Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi các động vật không truyền thống part 2 ppsx

5 304 1
Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi các động vật không truyền thống part 2 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nuôi dưỡng dê vắt sữa: khi dê đẻ cần hộ lý cho dê. Giai đoạn khai thác sữa cần cho dê mẹ ăn thức ăn xanh, thô, non, thức ăn tinh, thức ăn hỗn hợp với lượng protein thô 15 - 17% ; đủ khoáng chất, vitamin. Cho ăn các thức ăn mà dê ưa thích và có tác dụng kích thích tiết sữa như lá mít, keo dậu… Dê cho lượng sữa từ 2 lít/con/ngày cần lượng thức ăn tinh 400g/lít sữa; ngày vắt sữa 2 lần. Thường xuyên có đủ nước sạch, dê cần lượng nước 3 - 5 lít/con/ngày; dê cần vận động 3 - 5 giờ/ngày. Chú ý: vệ sinh bầu vú trước và sau khi vắt sữa để tránh viêm vú. Lượng thức ăn cho dê tính theo lượng vật chất khô của khẩu phần hàng ngày bằng 3,5% khối lượng cơ thể. Dê hướng sữa cao hơn 4%, dê hướng thịt thấp hơn 3%. Trong thức ăn thô xanh chiếm khoảng 65%, thức ăn tinh 35%. Thí dụ: dê sữa nặng 30kg, năng suất sữa 1 lít/ngày. Nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì cần 6,4 MJ và 35g protein tiêu hoá; nhu cầu cho sản xuất 1 lít sữa cần 5 MJ và 45g protein tiêu hoá. Như vậy, nhu cầu là 11,4MJ và 80g protein tiêu hoá, Vật chất khô cần 1,2kg. Khẩu phẩn như Bảng 7.1, 7.2 (theo Đinh Văn Bình, 2004) Bảng 7.1. Một số khẩu phần nuôi dê (kg/con/ngày) Loại thức ăn Khẩu phần 1 Khẩu phần 2 Khẩu phần 3 Cỏ, lá xanh Lá mít, lá cây đậu Củ (sắn, khoai lang) Phụ phẩm (bã đậu, bã mía) Thức ăn tinh hỗn hợp 3 1 0,5 - (14-15% protein) 0,5 2,5 1,5 0.5 - 0,4 3 1 0,5 0,5 0,3 Bảng 7.2. Khẩu phần cho dê sữa phụ thuộc vào khối lượng cơ thể và sản lượng sữa mỗi ngày (kg/con/ngày) Thành phần thức ăn Cỏ, lá xanh Lá mít, cây đậu Thức ăn tinh hỗn hợp (14-15% protein) Dê 30kg cho 1 lít sữa/ngày Dê 40kg cho 1 lít sữa/ngày Dê 40kg cho 1.5 lít sữa/ngày Dê 50kg cho 1 lít sữa/ngày Dê 50kg cho 2 lít sữa/ngày. 3,0 3,5 4,0 4,0 4,0 1,0 1,5 2,0 2,0 2,0 0,35 - 0,40 0,40 - 0,50 0,60 - 0,70 0,50 - 0,60 0,90 - 1,00 7.2. Chăn nuôi cừu Cừu là đối tượng vật nuôi đang được quan tâm phát triển trong những năm gần đây ở nước ta. Ban đầu chỉ có ở một số tỉnh Nam Trung Bộ có các hộ chăn nuôi cừu với số lượng nhỏ từ 10 con - 50, 70 con. Nhờ vào chủ trương đa dạng hoá cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để xoá đói giảm nghèo và đặc biệt nhờ khí hậu khô, mưa ít của Nam Trung Bộ rất thích hợp với cừu, nên đàn cừu phát triển mạnh. Nói đến cừu thích nghi đến cừu Phan Rang, nhưng hiện nay cừu đã có ở trung du Bắc Bộ, Trung Trung Bộ và nhiều vùng khác trong nước. Nuôi cừu đã là nghề mang lại nhiều lợi, sản phẩm do cừu mang lại đều cần cho đời sống con người: thịt làm thực phẩm, da làm giầy và các vật dụng hữu ích khác, làm quần áo, chăn nệm, sữa cung cấp dinh dưỡng quý cho con người. Cừu không khó nuôi sản phẩm đang có thị trường tiêu thụ mạnh, nhiều vùng có khí hậu thích hợp cho sự phát triển của cừu. Cừu có nhiều đặc điểm sinh học và tập tính rất giống dê nhưng hiền lành, dễ nuôi, dễ điều khiển hơn dê. + Các đặc tính của cừu là: - Có tính bầy đàn cao. Cừu thích sống theo bầy đàn 5 - 10 con cũng như hàng trăm con thì cừu vẫn quây tụ chung sống bên nhau, trên bãi chăn đi theo sự dẫn dắt của cừu bầy đàn, về chuồng cũng bầy đàn, nếu nuôi tách một con khỏi đàn cừu sẽ kêu la và không chịu chấp nhận. - Thích sống nơi cao ráo. Cừu thích nơi cao ráo, khô, thoáng không ẩm thấp cừu có khả năng leo trèo giỏi không kém dê. Cừu không sợ nước như dê, đang di chuyển trên đường hay trên bãi chăn gặp mưa bất thần kéo đến cừu không hốt hoảng không chạy toán loạn như dê. - Cừu hiền lành, dễ điều khiển. Khi di chuyển cừu không biến động vội vã như dê. Ngoài bãi chăn cừu chậm dãi, thong dong, chăm chỉ gặm cỏ. Cừu chịu sự điều khiển của con người, vì vậy dù đàn lớn người chăn vẫn thấy thoải mái hơn chăn dê. + Các giống cừu. Trên thế giới có nhiều giống cừu khác nhau. Ở Mỹ có tới 35 giống cừu cao sản và được nuôi không chỉ ở Mỹ mà còn được nuôi ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam không có giống cừu kể cả cừu rừng. Giống cừu đang nuôi ở nhiều tỉnh Nam Trung Bộ cừu Phan Rang được xem là cừu nội, thực ra đó cũng là kết quả lai tạo từ lâu đời giữa các giống cừu châu Âu và châu Á. + Cừu Phan Rang được xem là giống cừu duy nhất ở nước ta nó được chọn lọc tự nhiên và nhân tạo từ các giống cừu từ Âu-Á du nhập vào nước ta từ hàng trăm năm trước đây. Cừu tập trung nhiều ở Phan Rang (Ninh Thuận), gần đây phát triển rộng ở các tỉnh Nam Trung Bộ (từ Khánh Hoà đến Bình Thuận), Ba Vì, Trung Bộ, Tây Nguyên. Màu lông cừu chủ yếu là vàng xám, một ít màu nâu hoặc các màu khác. Lông dài 11 - 12cm, mịn và không xoăn. Đầu, cổ ngắn, không có sừng, bụng to nhưng gọn (ảnh cừu Phan Rang) Khối lượng sơ sinh 2,2kg/con. Trưởng thành cừu đực cao 60cm, nặng 43 - 45kg, cừu cái nặng 39 - 40kg/con. Tuổi phối giống lần đầu 9 - 10 tháng, đẻ 1,5 lứa/năm, 1,25con/lứa. Hiện nay cừu chủ yếu nuôi lấy thịt. + Phương thức chăn nuôi cừu. Cừu cũng được chăn nuôi theo ba phương thức như ở dê: Nuôi chăn thả (quảng canh), nuôi nhốt (thâm canh) và nuôi nửa nhốt nửa thả (bán thâm canh). Tuỳ điều kiện mỗi vùng và mỗi hộ chăn nuôi mà lựa chọn phương thức nuôi cho thích hợp. Chuồng nuôi cừu cũng đòi hỏi cao ráo và thoáng mát, tránh gió và có sàn cao như ở dê. + Thức ăn, nước uống cho cừu: Thức ăn cho cừu rất đa dạng, dễ kiếm vì cừu ăn tạp. Hầu như các loại cỏ, lá, củ quả cả tươi và khô cừu đều ăn được. Lượng ăn mỗi ngày khoảng 15% khối lượng cơ thể cừu. Hiện nay người chăn nuôi chủ động trồng cỏ để nuôi cừu, ngoài cỏ, lá còn cho ăn thêm thức ăn tinh bổ sung khoáng và vitamin. Điều chú ý nhất là không nên cho cừu ăn cỏ lá ướt nước ăn phải cỏ ướt cừu dễ bị bệnh đường tiêu hoá. Kinh nghiệm cho thấy không cho cừu ra bãi chăn thả khi cỏ còn đẫm hơi sương, chỉ khi mặt trời lên cao, khoảng sau 8 giờ sáng trời không mưa mới cho cừu ra bãi chăn. Cỏ cắt về chuồng nên rửa sạch và để ráo hết nước mới cho cừu ăn. Cho uống đủ Nước và nước sạch. + Chăn nuôi cừu sinh sản. Cừu được thành thục về tính lúc 5 - 6 tháng (tuỳ theo giống, điều kiện nuôi dưỡng) với những biểu hiện rất dễ nhận biết như thường đi ăn quấn quýt bên cừu cái. Khi có cừu cái động dục thì cừu đực đến gần, cạnh tranh với các cừu khác. Tuổi sử dụng phối giống tốt nhất là 15 - 18 tháng. Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt mỗi tuần có thể cho phối giống từ 1 - 2 lần tối đa 1 lần/ngày. Tỷ lệ trong đàn 1 cừu đực tốt cho 40 - 50 cừu cái. Thời gian sử dụng một cừu đực giống có thể tới 4 năm tuổi. Cừu cái động dục chậm hơn cừu đực 1 - 2 tháng tức là 8 - 10 tháng tuổi khi động dục có biểu hiện biếng ăn hoặc bỏ ăn bồn chồn không yên, trên bãi chăn thường ngơ ngác, mắt lơ láo, kêu nhiều, nhảy chồm lên lưng các con khác, âm hộ sưng, đỏ. Thời gian kéo dài động dục ở cừu cái 1 - 1,5 ngày. Trong thời gian động dục phối giống 2 - 3 lần nên sử dụng cừu đực có tuổi cao hơn cái. Chu kỳ sinh dục 16 - 17 ngày. Buổi sáng nếu phát hiện cừu cái động dục thì không chăn thả, giữ tại chuồng và cho cừu đực đến phối giống. Khi trên bãi chăn cừu cái động dục thì cừu đực sẽ tự tìm đến nhau và phối giống. + Nuôi dưỡng cừu cái mang thai. Thời gian mang thai của cừu là 150 ngày, có thể đẻ sớm hơn 1 - 2 ngày. Nuôi cừu mang thai cần chú ý đến khẩu phần ăn và chăm sóc tốt hơn nhất là ở tháng cuối. Nên tránh xua đuổi mạnh tháng gần đẻ nên nuôi nhốt tại chuồng có sân chơi để cừu vận động. Gần ngày đẻ cừu có các triệu trứng bụng căng to có dấu hiệu sụt mông, đi lại chậm chạp khó khăn, bầu vú căng, vắt có sữa, âm hộ sưng to. Khi đó đưa cừu vào ô chuồng riêng lót sàn khô, sạch và chuẩn bị dụng cụ để đỡ đẻ cho cừu. Ngay sau khi đẻ cho cừu mẹ uống nước ấm có pha cám loãng và muối ăn, cho ăn cỏ lá tươi để chóng hồi phục và đủ sữa nuôi con. + Nuôi dưỡng cừu con. Cừu con sinh ra dùng khăn lau khô lông, cắt rốn cho vào ô riêng. Cừu mới sinh ra thường yếu sau vài giờ mới gượng dậy tìm vú mẹ được. Khi sinh ra được 2 - 3 giờ nên đưa cừu con vào bú sữa đầu. Tuần đầu cần chăm sóc chu đáo, cho nằm ấm và kiểm tra việc bú sữa của cừu con có được bình thường không. Từ tuần thứ 2 cừu đã đi đứng vững vàng. Tuần thứ 3 trở đi cừu con đã nhấm nháp lá, cỏ tươi, tập uống nước cám loãng. Từ 1,5 tháng tuổi cừu con có thể sử dụng được thức ăn xanh, cám với lượng nhiều hơn ngoài sữa mẹ. Cừu con 3 tháng tuổi nếu được tập ăn tốt có thể cai sữa và nuôi riêng. Chú ý: cai sữa phải tiến hành từ từ, tránh đột ngột và phải gắn với việc tập ăn. + Vỗ béo cừu thịt. Hai phương pháp sau đây được áp dụng để nuôi vỗ béo cừu thịt: - Nuôi thả: những vùng có sẵn đồng cỏ, bãi chăn tốt. Cừu được thả trên bãi chăn ăn cỏ lá, tối về chuồng cho ăn thêm lúa, ngô, thức ăn tinh hỗn hợp. Thời gian vỗ béo phải 5 - 6 tháng. Mức đầu tư thấp hơn nuôi nhốt. - Nuôi nhốt: cừu nuôi nhốt tại chuồng ngày cho ăn 2 - 3 bữa thức ăn cỏ, lá tốt và thức ăn tinh. Thức ăn, nước uống đầy đủ. Thời gian chỉ cần 3 - 4 tháng là xuất bán nhưng thời gian đầu tư nhiều hơn nuôi thả. 7.3. Chăn nuôi hươu Hươu sao (cervus nippon) là động vật nhai lại, sống hoang dã mới được quan tâm phát triển trong những năm gần đây hươu được nuôi dưỡng nhiều ở các Huyện Quỳnh Lưu, Ðô Lương (Nghệ An), Hương Sơn (Hà Tĩnh), các Vườn quốc gia Cúc Phương, Vườn thú Hà Nội. Tổng số lượng hươu nuôi ở Việt Nam lên đến hơn 7000 con. Nuôi hươu lấy nhung và thịt. + Ðặc điểm: hươu sao có đặc điểm cơ thể cân đối thanh gọn, cổ trường nối dài, đầu gọn, hai tai to. Hươu đực trưởng thành có sừng thường có bốn nhánh. Lông hươu màu vàng mịn có hai hàng lông đốm trắng hai bên sườn, dưới bụng lông trắng, dưới đuôi trắng, bốn chân thon, nhỏ, cao. Khối lượng hươu sơ sinh nặng 3,5 - 4,0 kg, trưởng thành 40 - 50 kg, hươu đực 60 -70 kg. Hươu cái động dục lúc 13 - 17 tháng tuổi, hươu đực thành thục về tính và phối giống được lúc 15 - 18 tháng tuổi. Thường hươu động dục theo mùa từ tháng 7 đến tháng10, chu kỳ sinh dục hươu cái 17 - 20 ngày, thời gian kéo dài động dục là 3 ngày. Thời gian mang thai của hươu là 220 - 225 ngày. Khi hươu cái động dục, hươu đực giao phối 2 - 3 lần/ngày và diễn ra trong vài ngày tiếp theo, động tác phối giống diễn ra nhanh chóng (khoảng 30 giây). Hươu đực, cái thích sống riêng rẽ, chỉ sống ghép đôi vào mùa động dục. + Thức ăn cho hươu: Hươu là loài động vật ăn cỏ, lá cây; các loại cỏ mật, cỏ tranh, lá khoai lang, lá lạc, là thức ăn thông thường của hươu, đặc biệt vỏ cây xoan, cây khế hoặc thân lá chuối, cây ngô cũng được hươu ưa thích. Hươu nuôi hiện nay có thể cho ăn thêm cám, bột ngô, lạc củ, gạo nấu cháo và sử dụng cả tảng liếm Ure + rỉ mật. Lượng cỏ lá hươu ăn mỗi ngày khoảng 15 - 20 kg, cho ăn chủ yếu vào sáng sớm và chiều tối. Hươu hoạt động về đêm mạnh hơn ban ngày. + Chuồng nuôi hươu: Chuồng hươu được làm thành từng ô riêng biệt (ô nuôi cá thể) nền chuồng không quá trơn, chuồng có sân chơi rộng và có cây bòng mát gần với thiên nhiên hoang dã, xung quanh chuồng nên có hàng rào cao đề phòng dê vượt rào sẽ khó đón về được. Một số cơ sở (Vườn quốc gia Cúc Phương, Vườn thú Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) nuôi hươu trong khu vườn rộng là rất phù hợp. + Sản phẩm của hươu: Hươu sao nuôi lấy nhung và thịt. Hươu đực có sừng, sừng non được gọi là nhung (lộc). Hươu đực 8 - 10 tháng tuổi xuất hiện hai lồi xương cao 2 - 2,5 cm có da lông phủ ngoài đó là đế sừng. Tháng 3 - 4 năm sau trên đế sừng mọc lên cặp sừng đầu tiên dài 15 - 20 cm, không phân nhánh. Sau một năm sừng này rụng và thay thế bằng một cặp sừng mới phân nhánh. Hươu sao đực thay sừng hàng năm, thường vào mùa xuân thì sừng rụng và mọc lên sừng mới (nhung mới), đó là một khối mềm mọng và có màu hồng mịn gọi là quả đào hay nhung non cao 4 - 6 cm, khi nhung cao 4 - 6 cm trở lên bắt đầu phân nhánh. Từ khi sừng nhú lên đến ngày thứ 45 - 50 thì sừng dài 20 - 25 cm và tiếp tục phình to ra và phân nhánh lần hai, quá trình đó gọi là sinh nhung. Ðến ngày thứ 50 - 55 thì phân nhánh lần hai có hình yên ngựa đó là thời điểm thu cắt nhung cho chất lượng cao nhất. Nếu để tiếp thì nhung sẽ rắn chắc lại hoá xương. Mỗi năm có thể cắt hai cặp nhung hươu, mỗi cặp 210- 290g, như vậy có thể đạt 450 - 600g nhung từ một hươu đực/năm. 7.4. Chăn nuôi thỏ Thỏ là gia súc nhỏ, hiền lành, ưa sạch sẽ dể nuôi nên thường được nuôi trong các gia đình không cần nhiều diện tích và đầu tư ít nhưng thu được sản phẩm dinh dưỡng cao. Hiện nay, một trong các giải pháp nâng cao dinh dưỡng cho gia đình chính là nuôi thỏ. Thịt thỏ có giá trị dinh dưỡng cao: Hàm lượng đạm 18,5%, mỡ 7,4%, khoáng 0,64%, lượng cholesterol thấp (1,36mg/100g VCK). Thịt thỏ ngon, bổ, có tác dụng điều dưỡng các bệnh tim mạch, béo phì…Ngoài nâng cao dinh dưỡng cho gia đình, nuôi thỏ có thể bán giống bán thịt tăng thu nhập cho gia đình. . 1 ,25 con/lứa. Hiện nay cừu chủ yếu nuôi lấy thịt. + Phương thức chăn nuôi cừu. Cừu cũng được chăn nuôi theo ba phương thức như ở d : Nuôi chăn thả (quảng canh), nuôi nhốt (thâm canh) và nuôi. cho 2 lít sữa/ngày. 3,0 3,5 4,0 4,0 4,0 1,0 1,5 2, 0 2, 0 2, 0 0,35 - 0,40 0,40 - 0,50 0,60 - 0,70 0,50 - 0,60 0,90 - 1,00 7 .2. Chăn nuôi cừu Cừu là đối tượng vật nuôi. gian kéo dài động dục là 3 ngày. Thời gian mang thai của hươu là 22 0 - 22 5 ngày. Khi hươu cái động dục, hươu đực giao phối 2 - 3 lần/ngày và diễn ra trong vài ngày tiếp theo, động tác phối

Ngày đăng: 25/07/2014, 21:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan