, nên khi dùng phải phối hợp các loại kháng sinh khác Kháng sinh n y cũng g y nên hiện tƣợng dị ứng, làm tổn thƣơng d y thần kinh số VIII (phổ biến nhất ở ngƣời, g y điếc), dễ g y ngộ độc nặng... thuốc; x, phối hợp g y độc; *chloramphenicol là thuốc kháng sinh đã bị cấm dùng trong thú y và th y sản nhƣng vẫn dùng trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn ở ngƣời 191 5 Ứng dụng các đặc tính dược lý của chất kháng sinh Khi cần sử dụng thuốc kháng sinh có hai điểm cần lƣu ý là cần chọn những thuốc có tính chất dƣợc lý thích hợp dễ xâm nhập vào tổ chức ổ bệnh (bệnh sào) và với một liều lƣợng quy định cần đƣa... nhƣ kanamycin và streptomycin nếu tiêm tĩnh mạch sẽ g y hại thận vì v y cần phải tránh Mặc dù nồng độ trong máu tăng chậm so với tiêm tĩnh mạch nhƣng tiêm trong cơ và dƣới da duy trì nồng độ thuốc trong cơ thể kéo dài hơn Thời gian duy trì nồng độ phụ thuộc vào loại thuốc, penicillin G có thời gian duy trì trong máu ngắn trong khi các thuốc nhóm tetracyclin kéo dài Để kéo dài thời gian duy trì nồng... khả năng duy trì nồng độ điều trị trong cơ thể khác nhau Ở liều thấp penicillin kìm hãm vi khuẩn, liều cao làm dung giải vi khuẩn Tác dụng tốt đối với các vi khuẩn Gram dƣơng (liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, vi khuẩn uốn ván, đóng dấu lợn, nhiệt thán, ) Tuy nhiên chất kháng sinh n y có tác dụng y u đối với vi khuẩn tụ huyết trùng và không có tác dụng đối với vi khuẩn lao, s y thai truyền nhiễm (các Brucella), . aminosid: gồm streptomycin, kanamycin, gentamycin, neomycin, framycetin, paromycin. - Họ tetracyclin: gồm tetracyclin, oxytetracyclin, chlortetracyclin, domycyclin, dimethylchlortetracyclin, - Nhóm. Francisella, Malleomyces (Burkholderia)). Họ n y gồm erythromycin, oleandomycin, spiramycin, lincomycin, katazamycin, - Họ các synergistin gồm pristinamycin, verginiamycin, - Họ các polymyxin gồm các. Cephalosporin Erythromycin Lincomycin Novobiocin Fusadin natri Ristomycin Rifamycin Nhóm streptomycin Monomycin Kanamycin Gentamycin sulfat(e) Levomycetin* Tetracyclin Các sulfamid(e)